Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
a) Vùng biển Việt Nam bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
b) Tài nguyên khoáng sản
− Dầu khí: Trữ lượng lớn và giá trị nhất. Hai bể dầu lớn nhất đang được khai thác là Cửu Long và Nam Côn Sơn; ngoài ra còn có nhiều bể nhỏ nhưng trữ lượng cũng đáng kể.
− Titan: Trữ lượng lớn.
− Làm muối: Nhiều thuận lợi, nhất là ven biển Nam Trung Bộ.
c) Tài nguyên hải sản
− Sinh vật biển giàu thành phần loài, năng suất sinh học cao.
− Có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm…
− Rạn san hô và nhiều sinh vật ven các đảo, quần đảo.
d) Tại sao cần phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù rất nhỏ của nước ta?
− Là lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc…
− Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
− Tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, căn cứ để tiến ra biển và đại dương, nơi khai thác các nguồn lợi kinh tế…
HƯỚNG DẪN
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, nên có tài nguyên khoáng sản phong phú.
- Vị trí nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật (luồng từ Hoa Nam và Himalaya xuống, luồng từ Ấn Độ và Mianma sang, luồng từ Inđônêxia - Malaixia lên) nên tài nguyên sinh vật phong phú.
- Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bán cầu Bắc, nên có nền nhiệt độ cao, tổng số giờ nắng lớn; lại nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới, nên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam
− Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài (cá, tôm và các loại đặc sản…); nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.
− Nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, titan…).
− Nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.
− Đường bờ biển dài với hơn 125 bãi biển, có hơn 4000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển – đảo.
b) Vai trò của hệ thống đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ning vùng biển nước ta.
− Đối với kinh tế
+ Là cơ sở để khai thác hiệu quả các nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
+ Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển).
− Đối với an ninh
+ Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
+ Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.
HƯỚNG DẪN
− Nguồn lợi sinh vật
+ Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài.
+ Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.
+ Ngoài tôm, cá, mực…, còn nhiều đặc sản khác: đồi mồi, hải sâm, bào ngư, sò huyết… Đặc biệt tổ yến trên các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ.
+ Có các ngư trường trọng điểm: Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng Ninh, ngư trường quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
− Tài nguyên khoáng, dầu mỏ và khí tự nhiên
+ Nguồn muối vô tận: Dọc bờ biển, nhiều vùng có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối.
+ Có một số mỏ sa khoáng ôxit titan có giá trị xuất khẩu; cát trắng làm thủy tinh (Quảng Ninh, Khánh Hòa).
+ Dầu khí với trữ lượng lớn ở thềm lục địa phía nam, hai mỏ lớn nhất là Cửu Long và Nam Côn Sơn.
− Điều kiện phát triển giao thông vận tải biển
+ Vị trí nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
+ Dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín, nhiều cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.
− Điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển − đảo
+ Đường bờ biển dài có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt, thuận lợi cho phát triển du lịch và an dưỡng.
+ Hệ thống đảo ven bờ và quần đảo… thuận lợi để phát triển du lịch biển – đảo.
HƯỚNG DẪN
- Tác động đến khí hậu:
+ Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.
+ Làm giảm thời tiết khắc nghiệt.
+ Làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính hải dương, điều hoà hơn.
- Tác động đến địa hình: Làm cho địa hình ven biển nước ta rất đa dạng (vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu có bãi triều rộng, cồn cát, vũng vịnh nước sâu...).
- Tác động đến các hệ sinh thái vùng ven biển: Làm cho các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.
+ Hệ sinh thái rùng ngập mặn có diện tích rộng và năng suất sinh học cao.
+ Các hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái rừng trên các đảo... đa dạng, phong phú.
a) Vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn lợi sinh vật biển
- Tài nguyên khoáng sản :
+ Nguồn muối vô tận
+ Nhiều khoáng sản với trữ lượng công nghiệp ( oxit titan, cát trắng)
+ Nhiều mỏ dầu, khí (ở thềm lục địa)
- Nguồn lợi thực vật :
+ Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài
+ Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm; đặc sản (đồi mồi, vich, hải sâm, bào ngư, sò huyết...)
+ Nhiều tổ yến ( đặc biệt trên các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ)
b) Các huyện đảo : Trường Sa (Khánh Hòa), Hoàng Sa (Đà Nẵng), Vân Đồn (Quảng Ninh), Cồn Cỏ (Quảng Trị)
HƯỚNG DẪN
a) Giàu tài nguyên khoáng sản
− Có nhiều loại khoảng sản.
− Các loại khoảng sản chủ yếu:
+ Than tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng lớn và chất lượng tốt.
+ Một số mỏ than khác ở Thái Nguyên, Lạng Sơn…
+ Khoáng sản kim loại: sắt, kẽm – chí, đồng – vàng, thiếc, bôxit, đất hiếm…
+ Khoáng sản phi kim loại: apatit (Lào Cai)…
+ Vật liệu xây dựng: đá vôi, sét, sỏi…
b) Giàu tiềm năng thủy điện
− Tiềm năng thủy điện lớn nhất so với các vùng trong cả nước.
− Hệ thống sông Hồng chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước (11 triệu kW), riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.
HƯỚNG DẪN
a) Vùng đất
- Gồm toàn bộ phần đất liền và hải đảo, tổng diện tích 331 212 km2 (Niên giám thống kê Việt Nam, 2006).
- Đường biên giới
+ Chiều dài: Trên đất liền dài hơn 4600 km, trong đó đường biên giới với Trung Quốc dài hơn 1400 km, đường biên giới Việt Nam - Lào dài gần 2100 km và đường biên giới Việt Nam - Campuchia dài hơn 1100 km.
+ Đặc điểm: Phần lớn nằm ở khu vực miền núi.
- Đường bờ biển: Dài 3260 km, từ Móng Cái đến Hà Tiên.
- Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ; có hai quần đảo ở ngoài khơi xa là Hoàng Sa, Trường Sa.
b) Vùng biển
- Có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở Biển Đông.
- Tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Brunây và Philíppin.
- Vùng biển gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
c) Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo.
Gợi ý làm bài
- Tổng sản lượng thuỷ sản liên tục tăng từ 2250,5 nghìn tấn (năm 2000) lên 4197,8 nghìn tấn (năm 2007), tăng gấp 1,86 lần. Sản lượng thuỷ sản bình quân đầu người đạt 49,3 kg (năm 2007).
- Khai thác thuỷ sản:
+ Sản lượng thuỷ sản khai thác liên tục tăng từ 1660,9 nghìn tấn (năm 2000) lên 2074,5 nghìn tấn (năm 2007), tăng gấp 1,25 lần.
+ Tất cả các tỉnh ven biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có vai trò lớn hơn. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau, Bình Định,...
- Nuôi trồng thuỷ sản:
+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ngày càng tăng nhanh từ 589,6 nghìn tấn (năm 2000) lên 2123,3 nghìn tấn (năm 2007), tăng gấp 3,6 lần.
+ Hiện nay, nhiều loại thuỷ sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng, đặc biệt là nuôi tôm (tôm sú, tôm càng xanh,...) và các loại cá.
+ Các tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất là Cà Mau, An Giang, Bến Tre,...
- Xuất khẩu thuỷ sản đã có bước phát triển vượt bậc. Trị giá xuất khẩu năm 1999 đạt 971 triệu USD, năm 2002 đạt 2014 triệu USD (đứng thứ ba sau dầu khí và may mặc). Xuất khẩu thuỷ sản đã là đòn bẩy tác động đến toàn bộ các khâu khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
- Hiện nay, sản lượng khai thác vẫn chiếm tỉ trọng lớn, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tuy chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhưng có tốc độ tăng nhanh hơn.
HƯỚNG DẪN
− Tài nguyên khoáng sản
+ Nguồn muối vô tận.
+ Nhiều sa khoáng với trữ lượng muối công nghiệp (ôxit titan, cát trắng).
+ Nhiều mỏ dầu, khí (ở thềm lục địa)
− Nguồn lợi sinh vật biển
+ Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài.
+ Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm; đặc sản (đồi mồi, vích, hải sâm…).
+ Nhiều tổ yến (đặc biệt ở các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ)