Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
a) Giống nhau
− Có các cao nguyên và đồi thấp, tạo điều kiện để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, … (Mộc Châu, Sơn La, Pleiku, Đắk Lắk…).
− Đất đai: Nhóm đất feralit với diện tích rộng, thuận lợi cho cây trồng công nghiệp, cây ăn quả, lương thực hoa màu…
− Khí hậu: Có cả nhiệt đới và cận nhiệt, cho phép trồng nhiều loài cây.
b) Khác nhau
− Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Đất: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác; còn có đất phù sa cổ ở trung du, đất phù sa dọc thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi (Than Uyên, Nghĩa Lộ…), tạo điều kiện trồng nhiều loài cây.
+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi là thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi…). Khí hậu núi cao (ở vùng núi Hoàng Liên Sơn; vùng núi giáp biên giới ở Cao Bằng, Lạng Sơn…) thuận lợi cho trồng các cây thuốc quý, cây ăn quả, rau ôn đới…
+ Có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên (Mộc Châu, Sơn La…) để phát triển chăn nuôi trấu, bò, ngựa, dê.
− Tây Nguyên
+ Đất badan màu mỡ, tập trung với diện tích rộng, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu…) trên quy mô lớn.
+ Khí hậu: Có tính chất cận Xích đạo gió mùa, thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới (cao su, cà phê, hồ tiêu). Trên các cao nguyên cao trên 1000m (Lâm Viên…), khí hậu rất mát mẻ, khá thuận lợi cho trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè…).
+ Một số nơi có đồng cỏ tạo điều kiện chăn nuôi bò…
a) Giống nhau
-Có các cao nguyên và đồi thấp, tạo điều kiên cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi,... (Mộc Châu, Sơn La, Plây Ku, Đăk Lăk,...)
-Đất đai: nhóm đất feralit với diện tích rộng, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực hoa màu,...
-Khí hậu: có cả nhiệt đới và cận nhiệt, cho phép trồng nhiều loại cây
b) Khác nhau
-Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+Đất: phần lớn là đất fcralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác; còn có đất phù sa cổ ở trung du, đất phù sa dọc thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi (Than Uyên, Nghĩa Lộ,...), tạo điều kiên trồng nhiều loại cây
+Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi là thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...). Khí hậu núi cao (ở vùng núi Hoàng Liên Sơn; vùng núi giáp biên giới ở Cao Bằng, Lạng Sơn,...) thuận lợi cho trồng các cây thuốc quý, cây ăn quả, rau ôn đới,...
+Có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên (Mộc Châu,...) để phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê
-Tây Nguyên
+Đất badan màu mỡ, tập trung với diện tích rộng, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu,...) trên quy mô lớn
+Khí hậu: có tính chất cận xích đạo gió mùa, thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu). Trên các cao nguyên cao trên 1000m (Lâm Viên,...), khí hậu mát mẻ, khá thuận lợi cho trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...)
+Một số nơi có đồng cỏ (dẫn chứng) tạo điều kiện chăn nuôi bò
HƯỚNG DẪN
a) Giống nhau
− Đều có tiềm năng thủy điện lớn.
− Đã và đang xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn, nhỏ để khai thác thế mạnh thủy điện.
− Thủy điện có ý nghĩa nhiều mặt về cung cấp điện năng, thủy lợi, thủy sản và du lịch.
− Quan tâm đến các tác động của thủy điện đến tài nguyên, môi trường.
b) Khác nhau
− Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.
+ Xây dựng nhiều nhà máy thủy điện:
· Nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (110MW), nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1920MW), Nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà (2400MW), Thủy điện Lai Châu trên sông Đà, Thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm (342MW).
· Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.
+ Việc phát triển nhà máy thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ cở nguồn điện rẻ và dồi dào.
+ Việc phát triển các công trình kĩ thuật lớn như thế cần chú ý đến những thay đổi không nhỏ của môi trường.
− Tây Nguyên
+ Trữ năng thủy điện tập trung chủ yếu trên các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai…
+ Một loạt các nhà máy đã và đang được xây dựng trên các sông:
· Thủy điện Đa Nhim (160MW) trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai), Đrây H’linh (12MW) trên sông Xê Pôk; Thủy điện Yaly (720MW) trên sông Xê Xan.
· Các nhà máy thủy điện khác đang được xây dựng trên sông Xê Xan như Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê San 4 (ở phía hạ lưu của Thủy điện Yaly và Plây Krông (ở thượng lưu của Yaly), khi hoàn thành thì hệ thống sông Xê Xan sẽ cho tổng công suất khoảng 1500MW.
