K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2022

vâng có kiến thức mạng nhưng mình vẫn tự làm nha:

Thưa các bạn đây là Sông Đà của Việt Nam Sông Đà (còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang) là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông dài 927 km (có tài liệu ghi 983 km), diện tích lưu vực là 52.900 km². Dòng chính bắt nguồn từ núi Vô Lượng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ Đứng bên cạnh dòng Sông Đà ta có thể thấy quang cảnh nơi đây thật đẹp,không khí của trời đất được gắn liền với con sông này.Khi đến nơi đây ta có thể cảm nhận được sự yên bình mà mỗi người tìm kiếm,rất mong các bạn hãy xem đây là nơi du lịch lí tưởng để ghé thăm Sông Đà thường xuyên (thuyết trình trực tiếp)

18 tháng 3 2022

Bạn có thể viết đầy đủ được không

17 tháng 2 2019

chịu

15 tháng 9 2023

Chọn B

5 tháng 1 2018

Viết một đoạn văn thuyết minh khoảng 7-10 câu theo

+, Cách diễn dịch giới thiệu về bố cục của bài thơ Ông đồ

Trong những ngày Tết đến xuân về náo nức trên mọi nẻo đường, người yêu thơ lại khẽ lắng mình trong một nhịp thơ giản dị đầy nhân văn của nhà thơ Vũ Đình Liên: bài thơ "Ông đồ". Bài thơ ra đời khi ông đồ đã trở thành cái di tích của một thời tàn. Nho học đã bị thất sủNgười xưa đã từng nói: “ Thi trung hữu hoạ”. Đọc Ông đồ của Vũ Đình Liên thấy quả không sai. Ngày Tết, trong các gia đình thường treo tranh tứ bình. Riêng Vũ Đình Liên lại trang trí cho phòng của mình bằng những bức tranh thật là độc đáo. Buổi sớm xuân, nhà thơ ra phố. Khắp nơi rực rỡ hoa đào.Về nhà ông lập tức cầm lấy cọ. Đương nhiên không thể thiếu một sắc hoa đào.Nhưng trong các bức tranh của Vũ Đình Liên, hoa đào không phải là biểu tượng mà chỉ là nền phong cảnh để ông đồ xuất hiện:
“ Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua... "

5 tháng 1 2018

Viết một đoạn văn thuyết minh khoảng 7-10 câu theo

+, Cách quy nạp giới thiệu về bố cục của sách Hướng dẫn học Ngữ văn 8, tập một

Sách ngữ văn 8 tập một bao gồm 17 bài tất cả. Trong mỗi bài đều có bố cục như nhau, được chia ra các phần có: phần Văn, phần Tiếng Việt và phần làm Văn và mỗi phần lại có các dạng khác nhau. Phần Văn gồm: nội dung văn bản và tìm hiểu văn bản. Phần Tiếng Việt được chia thành hai có: lý thuyết và luyện tập, còn lại phần làm Văn có cấu trúc tương tự với phần Tiếng Việt. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé.

12 tháng 2 2019

"Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời, càng toả mát hương hoa thơm Thủ đô...". Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến hình ảnh Hồ Gươm trong xanh và bóng Tháp Rùa nghiêng nghiêng soi dáng. Hồ Gươm cùng quần thể kiến trúc của nó đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ và thiêng liêng về Hà Nội - trái tim hồng của cả nước.

Hồ Gươm đã tồn tại từ rất lâu. Cách đây khoảng 6 thế kỷ, theo những địa danh hiện nay, hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.

Vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê - người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417 - 1427), Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có người dân mò được một lưỡi gươm, sau đó chính ông nhặt được một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên hai chữ "Thuận Thiên" - "Thuận theo ý trời". Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói: "Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Long Quân". Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm. Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng định tấm lòng yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh của người dân Thăng Long - Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Câu chuyện này đã được nhấn mạnh trong ngày lễ Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố Vì hoà bình"

Sau đó, cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.

Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có "Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn"... Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ.

Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết:

"Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao"

Và như thế, Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.

12 tháng 2 2019

Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh". Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?  

Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).

Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.

Trước hết về vị trí của vịnh Hạ Long thì nó nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106058′ – 107022′ kinh độ Ðông và 20045′ – 20050′ vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2.

Tiếp nữa là về đảo ở đây thì có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Đảo nơi đây gồm có hai dạng đó là đảo đá vôi và đảo phiếm thạch tập trung ở Bái tử long và vinh Hạ Long. Ở đây thì chúng ta thấy được hàng loạt những hang động đẹp và nổi tiếng. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng năm 1962.

Đến với Hạ Long thì người ta không thể nào rời mắt khỏi những cảnh vật nơi đây. Nào là núi, nào là nước với những hang động thật sự hấp dẫn người ta muốn đi tới tận cùng để tìm thấy cái hữu hạn trong cái vô hạn của trời nước, núi non ấy. Chúng ta cứ ngỡ rằng ngọn núi kia giống như những người khổng lồ vậy, ngồi trong thuyền mà ngước lên để đo tầm cao của những ngọn núi ấy thật sự là mỏi mắt. Đến đây ta mới biết hết thế nào là sự hùng vĩ, thế nào là sự hữu tình giữa nước và non. Làn nước biển mặn mà vị xa xăm của muối. Hang động với những nhũ đá như sắp rơi xuống nhưng thật chất lại là không rơi. Nó cứ tua tủa như muôn ngàn giọt ngọc dạng lỏng lấp lánh dính vào nhau nhưng không rơi xuống.

Con người nơi đây cũng thật sự là rất đáng yêu đáng quý. Họ không những mến khách mà còn như một người hướng dẫn viên du lịch vừa nói giới thiệu tả cảnh vừa vững tay chèo đẩy lái đến nơi khách muốn qua. Những con người ở đây nồng nhiệt mỗi khi có khách đến và khi khách đi thì để lại những ấn tượng khó phai về những con người miền non nước hữu tình với những tình cảm mặn mà như là muối biển vậy.

Qua đây ta thấy vịnh Hạ Long rất xứng đáng là một trong bảy kì quan của thế giới. Nếu những ai đã được đặt chân đến đây thì chắc hẳn rất ấn tượng bởi cảnh đẹp và con người nơi đây. Còn những ai chưa đến thì hãy nhanh chóng đến mà tận hưởng những gì là tạo hóa ban tặng, những gì là mẹ thiên nhiên.

Đề văn thuyết minha) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).b) Giới thiệu một tập truyện.c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê...
Đọc tiếp

Đề văn thuyết minh

a) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).

b) Giới thiệu một tập truyện.

c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.

g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.

h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc,…).

i) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.

k) Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.

l) Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giấy, phở, cốm,…).

m) Giới thiệu về tết Trung thu.

n) Giới thiệu một đồ chơi dân gian.

- Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên

- Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh để tìm hiểu đề văn và yêu cầu về nội dung của bài văn thuyết minh.

1
14 tháng 5 2017

- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…

- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:

   + Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…

   + Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh

26 tháng 11 2017

bạn tham khảo bài này nhé



Sau một hành trình vất vả, tôi tin rằng quý vị sẽ được đền đáp bằng những điều bất ngờ và lí thú ngoài sức tưởng tượng khi tham quan động cổ Phong Nha, một hang động được mệnh danh là Đệ nhất kì quan.

Động Phong Nha nằm trong một quần thể hang động thuộc dãy núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây tỉnh Quảng Bình. Chúng ta có thể dễ dàng đến Phong Nha bằng hai con đường: đường thủy và đường bộ. Đường thủy ngược dòng sông Gianh, đến đoạn sông Gianh gặp sông Son thì cứ theo sông Son mà vào. Đường bộ theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Son, dài chừng 20 cây số. Từ bến sông này đi thuyền máy độ ba mươi phút là tới Phong Nha. Đoàn tham quan của chúng ta vừa đi theo đường bộ.

Thưa quý khách!

Hiện giờ, chúng ta đang đứng trước cửa động. Phong Nha gồm hai bộ phận là Động khô và Động nước, Động khô ớ độ cao 200m. Theo các nhà địa lí học thì chỗ này thuở xưa vốn là một dòng sông ngầm chảy qua dãy núi đá vôi, nay đã kiệt nước. Nước biển cùng với gió và thời tiết trải nhiều triệu năm đã xói mòn lòng núi thành hang động. Trong hang là những vòm đá trắng nổi vân như mây và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.

Trước mắt chúng ta là động chính của Phong Nha gồm mười bốn buồng, tức mười bốn hang nối với nhau bằng một hành lang đá dài hơn một ngàn năm trăm mét. Độ cao của hang từ ngoài vào trong khá chênh lệch. Ở những buồng ngoài, vòm hang chỉ cách mặt nước chừng 10 mét nhưng từ buồng thứ tư trở đi thì vòm hang cao tới 25 – 40 mét. Càng vào sâu, hang càng lớn. Chỉ mới có một vài đoàn thám hiểm với đầy đủ trang thiết bị hiện đại đặt chân tới đó.Hấp dẫn du khách nhất vẫn là Động nước. Trái với Động khô, Động nước hiện thời vẫn đang có một con sông dài chảy suốt ngày đêm. Sông khá sâu và nước rất trong.

Thú vị tuyệt vời là lúc thuyền nhẹ lướt trên sông, đưa du khách thưởng ngoạn khung cảnh hữu tình non xanh nước biếc ngay trong lòng động. Gió từ biển Đông thổi vào hòa quyện với hơi lạnh từ các dãy núi đá thoang thoảng mùi hương của hoa phong lan và các loại hoa rừng đang nở rộ khiến không khí trong lành, dễ chịu vô cùng!

Vì trong hang khá tối nên xin quý vị nào có đèn pin hãy bật lên để chúng ta có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kì lạ có một không hai của động Phong Nha.
Du khách sẽ bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp huyền ảo, đa dạng của động. Vách động cao và thẳng đứng được bao bọc bởi những nhũ đá. Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện lên đủ mọi hình khối và màu sắc lộng lẫy. Có khối hình con gà, con cóc, có khối xếp thành hình đốt trúc dựng đứng trên mặt nước… Lại có khối hình mâm xôi, hình cái khánh hoặc hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ, tiên nữ đang múa hát… Bàn tay tài hoa của Tạo hóa đã khéo tạo cho các khối thạch nhũ không chỉ đẹp về đường nét mà còn huyền ảo về sắc màu, một sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào tả xiết… Cửa động nhỏ hẹp được giấu kín trong lòng núi nhưng càng vào sâu, động càng mở rộng khiến cho người xem đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Dọc theo sông có nhiều bãi cát, bãi đá để cho du khách tạm dừng chân. Những con thuyền nhỏ soi mình trên mặt nước trong xanh giống như những dấu lặng trên khung nhạc, làm cho bản tình ca của thiên nhiên ngân lên những cung bậc trữ tình bâng khuâng, xao xuyến.

Chúng ta hãy men theo các ngõ ngách trong hang để thăm thú đó đây, chụp ảnh kỉ niệm hoặc thắp hương trên những bàn thờ của người Chăm, người Việt dựng nên từ thuở xưa. Bàn tay điêu khắc kì diệu của thiên nhiên đã làm cho cảnh đẹp Phong Nha phong phú và đa dạng. Khung cảnh ở đây vừa hoang sơ, bí hiểm lại vừa thanh thoát và thơ mộng. Quý vị sẽ thấy trước mắt không phải là khung cảnh thường thấy ở ngoài đời mà là cảnh thần tiên chỉ có trong thế giới thần thoại hay cổ tích.

Thưa quý khách!

