K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Thể hiện thái độ biết ơn của những người dân chài, cảm tạ trời đã giúp mang đến một mẻ cá bội thu.

4 tháng 3 2022

Câu thơ như một lời cảm tạ thể hiện lòng biết ơn của người dân khi trời yên sóng lặng để có thể đánh bắt được nhiều cá. 

4 tháng 3 2022

tham khảo

tại vì thông thường người dân ta mỗi khi tính toán làm việc gì thường quan tâm đến yếu tố :" Thiên thời, địa lợi, nhân hòa " . Họ cảm ơn trời tức cảm ơn yếu tố " thiên thời " đã giúp họ có những chuyến ra khơi an toàn, không gặp sóng to, bão dữ để thuận lợi trong việc đánh bắt cá trên biển

9 tháng 12 2018

Chọn d

6 tháng 4 2022

bộc lộ cảm xúc

6 tháng 4 2022

Bộc lộ cảm xúc

4 tháng 3 2019
Câu thơ: "Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe" diễn tả tâm trạng vui sướng của tác giả khi thấy hình ảnh làng chài khi những chiếc thuyền cá trở về sau những ngày chìm trong gió biển. Người dân làng chài vui sướng biết bao khi những người thân của họ đã mang về những thành quả tương xứng.
4 tháng 3 2019

Tham khảo:

Câu thơ "Nhờ ơn trời, biến lặng, cá đầy ghe" đã thể hiện một cách cảm động nỗi niềm, tâm trạng, tấm lòng của bà con làng chài: sống gắn bó với biển khơi, tin vào trời đất một cách thánh thiện. "Nhờ ơn trời" nên ra khơi gặp nhiều may mắn: biển lặng, sóng êm, gặp luồng cá đánh bắt được nhiều, "cá đầy ghe". Làm ruộng, đánh cá, hay đi rừng, đi biển,... qua hàng nghìn năm, sống gắn bó với thời tiết, với thiên nhiên, cho nên "ơn trời mưa nắng phải thì...", "Nhờ trời hạ kế sang đông...", "Trời cho chân cứng đá mềm", v.v... là lời cầu mong, là niềm tin thánh thiện, phác thực của bà con lao động xưa nay. Tế Hanh đã diễn tả niềm tin ấy, lời cầu mong chúc phúc ấy một cách giản dị chân thành.

15 tháng 3 2022

lỗi

15 tháng 3 2022

lỗi

8 tháng 3 2022

giúp mình vs ạ

 

16 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Nhà thơ Tế Hanh có tên thật là Trần Tế Hanh, quê ở tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ tháng 8-1945 và trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng. Năm 1957 khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông để lại nhiều tập thơ có giá trị như: Hoa niên (1945); Hoa mùa thi (1948). Phong cách thơ Tế hanh là một tâm hồn thơ thuần hậu, mộc mạc với những người dân quê chân thật, chất phác. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam. Bài thơ Quê hương là tiếng nói, tiếng lòng của một người con xa quê đối với quê hương làng chài của mình. Trong bức tranh ấy, làng chài ven biển hiện lên tươi sáng, đẹp đẽ, sống động với những người dân lao động khỏe khoắn và vui tươi trong việc của mình cũng như tình yêu sâu sắc của tác giả đối với quê hương mình. Trong đó, khổ thơ thứ ba là khung cảnh đông vui, tấp nập mà người dân trở về sau ngày đánh cá trên biển

Hai câu thơ đầu "Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ /Khắp dân làng tấp nập đón ghe về" chính là hình ảnh của đoàn thuyền trở về sau ngày dài đánh cá trên biển. Ta có thấy được không khí vui tươi, tấp nập, và những thanh âm của sự trù phú, ấm no của một làng chài ven biển. Những từ láy "ồn ào, tấp nập" được tác giả sử dụng tài tình để diễn tả không khí ấm no, trù phú đó của làng chài. Trong không khí chung đó, chúng ta vẫn có thể nghe thấy những tiếng thầm cảm ơn của những ngư dân về một buổi đánh cá thuận lợi "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe". Họ biết ơn biển cả, họ biết ơn mẹ thiên nhiên đã cho họ một ngày đi đánh lưới thuận lợi, đem về những mẻ cá nặng trĩu tay với những con cá tươi ngon.

