Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhận xét của em:
1. Giúp đỡ bạn trong học tập thể hiện sự quan tâm đến bạn.
2. Phá đám khi bạn đang chơi thể hiện thái độ vô duyên, nghịch ngợm không nghĩ cho bạn bè.
3. Cho bạn mượn đồ dùng học tập khi bạn thiếu thể hiện sự thân thiện, quan tâm tới bạn.
4. Không cho bạn chơi cùng thể hiện sự tầy chay, ích kỷ không hoà đồng với tất cả bạn bè.
5. Đỡ bạn khi bạn ngã thể hiện sự quan tâm tới bạn của mình.
6. Trêu chọc bạn thể hiện sự nghịch ngợm, vô duyên không quan tâm tới bạn bè.
Bạn Vũ đã tìm một bác bảo vệ ở gần đấy để nhờ bác giúp đỡ. Vũ nói chuyện với bác rất lịch sự, xưng tên, kể lại toàn bộ sự việc cho bác biết.
Vũ: Cháu chào bác ạ. Cháu tên Vũ, cháu đang bị lạc mẹ. Bác có thể giúp cháu tìm lại mẹ được không ạ?
Bác bảo vệ: Cháu cho bác biết tên và số điện thoại của mẹ nhé?
Vũ: Thưa bác, mẹ cháu tên Lan, số điện thoại của mẹ cháu là 095543****.
Sau khi bác bảo vệ gọi điện cho mẹ, mẹ bạn Vũ đã tìm thấy bạn ấy. Bạn Vũ đã nói lời cảm ơn với bác bảo vệ và hứa từ lần sau sẽ luôn nắm tay, đi theo mẹ mỗi khi ra đường.
Bạn Vũ đã tìm một bác bảo vệ ở gần đấy để nhờ bác giúp đỡ. Vũ nói chuyện với bác rất lịch sự, xưng tên, kể lại toàn bộ sự việc cho bác biết.
Vũ: Cháu chào bác ạ. Cháu tên Vũ, cháu đang bị lạc mẹ. Bác có thể giúp cháu tìm lại mẹ được không ạ?
Bác bảo vệ: Cháu cho bác biết tên và số điện thoại của mẹ nhé?
Vũ: Thưa bác, mẹ cháu tên Lan, số điện thoại của mẹ cháu là 095543****.
Sau khi bác bảo vệ gọi điện cho mẹ, mẹ bạn Vũ đã tìm thấy bạn ấy. Bạn Vũ đã nói lời cảm ơn với bác bảo vệ và hứa từ lần sau sẽ luôn nắm tay, đi theo mẹ mỗi khi ra đường.
* Kể chuyện theo tranh:
Hình 1:
Mai, Duy và Kiên là những người bạn chơi thân với nhau. Một lần, không may bạn Mai bị ốm phải nhập viện nên Duy và Kiên đã nhờ mẹ dẫn đến viện để thăm bạn.
Hình 2:
Đến nơi, Duy và Kiên chạy nhảy, nô đùa ầm ĩ ở ngoài hành lang. Mặc dù bệnh viện là nơi công cộng và có biển “Đi nhẹ - Nói khẽ” nhưng hai bạn không thực hiện đúng.
Hình 3:
Không chỉ vậy, khi tới phòng Mai nằm, Duy đã mở mạnh cửa khiến phát ra tiếng động mạnh “Rầm” và gọi to “Mai ơi!”.
Hình 4:
Mẹ Duy đã nhắc nhở hai bạn rằng: “Ở bệnh viện, các con không được hét lớn và chạy lung tung”. Duy và Kiên sau bị mẹ nhắc nhở đã nhận ra lỗi lầm của mình và xin lỗi mẹ: “Chúng con biết lỗi rồi ạ!”.
* Trả lời câu hỏi:
a. Khi vào viện thăm bạn, Duy và Kiên đã chạy nhảy, nô đùa ầm ĩ ở hành lang. Khi tới phòng Mai nằm thì mở mạnh cửa và gọi to tên Mai.
b. Hành động của hai bạn không phù hợp. Vì bệnh viện là nơi công cộng, cần phải giữ trật tự để tránh làm ảnh hưởng đến các bệnh nhân khác và mọi người xung quanh.
c. Theo em, khi đến bệnh viện cần tuân thủ một số quy định của bệnh viện đưa ra như: đi nhẹ, nói khẽ, giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định để không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh và khuôn viên bệnh viện.
- Sẻ đã ở trong tổ ăn hạt kê một mình, ăn hết, chú ta quẳng hộp đi.
Chích gói những hạt kê lại thật cẩn thận vào chiếc lá, rồi mừng rỡ chạy đi tìm người bạn thân thiết của mình.
- Trong câu chuyện Sẻ đã học được rất nhiều thứ về Chích,đó là sự quan tâm, tình cảm , việc làm của chú Chích đã thể hiện sự nhường nhịn, biết chia sẻ để duy trì một mối quan hệ tình bạn tốt đẹp
Hình 1:
Na đã được mẹ mua cho một chiếc áo khoác mới mà na rất thích và được mẹ dặn rằng phải giữ gìn chiếc áo cẩn thận.
Hình 2:
Khi tan học, Na đã cởi áo khoác ra để chơi cùng các bạn nhưng không cất chiếc áo cẩn thận mà vứt dưới gốc cây.
Hình 3:
Quá mải chơi, lúc về, Na đã quên không cầm theo áo khoác. Thấy Na không mặc áo khoác, mẹ đã hỏi: “Con để áo khoác ở đâu?” nhưng bạn ấy không nhớ.
Hình 4:
Vì không mặc áo khoác khi trời lạnh nên bạn Na đã bị ốm.
a. Do mải chơi, không chú ý cẩn thận trong việc giữ gìn đồ dùng cá nhân, bạn Na đã vứt chiếc áo khoác mẹ mua cho dưới gốc cây, khi được mẹ hỏi thì bạn không nhớ để chiếc áo khoác đó ở đâu và nó đã bị mất.
b. Việc bạn Na để mất chiếc áo khoác dẫn đến nhiều tác hại: bạn Na bị cảm lạnh, bố mẹ lo lắng, buồn bã, có thể sẽ mất thêm tiền để mua chiếc áo khoác mới cho Na.
c. Câu chuyện trên giúp em rút ra một bài học là cần phải biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân, cất giữ cẩn thận khi không dùng đến, không để tùy tiện mọi nơi, mọi chỗ.
Hình 1:
Do bố Lan chuyển công tác nên gia đình Lan phải tạm biệt ông bà nội và chuyển lên thành phố để sinh sống.
Hình 2:
Lan đã thu dọn lại sách vở và đồ dùng cá nhân của mình cẩn thận rồi đem tặng lại cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn ở trong xóm.
Hình 3:
Trước khi đi, gia đình Lan cùng ông bà đã đến nhà thờ tổ để thắp hương và nghe lời ông căn dặn: “Con người ai cũng có quê hương, khí xa quê có chốn để quay về”.
Hình 4:
Vì sống với ông bà đã lâu nên lần xa quê này, Lan sẽ nhớ bà rất nhiều. Bà cũng dặn dò Lan rất kĩ rằng: “Gắng học giỏi cháu nhé, sau này xây dựng quê hương”.
Hình 5:
Trên thành phố, Lan cố gắng học tập và được cô giáo khen. Hằng ngày, Lan đều gọi điện về quê hỏi thăm sức khỏe ông bà và khoe thành tích học tập cùng lời hứa: “Nghỉ hè cháy sẽ về thăm quê ạ”.
* Trả lời câu hỏi:
Lan đã thể hiện tình yêu quê hương qua các việc làm như: gom quần áo cũ, sách vở để tặng cho các bạn trong xóm có hoàn cảnh khó khăn; đi thắp hương ở nhà thờ tổ; luôn cố gắng học tập tốt; quan tâm, gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà
Vì sau khi làm rách cuốn truyện, bạn Cáo đã không chịu nhận sai mà còn đổ lỗi cho bạn Thỏ nên các bạn đã không tin tưởng và chơi cùng Cáo nữa. Sau đó, bạn Cáo đã suy ngẫm lại những việc làm sai của mình và đến tìm gặp Thỏ, Sóc để xin lỗi.
Cáo: Sóc ơi! Tớ xin lỗi vì đã làm rách cuốn truyện của cậu. Tớ sẽ đền cho cậu cuốn khác nhé? Tớ mong sẽ được cậu tha thứ cho tớ lần này!
Sóc: Tớ đồng ý tha lỗi cho cậu.
Cáo: Cảm ơn Sóc nhé! Tớ cũng xin lỗi bạn Thỏ vì đã đổ oan cho cậu. Cậu tha lỗi cho sai phạm của tớ nhé?
Thỏ: Cậu biết nhận lỗi là tốt rồi. Tớ tha lỗi cho cậu đấy.
Cáo: Cảm ơn hai bạn rất nhiều. Mình hứa sẽ không tái phạm lần sau nữa. Và các bạn nhỏ ơi, khi mình mắc lỗi thì hãy biết nhận lỗi, nói lời xin lỗi và sửa chữa sai lầm đó của mình nhé!