Phong Nha chỉ mới đưa vào khai thác hai động là Động nước và Động khô trong quần thể 300 hang động, vậy mà danh thắng này đã cuốn hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Nếu khu động Phong Nha bí hiểm làm kính ngạc người xem và là đề tài nghiên cứu lâu dài của các nhà khảo cổ, địa chất học thì khu rừng nguyên sinh rộng 40.000 héc ta với hàng ngàn loài động, thực vật trên rừng, dưới biển là một thế giới bí mật cất giữ bao điều thú vị, hấp dẫn của thiên nhiên mà con người chưa biết đến.

Đây chỉ là mội phần của khu vườn quốc gia rộng gần 100.000 hécta nằm giữa hoang mạc đá vôi hình thành cách đây hơn 300 triệu năm, chạy dài từ đất Việt qua tận đất Lào, được coi là lớn nhất thế giới.

Trong tương lai, khi phạm vi du lịch được mở rộng thì quy mô khu du lịch Phong Nha sẽ chẳng kém gì vịnh Hạ Long, nơi đã được đánh giá là kì quan thiên nhiên của thế giới.

Theo kết quả khảo sát của các nhà thám hiểm hang động Hội Địa lí hoàng gia Anh thì hang Vòm còn kì vĩ hơn động Phong Nha và chiều sâu hang này dài tới 28 km ! Nếu du khách ngồi thuyền ngược sông Chày lên phía tây, dọc hai bên bờ sông là những hang động trổ cửa ra bờ sông mà ngắm cảnh trí ngoài hang thì thật quyến rũ chẳng kém Phong Nha. Với màu nước sông xanh đến mê hồn, hai bên vách đá dựng đứng sừng sững cao hàng trăm mét sẽ tạo cho khách cái cảm giác mạo hiểm không thể nào quên.

Ngược sông Chày; du khách sẽ gặp một vùng nước lạ sau thác Trộ Mợng, nơi dòng sông gặp núi đá vôi lặn xuống thành sông ngầm, rồi lại hiện lên sau núi đá. Tại vùng nước này, nhân dân địa phương đã phát hiện ra một loài cá chép lạ đặt tên là Quảng Bình.

Trên những vách đá dựng đứng cheo leo là những bầy voọc chuyền thoăn thoắt qua các ngọn cây. Từ động Phong Nha băng qua vách núi dựng đứng ấy (nếu đi tour mạo hiểm) hoặc chạy xe trên đường 20, du khách sẽ gặp một thung lũng rộng hàng trăm hecta, có tên Sinh Tồn. Đó là một đồng cỏ bằng phẳng giữa bốn bề núi dựng mà vây quanh nó là những cánh rừng nguyên sinh với những thân cổ thụ vút thẳng, dưới tán rừng là thảm lá khô dày, hoàn toàn không có cây bụi hay dây leo.

Theo kế hoạch phát triển, nhà nước sẽ đầu tư cho khu du lịch sinh thái tại đây với tổng kinh phí lên đến hàng trăm tỉ đồng. Một trung tâm cứu hộ động vật hoang dã sẽ được xây dựng và những loài chim thú quý hiếm sau khi được cứu sẽ thả trở lại rừng. Du khách có thể quan sát chúng từ những chòi cao. Các công trình như khách sạn, sân golf… đều được tập trung xây dựng ở vùng đệm của vườn quốc gia.

Phong Nha – Kẻ Bàng có một hệ động thực vật phong phú vào bậc nhất trong các vườn quốc gia tại Việt Nam (26/67 loài thú ở đây được ghi vào sách đỏ). Ngoài ra, Phong Nha – Kẻ Bàng còn có những địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mĩ như bến phà Xuân Sơn, sân bay Khe Cát, hang “Tám Cô”… cùng những cổ tự Chăm bí ẩn trong lòng các hang động hay huyền thoại về kho báu của vua Hàm Nghi thời cần Vương chống thực dân Pháp.
Khu du lịch Phong Nha hiện nay đã có hệ thống dịch vụ khá chu đáo như khách sạn, cửa hàng bán đồ lưu niệm, phòng hướng dẫn… Sau một ngày thăm thú hang động, du khách sẽ về Đồng Hới nghỉ đêm.

