K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2017

- Chuyển bảng số liệu đã cho thành bảng số liệu tương đối (%):

Cơ cấu sản lượng thịt các loại (%)

Năm Tổng số Thịt trâu Thịt bò Thịt lợn Thịt gia cầm
1996 100,0 3,5 5,0 76,5 15,0
2000 100,0 2,6 5,1 76,5 15,8
2005 100,0 2,1 5,1 81,4 11,4

- Phân tích sự phát triển

   + Chăn nuôi đủ các loại: gia súc lớn (trâu, bò), gia súc nhỏ(lợn,…), gia cầm.

   + Sản lượng thịt không ngừng tăng (năm 2005 gấp đôi năm 1996), tăng nhanh nhất là thịt lợn và thịt bò, đặc biệt vào giai đoạn 2000 – 2005.

- Sự thay đổi cơ cấu trong sản lượng thịt

   + Năm 1996 và năm 2000, tỉ trọng của sản lượng thịt lợn trong cơ cấu không đổi (76,5%), nhưng đến năm 2005, tỉ trọng tăng lên 81,4%.

   + Thịt gia cầm tăng từ 1996(15,0%) đến năm 2000(15,8%), sau đó giảm vào năm 2005(11,4%).

   + Thịt trâu giảm dần từ năm 1996(3,4%) đến năm 2000(2,6%) và năm 2005(2,1%).

   + Thịt bò có tỉ trọng trong cơ cấu gần như không thay đổi (năm 1996: 5,0%, năm 2000: 5,1%, năm 2005: 5,1%).

31 tháng 3 2017

Tổng số thịt các loại tăng liên tục từ 1.412,3 nghìn tấn (1996) lên 2.812,2 nghìn tấn (2005)
-Thịt trâu giảm liên tục từ 49,3 nghìn tấn (1996) xuống còn 59,8 nghìn tấn (2005), tỉ trọng giảm từ 3,4 % (1996) xuống còn 2,1 % (2005)
-Thịt bò tăng liên tục từ 70,1 nghìn tấn (1996) lên 142,2 nghìn tấn (2005), tỉ trọng tăng từ 5,0 % (1996) lên 5,1 % (2005)
-Thịt lợn tăng liên tục từ 1.080 nghìn tấn (1996) lên 2.288,3 nghìn tấn (2005), tỉ trọng tăng từ 76,5 % (1996) lên 81,4 % (2005)
-Thịt gia cầm tăng liên tục từ 212,9 nghìn tấn (1996) lên 321,9 nghìn tấn (2005), tỉ trọng tăng từ 15,1 % (1996) lên 15,8 % (2000) sau đó giảm xuống còn 11,4 % (2005)
-Từ 1996 đến 2000, tốc độ tăng trưởng của sản lượng thịt gia cầm tăng nhanh nhất, đạt 137,5 %
-Từ 2000 đến 2005, tốc độ tăng trưởng của sản lượng thịt lợn tăng nhanh nhất, đạt 161,4 %
Ngành chăn nuôi phát triển liên tục 1996 đến 2005, thịt lợn chiếm tỉ trọng cao nhất do tập quán ăn uống của người Việt. Từ 2000 đến 2005 tỉ trọng thịt gia cầm giảm do tác động của dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh.

31 tháng 3 2017

-Tình hình phát triển:

+ Chăn nuôi đủ các loại: gia súc lớn (trâu, bò), gia súc nhỏ (lợn,...), gia cầm.

+ Sản lượng thịt các loại không ngừng tăng (năm 2005 gấp gần 2 lần năm 1996 và gấp 1,5 lần năm 2000), đặc biệt là giai đoạn 2000 - 2005.

+ Trong các loại thịt (giai đoạn 1996 - 2005), tăng nhanh nhất là thịt lợn (2,1 lần), sau đó là thịt bò (2,0 lần), thịt gia cầm (1,5 lần) và cuối cùng là thịt trâu (1,2 lần).

- Sự thay đổi trong cơ cấu sẵn lượng thịt:

Cơ cấu sản lượng thịt các loại, giai đoạn 1996 - 2000 (%)

Năm

Tổng số

Thịt trâu

Thịt bò

Thịt lợn

Thịt gia cầm

1996

100,0

3,5

5,0

76,5

15,0

2000

100,0

2,6

5,1

76,5

15,8

2005

loáo

2,1

5,1

81,4

11,4

+ Tỉ trọng sản lượng thịt trâu giảm, từ 3 5% (năm 1946) xuống còn 2,6% (năm 2000) và còn 2,1% (năm 2005).

+ Thịt bò có tỉ trọng khá ổn định trong cơ cấu (năm 1996: 5,0%, năm 2000: 5,1%, năm 2005: 5,1%).

+ Sản lượng thịt lợn có tỉ trọng không đổi ở các năm 1996, 2000 (76,5%), sau đó tăng lên 81,4% (năm 2005).

+ Tỉ trọng thịt gia cầm tăng từ 15,0% (năm 1996) lên 15,8% (năm 2000), sau đó giảm xuống còn 11,4% (năm 2005).

16 tháng 3 2017

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta, năm 1996 và năm 2005

(Đơn vị: %)

- Tính bán kính đường tròn   ( r 1996 ,   r 2005 ) :

+  r 1996 = 1 , 0 đvbk

+  r 2005 = 2812 , 2 1412 , 3 = 1 , 4 đvbk

Biểu đồ cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta,năm 1996 và năm 2005

* Về quy mô

Trong giai đoạn 1996 - 2005:

- Tổng sản lượng thịt và sản lượng thịt các loại đều tăng:

+ Tổng sản lượng thịt tăng 1399,9 nghìn tấn, tăng gấp 2,0 lần.

+ Sản lượng thịt trâu tăng 10,5 nghìn tấn, tăng gấp 1,2 lần.

+ Sản lượng thịt bò tăng 72,1 nghìn tấn, tăng gấp 2,02 lần.

+ Sản lượng thịt lợn tăng 1208,3 nghìn tấn, tăng gấp 2,1 lần.

+ Sản lượng thịt gia cầm tăng 109 nghìn tấn, tăng gấp 1,5 lần.

- Sản lượng thịt lợn có tốc độ tăng cao nhất, tiếp đến là thịt bò và cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng thịt các loại.

- Sản lượng thịt gia cầm có tốc độ tăng đứng thứ ba trong các loại thịt và thấp nhất là thịt trâu. Cả hai loại thịt này đều có tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng tổng sản lượng thịt các loại.

* Về cơ cấu

Trong cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta, thịt lợn chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là thịt gia cầm, sau đó là thịt bò và thịt trâu (dẫn chứng).

- Từ năm 1996 đến năm 2005, cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta có sự thay đối khá rõ rệt:

+ Tỉ trọng sản lượng thịt trâu giảm 1,4%.

+ Tỉ trọng sản lượng thịt bò tăng 0,1%.

+ Tỉ trọng sản lượng thịt lợn tăng 4,9%.

+ Tỉ trọng sản lượng thịt gia cầm giảm 3,6%.

28 tháng 12 2018

- Sản lượng cà phê tàng từ năm 1980, có liên quan đến sự hình thành các vùng chuyên canh cà phê ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

- Sản lượng cà phê tăng mạnh từ khoảng năm 1995 trở lại đây, do sự mở rộng mạnh mẽ diện tích cà phê và yếu tố thị trường (nhu cầu và sự mở rộng thị trường trong và ngoài nước).

16 tháng 3 2018

Đáp án C

27 tháng 8 2017

- Từ năm 1990 đến 2005, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt theo các nhóm cây trồng tăng một cách ổn định.

   + Cây công nghiệp có tốc độ tăng nhanh nhất. Trong vòng 15 năm đã tăng 382,3%, tăng nhanh nhất ở giai đoạn 1995-2000 (tăng 144%). Tiếp theo là rau đậu. Hai cây này có tốc độ tăng trưởng caọ hơn mức chung…

   + Cây lương thực, cây ăn quả, cây khác có tốc độ tăng thấp hơn mức chung.

   + Xu hướng giảm tỉ trọng của các nhóm cây trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt.

