Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ý nghĩa các phương thức biểu đạt :
- Phương thức miêu tả, tự sự giúp làm các bài văn về tự sự, miêu tả hay, sinh động, hấp dẫn.
- Yếu tố nghị luận, thuyết minh : giúp tư duy logic, thuyết phục về một vấn đề.
- Biểu cảm : giúp có cảm xúc sâu sắc, chân thực hơn khi làm văn.
Các kiểu văn bản trên khác nhau ở hai điểm chính : Phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện.
Cụ thể:
- Tự sự: trình bày sự việc
- Miêu tả: đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng.
- Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng thuyết minh càn làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.
- Nghị luận: Bày tỏ quan điểm
- Biểu cảm: bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc.
- Điều hành: Văn bản mang tính chất hành chính – công vụ.
Các kiểu văn bản trên khác nhau ở hai điểm chính : Phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện.
Cụ thể:
- Tự sự: trình bày sự việc
- Miêu tả: đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng.
- Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng thuyết minh càn làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.
- Nghị luận: Bày tỏ quan điểm
– Tên gọi cho một loại văn bản căn cứ vào phương thức biểu đạt nào là chính. Bên cạnh phương thức chính bao giờ cũng có các phương thức biểu đạt khác.
– Trong một văn bản ít có trường hợp một văn bản chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
- Văn bản tự sự có cả miêu tả, biểu cảm, nghị luận và nếu tự sự là chính thì vẫn là văn bản tự sự
+ Tự sự sẽ chi phối các yếu tố khác phụ trợ cho nó.
Những thể loại văn học: Thơ Mới, truyện ngắn, truyện vừa, kịch, văn xuôi…
Mỗi thể loại có một phương thức chủ đạo khác nhau
+ Thơ tự do: Phương thức chủ đạo là biểu cảm, có kết hợp miêu tả
+ Văn xuôi: tùy tác phẩm, tự sự chủ đạo, biểu cảm, thuyết minh là chủ đạo…
Tham Khảo:
Năm học vừa qua, do đạt danh hiệu học sinh xuất sắc nên em được đi nghỉ mát ở Nha Trang bốn ngày. Từ sáng sớm cho đến chiều tối, em cùng các bạn tắm biển, leo núi, ngồi trên ca nô lướt sóng tới thăm các đảo. Cuộc du ngoạn rất vui vẻ và thú vị. Tối đến, lúc mọi người ngủ say thì em lại thao thức nhớ mẹ - người mẹ hiền từ và yêu quý. Mỗi lần nhớ mẹ, kỉ niệm về một cơn mưa lại hiện lên trong kí ức của em…
Dạo ấy, ba em đi công tác xa nhà nên ngày ngày mẹ phải đến trường đón em sau giờ tan học. Một buổi trưa, trời bỗng đổ mưa to và kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Từ cơ quan, mẹ hối hả đạp xe tới trường. Thấy em đang đứng nép dưới cổng, mẹ vội cởi áo mưa trùm cho em và bảo:
- Con khoác áo vào đi cho khỏi ướt.
Nhận ra vẻ băn khoăn của em, mẹ an ủi:
- Đừng lo con ạ! Mưa chắc cũng sắp tạnh rồi! Mẹ khoẻ hơn con, có ướt một chút cũng chẳng sao.
Mưa vẫn nặng hạt, nước chảy tràn trên mặt đường, tuôn ồ ồ xuống các miệng cống. Trên đường, vắng xe cộ và người qua lại. Trong các hiên nhà, người trú mưa chen chúc. Mẹ em vẫn gò lưng đạp xe trong mưa. Em thương mẹ quá mà chẳng biết làm sao.
Về đến nhà, mẹ vội thay quần áo rồi lo nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Em cũng giúp mẹ một tay. Đến bữa, mẹ có vẻ mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Em động viên:
- Mẹ cố ăn bát cơm cho khoẻ!
Mẹ gượng cười:
- Chắc không sao đâu con! Mẹ chỉ thấy khó chịu một chút thôi. Rồi mẹ uống một viên thuốc cảm và đi nghỉ. Đến chiều, mẹ vẫn đi làm như thường lệ.
Đêm ấy, mẹ lên cơn sốt. Em bối rối chẳng biết phải làm thế nào nên chạy sang nhờ bác An hàng xóm đưa mẹ đi bệnh viện. Bác sĩ khám bệnh rồi nói rằng mẹ bị viêm phổi cấp tính do bị cảm lạnh. Em đặt tay lên trán mẹ, trán mẹ nóng như lửa. Đôi môi mẹ khô se, hơi thở mệt nhọc, khó khăn. Em thương mẹ quá, nước mắt cứ rưng rưng. Bác An lấy chiếc khăn lạnh đặt lên trán mẹ. Hai bác cháu cùng cô y tá trực thức bên mẹ suốt đêm. Mẹ được tiêm mấy mũi thuốc, đến gần sáng, cơn sốt hạ dần.
Mẹ vẫy em lại gần rồi ra hiệu bảo mở cửa sổ. Những tia nắng sớm rọi vào làm sáng cả căn phòng. Nét mặt mẹ tươi trở lại.
Lần ấy, mẹ phải nằm bệnh viện mất năm hôm. Ngày ngày, bác An thay mẹ đến trường đón em. Chiều nào em cũng vào bệnh viện thăm mẹ. Hai mẹ con ngồi trên chiếc ghế đá kê dưới gốc cây bàng, nhỏ to tâm sự. Mẹ vuốt tóc em và khuyên:
- Đừng vì mẹ bệnh mà xao nhãng việc học hành, con nhé! Ngày mai, mẹ sẽ về với con. Em ngả đầu vào vai mẹ như ngày còn thơ bé…
Hôm mẹ về nhà, thấy nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, mẹ vui lòng lắm.
Mẹ khen em:
- Con gái mẹ giỏi quá! Em thầm mong mai sau sẽ trở thành một người phụ nữ hiền dịu, đảm đang như mẹ.
Từ độ ấy, em càng cố gắng chăm ngoan, học giỏi để đền đáp phần nào công ơn của mẹ. Mẹ ơi! Đúng như lời một bài hát: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối nguồn ngọt ngào… Lời hát nặng ân tình ấy sẽ theo con suốt cuộc đời mẹ ạ!
tHAM khảo
Đã bao giờ bạn tin rằng sau một giấc mơ những điều bạn hằng mong ước bấy lâu sẽ trở thành sự thật ?Đã có lúc tôi rất tin vào điều đó và luôn nhớ khoảnh khắc kỳ diệu mà giấc mơ đã đem đến cho tôi .Hôm ấy là một buổi tối cuối tuần,trời đầy sao và gió thì dịu nhẹ.Tôi nằm trên trần nhà mơ mộng đếm những vì sao.Bỗng nhiên tôi thấy cả không gian như bừng sáng.Trong vầng hào quang sáng lấp lánh,ông tôi cười hiền từ bước về phía tôi.Tôi sung sướng đến nghẹt thở ngắm nhìn gương mặt phúc hậu, hồng hào và mái tóc bạc phơ của người ông yêu quí.Ông tôi vẫn thế:dáng người cao đậm,bộ quân phục giản dị và cái nhìn trìu mến!Tôi ngồi bên ông,tay nắm bàn tay của ông,tận hưởng niềm vui được nâng niu như thuở còn thơ bé…Tôi muốn hỏi những ngày qua ông sống như thế nào?Ông ở đâu?Ông có nhớ đến gia đình không …Tôi muốn hỏi nhiều chuyện nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu cả.Ông kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích mà ngày xưa ông vẫn kể.Giọng ông vẫn thế:rủ rỉ,trầm và ấm.Ông hỏi tôi chuyện học hành,kiểm tra sách vở của tôi.Đôi mày ông nhíu lại khi thấy tôi viết những trang vở cẩu thả.Ông không trách mà chỉ ân cần khuyên nhủ tôi cố gắng học tập chăm chỉ hơn.Ông nhìn tôi rất lâu bằng cái nhìn bao dung và khích lệ.Ông còn bảo những khát vọng mà ông làm dang dở,cháu hãy giúp ông biến nó thành hiện thực.Những khát vọng ấy ông ghi lại cả trong trang giấy này.Muốn làm được điều ấy chỉ có con đường học tập mà thôi…Ông dẫn tôi đi trên con đường làng đầy hoa thơm và cỏ lạ.Hai ông cháu vừa đi vừa nói chuyện thật vui.Ông bảo đến chợ hoa xuân,ông muốn đem cả mùa xuân về căn nhà của cháu.Ông chọn một cành đào, cành khẳng khiu nâu mốc nhưng hoa thì tuyệt đẹp:màu phấn hồng,mềm,mịn và e ấp như đang e lệ trước gió xuân.Nụ hoa chi chít,cánh hoa thấp thoáng như những đốm sao.Tôi tung tăng đi bên ông,lòng sung sướng như trẻ nhỏ.Ông cầm cành đào trên tay.Có lẽ mùa xuân đang nấp cả trong những nụ đào e ấp ấy…Xung quanh ông cháu tôi,kẻ mua,người bán,ồn ào và náo nhiệt.Họ cũng đang chuẩn bị đón xuân về !Tôi đang bám vào tay ông,ríu rít trò chuyện về những ngày xuân mới sắp đến,chợt nghe tiếng mẹ gọi rất to.Tôi giật mình tỉnh dậy,thấy mình vẫn đang nằm trêm trần nhà.Lòng luyến tiếc nhận ra tất cả chỉ là một giấc mơ thôi ..Giấc mơ chỉ là khoảnh khắc kỳ diệu đáp ứng niềm mong nhớ của tôi. Tôi nuối tiếc song cũng học được nhiều điều từ giấc mơ đó.Và quan trọng nhất là tôi được gặp ông , được ông truyền cho niềm tin và sự nỗ lực cố gắng thực hiện những ước mơ của chính mình.
Tình bạn là một trong những điều quan trọng nhất đối với mỗi người. Nó đi cùng ta qua nhiều năm tháng và ngày hôm nay, khi đã trưởng thành, em mới cảm nhận được hết những giá trị của tình bạn đã mang lại cho mỗi chúng ta. Với em thì tình bạn đẹp nhất chính là tình bạn của thời học sinh bởi khi ấy, chúng ta chỉ là những đứa trẻ ngây thơ, không chút tạp niệm và không có bất cứ điều gì ảnh hưởng tới tình bạn. Khi ấy, chúng ta thận thiết với nhau bởi tình cảm thực sự xuất phát từ chính trái tim của mình mà không hề toan tính. Và em cũng có rất nhiều những kỉ niệm khó quên với Linh – người bạn thân trong suốt những năm đi học của mình.
Linh cùng em là hai người bạn thân với nhau từ khi còn học lớp bốn. lúc nào hai đứa cùng đi cùng nhau trên khắp mọi nẻo đường, cùng đi học, cùng đi ăn quà, thậm chí là cùng nhau trốn bố mẹ để đi chơi. Và có lẽ gây ấn tượng nhất trong em là có lần chúng em đã cùng nhau đi chơi, tụ tập ở nhà một người bạn cả ngày cùng với hai người bạn khác cùng bàn.
Buổi sáng, em và Linh cùng nhau đi chung một chiếc xe đạp, mỗi người phụ trách mang một thứ đồ đi cùng: em thì mang khoai lang, Linh mang bột mỳ. Tới nơi hai người bạn kia đã tới đó từ trước, chúng em cùng nhau bật đĩa nhạc mới mua và tập nhảy theo những nhóm nhảy trên màn hình và thu âm những ca khúc mà chúng em đã hát theo. Có thể nói là vui biết chừng nào, bởi có đôi khi bản thân chúng ta cũng có những điều mà chúng ta muốn làm nhưng không thể, chỉ khi có những người bạn thân ở cạnh mình, có cùng những ý nghĩ với mình thì tình cảm ấy suy nghĩ ấy mới được thể hiện hết tất cả.
Hát hò xong, tất cả cùng nhau nấu ăn. Chỉ là những đứa trẻ nên tất cả cùng làm những món ăn đơn giản như: khoai lang tẩm bột và bánh đa cùng tương ớt. những món ăn đó đã giúp mấy đứa trẻ gần nhau hơn và đó là lần đầu tiên chúng em đã cùng nhau nói lên ước mơ của mình. Những ước mơ tuy giản dị nhưng không phải lúc nào cũng nói cùng với cha mẹ mà chỉ có thể tâm sự cùng với những người bạn. và cho tới tận bây giờ, có người đã đi theo đúng suy nghĩ của mình lúc đó cũng có những người không theo con đường ấy nhưng mỗi lần nhớ lại em vẫn luôn cảm thấy xúc động.
Tình bạn đẹp nhất là khi mà chúng ta luôn có xuất phát điểm từ chính trái tim và tấm lòng của mình. Theo thời gian, con người sẽ dần lớn lên nhưng những kỉ niệm của chúng ta thì vẫn còn mãi cho tới tận bây giờ. Bởi thế cho nên chúng ta ai cũng nên học cách nâng niu những kỉ niệm để có thể không hối hận vì đã để thời gian trôi qua một cách nhanh chóng mà không đọng lại được bất cứ một điều gì.
Cho tới bây giờ, mỗi khi nhìn thấy hình ảnh các bạn nhỏ đang bán vé số hay đánh giày ngoài đường, tôi lại nghĩ về Minh Trang – cô bạn thân của mình. Là bạn thân, chúng tôi có không ít những kỉ niệm vui buồn cùng nhau. Kỉ niệm mà tôi nhớ nhất là về một cô bé bán vé số xảy ra nhiều năm về trước.
Vào dịp trung thu năm lớp 2, trường tôi tổ chức “Đêm hội trăng rằm”. Khi ông trăng đã lên cao giữa vòm trời, chúng tôi được rước đèn, phá cỗ. Tiếng trống múa lân rộn vang tưng bừng. Đêm hội kết thúc, tôi và Minh Trang cùng đi ra cổng trường đợi bố mẹ đón về. Chúng tôi vô cùng thích thú với những món đồ chơi trung thu, nào đèn ông sao, nào vương miện còn có cả kẹo, bánh nữa. Ra tới cổng, chúng tôi thấy một cô bé đang nhìn vào bên trong khán đài. Cô bé chạc tuổi chúng tôi hoặc nhỏ tuổi hơn. Người gầy gò, khoác trên mình chiếc áo sơ mi hoa nhí đã sờn màu. Cô đeo một chiếc túi và trên tay cầm một tập giấy nhỏ. Bỗng, cô bé ấy nhìn hai đứa tôi. Gương mặt cô nhỏ nhắn, tái nhợt. Ánh mắt nhìn chằm chằm vào chiếc đèn ông sao mà tôi đang cầm trên tay. Tôi hỏi: “Sao cậu lại nhìn tớ?”. Cô bé hơi ngạc nhiên, mắt vẫn nhìn chiếc đèn và cất lời: “Cậu cho tớ mượn chiếc đèn ông sao một lúc được không?”. Tôi lập tức trợn mắt: “Tớ không cho cậu mượn được”. “ Tớ chỉ mượn một lúc thôi mà!” – Vừa nói, cô bé đưa tay cầm vào chiếc đèn. Thấy vậy, tôi liền giật lại.
Minh Trang vỗ vào người tôi và bảo: “Ánh Dương ơi, cậu cho bạn ấy mượn đi, chỉ một lúc thôi mà.” Tôi nhìn cô bạn của mình tỏ vẻ khó hiểu: “Chúng ta không quen câu ấy? Cậu ấy vừa bẩn vừa hôi. Cậu không sợ người lạ sao? Nhất là những người mà không đi cùng bố mẹ.”. Cậu ấy mỉm cười: “Sao chúng ta phải sợ. Tớ và cậu có hai người, bạn ấy chỉ có một mình. Mà tớ biết bạn ấy không phải người xấu đâu.” Tôi nhìn cô bé kia, rồi nhìn Minh Trang, lòng chưa hết ngờ vực. Cô bạn tôi đưa cho cô bé kia chiếc đèn và một chiếc bánh, rồi tiếp lời: “Tặng cậu luôn nhé! Chúc cậu trung thu vui vẻ!”. Cô bé ấy hớn hở cảm ơn. Vừa lúc đó, mẹ tôi tới. Hai chúng tôi lên xe ra về. Trên xe, Trang bảo tôi rằng, cô bé lúc nãy là cô bé bán vé số. Thường những bạn nhỏ nào phải đi bán vé số thì họ rất đáng thương. Các bạn ấy nhiều khi còn mồ côi, không được đi học, phải tự mình kiếm sống. Ngay cả ngày lễ, các bạn vẫn phải làm việc, không được hát múa, cũng chẳng được phá cỗ. Tôi nghe cô bạn nói mới hiểu mình đã sai. Chúng ta không nên kì thị, hắt hủi những người có số phận kém may mắn, mà cần yêu thương và giúp đỡ họ. Tôi thật may mắn khi có một người bạn như vậy.
