K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2020

Đã bao giờ bạn ngồi đọc sách về lịch sử Việt Nam chưa? Đã bao giờ bạn nghĩ về các vị vua thời xưa chưa? Từ xưa đến nay, trải qua bao nhiêu năm lịch sử, trải qua bao đời vua chúa có anh minh, có tàn bạo, ta không thể không nhắc tới hai nhà quân sự tài ba, người lãnh đạo anh minh: vua Lí Thái Tổ (Lý Công Uẩn) và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Tại sao họ lại được lưu truyền như vậy? Phải chăng vì họ là những người xuất chúng, tài ba lỗi lạc hay vì một lí do nào khác? Nhân dân ngàn đời lưu truyền tên tuổi của họ, hẳn họ phải có một cái gì đó mạnh, xuất thần nên mới thu phục lòng dân như vậy. Lý Công uẩn được nhân dân ta biết đến qua Chiêu dời đô và Trần Quốc Tuấn được biết đến qua Hịch tướng sĩ. Hai tác phẩm một chiếu, một hịch, phải chăng có sức mạnh gì ghê gớm đến như vậy?
 
Chiếu dời dô là một bài chiếu do Lý Công Uẩn biên soạn để thể hiện một tư tưởng muốn dời kinh đô. Tại sao ông phải đưa ra nhiều lập luận, lí lẽ như vậy? Sau những lập luận, lí lẽ ấy, ẩn sau cái dáng vẻ nghiêm nghị ấy, là một tấm lòng luôn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của muôn dân. Một ông vua tốt như vậy được nhân dân ca tụng quả không sai. Bình thường, việc gì nhà vua phải lo đến việc dời đô? Nếu như suy nghĩ của một số ông vua khác thì cho rằng dời đô là một việc tốn kém, rắc rối. Họ cho rằng sống đâu cũng vậy, miễn là trị dân tốt. Đúng, có thể là như thế. Nhưng nếu đặt kinh đố ở một nơi trung tâm trời đất, há chẳng phải mỗi khi các nước ngoài dòm ngó, khi nhìn thấy kinh đô vững chãi, binh lực sẵn sàng thì sẽ thấy sợ hãi mà không dám xâm lược sao? Việc dời đô quả là khó khăn nhưng để đem lại lợi ích cho dân muôn đời, Lý Công Uẩn đã không quản ngại và ông đã soạn ra Chiếu dời dô. Nhưng đâu phải nhà vua ra chiếu là bắt người dân phải dời đô theo ý chỉ. Ông còn hỏi han, nghe ngóng tình hình của các quan trong triều. Làm những việc này, trong thâm tâm Lý Công uẩn chỉ có một ý nghĩ là làm sao để lại cuộc sống no đủ cho nhân dân. Tại sao Lý Công Uẩn không ra chiếu rồi bắt người dân phải dời đô? Vì ông muốn những dự định ông đưa ra sẽ được nhân dân ủng hộ. Chỉ có như vậy thì việc cai quản dân mới gặp nhiều thuận lợi. Để dời đô, không phải là do bột phát tự tìm ra, tự nghĩ ra một nơi, mà do thăm dò, quan sát, suy nghĩ, Lý Công uẩn mới đưa ra được một quyết định đúng đắn. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hoà giữa lí và tình. Không những là một ông vua anh minh, hết lòng quan tâm đến dân, Lý Công Uẩn còn là người thấu tình đạt lí, yêu dân như con, không tự ra quyết định sai lầm mà còn hỏi han ý kiến của quan, dân.
 
Nếu cho rằng Chiếu dời đô là một bài nghị luận có sức thuyết phục mạnh mẽ thì Hịch tướng sĩ cũng là một văn bản có lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn giàu cảm xúc, có sức thuyết phục cao. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một nhà quân sự tài ba, một vị anh hùng lỗi lạc. Ông viết bài hịch này dựa vào lời của cuốn Binh thư yếu lược, để thể hiện lòng căm thù giặc đến tột cùng, khơi dậy trong nhân dân ta sự đồng lòng, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc đến giọt máu cuối cùng. Trần Quốc Tuấn viết ra bài hịch, khơi dậy tinh thần yêu nước để nhân dân đứng dậy đấu tranh há chẳng phải là vì dân sao? Vì muốn đất nước được độc lập, nhân dân được no ấm sao? Một tướng lĩnh của nước Đại Việt không thể là một kẻ vì lợi ích riêng mà đẩy nhân dân tới chỗ chết. Trần Quốc Tuấn yêu dân, thương dân nên phải kiên quyết, mạnh mẽ, không chịu lùi bước. Dẫn chứng mà Trần Quốc Tuấn đưa ra trong bài hịch rất phong phú và được sắp xếp theo trình tự thời gian, rất thuyết phục, lí lẽ đưa ra sắc bén, sâu sắc. Quan tâm, lo cho dân không phải đơn giản chỉ là khuyên nhủ nhẹ nhàng mà là kiên quyết khích lệ lòng căm thù bằng việc kể ra tội của giặc, chúng đã sỉ nhục nước ta về tinh thần, vơ vét vật chất của nhân dân ta. Nếu cứ để cho bọn giặc dê chó đó đi nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều sỉ nhục triều đình và sau đó chiếm đoạt đất nước thì chẳng phải nhân dân ta cam chịu làm nô lệ, kiếp trâu ngựa cho bọn chúng sao? Không chỉ có thế, Trần Quốc Tuấn ngoài phê phán còn không quên động viên binh sĩ tập luyện đánh giặc. Tác hại gì sẽ xảy ra khi nhân dân ta với thái độ nhìn chủ nhục mà không lo, thấy nước nhục mà không thẹn, đem nhạc thái thường đãi ngụy sứ mà không biết căm, hay vui thú vườn ruộng, hay quyến luyến vợ con, lo làm giàu, ham săn bắn,... Nếu chỉ vì yêu thương dân mà nhu nhược, để cho những sự việc trên cứ tiếp tục xảy ra thì đất nước rồi sẽ đi về đâu? Không, sống chết cũng phải chiến đấu, không thể để một lũ giặc đè đầu cưỡi cổ được. Trần Quốc Tuấn từ khuyên bảo, đã nêu ra những kỉ cương nghiêm khắc. Ông nêu ra dẫn chứng cực kì thuyết phục làm người nghe, người đọc thấu hiểu được tấm lòng. Ông làm những điều này không vi ai khác, đó là vì nhân dân. Ông cũng luôn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của nhân dân.
 
Hai triều đại, hai con người, hai trái tim lúc nào cũng hướng về một tương lai tươi sáng, tốt đẹp của nhân dân. Trong thâm tâm họ lúc nào cũng có một suy nghĩ: làm thế nào để dân giàu, nước mạnh, nhân dân đỡ đói khổ. Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn tuy không cùng sống trong một triều đại, cách làm cho dân giàu, nước mạnh của họ cũng khác nhau, nhưng trái tim luôn luôn rực sáng. Một người là lãnh đạo anh minh, một người là nhà quân sự tài ba, việc chăm lo hạnh phúc lâu bền cho muôn dân được họ đặt lên hàng đầu.
 
Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ đã trở thành những bản anh hùng ca muôn thuở về lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam, thể hiện chân dung thời đại, đồng thời cũng là hình ảnh của dân tộc Việt Nam trong những ngày đầu xây dựng đất nước. Nhưng trên hết, hai tác phẩm đó đã thể hiện được tấm lòng cao cả, thương dân như con của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn - họ luôn quan tâm đến hạnh phức lâu bền của muôn dân.
 
