Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những nội dung sai:
- Nguyễn Khuyến xuất thân trong gia đình quan lại đã suy tàn
Sửa lại: Nguyễn Khuyến xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo
- Nguyễn Khuyến chủ yếu sống ở quê nội tại Nam Định
Sửa lại: Nguyễn Khuyến lớn lên và chủ yếu sống ở quê nội tại Hà Nam
- Tuy học rộng tài cao nhưng Nguyễn Khuyến thi nhiều lần đều không đỗ kì thi Hương
Sửa lại: Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu kì thi Hương.
Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng đảm bảo tính logic chặt chẽ trong lập luận, nội dung phù hợp với đạo lí và pháp luật. (Gợi ý: viết được những ưu điểm và hạn chế của việc thực hiện pháp luật của giới trẻ).
* HS tự tìm đọc một số truyện ngắn của Nam Cao và Kim Lân.
* Những nét nổi bật trong cách kể chuyện của từng tác giả:
a. Nhà văn Nam Cao:
- Đề tài, chủ đề: Nam Cao thường hướng ngòi bút của mình vào miêu tả những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh cuộc sống hàng ngày, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống, nghệ thuật.
- Cốt truyện, kết cấu: Trong nhiều tác phẩm của ông cốt truyện được hư cấu rất đơn giản, dường như không cần đến sự tổ chức, sắp xếp. Có nhiều truyện của Nam Cao không có cốt truyện.
- Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật: Hướng ngòi bút vào thế giới bên trong của con người, miêu tả tâm lý trong chiều sâu của sự vận động và phát triển của nhân vật.
- Ngôn ngữ, giọng điệu:
+ Ngôn ngữ trong sáng tác của Nam Cao là ngôn ngữ đa âm, phức điệu, hiện đại. Ông không chỉ sử dụng đắc địa đại từ nhân xưng: nó, hắn, y, thị, gã mà còn có khả năng hóa thân, nhập vai vào tất cả các nhân vật, suy nghĩ và nói năng bằng tiếng nói của nhân vật. Có sự hòa quyện giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, có sự chuyển hóa, trao đổi từ ngôn ngữ người kể chuyện sang ngôn ngữ nhân vật.
+ Trong truyện của Nam Cao ta thường bắt gặp một giọng điệu có sắc thái tưởng chừng đối lập nhau. Ấy là giọng khách quan lạnh lùng, tàn nhẫn bên ngoài mà cảm thông, thương xót bên trong.
b. Nhà văn Kim Lân:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật: Kim Lân khắc họa được hình tượng sinh động. Bà cụ Tứ, Tràng tiêu biểu cho những người lao động cơ cực, nhưng vẫn nguyên vẹn tấm lòng nhân hậu, trong sáng.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo: Kim Lân thường đưa nhân vật vào những tình huống éo le, độc đáo để làm nổi bật tính cách, suy nghĩ, vẻ đẹp nội tâm của nhân vật.
- Sử dụng ngôn ngữ bình dân, tinh tế, có duyên: mộc mạc, giản dị. Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, nhưng có sự chắt lọc kĩ lưỡng, có sức gợi đáng kể: bước “ngật ngưỡng”, đường “khẳng khiu, nhấp nhỉnh”, vẻ mặt “phớn phở”, dãy phố “úp súp, dật dờ “… Cách viết như thế tạo nên một phong vị và sức lôi cuốn riêng.
- Nghệ thuật trần thuật tự nhiên, hấp dẫn. Trần thuật thông qua đối thoại giữa các nhân vật cũng là một nét đặc sắc của Kim Lân.
a, Vế chỉ nguyên nhân (in đậm) cần đặt sau vế chính ( Hắn lại nao nao buồn). Vế in đậm cũng cần gắn với câu sau, vì câu sau chính là câu cụ thể hóa cho một cái gì đó xa xôi.
- Vế chính đặt trước liên kết dễ với những câu đi trước, vế phụ sau liên kết dễ dàng với những câu sau đó
b, Câu ghép, vế chỉ nhượng bộ (tuy đối với chị cháu cũng như đối với quan huyện) được đặt sau để nhấn mạnh ý cũng như bổ sung
=> Đáp án C