Nếu tour du lịch dài ngày thì sẽ kết hợp du lịch hang động, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm và tìm hiểu văn hóa của các dân tộc thiểu số… Phong cảnh sơn thủy hữu tình sẽ níu chân du khách trong những đêm ở vùng sơn cước này.

Du khách sẽ nghỉ đêm trên những con thuyền của ngành du lịch, đủ chỗ chọ khoảng dăm bảy chục người. Thuyền thả trôi theo sông Son để du khách được nghe những làn điệu dân ca rẻo cao hay xem các nghệ nhân làng tuồng Khương Hà biểu diễn. Trên thuyền có đủ rượu cần với cá sồng Son là những món ăn sẽ làm du khách nhớ mãi. Du khách vừa uống rượu, vừa ngắm trăng thượng huyền đổ bóng trên sông Son và nghe bài Sơn nữ ca chơi vơi trên khói sóng: Một đêm trong rừng vắng, ánh trăng chênh chếch đầu ghềnh thấp thoáng…

Sau khi tham quan Phong Nha, nhà thám hiểm Hao-ớt Lim-be, trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh đã phát biểu : “Với kinh nghiệm của mười sáu năm thám hiểm hang động ở Tổ chức nghiên cứu hang động mạnh nhất của Hoàng gia Anh, tôi khẳng định Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới”. Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm nói trên thì động Phong Nha có bảy cái nhất: hang động dài nhất; cửa hang rộng nhất; bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất; có những hồ ngầm đẹp nhất; thạch nhũ tráng lệ và ki ảo nhất; sông ngầm dài nhất.
Kính thưa các quý vị du khách!

Chúng ta đã được nhìn thấy tận mắt vẻ đẹp kì thú của động Phong Nha. Động Phong Nha chỉ là một trong muôn ngàn danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam. Tôi tin rằng những chuyến du lịch bổ ích như thế này sẽ phần nào giúp cho quý vị hiểu thêm về cội nguồn lòng yêu nước thiết tha, mãnh liệt của dân tộc Việt Nam.

Chúng tôi vô cùng tự hào về giang sơn gấm vóc của mình và mong ước rằng cả nhân loại sẽ sống vui vẻ, hoà bình trong môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp mà Tạo hóa đã hào phóng ban tặng cho loài người.
Xin cảm ơn quý vị du khách đã lắng nghe!

26 tháng 11 2017

Xin chào, hôm nay tôi xin giới thiệu về lịch sử 36 phố phường của Thăng Long, Hà Nội. Sách "Hà Nội ba sáu phố phường" của Thạch Lam viết: "Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Trung Quốc có Thượng Hải… Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu..."

Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố rất nhiều vẻ đẹp vì Hà Nội đẹp thật và cũng vì chúng ta mến yêu. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội . Để cho những người mong ước kinh kỳ ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ đẹp riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong ba mươi sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi.

Hà Nội hiện nay có 9 quận, 5 huyện gồm 128 phường, 98 xã và 6 thị trấn, nhưng đó là "phường và phố" Hà Nội hiện nay, còn ca dao cổ có câu:
Hà Nội ba sáu phố phường.
Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh.

Khu phố cổ "36 phố phường" của Hà Nội được giới hạn bởi đường Hàng Đậu ở phía Bắc, phía Tây là đường Phùng Hưng, phía Đông là đường Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải, phía Nam là đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng. Khu phố cổ được biết đến hiện nay được thiết kế và quy hoạch theo phong cách kiến trúc Pháp với mạng lưới đường hình bàn cờ, nhưng dấu vết lịch sử thì lại in đậm ở nhiều lớp văn hoá chồng lên nhau. Thăng Long-Hà Nội là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt bởi vì đến hết thế kỷ XVI Thăng Long-Đông Đô-Đông Kinh vẫn là đô thị độc nhất của nhà nước Đại Việt lúc ấy.

Dưới thời nhà Lý, nhà Trần, Phố cổ Hà Nội bao gồm nhiều phường trong tổng số 61 phường thời đó. Vào thời Lê, đầu thế kỷ XVI, Hà Nội trở thành Đông Kinh, khắp nơi đổ về buôn bán làm ăn trong 36 phường lúc bấy giờ, và dần dần, nơi đây chính là khu Phố Cổ thời nay.

Vào thời Lê, "phường" ngoài nội dung chỉ các tổ chức của những người cùng làm một nghề (phường chèo, phường thợ) thì còn một nội dung nữa, chỉ những khu vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long.

Sử cũ còn ghi Thăng Long đời Lê gọi là phủ Phụng Thiên. Chia ra hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Đức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện 18 phường. Như vậy, Thăng Long có 36 phường. Suốt ba thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên sự phân định hành chính đó.

Khi xưa, khu 36 phố phường phát triển trong môi trường có nhiều ao hồ. Khu này được sông Tô Lịch bao bọc ở phía Bắc, sông Hồng ở phía Đông và hồ Hoàn Kiếm ở phía Nam. Khu vực chợ và nhà ở đầu tiên được đặt tại nơi sông Tô Lịch và sông Hồng gặp nhau. Cửa sông Tô Lịch là bến cảng và có thể có rất nhiều con kênh nhỏ nằm rải rác trong khu Phố Cổ.

Từ thế kỷ XV, khu Kinh Thành gọi là phủ Trung Đô gồm 2 huyện với tổng số 36 phường. Trong thời kỳ này đa phần huyện Thọ Xương, hầu hết các phố đều là nơi buôn bán, rất nhiều đền và chùa cũng được xây vào thời kỳ này.

Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn y nguyên 13 tổng nhưng con số các phường, thôn, trại rút xuống mạnh (do sáp nhập): Thọ Xương còn 113 phường, thôn, trại. Vĩnh Thuận còn 40 phường, thôn, trại. Tổng cộng là 153 phường, thôn, trại.

Như vậy, nhà Lê cho Thăng Long hưởng một quy chế riêng (gọi là Phủ, trực thuộc trung ương và suốt ba thế kỷ chỉ gồm có 36 phường). Ngược lại, nhà Nguyễn đã đánh đồng Thăng Long với các phủ khác, phải lệ thuộc vào tỉnh và cũng có tổng, có thôn, có trại như mọi nơi.

Trên thực tế không có cái gọi là "Hà Nội 36 phố phường". Chỉ có Thăng Long thời Lê có 36 phường hoặc là Hà Nội thời Minh Mạng có 239 phường, thôn, trại và Hà Nội thời Tự Đức với 153 phường.

Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ "Hàng", tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó.Và sau đây là một bài ca dao gửi đến tất cả mọi người để nhớ tới 36 phố phường của Hà nội ta:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố mới Phúc Kiến, Hàng Ngang
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Qua đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là quá xinh.

Từ đời Lê (thế kỷ XV), nhiều người Trung Quốc được phép cư trú ở Thăng Long (Hà Nội), họ rủ nhau đến làm ăn buôn bán ở phố Hàng Ngang (xưa kia ở hai đầu phố có dựng hai cái cổng chắn ngang đường, tối đến đóng lại). Do đó thành tên Hàng Ngang.

Như tên gọi Hàng Đường có rất nhiều cửa hàng bán đường, mứt, bánh, kẹo. Sát với chợ Đồng Xuân là phố Hàng Mã - chuyên bán các mặt hàng truyền thống làm từ các loại giấy màu.