Bằng sự kết hợp hài hoà giữa lí và tình, Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn đã có sức thuyết phục mạnh mẽ qua những dẫn chứng cụ thể được đưa ra (nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô) nhằm khẳng định đã có nhiều cuộc dời đô trong lịch sử. Theo ông, sự chuyển dời đó là điều rất nên làm vì nó sẽ là động lực mạnh mẽ giúp đất nước ngày một phồn vinh, nhân dân yên ấm. Vậy mà, hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ nhà Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, vận số ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Lo lắng cho cuộc sống của nhân dân, Lý Công Uẩn đưa ra một giải pháp thuyết phục, nên làm: đó là “dời đô”. Bằng nhãn quan của một vị vua có tầm vóc vĩ đại, lớn lao, Lý Công Uẩn đã quyết định chọn Đại La làm kinh đô. Đại La là vùng đất có đủ những nhân tố thiết yếu để trở thành “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”, “ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đất cao mà thoáng, dân cư không phải chịu cảnh ngập lụt”,... Có thương dân, lo cho dân thì Lý Công Uẩn mới phải ngày đêm “lao tâm khổ tứ”, suy nghĩ tìm ra vừng đất thay thê cho kinh đô Hoa Lư không còn thích hợp. Hoa Lư đă không còn thích hợp cho việc mưu toan nghiệp lớn, chăm lo cho cuộc sống yên ổn, lâu bền của nhân dân. Chiếu dời dô đã không đơn thuần chỉ là lời tuyên bố của một vị vua về vấn đề trọng đại của một dân tộc mà đã trở thành bài ca thể hiện lòng yêu dân của một vị vua anh minh. Những yếu tố mà Lý Công Uẩn đưa ra để quyết định việc chọn Đại La làm kinh đô đã thê hiện tầm nhìn xa trông rộng. Đại La có hướng “nhìn sông dựa núi”. Một vùng đất mà ở nơi đó, chính trị, quốc phòng, đều sẽ được bảo đảm. Và tất nhiên, dân cư sẽ có thể thuận lợi làm ăn, buôn bán, an cư lạc nghiệp ở vùng “đất cao mà thoáng, thế rồng cưộn hổ ngồi”. Lý Công Uẩn lo cho dân cả về đời sống vật chất và tinh thần, chăm lo cho hạnh phúc vững bền của muôn dân trăm họ. Ông lo cho dân vẫn phải chịu cảnh ngập lụt nếu kinh đô vẫn tiếp tục ở Hoa Lư. Có thương dân như con, luôn tận tụy vì cuộc sống của dân thì Lý Công Uẩn mới lo cho dân như vậy. Tóm lại, bằng Chiếu dời đô Lý Công Uẩn đã thể hiện một lòng thương yêu dân sâu sắc. Và việc dời đô lớn lao ấy đã trở thành một trong những công việc đầu tiên đặt nền móng cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước, mở ra một trang sử mới của dân tộc.
 
Đến Hịch tướng sĩ, lòng thương dân đã trở thành lòng yêu thương binh sĩ. Hịch tướng sĩ không chỉ là một tác phẩm thể hiện “hào khí Đông A”, mà còn tiêu biểu như một minh chứng của thời gian về tấm lòng của một vị chủ tướng. Thấy giặc Mông - Nguyên tràn sang lăm le cướp nước, lo cho dân, Trần Quốc Tuấn đã “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Hịch tướng sĩ không chỉ đơn thuần khích lệ binh sĩ đánh giặc, mà còn thể hiện lòng thương yêu dân sâu sắc, sự chăm lo cho cuộc sống hạnh phúc vững bền của muôn dân. Vì chăm lo cho cuộc sống vật chất, cuộc sống tinh thần của anh em binh sĩ, ông đã vẽ ra hai viễn cảnh: một là sự khổ trăm bề khi nước mất nhà tan, hai là khúc khải hoàn chiến thắng với cuộc sông đầy đủ, vui vẻ, ấm no. Đất nước mà mất thì bổng lộc chẳng còn, vợ con khốn khổ, phần mộ cha mẹ bị quật lên, gia thanh phải mang tiếng bại trận. Trần Quốc Tuấn đâu chỉ lo về đời sống vật chất, tinh thần mà ông còn lo cho cả danh dự của anh em binh sĩ. Phải yêu thương, chăm lo cho binh sĩ thì Trần Quốc Tuấn mới có cái nhìn sâu sắc đến thế. Trần Quốc Tuấn đã vạch rõ cho binh sĩ thấy về: nhục và vinh, thắng và bại, mất và còn, sống và chết, ông không chỉ lo cho anh em binh sĩ mà ông còn lo cho gia đình, tổ tiên, vợ con họ. Chừng đó thôi, cũng đủ để thấy tấm lòng của vị chủ tướng rồi. Ông còn vẽ ra một viễn cảnh huy hoàng của ngày chiến thắng với “bổng lộc đời đời hưởng thụ, vợ con được bách niên giai lão, tổ tông được thờ cúng quanh năm, trăm năm sau tiếng vẫn lưu truyền, tên họ cùng sử sách lưu thơm”. Tấm lòng của vị chủ tướng được thể hiện ở ngay trong cuộc sống hằng ngày: không có mặc thì cho áo, không có ăn thì cho cơm; quan nhỏ thăng chức, lương ít cấp bổng; đi thuỷ cho thuyền, đi bộ cho ngựa cho đến lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết; lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Những hành động tưởng chừng như rất nhỏ nhặt, nhưng chính là những bằng chứng rõ ràng nhất về tấm lòng của vị chủ tướng với binh sĩ. Hịch tướng sĩ là một tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước cao đẹp nhất của thời đại chống Mông - Nguyên, đồng thời cũng là minh chứng cho lòng yêu thương binh sĩ của vị Tiết chế tài ba.
 
