Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Nhận xét :
- Trong giai đaonh 2000-2007, tổng diện tích rừng của nước ta có xu hương tăng, từ 10.915,6 nghìn ha ( năm 2000) lên 12739,6 nghìn ha ( 2007), tăng gấp 1,17 lần. Trong đó
+ Diện tích rừng trồng tăng từ 1.471,4 nghìn ha ( 2000) lên 2.551,4 nghìn ha (2007), tăng gấp 1,73 lần
+ Diện tích rừng tự nhiên tăng từ 9.444,2 nghìn ha ( 2000) lên 10.188,2 nghìn ha (2007), tăng gấp 1,08 lần
- Diện tích rừng trồng có tốc độ tăng nhanh hơn diện tích rừng tự nhiên
b) Tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh
- Từ 40 đếm 60% : Đắk Nông, Đăk Lắc, Gia Lai ( Tây Nguyên), Đà Nẵng, Quảng Nam, Ninh Thuận ( Duyên hải Nam Trung Bộ), Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (Bắc Trung Bộ), Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh ( Trung du và miền núi Bắc Bộ)
- Trên 60% : Lâm Đồng, Kon Tum (Tây Nguyên), Quảng Bình ( Bắc Trung Bộ), Tuyên Quang (Trung du và miền núi Bắc Bộ)
c) Những tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp trên 100 tỉ đồng ( năm 2007)
- Bắc Trung Bộ : Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế
- Trung du và miền núi Bắc Bộ : Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên.
- Duyên hải Nam Trung Bộ : Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định
- Tây Nguyên : Gia Lai, Đăk Lắc
- Đông Nam Bộ : Tây Ninh
- Đồng bằng sông Cửu Long : Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cà Mau
Chọn: B.
Dựa vào biểu đồ trang chăm nuôi để tính. Năm 2000, 2007 tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp lần lượt là: 19,3% và 24,4%.
Giải thích: Căn cứ vào biểu đồ tròn thuộc bản đồ chăn nuôi ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000 - 2007, tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 19,3% (2000) lên 24,4% (2007), tức là tăng thêm 5,1%.
Đáp án: B
Hướng dẫn: Căn cứ vào trang 19 của Atlat Địa lí Việt Nam, nhận xét không đúng về cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2007 là tỉ trọng gia súc luôn cao nhất nhưng có xu hướng giảm (tỉ trọng gia súc luôn cao nhất nhưng có xu hướng tăng liên tục qua các năm).
Chọn: C.
Chọn: A.
Tỉ trọng gia súc luôn cao nhất (trên 60%), có xu hướng tăng.
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của nước ta năm 2007, thứ tự tỉ trọng từ nhỏ đến lớn lần lượt là gia cầm (13%), sản phẩm không qua giết thịt (15%) và gia súc (72%)
=> Chọn đáp án D
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010
(Đơn vị: %)
- Tính bán kính đường tròn r 2000 , r 2010 :
+ Cho r 2000 = 1 , 0 đvbk
+ r 2010 = 2963499 , 7 336100 , 3 = 2 , 97 đvbk
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010
b) Nhận xét và giải thích
Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta có sự thay đổi theo hướng:
- Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm, từ 15,8% (năm 2000) xuống còn 8,5% (năm 2010), giảm 7,3%, do chính sách của Nhà nước giảm khai thác tài nguyên, đưa các thành phẩm khai thác vào sản xuất để có sản phẩm tinh.
- Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng, từ 78,7% (năm 2000) lên 86,5% (năm 2010), tăng 7,8%, vì có nhiều ngành, lại có nhiều sản phẩm tinh nên có hiệu quả kinh tế cao hơn, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước giảm, từ 5,5% (năm 2000) xuống còn 5,0% (năm 2010), giảm 0,5%, vì có ít ngành và chưa khai thác hết những thế mạnh vốn có
a) Nhận xét :
Trong giai đoạn 2000-2007 :
- Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi (theo giá thực tế) ngày càng tăng, từ 24.924,02 tỉ đồng (năm 2000) lên 57.812,14 tỉ đồng ( 2007), tăng gấp 2,32 lần.
- Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trong tổng số giá trị sản xuất của ngành công nghiệp có hướng tăng, từ 19,3% (năm 2000) lên 24,4% (năm 2007), tăng 5,1%
b) Kể tên :
- Những tỉnh có số lượng trâu trên 100 nghìn con : Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Sơn la, Hòa Bình ( Trung du và miền núi Bắc Bộ), Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ( Bắc Trung Bộ)
- Những tỉnh có số lượng bò trên 250 nghìn con : Thanh Hóa, Nghệ An ( Bắc Trung Bộ), Quảng Ngãi, Bình Định ( Duyên hải Nam Trung Bộ), Gia Lai (Tây Nguyên)
- Những tỉnh có số lượng lợn trên 1 triệu con trở lên : Hà Tây ( nay là Hà Nội), Thái Bình, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai
- Những tỉnh có số lượng gia cầm trên 9 triệu con : Hà Tây (nay là Hà Nội), Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An
- Những tỉnh có sản lượng thịt hơi xuất chuồng tính theo đầu người đạt trên 50kg : Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Định, Bắc Giang, Vĩnh phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình