K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2022

C1:

+ Đó là một hình ảnh gắn liền với thể xác quê hương , hình ảnh ẩn dụ mà t/g muốn diễn đạt đến nỗi ca ngợi , lòng thiết tha yêu quê với hình ảnh hồn quê.

+ Là một phần không thể thiếu của quê hương , hồn quê vẫn ở khắp nơi nhưng chỉ những con người yêu quê hương đất nước mới thấy và cảm nhận được sự có mặt của nó.

+ Là hậu phương vững chắc luôn dõi theo những việc ta làm , luôn quan tâm đến ta.

C2:

Em đồng tình . Vì quả thực con người ta dù có đi đâu không ai là không nhớ về quê hương kính yêu của mình , biết bao đời nay đã có rất nhiều thi sĩ làm thơ , làm văn để bộc lộ nỗi niềm yêu quê hương da diết của bản thân . Dù ta có đi đâu chăng nữa , chỉ cần có lòng yêu quê ta sẽ liền cảm nhận thấy quê hương cũng đang dõi theo những việc ta làm .

20 tháng 6 2019

MB: Giới thiệu về Huy Cận, bài thơ Tràng Giang và đoạn thơ phân tích

TB: Nêu hoàn cảnh sáng tác, cảm xúc bao trùm bài

- Nội dung bao quát cảnh và tình trong toàn bộ bài thơ

   + Hai câu thơ đầu: Cảnh thiên nhiên lúc chiều tà

   + Một nét vẽ mây núi hùng vĩ

   + Một cánh chim nhỏ tựa bóng chiều

- Thủ pháp tương phản: nỗi lòng cô đơn, nhỏ bé, chấp chới giữa dòng đời

   + Hai câu thơ thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê dâng ngập lòng người, nỗi khao khát tìm chỗ dựa cho tâm hồn

Nghệ thuật dùng từ láy âm “dờn dợn” lấy cái không có ngoại cảnh để nói cái có ở lòng người

Đánh giá nội dung và nghệ thuật đoạn thơ

   + Đoạn thơ nói lên nỗi niềm bơ vơ, buồn bã của “cái tôi” trữ tình, cảm xúc hướng về quê hương

   + Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển ở hình thức ngôn ngữ, ở bút pháp tả cảnh ngụ tình

KB: Đánh giá chung về đoạn thơ

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắngNếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấmNếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương.Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềmTừ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liềnLà hoa, tôi nở tình yêu ban sớm Cùng muôn trái tim ngất say hòa bình.Là mây, theo làn gió tôi bay khắp trờiNghìn xưa oai hùng đó nên xin tiếp lờiLà...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

 Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương.

Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm

Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền

Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm Cùng muôn trái tim ngất say hòa bình.

Là mây, theo làn gió tôi bay khắp trời

Nghìn xưa oai hùng đó nên xin tiếp lời

Là người, xin một lần khi nằm xuống

 Nhìn anh em đứng bên cắm cao ngọn cờ.”

(Trích “Tự nguyện”, nhạc và lời:Trương Quốc Khánh)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2. Anh chị hiểu thế nào về hai hình ảnh “bồ câu trắng” và “đóa hướng dương”

Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ chủ yếu và nêu hiệu quả của biện phấp tu từ đó.

Câu 4. Trong văn bản có câu: “Là người xin một lần khi nằm xuống/ Nhìn anh em đứng bên cắm cao ngọn cờ” Anh/chị có đồng ý với lẽ sống, nhận thức đó không?

0
Câu 1: (8,0 điểm)Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về quan niệm sống của Xuân Diệu trong đoạn thơ sau:“Ta muốn ômCả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiềuVà non nước, và cây, và cỏ rạng,Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,Cho no nê thanh sắc của thời tươi;-Hỡi xuân hồng, ta muốn...
Đọc tiếp

Câu 1: (8,0 điểm)

Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về quan niệm sống của Xuân Diệu trong đoạn thơ sau:

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

-Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

(Vội vàng- Xuân Diệu)

Câu 2: (12,0 điểm)

Truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)- một minh chứng tiêu biểu cho nhận

xét: “… Các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm những giá trị cao đẹp trong những cảnh đời

tầm thường, tăm tối, khám phá cái cao cả trong những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp …”.