Giờ đây, tôi với Minh Trang không còn học cùng nhau nữa. Tôi đã chuyển đến ngôi trường mới nhưng sẽ chẳng bao giờ quên cô bạn dễ thương và tốt bụng của mình. Đặc biệt, kỉ niệm đêm trung thu hôm đó.
Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn - Cãi nhau vào giờ giải lao
Tôi và Hân là đôi bạn thân ngay từ thuở mẫu giáo. Chúng tôi gắn bó đi học và lớn lên cùng nhau. Mối quan hệ của chúng tôi thân thiết và gắn bó. Chúng tôi có nhiều kỉ niệm và khó quên nhất là khi chúng tôi cãi nhau vào giờ giải lao trong trường.
Chuyện xảy ra cũng đã 5 năm nhưng tôi vẫn còn nhớ mãi. Buổi sáng đẹp của mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi đi dạo trong vườn hoa của trường. Vườn có nhiều hoa đẹp như hoa cúc vàng đẹp, nhiều cánh và có mùi thơm nhẹ. Tôi mới hỏi Hân:
- Hân ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!
Hân bĩu môi:
- Nhìn rất bình thường. Không bằng hoa hồng bởi hoa hồng là chúa tể của các loài hoa.
Tôi và Hân mải miết tranh luận bởi ai cũng có lý của mình. Cả hai từ tranh luận thành ra cãi nhau và nói chuyện lớn tiếng. Bác bảo vệ thấy vội lại gần chúng tôi:
Hai cháu ơi, bác đã nghe hai cháu tranh cãi về vẻ đẹp của hoa rồi. Bây giờ bác nói thế này xem có lý không: “Hoa nào cũng có vẻ đẹp riêng, không thể so sánh hoa nào đẹp hơn. Chúng ta cùng nhau chăm sóc để hoa mãi tươi đẹp”.
Sau khi bác bảo vệ cất tiếng, tôi và Hân không còn cãi nhau nữa mà trở nên im lặng. Chúng tôi đều biết lỗi của mình nhưng đều vụng về khi thể hiện tình cảm. Khi chưa biết nói thế nào với cậu ấy. Hân quay sang cười làm hoà với tôi:
- Mình xin lỗi nhé! Mình nóng tính quá.
Tôi vội vàng cười nhẹ:
- Không! Mình cũng sai rồi. Đáng lẽ nên suy nghĩ hơn trước khi nói.
Trước mắt chúng tôi là vườn hoa đẹp với nhiều sắc màu của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Cả hai chúng tôi cùng vui vẻ, cười đùa. Bạn bè dù thân thiết đến mấy cũng không thể tránh khỏi việc mâu thuẫn, tranh luận. Chúng ta cần biết kiềm chế và học cách bao dung để giữ gìn tình bạn đẹp.
Các tác phẩm nghị luận vẫn cần các yêu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự. Tuy nhiên, các yếu tố đó chỉ là các yếu tố phụ, có tác dụng giúp cho tác phẩm nghị luận sinh động, thuyết phục hơn.
Trong văn nghị luận : yếu tố nghị luận là yếu tổ chủ đạo, làm sáng tỏ và nổi bật nội dung cần nói đến. Còn các yếu tố trên chỉ đó vai trò bổ trợ, có thể giải thích cho 1 cơ sở nào đó của vấn đề nghị luận ( thuyết minh), nêu sự việc dẫn chứng cho vấn đề ( tự sự)…
Chọn đáp án: D