Tuy Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ được viết bởi hai trường hợp khác nhau, từ hai thời đại khác nhau nhưng đều có điểm tương đồng: đó chính là sự quan tâm đến hạnh phúc của muôn dân và đó cũng chính là nhân tố quan trọng nhất để hai tác phẩm dó sống mãi cùng thời gian. Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ là một kho báu quý giá, chân thực nhất về tấm lòng cao cả, lớn lao của những nhà lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn với dân, với nước.

K MK NHA

26 tháng 4 2020

K CHO MK IK

Chưa hiểu cái đề cho lắm :")

9 tháng 4 2022

:v chưa hiểu thì cố đọc mà hiểu đừng dốt văn qué.-.

5 tháng 7 2021

Trải qua bao nhiêu thời đại có lẽ Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn là vị vua anh minh sáng suốt . Lý Công Uẩn được triều đình tôn lên làm vua ông đãbày tỏ ý định dời đô từ Hoa lư Ninh Bình ra thành Đại La . Đó là quyết định của 1 con người có đầu óc ưu tú nhất thời đại . Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nó nói đúng ý nguyện của nhân dân có sự kết hợp hài hoà giữa lý và tình . Trong bài chiếu nhà vua giải thích lý do tại sao phải dời đô . Với 1 lý lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo cùng với những dẫn chứng đầy sức thuyết phục nhà vua đã khẳng định việc dời đô không phải  là hoạt động mà là ý chí của dân mà nó thể hiện xu thế tất yếu của lịch sử . Dời đô ra thăng long là 1 bước ngoặc lớn , đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc đại việt . Có thể nói với chí tuệ anh minh và lòng nhân hậu tuyệt vời của Lý Công Uản đã lý giải ý định dời đô của mình 1 cách đầy thuyết phục . Thực tế đã chứng minh rằng việc dời đô của Lý Công Uẩn là đúng đắn thành Thăng Long ngày nay đã tồn tại và đã kỉ niệm 1000 năm tuổi hơn 10 năm nay  . Trần quốc Tuấn là người bẻ gãy ý đồ xâm lược hung hăng của quân nguyên mông . Trước nạn ngoại xâm đe doạ đất nước đang ở trong tình thế lâm nguy . Trần Quóc Tuấn không chỉ lo lắng đến độ quân ăn quên ngủ xót xa đứt tình đứt ruột không chỉ căm thù giặc mà ông còn nguyện hy sinh thân mình cho sự ngiệp dánh đuổi giặc ngoại sâm dành độc lập cho dân tộc . Ông luôn qua tâm chia sẻ xem binh lính như người anh em . Những lời giáo huấn của ông thạt có ý nghĩa nó đã làm thức tỉnh bao nhiêu binh lính lầm đường lạc lối trở về với con đường đúng đắn và hơn hết ông đã chỉ ra việc cần làm đó là đề cao cảnh giác chăm chỉ học theo binh thư yếu lược  để rèn luyện và chiến đấu với quân thù . Họ là những người lãnh đạo anh minh , có lòng yêu nước thiết tha , lòng căm thù sâu sắc . Họ sống có lí tưởng cao đẹp và hoạt động thực tế để thực hiện lí tửng sống của mình . Những người lãnh đạo anh minh đề có tầm nhìn xa trông rộng . Họ khát khao 1 đất nước độc lập thống nhất . Họ là linh hồn của đất nước , của cuộc triến tranh chống giặc ngoại xâm . Họ là những người cầm lái vững vàng đưa con thuyền dân tộc đến bờ hạnh phúc tương lai . qua 2 văn bản trên e thấy Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn là vị vua anh minh , công bằng có lòng yêu đất nước . Là học sinh chúng ta cần học tập giỏi để đất nước mãi bền vững

1 tháng 1 2018

Mở bài:

    + Khẳng định vai trò lãnh đạo anh minh quyết định tới sự hưng thịnh của quốc gia, từ đó dẫn ra công lao của Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn trong vai trò là người lãnh đạo anh minh.

    + Nhấn mạnh vào hai văn bản " Chiếu dời đô" Lý Công Uẩn và "Hịch tướng sĩ" để thấy rõ tầm quan trọng của người lãnh đạo.

  Thân bài:

    Văn bản: :"Chiếu dời đô" với Lý Công Uẩn

    - Viết theo thể chiếu ( chiếu chuyên dùng để ban bố mệnh lệnh của vua đến nhân dân) nhưng tác giả gửi gắm trong đó tình cảm, và sự lắng nghe ý nghe của quần thần.

    + Một bài chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh sẽ được đón nhận một cách trang trọng, và là mệnh lệnh bắt buộc mà dân chúng phải tuân theo.

    + Nhưng tác giả Lý Công Uẩn khéo léo trong việc sử dụng bài chiếu là lời tâm sự, bàn bạc với quần thần những suy nghĩ về vận nước khiến cho người nghe không có cảm giác sợ hãi.

    + Sự thấu tình đạt lý, phù hợp với ý nguyện nhân dân, ngôn từ lắng đọng, có sức cô đúc, có sức thuyết phục lâu bền.

    - Sự lãnh đạo anh minh thể hiện ở:

    + Tầm nhìn chiến lược trong việc lựa chọn thành Đại La làm kinh đô phát triển đất nước. ( Đại La là nơi trung tâm của trời đất, nơi có muôn vật phong phú tốt tươi, mưa thuận gió hòa, địa thế bằng phẳng…)

    + Biết chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của dân chúng chứ không chạy theo cái lợi trước mắt, vì thế Lý Công Uẩn suy xét kĩ lưỡng trước những hành động của mình.

    + Ông chọn Đại La làm kinh đô mới vì dân chúng, để phát triển đất nước chứ không cam để kinh đô khuất sâu trong núi rừng, chỉ phù hợp với khi cần phòng thủ như thời Đinh, Lê.

    + Lý Công Uẩn dù là vua trong triều đình phong kiến nhưng ông có tư tưởng "dân chủ", để nhân dân được nói lên nguyện vọng của mình.

    - Lịch sử chứng minh sự anh minh của Lý Công Uẩn khi thành Thăng Long- Hà Nội sau 1000 năm vẫn trong tư thế "con rồng bay lên", ngày càng phát triển và trở thành niềm tự hào của dân tộc.

    Văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

    - Trần Quốc Tuấn có cách suy nghĩ của một vị minh tướng lỗi lạc, một chủ tướng hết lòng vì đất nước: vừa khoan dung vừa nghiêm khắc.

    - Vai trò người lãnh đạo anh minh thể hiện ở việc

    + Nhìn thấy rõ tình thế của nước nhà lúc bấy giờ: dân tộc đang phải đương đầu với giặc Nguyên- Mông mạnh nhất lúc bấy giờ, với số thuộc địa trải dài từ châu Á đến tận Châu Âu.

    + Sự anh minh khi dẫn ra những tấm gương trung thần, nghĩa sĩ để khơi gợi lòng trung quân ái quốc của quân sĩ.

    + Ông hiểu rõ sức mạnh của tinh thần đoàn kết, nên ông khích lệ tinh thần tướng sĩ, quân lính đồng lòng tiêu diệt kẻ thù ngoại xâm.

    + Hịch tướng sĩ ra đời tác động mạnh mẽ tới nhuệ khí của quân sĩ bởi ông biết phân tích phải trái, đúng sai dưới góc nhìn của người yêu nước, căm thù giặc ( trích dẫn những lời nói gan ruột của Trần Quốc Tuấn trong bài hịch).

    + Qua hịch tướng sĩ ta thấy được sự anh minh của Trần Quốc Tuấn khi không sử dụng uy quyền mà lấy việc thu phục làm kế sách, nghĩa là phát huy tối đa tinh thần tự nguyện cầm vũ khí tiêu diệt kẻ thù, từ bỏ lối sống hưởng lạc thái bình, sẵn sàng giết giặc lập công.

    Lịch sử đã chứng minh sự sáng suốt đó khi Trần Quốc Tuấn dẹp tan giặc Mông - Nguyên, mang lại sự tự do cho dân tộc.

  Kết bài: Cả hai tác phẩm đều là những áng văn bất hủ của dân tộc, ngợi ca tài lãnh đạo anh minh sáng suốt của những người đứng đầu đất nước.

5 tháng 7 2021

Trải qua bao nhiêu thời đại có lẽ Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn là vị vua anh minh sáng suốt . Lý Công Uẩn được triều đình tôn lên làm vua ông đãbày tỏ ý định dời đô từ Hoa lư Ninh Bình ra thành Đại La . Đó là quyết định của 1 con người có đầu óc ưu tú nhất thời đại . Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nó nói đúng ý nguyện của nhân dân có sự kết hợp hài hoà giữa lý và tình . Trong bài chiếu nhà vua giải thích lý do tại sao phải dời đô . Với 1 lý lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo cùng với những dẫn chứng đầy sức thuyết phục nhà vua đã khẳng định việc dời đô không phải  là hoạt động mà là ý chí của dân mà nó thể hiện xu thế tất yếu của lịch sử . Dời đô ra thăng long là 1 bước ngoặc lớn , đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc đại việt . Có thể nói với chí tuệ anh minh và lòng nhân hậu tuyệt vời của Lý Công Uản đã lý giải ý định dời đô của mình 1 cách đầy thuyết phục . Thực tế đã chứng minh rằng việc dời đô của Lý Công Uẩn là đúng đắn thành Thăng Long ngày nay đã tồn tại và đã kỉ niệm 1000 năm tuổi hơn 10 năm nay  . Trần quốc Tuấn là người bẻ gãy ý đồ xâm lược hung hăng của quân nguyên mông . Trước nạn ngoại xâm đe doạ đất nước đang ở trong tình thế lâm nguy . Trần Quóc Tuấn không chỉ lo lắng đến độ quân ăn quên ngủ xót xa đứt tình đứt ruột không chỉ căm thù giặc mà ông còn nguyện hy sinh thân mình cho sự ngiệp dánh đuổi giặc ngoại sâm dành độc lập cho dân tộc . Ông luôn qua tâm chia sẻ xem binh lính như người anh em . Những lời giáo huấn của ông thạt có ý nghĩa nó đã làm thức tỉnh bao nhiêu binh lính lầm đường lạc lối trở về với con đường đúng đắn và hơn hết ông đã chỉ ra việc cần làm đó là đề cao cảnh giác chăm chỉ học theo binh thư yếu lược  để rèn luyện và chiến đấu với quân thù . Họ là những người lãnh đạo anh minh , có lòng yêu nước thiết tha , lòng căm thù sâu sắc . Họ sống có lí tưởng cao đẹp và hoạt động thực tế để thực hiện lí tửng sống của mình . Những người lãnh đạo anh minh đề có tầm nhìn xa trông rộng . Họ khát khao 1 đất nước độc lập thống nhất . Họ là linh hồn của đất nước , của cuộc triến tranh chống giặc ngoại xâm . Họ là những người cầm lái vững vàng đưa con thuyền dân tộc đến bờ hạnh phúc tương lai . qua 2 văn bản trên e thấy Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn là vị vua anh minh , công bằng có lòng yêu đất nước .

4 tháng 4 2021

tham khảo

đề 1

Bài mẫu

       Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...

        Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.

       Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.

       Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!

       Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.

       Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…

       Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.

       Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.

       Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.

       Có thể nói, tấm lòng yêu nước của các tác giả được thể hiện qua hai văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Thái Tổ, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn” rất đa dạng, nhiều vẻ khác nhau song đều tựu chung ở mong muốn đất nước an bình, phát triển trù phú. Tấm lòng đó chẳng những được thể hiện một cách cảm động qua hai văn bản mà còn được hai nhà lãnh đạo kì tài chứng minh bằng những đóng góp thực tiễn cho lịch sử phát triển hào hùng của dân tộc.



 

 

4 tháng 4 2021

tham khảo

đề 2

Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.

       Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật... Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: "Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm".

       Tại sao phải "học đi đôi với hành"? Tại sao lại phải "theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.

       Học luận lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,... mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,... Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật... cho oai! Nước ta đang trên dường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh... không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh nhiệt liệt quán triệt, hưởng ứng.

       Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.

       "Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lí thuyết được khắc sâu, lí thuyết được thực hành soi sáng, vừa học vừa tập, vừa ôn vừa luyện, nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi "tuổi trẻ sáng tạo” ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phát minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.
       "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

       Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội, chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".

       Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" - 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấy thấm thía:

"Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành;

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,

Tuỳ theo sức của mình.

Để tham gia kháng chiến

Để gìn giữ hòa bình.

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh".

16 tháng 11 2021

Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá…

Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.

Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,… Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.

Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn.. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!

Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.

Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ… Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…

Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.

Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.