· Trên sông Xrê Pôk, 6 bậc thang thủy điện đã được quy hoạch, với tổng công suất lắp máy trên 600 MW, trong đó lớn nhất là Thủy điện Buôn Kuôp (280MW), thủy điện Xrê Pôk (137MW)…
· Trên hệ thống sông Đồng Nai các công trình thủy điện Đại Ninh (300MW), Đồng Nai 3 (180MW) và Đồng Nai 4 (340MW) đang được xây dựng.
+ Các công trình thủy điện của vùng sẽ giúp cho các ngành công nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển; các hồ thủy điện còn đem lại nguồn nước tưới quan trọng cho Tây Nguyên trong mùa khô có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thủy sản.
HƯỚNG DẪN
a) Giới thiệu khái quát về mỗi vùng
- Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Tây Nguyên
b) Giống nhau
- Đô thị của hai vùng đều có quy mô trung bình và nhỏ.
- Mồi vùng chỉ có 1 đô thị quy mô 20 - 50 vạn người (Thái Nguyên và Buôn Ma Thuột)
- Đều có một số chức năng:
+ Hành chính.
+ Công nghiệp.
+ Chức năng khác.
- Mạng lưới thưa, phân bố phân tán
c) Khác nhau
- Trung du và miền núi Bắc Bộ (so với Tây Nguyên)
+ Quy mô: Tuy nhiều hơn về số lượng đô thị, nhưng lại nhỏ hơn về quy mô dân số. Cụ thể: Có 1 đô thị từ trên 20 - 50 vạn dân (Thái Nguyên); có 3 đô thị từ 10 - 20 vạn dân (Việt Trì, Hạ Long, Cẩm Phả); còn lại, các đô thị khác dưới 10 vạn dân.
+ Phân cấp đô thị: có 3 đô thị loại 2 (Việt Trì, Hạ Long, Thái Nguyên), còn lại là loại 3-4.
+ Chức năng: Có 4 đô thị với chức năng là trung tâm công nghiệp (Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Cẩm Phả).
+ Phân bố: Tập trung dày hơn ở trung du và ven biển. Các vùng còn lại, mật độ đô thị thưa.
- Tây Nguyên (so với Trung du và miền núi Bắc Bộ)
+ Quy mô: Số lượng đô thị ít hơn, nhưng lớn hơn về quy mô dân số. Cụ thể: Có 1 đô thị từ trên 20 - 50 vạn dân (Buôn Ma Thuột); có 4 đô thị 10 - 20 vạn dân (Kon Tum, Pleiku, Đà Lạt, Bảo Lộc); duy nhất chỉ có Gia Nghĩa dưới 10 vạn dân.
HƯỚNG DẪN
a) Giống nhau
- Mật độ dân số thấp.
- Phân bố dân cư không đều theo lãnh thổ.
- Có sự phân hoá rõ.
- Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn.
b) Khác nhau
- Mật độ: Trung du và miền núi Bắc Bộ (TD&MNBB) cao hơn Tây Nguyên (TN).
- Phân bố không đều theo lãnh thổ:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: rất không đều giữa trung du và miền núi, giữa Tây Bắc và Đông Bắc, giữa nơi giáp với Đồng bằng sông Hồng và những nơi còn lại; giữa nơi ven sông và ngã ba sông với các nơi ven rìa các lưu vực sông...).
+ TN: không đều, nhưng tương đối đều hơn TD&MNBB (so các cao nguyên với nhau, giữa các cao nguyên và khu vực bán bình nguyên xen đồi ở giữa các cao nguyên kề nhau; giữa trung tâm các cao nguyên và ven rìa...).
+ Phân bố giữa thành thị và nông thôn: TD&MNBB có sự tương phản cao (dẫn chứng). Tây Nguyên có sự tương phản thấp hơn (dẫn chứng).
- Phân hoá:
+ TD&MNBB: phân hoá rõ giữa trung du và miền núi, Tây Bắc và Đông Bắc, vùng kề ĐBSH và vùng kề các dãy núi cao...
+ TN: phân hoá rõ giữa trung tâm cao nguyên và ven rìa, giữa các cao nguyên và khu vực bán bình nguyên xen đồi.
HƯỚNG DẪN
Căn cứ vào trang bản đồ dân tộc của Atlat Địa lí Việt Nam để tìm các dẫn chứng cụ thể
- Giống nhau: đều là nơi tập trung chủ yếu của các dân tộc ít người và có nhiều dân tộc sống đan xen nhau.
- Khác nhau:
+ Các dân tộc ít người khác nhau: kể tên các dân tộc ít người ở mỗi vùng.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều dân tộc sống đan xen nhau hơn.
