K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề 1: đọc văn bản sau:

          Ngụ ngôn của mỗi ngày 

    Ngồi cùng trang giấy nhỏ 

Tôi đi học mỗi ngày 

    Tôi học cây xương rồng 

Trời xanh cùng nắng, bão 

     Tôi học trong nụ hồng 

Màu hoa chừng rỏ máu 

     Tôi học lời ngọn gió 

Chẳng bao giờ vu vơ 

      Tôi học lời của biển 

Đừng hạn hẹp bến bờ 

 

      Tôi học lời con trẻ 

Về thế giới sạch trong 

      Tôi học lời già cả 

Về cuộc sống vô cùng 

 

       Tôi học lời chim chóc 

Đang nói về bình minh

        Và trong bia mộ đá 

Lời răn dạy đời mình 

                                 - Đỗ Trung Quân -

 

Câu 1: đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ trong khổ thơ trên? 

Câu 3: nghĩa của từ "hạn hẹp" trong câu: " đừng hạn hẹp bến bờ"

Câu 4: hình ảnh "biển" trong câu"tôi học lời của biển" có ý nghĩa.

Câu 5: theo em nhân vật tôi trong văn bản đã học được điều gì từ nụ hồng, ngọn gió?

Câu 6: nêu thông điệp ý nghĩa nhất mà em rút ra qua khổ thơ sau: 

                 " Tôi học cây xương rồng 

                   Trời xanh cùng nắng, bão 

                   Tôi học trong nụ hồng 

                   Màu hoa chừng rỏ máu "

II/ viết: Phát biểu cảm nghĩ của em vềĐề 1: đọc văn bản sau:

          Ngụ ngôn của mỗi ngày 

    Ngồi cùng trang giấy nhỏ 

Tôi đi học mỗi ngày 

    Tôi học cây xương rồng 

Trời xanh cùng nắng, bão 

     Tôi học trong nụ hồng 

Màu hoa chừng rỏ máu 

     Tôi học lời ngọn gió 

Chẳng bao giờ vu vơ 

      Tôi học lời của biển 

Đừng hạn hẹp bến bờ 

 

      Tôi học lời con trẻ 

Về thế giới sạch trong 

      Tôi học lời già cả 

Về cuộc sống vô cùng 

 

       Tôi học lời chim chóc 

Đang nói về bình minh

        Và trong bia mộ đá 

Lời răn dạy đời mình 

                                 - Đỗ Trung Quân -

 

Câu 1: đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ trong khổ thơ trên? 

Câu 3: nghĩa của từ "hạn hẹp" trong câu: " đừng hạn hẹp bến bờ"

Câu 4: hình ảnh "biển" trong câu"tôi học lời của biển" có ý nghĩa.

Câu 5: theo em nhân vật tôi trong văn bản đã học được điều gì từ nụ hồng, ngọn gió?

Câu 6: nêu thông điệp ý nghĩa nhất mà em rút ra qua khổ thơ sau: 

                 " Tôi học cây xương rồng 

                   Trời xanh cùng nắng, bão 

                   Tôi học trong nụ hồng 

                   Màu hoa chừng rỏ máu "

II/ viết: Phát biểu cảm nghĩ của em về một người mà em yêu quý.

 

        một người mà em yêu quý.

 

       

0

Câu 1: 

Em hiểu những câu thơ trên là: sự mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn và chông gai của cuộc sống. Dù thế nào cũng không bỏ cuộc 

Câu 2: 

Theo em, tác giả học được bài học: mở lòng yêu thương với vạn vật, đừng để trái tim chỉ mang toàn mầm mống vị kỉ trở thành một thực thể chỉ tồn tại chứ không có cuộc sống đúng nghĩa. 

Câu 2:  

Từ bình minh không phải là từ láy mà là từ ghép Hán Việt nên không thể là từ láy 

Câu 4: Những từ trên thuộc loại từ "danh từ"

6 tháng 2 2023

1.

Em hiểu rằng:

+ Chúng ta luôn cần phải học hỏi những thứ xung quanh ta.

+ Chúng ta cần phải mạnh mẽ hơn để vượt qua những gian nan thử thách.

+ Mọi sự xinh đẹp, thành công nào cũng có giá của nó.

2.

Bài học:

+ Mỗi chúng ta cần trở nên mạnh mẽ hơn.

+ Cần có tinh thần học tập tốt đẹp.

3.

Không phải từ láy.

Vì "bình", "minh" đứng riêng đều có nghĩa.

4.

Thuộc từ ghép.

(Lần sau cách dòng câu hỏi từng dòng nhé).

Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Đường vô xứ Huế quanh quanhNon xanh nước biếc như tranh họa đồAi vô xứ Huế thì vô …”(Ca dao)a )Xác định nội dung chính bài ca dao trên (1 điểm)b) Tìm một bài ca dao em được học chương trình ngữ văn 7/HKI có cùng chủ đề với bài trên và chép thuộc lòng (1 điểm)2: (2 điểm)Tôi yêu Sài gòn da diết … Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ...
Đọc tiếp

Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Ai vô xứ Huế thì vô …”

(Ca dao)

a )Xác định nội dung chính bài ca dao trên (1 điểm)

b) Tìm một bài ca dao em được học chương trình ngữ văn 7/HKI có cùng chủ đề với bài trên và chép thuộc lòng (1 điểm)

2: (2 điểm)

Tôi yêu Sài gòn da diết … Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang âm u buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh.

(Minh Hương, Sài Gòn tôi yêu)

Xác định và gọi tên phép điệp ngữ trong đoạn văn trên và tìm 2 từ láy, 2 từ ghép được sử dụng trong đoạn.

3: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) giới thiệu về mái trường hiện nay em đang học, trong đó có sử dụng ít nhất một cặp từ trái nghĩa và gạch dưới.

4: (4 điểm) Tập Làm Văn

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.

1
15 tháng 12 2018

Tham khảo nhé.

C4

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết tha, hết lòng vì mọi người. ông đã có những bài thơ rất hay để nói về tình bạn của mình với những lời tâm tình, thể hiện tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau mà không có điều gì ngăn cách. Và trong số những bài thơ ấy, “bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Mở đầu bài thơ như một lời tâm tình của tác giả, cũng như một lời nói thân mật của một người bạn dành cho tri kỉ của mình. Trong đó chúng ta cũng cảm nhận được sự thân ái, và thoải mái khi được gặp lại những người có cùng tâm tình của mình trong hoàn cảnh đã rất lâu rồi mới được gặp nhau.

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Ao sâu, sóng cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Cả sáu câu tiếp theo, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để liệt kê ra hàng loạt những khó khăn hiện tại của mình. Tuy cũng có những sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng trong hoàn cảnh ấy, gia đình của nhà thơ thực sự không có gì “ra trò” để đãi khách.

Lúc người bạn tới chơi, trong gia đình lúc này chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo cả. Tất cả người trẻ đã đi ra ngoài rồi, không còn ai để nhờ mua đồ tiếp khách được nữa. Có cái chợ là nơi mua bán tất cả những đồ cần thiết thì lại quá xa, khiến cho chủ nhà không biết phải làm như thế nào hết.

Người chủ nhà ấy đã nghĩ ngay tới việc xem trong gia đình mình còn có gì có thể làm để chiêu đãi khách hay không. Không có những đồ đắt giá ở ngoài thì mình sẽ làm cho khách những đồ từ chính cây nhà lá vườn cũng được. ấy vậy mà, tác giả lại vô cùng thất vọng bởi ở nhà cũng chẳng có gì khả thi để dùng được. Hai người già thì sao có thể bắt cá giữa những đợt sóng lớn hay bắt gà ở trong khoảng vườn rất rộng được đây. Ngay cả những món rau dân dã cũng không có sẵn ở trong vườn. Hàng loạt những dẫn chứng của tác giả như lời than trách “cải chửa ra cây”, “cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn”, “mướp đương hoa”, … Trong đầu của người chủ nhà, dần dần từng thứ được đưa ra, từ những thứ cao sang cho tới những thứ gần gũi và bình dị đối với món ăn thường ngày của mỗi người vậy mà vẫn không có đủ để dành cho bạn.

Cuối cùng, ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” cũng chẳng có để đưa cho bạn mình - những thứ vốn được coi là những thứ cơ bản nhất trong những cuộc gặp mặt. Thế nhưng, cho dù có rất nhiều lí do đi chăng nữa thì câu thơ cuối cùng, tất cả lại như được vỡ òa trong cảm xúc và trở thành linh hồn của cả bài thơ.

Bác đến chơi đây ta với ta

Tất cả những thứ vật chất giờ đã không còn quan trọng nữa. chỉ cần có tấm lòng, có sự chân thành là đủ. Đã không còn là hai con người, tác giả và cả người tri kỉ đã giống nhu nhau “ta với ta”. Đó cũng chính là điều đáng quý nhất trong mối quan hệ của con người và con người.

Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được một cách sâu sắc về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Đó là một tình bạn không màng vật chất mà chỉ có sự chân thành và tấm lòng đối xử với nhau. Đó làm một điều rất đáng được trân trọng và học tập trong mối quan hệ của chúng ta.

23 tháng 11 2018

a.1)thơ ấu

a.2) vi vu

đặt câu: gió thổi vi vu

b) Đức Trung (ko chắc)

c) bài thơ có nội dung là:

tả về miền quê ngày xưa

và tác giả mong muốn được quay lại tuôi thơ

5 tháng 5 2020

phd thật ah

5 tháng 5 2020

Giải thù giải cho tau đi,l mẹ mi

Đọc và trả lời câu hỏi sau: Chỉ ra phương thúc biểu cảm của bài văn ?Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời câu hỏi sau: Chỉ ra phương thúc biểu cảm của bài văn ?

Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. 

Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng sông biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về co gạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xát xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa xa ngoài đồng bãi. Như con chiên ngoan mơ về “Đất Hứa”, tôi da diết mong gặp lại cây đa bến Miễu, cây me già đá chẹt, con đường quanh co lồi lõm lên pháo đài. Tôi nhớ những triền đá cao ào ào đổ xuống, róc rách len vào khe đá rồi thông thả bò qua con đường trải đá, chảy xuống xóm làng.

An Giang từ bao giờ đến bây giờ,  là đất nóng, là bãi chiến trường. Bờ cõi An Giang đời nay sang đời khác luôn bị xâm lăng và đẫm máu. Lịch sử An Giang đã viết bằng những cuộc đời lận đận, những số phận bi thương, những tâm hồn vĩ đại, bằng máu và nước mắt, bằng những lưỡi gươm và cây tầm vong vạt nhọn, bằng những mũi tên phi tiêu và cây súng thô sơ. Tôi thèm được leo lên Pháo Đài tìm lại phiến đá nào đã in dấu chân Hoàng Đạo Cật, cùng đồng đội của anh đánh tung trận địa pháo tầm xa của giặc. Tôi tha thiết muốn biết triền đá nào chí sĩ can trường Trương Gia Mô đã từ ngọn tháp rơi xuống, nhất định không thể sa vào tay giặc pháp. Tôi muốn tìm lại vang bóng con người đến phút cuối đời còn làm cho giặc kiếp sợ, nhà cách mạng lỗi lạc Phan Bội Châu nghe tin đã khóc với những lời thơ thống thiết...

Ôi quê mẹ An Giang nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kỳ công. Từ mảnh đất quê nghèo tôi chập chững ra đi, khi về  đôi chân rắn chắc vì được luyện qua nhiều miền xa đất nước. Khi đi, từ khung cửa hẹp của ngôi nhà lá nhỏ tôi ngơ ngác nhìn ra vùng đất rộng bên ngoài với đôi mắt khù khờ. Khi về, ánh sáng mặt trời những miền đất lạ bảo là sáng soi mỗi bước tôi đi. Tôi nhìn rõ quê hương, hơn thấy được xứ sở mình đẹp hơn ngày khởi cuộc hành trình.

 

 

1
3 tháng 10 2016

Phương thức : biểu cảm = cách gián tiếp.Đặc điểm : tập trung biểu cảm,cảm xúc để bộc lộ tình cảm chứ ko chú ý vào miêu tả và tự sự.

Mọi người nhận xét giùm mình bài văn này, có lỗi gì mọi người góp ý giúp mình. " Bởi mẹ khổ làn da xạm nắng Cả một đời gánh năng nuôi con Trăng khuya còn lúc héo mòn ...
Đọc tiếp

Mọi người nhận xét giùm mình bài văn này, có lỗi gì mọi người góp ý giúp mình.

" Bởi mẹ khổ làn da xạm nắng

Cả một đời gánh năng nuôi con

Trăng khuya còn lúc héo mòn

Thân người còm cõi nước non vơi đầy "

Những câu thơ trên làm tôi lại nhớ tới hình ảnh của mẹ. Người sinh thành, dưỡng dục và nuôi tôi khôn lớn thành người, người mà tôi yêu quý và quý trọng bấy lâu nay.

Theo thời gian, mẹ tôi càng ngày càng già đi. Mái tóc mẹ đã lấm tấm vài sợi tóc bạc, các vết chân chim và quầng thâm trên đôi mắt mẹ càng hiện rõ vì luôn phải lo nghĩ cho chúng tôi từng miếng ăn cái mặc và cả chuyện học hành. Khuôn mặt mẹ đôn hậu, đôi mắt trìu mến. Trong ánh mắt ấy, tôi cảm nhận được tình yêu thương bao la của mẹ. Mẹ ăn mặc giản dị như là một chiếc quần tây và một trước ao thun để làm việc.

