Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. So sánh
– Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc
– Dấu hiệu nhận biết: Có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên, các em nên lưu ý một số trường hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi.
Ví dụ:
+ Trẻ em như búp trên cành
+ Người ta là hoa đất
+ “Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”
2. Nhân hóa
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…
– Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn
– Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…
Ví dụ:
+ “ Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu”
+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời
3. Ẩn dụ
– Khái niệm: Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó
– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
– Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau
Ví dụ: “Người cha mái tóc bạc/ đốt lửa cho anh nằm/ rồi Bác đi dém chăn/ từng người từng người một”
⇒ Người cha, Bác chính là: Hồ Chí Minh
4. Hoán dụ
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi
– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
– Dấu hiệu nhận biết: Đọc kĩ khái niệm
Ví dụ: “Áo nâu cùng với áo xanh/ Nông thôn cùng với thành thị đứng lên”
⇒ Áo nâu đại diện cho người nông dân của vùng nông thôn, áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân của thành thị
Biện pháp tu từ nhân hoá, được gợi qua các từ “đã ngủ rồi hả trầu?”. Tác giả đã xưng hô, trò chuyện thân mật với vật như với con người và từ miêu tả hành động cho vật như với con người (ngủ)
1, Văn học dân gian :
Truyền thuyết : con rồng cháu tiên, bánh trưng bánh giày, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, sự tích hồ Gươm, .......
Truyện cổ tích : Sọ dừa, Thạch Sanh, ......
Ngụ ngôn : Ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi, đeo nhạc cho mèo, ...............
Tục ngữ : Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ về con người và xã hội
1] kể tên các phép tu từ đã học ở lớp 6 và lớp 7 ?
- Các biện pháp tu từ đã học ở lớp 6 là: So sánh, Nhân hóa, Ẩn dụ ,Hoán dụ
2] kể tên các thể loại truyện dân gian đã học lớp 6?
- các thể loại truyện dân gian đã học lớp 6 :Truyện cổ tích , Truyện cười , Truyện dân gian , Truyện ngụ ngôn
3] kể tên các thể thơ đã học lớp 7?
+Thơ năm chữ
+Song Thất Lục Bát
+Lục Bát
+ Thơ Đường Luật
+Thơ bốn chữ , thơ sáu chữ, thơ bảy chữ, thơ tám chữ
+.Thơ tự do
+Thất ngôn tứ tuyệt
+Ngũ ngôn tứ tuyệt
+Thất ngôn bát cú
Câu 1 : Các phép tu từ đã học ở :
- Lớp 6 : so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ
- Lớp 7: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ,....
(Thiếu mở sgk)
Câu 2: Các thể loại truyện dân gian đã học lớp 6 : truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười..
Câu 3 : Các thể thơ đã học lớp 7 :
- Thơ năm chữ
- Song thất lục bát
- Lục bát
- Thất ngôn tứ tuyệt
- Thất ngôn bát cú
- Thơ 4/6/8 chữ
- Thơ tự do,...
#H
So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ
Dòng A. So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ nhé bạn
Chúc bạn học tốt!