HƯỚNG DẪN
a) So sánh sự khác nhau về chuyên môn hoá sản xuất
- Trung du và miền núi Bắc Bộ: Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi...); đậu tương lạc, thuốc lá...; cây ăn quả, cây dược liệu; trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).
- Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu; bò thịt và bò sữa.
b) Giải thích
- Sự khác nhau do điều kiện sinh thái nông nghiệp và điều kiện kinh tế - xã hội tác động.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Chủ yếu là núi, cao nguyến, đồi thấp. Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu. Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới hên núi, có mùa đông lạnh.
+ Mật độ dân số tuơng đối thấp; dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp. Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi. Ở vùng núi còn nhiều khó khăn.
- Tây Nguyên
+ Là nơi có các cao nguyên badan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau.
+ Khí hậu phân ra hai mùa mùa khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô.
c) Việc phát triển nông nghiệp hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới, vì:
- Làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, khắc phục những hạn chế do tính mùa vụ khắt khe vốn có của nông nghiệp nhiệt đới.
- Làm cơ cấu nông nghiệp trở nên đa dạng hơn, thích ứng tốt hơn với các điều kiện của thị trường. Cung cấp các nông sản hàng hoá với khối lượng lớn (tươi sống và đã qua chế biến) tới các thị trường khác nhau trên thế giới, với những khác biệt về mùa vụ giữa nước ta và nhiều nước khác trên thế giới.
- Sử dụng tốt hơn các nguồn lực (đất đai, khí hậu, lao động...).
HƯỚNG DẪN
a) Giàu tài nguyên khoáng sản
− Có nhiều loại khoáng sản cho phép phát triển được nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
− Các loại khoáng sản chủ yếu
+ Khoáng sản năng lượng: Than tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng lớn và chất lượng tốt; một số mỏ than khác ở Thái Nguyên, Lạng Sơn…
+ Khoáng sản kim loại: sắt, kẽm – chì, đồng – vàng, thiếc, bôxit, đất hiếm…
+ Khoáng sản phi kim loại: apatit (Lào Cai)…
+ Vật liệu xây dựng: đá vôi, sét, sỏi…
b) Giàu tiềm năng thủy điện
− Tiềm năng thủy điện lớn nhất so với các vùng trong cả nước.
− Hệ thống sông Hồng chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước (11 triệu kW), riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.
c) Tài nguyên đất, khí hậu, biển… tạo thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nghề rừng… tạo ra nguồn nguyện liệu dồi dào cho công nghiệp chế biển.
d) Tài nguyên rừng làm cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản khác.
*Giống nhau
Hai vùng đều có tiềm năng thuỷ điện lớn có ý nghĩa đối với cả nước.
*Khác nhau
-Tiềm năng
+Trung du và miền núi Bắc Bộ: Hệ thống sông Hồng có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất cả nước: 11 triệu KW (chiếm 1/3 trữ năng thuỷ điện cả nước)
+Tây Nguyên: Hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai,... có các bậc thang thuỷ điện do chảy qua địa hình cao nguyên xếp tầng
-Hiện trạng
+Trung du và miền núi Bắc Bộ: Các nhà máy thuỷ điện có công suất lớn, xây dựng hồ chứa nước sẽ gây ngập lụt cả một vùng rộng lớn, phái di dời dân và tác động lớn đến môi trường sinh thái
+Tây Nguyên: Vì Tây Nguyên có địa hình cao nguyên xêp tầng nên không phài chi phí nhiều cho việc xây dựng hồ chứa nước và di dời dân
-Các nhà máy tiêu biểu
+Trung du và miền núi Bắc Bộ
Đã xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Thác Bà trên sông Chảy (110 MW), Hoà Bình trên sông Đà (1920 MW), Tuyên Quang trên sông Gâm (320 MW), Nậm Mu trên sông Chảy.
Đang triển khai xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La trên sông Đà (2400 MW).
+Tây Nguyên
Đã xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Y-a-ly (720 MW), Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Đrây H linh, Đa Nhim
Đang triển khai xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Xê Xan 4, Xrê Pôk 3, Xrê Pôk 4, Buôn Kuôp, Đức Xuyên, Buôn Tua Srah, Đại Ninh, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4.
+Tác động
+Trung du và miền núi Bắc Bộ: Thúc đẩy công nghiộp khai thác và chế biến khoáng sán, phát triển du lịch, điều tiết lũ và cung cấp nước cho vùng Đồng hằng sông Hồng
+Tây Nguyên: Thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển, cung cấp nước tưới, phát triển du lịch và nuôi trồng thuỷ sản