Đôi tay gầy gầy, xương xương của mẹ hàng ngày chăm chỉ làm việc ngoài trời mưa gió với mưa gió với bao nhiêu khổ cực. Về nhà đôi tay ấy của mẹ còn phải giặt giũ, nấu cơm, Mẹ dùng bàn tay chăm sóc tôi mỗi khi bị ốm và an ủi khi tôi buồn. Bàn tay của mẹ làm ra bao nhiêu điều kỳ diệu.

Nhiều lúc, mẹ thật nghiêm khắc khiến tôi cảm thấy mẹ là người rất nóng tính. Nhưng mẹ đã xin lỗi khiến tôi cảm thấy quý mẹ hơn. Chắc cũng vì mẹ lo cho tôi mà thôi.

Tôi vẵn nhớ như in ngày hôm đó, một ngày mưa gió. Những đứa bạn ở xóm rủ tôi đi chơi đá bóng, mẹ đã nhắc nhở tôi không nên đi chơi thế nhưng tôi đã không nghe và cãi lời mẹ. Tôi đã trốn ra khỏi nhà để đi chơi cùng với đám bạn. Sau một lúc lâu thấy tôi không về, mẹ đã rất lo lắng và đi tìm tôi khắp nơi. Khi tìm thấy tôi ở sân bóng, mẹ mừng rỡ và ôm chầm lấy tôi. Sau cuộc chơi đó tôi đã bị sốt nặng. Mẹ phải chạy đôn chạy đáo trong đêm mưa to gió lớn để mua thuốc cho tôi cùng với bao sự lo lắng cho tôi.khi tôi tỉnh dậy thì thấy mẹ đã ngủ gật bên cạnh giường của tôi, chắc mẹ đã mệt mỏi cả đêm để chăm sóc tôi. Sau lần đó tôi thấy mình thật xấu hổ và hối hận, tôi chỉ muốn nói với mẹ : "Mẹ ơi! Con xin lỗi! ". Tôi tự hứa rằng lần sau sẽ không cãi lời mẹ như vậy nữa. Kỷ niệm đó như một sự minh chứng cho tình thương của mẹ dành cho tôi.

" Mẹ cha gánh vác hy sinh

Mẹ cha quên cả thân mình vì con."

Mẹ là người tôi tôn trọng và yêu quý nhất. Thiếu mẹ tôi sẽ mất đi một chỗ dựa tinh thần, người luôn đọng viên an ủi tôi mỗi khi buồn khi vui và luôn tin tưởng tôi. Mẹ chỉ có một nên hãy hiếu thảo và đừng bao giờ làm mẹ buồn.

1
6 tháng 11 2016

bạn tự làm đúng ko

 

 

6 tháng 11 2016

có mấy câu thơ mình tìm trên internet

Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”.

(Trích Ngữ văn 7- Tập I)

Câu 1: Những câu văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Văn bản đó thuộc thể loại gì ? Câu 2: Hãy chỉ ra một từ láy có trong những câu văn trên. Xét về cấu tạo, từ láy đó thuộc kiểu từ láy nào ?

Câu 3: Tại sao người anh lại nói “tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.” ?

Câu 4. Qua văn bản mà em vừa xác định, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì ?

Bài 2: . Đọc kỹ bài ca dao sau:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng, con ơi!”

Câu 1: Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong bài ca dao là gì?

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng chủ yếu trong bài ca dao? Em hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy. Tìm các từ láy trong bài ca dao và phân loại.

Câu 3: Em có biết bài ca dao nào khác cũng có nội dung tương tự như bài ca dao trên? Hãy chép lại bài ca dao đó.

Câu 4: Từ nội dung bài ca dao trên, kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( 8- 10 câu )nêu cảm nhận của em về vai trò của gia đình đối với mỗi con người. Trong đoạn văn có sử dụng từ láy, từ ghép – chỉ rõ 1 từ láy và từ ghép.

1

1. Nội dung: nỗi đau đớn cua hai anh em Thành và Thủy trước khi chia tay.

2. 

Quan hệ từ: và, mà, như, của.