Trên nền cảnh, hình ảnh những người dân lao động hiện lên vô cùng đẹp và chân thực "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Đó là những người lao động với làn da rám nắng khỏe mạnh. Đặc biệt là hình ảnh "nồng thở vị xa xăm" là hình ảnh đẹp. Phải chăng đó là hơi thở của biển cả, của những vất vả thăng trầm mà họ đã trải qua cũng như tình yêu của họ để họ bám biển và lao động hàng ngày. Đặc sắc hơn, hình ảnh con thuyền cũng trở nên vô cùng sinh động như một con người nhờ biện pháp nhân hóa "im, mỏi, nằm". Nó như một thực thể sống, đang nghỉ ngơi sau 1 chuyến đi dài. Hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Nghe chất muối". Đây là chi tiết đặc sắc vì bình thường muối được cảm nhận bằng vị giác nhưng ở đây tác giả cảm nhận bằng thính giác. Điều này làm cho bài thơ càng trở nên sinh động và thú vị hơn

Đoạn thơ cho thấy tình yêu của tác giả đối với quê hương, đối với làng quê của mình. Khung cảnh tấp nập đó đã cho thấy một tình yêu và niềm tin của tác giả về sự ấm no, trù phú đến muôn đời của làng quê mình, nơi sinh ra những con người yêu lao động

16 tháng 4 2021

Là khung cảnh ồn ào nhộn nhịp, những con cá tươi ngon chứa đầy ghe, đó là thành quả sau 1 ngày làm việc vất vả

Hình ảnh người dân chài lưới với làn da ngăm rám nắng vô cùng sáng tạo, thú zị, gợi cảm ahihi

Câu 1. ( 2 điểm) Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện yêu cầu bên dưới:Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗKhắp dân làng tấp nập đón ghe về.“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằmNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.a. Từ “ ghe” trong câu thơ “Khắp dân làng tấp...
Đọc tiếp

Câu 1. ( 2 điểm) Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

a. Từ “ ghe” trong câu thơ “Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.” là từ địa phương hay từ toàn dân. Nghĩa của từ đó.

b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

c. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu thơ: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm/ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Câu 2 (2.0 điểm)

Xác định hành động nói của các câu sau và cho biết chúng được thực hiện theo những cách nào?

a. Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con(1). Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An- dát và Lo-ren(2).

b. Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu văn sau:

“uể oải chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên.”

Câu 3 (2.0 điểm)

Nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau:

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ..”

Câu 4: ( 4đ)

Hiện nay , ở trường em có một số bạn học sinh sa đà vào chơi điện tử. Em hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng ấy và khuyên các bạn học tập chăm chỉ hơn.

 

1
20 tháng 5 2021

Câu 1:

a, Từ ''ghe'' là từ địa phương, chỉ con thuyền để người dân đi đánh cá, có thể là đánh cá xa bờ

b, Đoạn trích miêu tả người dân ra đón đoàn thuyền trở về sau thời gian lênh đênh đánh bắt trên biển

c,

Tham khảo nha em:

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"
Sau bao ngày vất vả lên đênh trên biên, chiếc thuyền cùng trai tráng làng chài trở về. Câu thơ cho thấy hẳn là chiếc thuyền ấy đã cùng với dân chài trên biển lâu lắm rồi, dường như gắn liền với làng vậy. Chất muối đã ngấm trong thớ vỏ, cái vị mặn mà ấy cũng là đặc trưng của làng ven biển- quê hương của tác giả Tế Hanh. Hình ảnh quê hương không lung linh hay lãng mạn như những quê hương của bao người. Mà nơi ấy giản dị, như chính con người nơi đây. Đó là một con thuyền, là vị muối,... như vị của quê hương...

 

16 tháng 3 2022

hình như lỗi câu hỏi rồi bn ơi