(Sách Ngữ văn 11 tập 1, nâng cao, nhà xuất bản Giáo dục, trang 150)

1
31 tháng 12 2019

Câu 1: Quan niệm sống vội vàng, sống để tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời trần thế ở ngay thì hiện tại

- Nhận định tính đúng đắn của quan niệm ấy.

- Vì sao em đồng ý / không đồng ý.

- Nêu biểu hiện (có ví dụ, dẫn chứng)

- Phản đề: Có phải lúc nào cũng sống vội vàng.

- Liên hệ bản thân.

Câu 2:

Chứng minh bằng tác phẩm Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân.

- Vấn đề: Nhà văn Nguyễn Tuân nhìn thấy cái đẹp ở những số phận tầm thường, tăm tối, cái cao cả trong những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp (chứng minh bằng quản ngục và Huấn Cao)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn hoá nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thể hiểu được quan điểm của người khác tức là trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hoá.

[...] Một trí tuệ có văn hoá, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của người khác, mặc dù không phải bao giờ cũng đồng ý với quan điêm đó. Vấn đề đồng ý chỉ nảy sinh khi anh đã hiểu được sự việc. Nếu không, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hoá đối với bất cứ vấn đề gì.

Đến đây, tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hóa và sự khôn ngoan thật sự là gì. Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiến thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích lũy được một lượng khổng lồ các thứ đó, chúng ta lại trở nên không tài nào biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ và không hiểu sao,  chúng ta lại có cảm giác rằng tất cả mọi thứ đó cộng lại chưa hẳn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người... Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể kết hợp được tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và những tiến bộ của con người với sự khôn ngoan thật sự hay không ? Tôi không biết. Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác nhau. Tôi nhớ đến một người rất thông thái - một nhà thơ Hi Lạp nổi tiếng, đã nói :

“Sự khôn ngoan là gì,

Chính là sự cố gắng của con người,

Vượt lên sợ hãi,

Vượt lên hận thù,

Sống tự do,

Thở hít khí trời và biết chờ đợi,

Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”

(Gi. Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12 - 1997)

c) Cách diễn đạt trong văn bản trên có gì đặc sắc?

1
3 tháng 4 2019

c, Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình tượng

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn hoá nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thể hiểu được quan điểm của người khác tức là trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hoá.

[...] Một trí tuệ có văn hoá, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của người khác, mặc dù không phải bao giờ cũng đồng ý với quan điêm đó. Vấn đề đồng ý chỉ nảy sinh khi anh đã hiểu được sự việc. Nếu không, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hoá đối với bất cứ vấn đề gì.

Đến đây, tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hóa và sự khôn ngoan thật sự là gì. Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiến thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích lũy được một lượng khổng lồ các thứ đó, chúng ta lại trở nên không tài nào biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ và không hiểu sao,  chúng ta lại có cảm giác rằng tất cả mọi thứ đó cộng lại chưa hẳn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người... Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể kết hợp được tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và những tiến bộ của con người với sự khôn ngoan thật sự hay không ? Tôi không biết. Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác nhau. Tôi nhớ đến một người rất thông thái - một nhà thơ Hi Lạp nổi tiếng, đã nói :

“Sự khôn ngoan là gì,

Chính là sự cố gắng của con người,

Vượt lên sợ hãi,

Vượt lên hận thù,

Sống tự do,

Thở hít khí trời và biết chờ đợi,

Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”

(Gi. Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12 - 1997)

a) Vấn đề mà J. Nê-ru đưa ra để nghị luận là gì? Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy, hãy đặt tên cho văn bản.

1
6 tháng 4 2017

a, Vấn đề mà tổng thống Ấn Độ Nê-ru nêu ra là văn hóa và những biểu hiện ở con người.

Có thể đặt tên: Con người văn hóa

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn hoá nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thể hiểu được quan điểm của người khác tức là trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hoá.

[...] Một trí tuệ có văn hoá, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của người khác, mặc dù không phải bao giờ cũng đồng ý với quan điêm đó. Vấn đề đồng ý chỉ nảy sinh khi anh đã hiểu được sự việc. Nếu không, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hoá đối với bất cứ vấn đề gì.

Đến đây, tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hóa và sự khôn ngoan thật sự là gì. Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiến thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích lũy được một lượng khổng lồ các thứ đó, chúng ta lại trở nên không tài nào biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ và không hiểu sao,  chúng ta lại có cảm giác rằng tất cả mọi thứ đó cộng lại chưa hẳn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người... Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể kết hợp được tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và những tiến bộ của con người với sự khôn ngoan thật sự hay không ? Tôi không biết. Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác nhau. Tôi nhớ đến một người rất thông thái - một nhà thơ Hi Lạp nổi tiếng, đã nói :

“Sự khôn ngoan là gì,

Chính là sự cố gắng của con người,

Vượt lên sợ hãi,

Vượt lên hận thù,

Sống tự do,

Thở hít khí trời và biết chờ đợi,

Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”

(Gi. Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12 - 1997)

b) Để nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào ? nêu ví dụ.

1
19 tháng 1 2017

b, Thao tác lập luận:

   + Giải thích+ chứng minh

   + Phân tích + bình luận

"Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắngNếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dươngNếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấmNếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương.Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềmTừ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liềnLà hoa, tôi nở tình yêu ban sớmCùng muôn trái tim ngất ngây hoà bình.Là mây, theo làn gió tung bay khắp trờiNghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lờiLà người, xin một lần khi nằm xuốngNhìn...
Đọc tiếp

"Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương.

Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm

Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền

Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm

Cùng muôn trái tim ngất ngây hoà bình.

Là mây, theo làn gió tung bay khắp trời

Nghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lời

Là người, xin một lần khi nằm xuống

Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ"

Câu 1. Văn bản được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Bài thơ thể hiện mong ước gì? Mong ước của ai?

Câu 3. Ý nghĩa của những giả thiết tác giả đặt ra trong bài

Câu 4. Anh/chị học tập được gì từ lẽ sống mà văn bản trên đề cặp? Vì sao?

Giúp em với ạ!! Em cam on

0
Cho đoạn trích: với những thằng con trai mười tám tuổi đất nước là nhịp tim có thể khác thường là một làn mây mỏng đến bâng khuâng là mùi mồ hôi thật thà của lính đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội hay một bữa cơm rau rừng chúng tôi không muốn chết vì hư danh không thể chết vì tiền bạc chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích:

với những thằng con trai mười tám tuổi

đất nước là nhịp tim có thể khác thường

là một làn mây mỏng đến bâng khuâng

là mùi mồ hôi thật thà của lính

đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội

hay một bữa cơm rau rừng

chúng tôi không muốn chết vì hư danh

không thể chết vì tiền bạc

chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên cuồng

những liều thân vô ích

đất nước đẹp mênh mang

đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt

chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết

 (Trích Thử nói về hạnh phúc, Thanh Thảo)

 

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Trong đoạn thơ trên, chúng tôi dám chết cho đối tượng nào? (0.5 điểm)

Câu 2. Theo đoạn trích, đất nước với những thằng con trai mười tám tuổi là gì? (0.75 điểm)

Câu 3. Việc không viết hoa chữ cái đầu dòng thơ có tác dụng gì? (0.75 điểm)

Câu 4. Đất nước với anh/chị là gì? (Trình bày bằng đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng) (1.0 điểm)

3
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha! Trời xanh đây là...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha!

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

Từ những năm đau thương chiến đấu

Ðã ngời lên nét mặt quê hương

Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu

Ðã bật lên những tiếng căm hờn.

( Đất Nước – Nguyễn Đình Thi, Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, trang 124)

Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn trích?

Câu 2: Thông qua đoạn trích, anh/chị có cảm nhận gì về tinh thần đấu tranh của nhân dân ta?

Câu 3: Xác định biện pháp nghệ thuật tu từ và hiệu quả nghệ thuật trong hai câu thơ: “ Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều”

Câu 4: Trình bày cảm nhận của anh/chị về tình cảm được thể hiện trong hai câu thơ: “Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

 

0