K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Ví dụ: sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông Mê Công

+ Ở lưu vực sông Cửu Long (sông Mê Công) có tình trạng thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô; cùng với tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng càng khiến xâm nhập mặn, hạn hán diễn ra trầm trọng hơn.

+ Để khắc phục tình trạng đó, cần đẩy mạnh việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông Cửu Long thông qua biện pháp cải tạo, mở rộng hệ thống kênh rạch vừa góp phần đảm bảo nước cho sinh hoạt và sản xuất (trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản,..), vừa phòng chống thiên tai (lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn).

+ Trong quá trình sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông Cửu Long cần chú ý đến vấn đề bảo vệ chất lượng nguồn nước.

14 tháng 8 2023

 Tham khảo: Việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông Hồng

- Ở lưu vực sông Hồng có xây dựng hồ chứa nước với nhiều mục đích khác nhau, như: phát triển thuỷ điện, du lịch, cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất và hoạt động sinh hoạt của người dân…

- Các hồ chứa nước có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tài nguyên nước cần chú ý đến vấn đề bảo vệ chất lượng nguồn nước.

16 tháng 8 2023

Tham khảo
- Ví dụ: Ở lưu vực sông Hồng có xây dựng hồ chứa nước với nhiều mục đích khác nhau, như: phát triển thuỷ điện, du lịch, cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất và hoạt động sinh hoạt…Các hồ chứa nước có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tài nguyên nước cần chú ý đến vấn đề bảo vệ chất lượng nguồn nước.

13 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản ở nước ta:

- Khoáng sản có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Việc khai thác khoáng sản ở Việt Nam còn chưa hợp lí gây lãng phí, ảnh hưởng tới môi trường và sự phát triển bền vững.

- Biên pháp:

+ Thực hiện nghiêm Luật khoáng sản của Việt Nam.

+ Quản lí chặt chẽ việc khai thác khoáng sản để tránh tình trạng thất thoát.

+ Sử dụng khoáng sản tiết kiệm để đảm bảo lợi ích lâu dài của đất nước.

+ Quản lí trữ lượng và sản lượng khai thác.

+ Sử dụng công nghệ khai thác tiên tiến để tránh làm ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả khai thác.

♦ Ví dụ: Việc khai thác cát trái phép trên sông Lô:

- Nhiều năm qua, sông Lô đoạn chảy qua địa phận tỉnh Tuyên Quang là một trong nhiều điểm nóng về tình trạng khai thác cát trái phép.

- Tình trạng khai thác cát trái phép không chỉ gây thất thoát lớn tài nguyên của quốc gia mà còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của cư dân, ví dụ như: gây tình trạng sụt lún, thiệt hại đến hoa mùa; gây mất an ninh trật tự trong khu vực,…

- Trước tình trạng đó, UBND tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều biện pháp cứng rắn nhằm xử lý quyết liệt tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên lòng sông Lô.

13 tháng 8 2023

THAM KHẢO

♦ Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản ở nước ta:

- Khoáng sản có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Việc khai thác khoáng sản ở Việt Nam còn chưa hợp lí gây lãng phí, ảnh hưởng tới môi trường và sự phát triển bền vững.

- Biên pháp:

+ Thực hiện nghiêm Luật khoáng sản của Việt Nam.

+ Quản lí chặt chẽ việc khai thác khoáng sản để tránh tình trạng thất thoát.

+ Sử dụng khoáng sản tiết kiệm để đảm bảo lợi ích lâu dài của đất nước.

+ Quản lí trữ lượng và sản lượng khai thác.

+ Sử dụng công nghệ khai thác tiên tiến để tránh làm ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả khai thác.

♦ Ví dụ: Việc khai thác cát trái phép trên sông Lô:

- Nhiều năm qua, sông Lô đoạn chảy qua địa phận tỉnh Tuyên Quang là một trong nhiều điểm nóng về tình trạng khai thác cát trái phép.

- Tình trạng khai thác cát trái phép không chỉ gây thất thoát lớn tài nguyên của quốc gia mà còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của cư dân, ví dụ như: gây tình trạng sụt lún, thiệt hại đến hoa mùa; gây mất an ninh trật tự trong khu vực,…

- Trước tình trạng đó, UBND tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều biện pháp cứng rắn nhằm xử lý quyết liệt tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên lòng sông Lô.

    
13 tháng 8 2023

#Tham_khảo:

- Nước ta có 9 hệ thống sông lớn là: Hồng, Thái Bình, Kỳ Cùng - Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai và Cửu Long.

- Chế độ nước của hệ thống sông Hồng:

+ Là hệ thống sông lớn nhất ở phía bắc nước ta, chảy theo hướng tây bắc - đông nam.

+ Toàn bộ hệ thống sông có trên 600 phụ lưu, trong đó có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô.

+ Ở vùng đồng bằng, sông Hồng có nhiều chi lưu kết nối với hệ thống sông Thái Bình trước khi đổ ra biển.

+ Chế độ dòng chảy khá đơn giản với mùa lũ dài khoảng 5 tháng, tập trung tới 75 - 80% tổng lượng nước cả năm. Do mùa lũ xảy ra đồng thời giữa sông chính và các phụ lưu nên lũ thường lên nhanh.

- Chế độ nước của hệ thống sông Thu Bồn:

+ Là hệ thống sống lớn ở duyên hải miền Trung nước ta.

+ Toàn bộ hệ thống sông có hơn 80 phụ lưu chảy theo các hướng khác nhau, nhưng đoạn dòng chảy chính ở hạ lưu khi đổ ra biển có hướng tây - đông.

+ Mùa lũ thường kéo dài khoảng 3 tháng vào thu - đông nhưng tập trung khoảng 65% tổng lượng nước cả năm.

+ Do độ dốc địa hình lớn, hình dạng sông và chế độ mưa phân mùa mạnh mẽ nên sông thường xảy ra lũ lớn, lũ lên nhanh và rút nhanh.

- Chế độ nước của hệ thống sông Cửu Long:

+ Là phần dòng chảy thuộc hạ lưu hệ thống sông Mê Công.

+ Hệ thống sông Mê Công có rất nhiều phụ lưu (trong đó có hơn 280 phụ lưu trên lãnh thổ nước ta). Khi chảy về lãnh thổ Việt Nam, sông chia thành hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu.

+ Chế độ nước đơn giản và khá điều hòa, mùa lũ dài khoảng 5 tháng, chiếm 75 - 80% tổng lượng nước cả năm.

+ Do sông có diện tích lưu vực lớn, độ dốc nhỏ nên lũ thường lên chậm và rút chậm. Tuy nhiên, hệ thống sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển, đặc biệt là trong mùa cạn.

16 tháng 8 2023

Tham khảo: Việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông Hồng

- Ở lưu vực sông Hồng có xây dựng hồ chứa nước với nhiều mục đích khác nhau, như: phát triển thuỷ điện, du lịch, cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất và hoạt động sinh hoạt…

- Các hồ chứa nước có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống và sản xuất.

- Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tài nguyên nước cần chú ý đến vấn đề bảo vệ chất lượng nguồn nước.

13 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Sự phân hóa khí hậu từ bắc xuống nam và từ tây sang đông: Từ bắc xuống nam, khí hậu nước ta được chia làm 2 miền:

- Miền khí hậu phía bắc:

+ Ở phía bắc dãy Bạch Mã;

+ Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 20℃. Mùa đông lạnh; mùa hạ nóng và mưa nhiều.

- Miền khí hậu phía nam:

+ Ở phía nam dãy Bạch Mã;

+ Có khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ trung bình năm cao trên 25℃. Lượng mưa có sự phân hóa giữa mùa mưa và mừa khô.

- Riêng khu vực ven biển miền Trung từ 11oB - 18oB mùa mưa lệch sang mùa thu đông.

♦ Sự phân hóa khí hậu từ đông sang tây

- Nguyên nhân: ảnh hưởng của địa hình và hoạt động các khối khí.

- Biểu hiện: Sự khác biệt khí hậu giữa các vùng miền và thềm lục địa: vùng đồng bằng ven biển và đồi núi.

♦ Ví dụ:

- Theo chiều bắc nam: Khí hậu miền bắc có mùa đông lạnh, miền nam nóng quanh năm.

- Theo chiều đông tây: Khu vực đông bắc do ảnh hưởng địa hình và hướng gió nên có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn khu vực tây bắc.

Tham khảo

* Sự phân hóa khí hậu từ bắc xuống nam và từ tây sang đông: Từ bắc xuống nam, khí hậu nước ta được chia làm 2 miền:

- Miền khí hậu phía bắc:

+ Ở phía bắc dãy Bạch Mã;

+ Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 20℃. Mùa đông lạnh; mùa hạ nóng và mưa nhiều.

- Miền khí hậu phía nam:

+ Ở phía nam dãy Bạch Mã;

+ Có khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ trung bình năm cao trên 25℃. Lượng mưa có sự phân hóa giữa mùa mưa và mừa khô.

- Riêng khu vực ven biển miền Trung từ 11oB - 18oB mùa mưa lệch sang mùa thu đông.

* Sự phân hóa khí hậu từ đông sang tây

- Nguyên nhân: ảnh hưởng của địa hình và hoạt động các khối khí.

- Biểu hiện: Sự khác biệt khí hậu giữa các vùng miền và thềm lục địa: vùng đồng bằng ven biển và đồi núi.

* Ví dụ:

- Theo chiều bắc nam: Khí hậu miền bắc có mùa đông lạnh, miền nam nóng quanh năm.

- Theo chiều đông tây: Khu vực đông bắc do ảnh hưởng địa hình và hướng gió nên có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn khu vực tây bắc.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tính cấp thiết của việc chống thoái hóa đất:

+ Tình trạng phá rừng và tác động biến đổi khí hậu, việc sử dụng đất chưa hợp lí đã đẩy nhanh quá trình thoái hóa đất.

+ Hiện tượng sa mạc hóa, cát lấn ven biển; ngập úng, mặn hóa, phèn hóa ở đồng bằng trũng thấp và ô nhiễm đất do canh tác nông nghiệp và các hoạt động sản xuất.

- Biện pháp chống thoái hóa đất:

+ Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên và trồng rừng, tạo lớp phủ bảo vệ đất.

+ Thực hiện các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc, chống xói mòn, rửa trôi đất.

+ Thực hiện tốt việc sử dụng phân bón hữu cơ, đặc biệt là ở các vùng chuyên canh nông nghiệp, chống ô nhiễm đất.

+ Hoàn thiện và tăng cường năng lực của các công trình thuỷ lợi để cung cấp nước ngọt thường xuyên, đặc biệt là trong mùa khô, khắc phục tình trạng đất bị khô hạn, mặn hoá, phèn hoá.

15 tháng 8 2023

Tham khảo
1.
loading...
2.

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:

+ Việt Nam có 2360 con sông có chiều dài dài trên 10km.

+ 93% các sông nhỏ và ngắn. Một số sông lớn là: sông Hồng, sông Mê Công,…

- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà,...) và hướng vòng cung (sông Thương, sông Lục Nam,…); một số sông chảy theo hướng tây - đông.

- Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta có hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.

- Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m3/ năm) và lượng phù sa khá lớn (khoảng 200 triệu tấn/năm).

13 tháng 8 2023

Tham khảo

Yêu cầu số 1: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam:

+ Khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng. Cả nước phát hiện trên 5000 mỏ và điểm quặng với 60 loại khoáng sản khác nhau.

+ Khoáng sản nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: Than đá, dầu mỏ, khí đốt,…

+ Sự hình thành khoáng sản ở nước ta gắn với sự hình thành và phát triển của tự nhiên.

Yêu cầu số 2: Nguồn khoáng sản nước ta đa dạng do:

+ Kết quả của quá trình địa chất kéo dài.

+ Vị trí địa lí nước ta nằm ở nơi giao nhau giữa 2 vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

13 tháng 8 2023

THAM KHẢO

Yêu cầu số 1: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam:

+ Khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng. Cả nước phát hiện trên 5000 mỏ và điểm quặng với 60 loại khoáng sản khác nhau.

+ Khoáng sản nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: Than đá, dầu mỏ, khí đốt,…

+ Sự hình thành khoáng sản ở nước ta gắn với sự hình thành và phát triển của tự nhiên.

Yêu cầu số 2: Nguồn khoáng sản nước ta đa dạng do:

+ Kết quả của quá trình địa chất kéo dài.

+ Vị trí địa lí nước ta nằm ở nơi giao nhau giữa 2 vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.