- Giữa tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu có mối quan hệ rất chặt chẽ. Cây công nghiệp và rau đậu có tốc độ tấng trưởng cao hơn mức tăng chung, nên tỉ trọng có xu hướng tăng. Còn cây ăn quả, cây lương thực, các cây khác có tốc độ tăng thấp hơn mức chung, nên tỉ trọng sẽ có xu hướng giảm.

- Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt chứng tỏ:

   + Trong sản xuất lương thực, thực phẩm đã có xu hướng đa dạng hoá, các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất.

   + Các thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là đất đai và khí hậu được phát huy ngày càng có hiệu quả.

   + Sản xuất cây công nghiệp tăng nhanh nhất, gắn liền với việc mở rộng diện tích các vùng chuyên canh cây công nghiệp, nhất là các cây công nghiệp nhiệt đới.

2 tháng 4 2018

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010

          (Đơn vị: %)

- Tính bán kính đường tròn r 2000 , r 2010 :

+ Cho r 2000 = 1 , 0  đvbk

+ r 2010 = 2963499 , 7 336100 , 3 = 2 , 97  đvbk

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010

b) Nhận xét và giải thích

Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta có sự thay đổi theo hướng:

- Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm, từ 15,8% (năm 2000) xuống còn 8,5% (năm 2010), giảm 7,3%, do chính sách của Nhà nước giảm khai thác tài nguyên, đưa các thành phẩm khai thác vào sản xuất để có sản phẩm tinh.

- Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng, từ 78,7% (năm 2000) lên 86,5% (năm 2010), tăng 7,8%, vì có nhiều ngành, lại có nhiều sản phẩm tinh nên có hiệu quả kinh tế cao hơn, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Tỉ trọng công nghiệp sn xuất và phân phối điện, khí đốt, nước giảm, từ 5,5% (năm 2000) xuống còn 5,0% (năm 2010), giảm 0,5%, vì có ít ngành và chưa khai thác hết những thế mạnh vốn có

15 tháng 11 2019

   Nhận xét:

   – Do sự khác nhau về nguồn lực nên cơ cấu giá trị sản xuất CN không đều giữa các vùng:

      + Vùng có tỉ trọng lớn nhất là: Đông Nam Bộ (55,6%- 2005)

      + Vùng có tỉ trọng nhỏ nhất là: Tây Nguyên (0,7% – 2005)

   – Có sự thay đổi tỉ trọng giữa năm 1996 và 2005 đối với từng vùng:

      + Các vùng có tỉ trọng tăng là: Đông Nam Bộ tăng 6%, Đồng bằng sông Hồng tăng 2%

      + Các vùng còn lại đều giảm tỉ trọng trong đó giảm mạnh là ĐBSCL từ 11,8% còn 8,8%

4 tháng 8 2019

    - Từ 2000 - 2005, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm nhanh; công nghiệp và xây dụng tăng nhanh, dịch vụ tăng.

    - Sự thay đổi cơ cấu này phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.

12 tháng 10 2019

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

+ Tính cơ cấu:

Cơ cấu diện tích gieo trồng lúa nước ta phân theo vùng

(Đơn vị: %)

+ Tính bán kính đường tròn  ( r | 966 ,   r 2 ( ) i   | ) :

r 1996 = 1 , 0 r 2011 = 7655 7044 = 1 , 05

-Vẽ:

Biểu đồ thế hiện quy mô, cơ cấu diện tích gieo trồng lúa nước ta năm 1996 và năm 2011

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- So với năm 1996, diện tích gieo trồng lúa năm 2011 tăng 651 nghìn ha (tăng gấp 1,09 lần).

- Từ năm 1996 đến năm 2011, cơ cấu diện tích gieo trồng lúa phân theo vùng của nước ta có sự thay đổi:

+ Tỉ trọng diện tích lúa vùng Đồng bằng sông Hồng giảm 1,8% .

+ Tỉ trọng diện tích lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng 4,3%.

+ Tỉ trọng diện tích lúa các vùng khác giảm 2,5%.

* Giải thích

- Diện lích gieo trồng lúa tăng do nước ta thực hiện tăng vụ, thâm canh, mở rộng diện tích đất trồng lúa.

- Cơ cấu thay đổi do:

+ Tiềm năng đất đai, khí hậu,... khác nhau giữa các vùng.

+ Các nhân tố khác (thay đổi cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu nông nghiệp,...).