Từ đầu phố Hàng Mã đi thẳng sang phố Hàng Chiếu dài 276m (nơi bán nhiều loại chiếu thảm bằng cói) là đến Ô Quan Chưởng (cửa Đông Hà) di tích khá nguyên vẹn của một trong 36 phố phường Thăng Long xưa hay phố nghề rất điển hình: Hàng Thiếc.

Mỗi nghề còn giữ lại trên tên phố Hà Nội nay đã qua bao thay đổi, đến nay đã có hơn sáu mươi phố bắt đầu bằng chữ Hàng như Hàng Đào, Hàng Tre, Hàng Sắt, Hàng Mành, Hàng Bún, Hàng Bè...

Trong các phố của Hà Nội hiện nay, có những phố nguyên có chữ Hàng nhưng đã được mang tên mới như Hàng Cỏ (tức phố Trần Hưng Đạo ngày nay), Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học), Hàng Giò (Bà Triệu phía gần Hồ Hoàn Kiếm), Hàng Lọng (Đường Nam bộ rồi Lê Duẩn), Hàng Nâu (Trần Nhật Duật), Hàng Kèn (Quang Trung), Hàng Bột (Tôn Đức Thắng).

Khu phố cổ Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX cơ cấu đô thị trở nên dày đặc hơn. Khu phố cổ được mở rộng tập trung theo hướng trung tâm của khu phố. Các ao, hồ, đầm, dần dần bị lấp kín để lấy đất xây dựng.

Khu phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc độc đáo, mang nặng bản sắc dân tộc Việt, có sắc thái đặc trưng của một khu dân cư sản xuất chủ yếu là nghề thủ công truyền thống. Nơi đây diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của cư dân đô thị như sinh sống, bán hàng sản xuất, lễ hội, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tạo nên một sức sống mãnh liệt để khu phố cổ tồn tại vĩnh viễn và phát triển không ngừng.

Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, quy hoạch Hà Nội bắt đầu có sự thay đổi. Khu phố cổ có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, có hè phố, đường được rải nhựa và có hệ thống chiếu sáng, nhà cửa hai bên đường phố được xây gạch lợp ngói. Bên cạnh những nhà cổ mái ngói xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách Châu Âu.

Khu phố cổ Hà Nội từ 1954-1985, dân cư có sự thay đổi, nhiều gia đình từ chiến khu trở về được bố trí vào ở khu phố cổ. Kể từ đó số hộ ở trong mỗi số nhà cứ tăng dần lên từ một hộ đến hai, ba hộ, rồi mỗi hộ gia đình lại phát triển thêm theo kiểu tam đại, tứ đại đồng đường...

Từ 1954 trở đi, do chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, chính sách phát triển sản xuất, chính sách kinh tế của thời bao cấp (Nhà nước đảm nhận việc cung cấp mọi nhu yếu phẩm cho cuộc sống của dân cư qua hệ thống các cửa hàng bách hoá và dịch vụ...).

Toàn bộ khu phố cổ nơi buôn bán sầm uất đã trở thành khu dân cư ở (1960-1983), đa số dân cư trở thành cán bộ, công nhân viên, phục vụ cho xí nghiệp, hợp tác xã các cơ quan thành phố...

Khu phố cổ từ 1986 đến nay, dưới đường lối đổi mới của Đảng đã khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân xây dựng mở mang phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Buôn bán ở khu phố cổ dần dần được phục hồi, phát triển và sầm uất hơn xưa. Nhiều ngôi nhà cổ được cải tạo đổi mới, nhiều nhà xuống cấp, bị hỏng được xây dựng lại với nhiều kiểu cách. Nhiều đình, đền, chùa được tu sửa.

Ngày nay, ta vẫn xem "36 phố phường" của Hà Nội là khu phố cổ. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dẫu tên phố thay đổi ít nhiều, dẫu nghề nghiệp ở đó có còn hay mất, nhưng những nghề thủ công và các sản phẩm mà người thợ Thăng Long làm ra sẽ mãi in đậm, ăn sâu trong trái tim người Hà Nội cũng như lịch sử Việt Nam.