Đại từ: chúng tôi, tôi

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:....Tôi yêu trong nắng sớm,một thứ nắng ngọt ngào,vào buổi chiều lộng gió nhớ thương,dưới nhứng cây mưa nhiệt đới bất ngờ.Tôi yêu thời tiết trái chướng với trời đang ui ui buồn bã,bỗng nhiên trong vắt như thủy tinh.Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.Tôi yêu phố phường náo động,dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm.Yêu cả cái tĩnh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

....Tôi yêu trong nắng sớm,một thứ nắng ngọt ngào,vào buổi chiều lộng gió nhớ thương,dưới nhứng cây mưa nhiệt đới bất ngờ.Tôi yêu thời tiết trái chướng với trời đang ui ui buồn bã,bỗng nhiên trong vắt như thủy tinh.Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.Tôi yêu phố phường náo động,dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm.Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi chiều tinh sương với làn không khí mát dịu,thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.

Câu 1:Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào,của ai?

Câu 2:Xác định hai biện pháp tu từ trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ đó .

Câu 3:Tìm một câu rút gọn trong đoạn văn và cho biết thành phẩn nào trong câu được rút gọn.Nêu tác dụng của việc rút gọn câu.

0
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:"Nhìn bàn tay của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, khong hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mãi vui chơi cùng bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em... Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa nói chuyện.Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ....
Đọc tiếp

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:

"Nhìn bàn tay của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, khong hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mãi vui chơi cùng bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em... Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa nói chuyện.

Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi."

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Viết theo thể loại nào?

b. Nêu nội dung của đoạn trích.

c. Xác định biện pháp tu từ trong phần văn sau và  nêu giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ đó: "Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi."

1
23 tháng 12 2019

a. Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê. Tác giả: Khánh Hoài. Thể loại: văn bản nhật dụng.

b. Nội dung: Tình yêu thương của hai anh em Thành, Thủy và nỗi buồn của Thành khi sắp phải xa em.

c. Biện pháp điệp ngữ vòng "một giấc mơ" được lặp lại cho thấy nỗi đau đột ngột, bất ngờ của Thành.

Tôi sống ở thị trấn nhưng vì mẹ làm ở trong làng nên từ nhỏ đã vào trường làng học cho tiện . Lên cấp 2 , vì thấy điều kiện trường học tốt hơn nên tôi chuyển về thị trấn học. Phương Anh cũng có hoàn cảnh giống như tôi vậy , bn ấy từ một nơi khác để lên đây học . Hai đứa bị cô lập vì tính cách ít ns , rụt rè . Có lẽ cùng hoàn cảnh mà ko biết từ bao h đã là bn thân của...
Đọc tiếp

Tôi sống ở thị trấn nhưng vì mẹ làm ở trong làng nên từ nhỏ đã vào trường làng học cho tiện . Lên cấp 2 , vì thấy điều kiện trường học tốt hơn nên tôi chuyển về thị trấn học. Phương Anh cũng có hoàn cảnh giống như tôi vậy , bn ấy từ một nơi khác để lên đây học . Hai đứa bị cô lập vì tính cách ít ns , rụt rè . Có lẽ cùng hoàn cảnh mà ko biết từ bao h đã là bn thân của nhau . Tuy cx ko tránh khỏi nhiều cuộc cãi vã nhưng cả 2 đều lm hòa và nhận ra lỗi sai .

Vì tôi học " mô hình trường học mới " nên cô giáo chia nhóm , tiếc thay tôi ko đc ngồi chung nhóm cùng Phương Anh nhưng cx từ đó tôi hòa nhập đc vs mina trong lớp . Từ đó tôi quen Hằng - 1 ng bn cùng nhóm . Có vẻ bn ấy khá là ...tốt tính , hơi sồn sồn 1 chút . Cx hay tâm sự vs tôi khi Phương Anh và tôi giận nhau ( có từng lúc bn ấy rảnh thôi )

Vào đầu giờ , Hằng rủ tôi đi lấy bánh ở cửa hàng trên phố , vì cùng đường nên tôi đã đồng ý.

Cuối h học , Phương Anh đi học thêm ( gần nhà tôi ) và bn ấy rủ tôi đi cùng . Tôi lại cx đồng ý .

Tôi vô tình ko biết rằng , mk chỉ có thể chọn 1 trong 2 người mà thôi .

Bây h , tôi phải lm thế nào đây ? Tôi ko muốn một trg 2 ng bị tổn thương . Càng ko muốn 1 trg 2 ng giận tôi . Có lẽ tôi đã quá tham lam nhưng … tôi …

3
11 tháng 11 2016

theo mk nghĩ bạn hãy xin lỗi 1 trong 2 bn Phương anh hay hằng, mk tin chắc nếu 2 bn ấy là 2 người bn thân và tốt với cậu thì các cậu ấy sẽ k giận cậu đâu

11 tháng 11 2016

Phạm Thị Trâm Anh

xin lỗi kiểu j hả bn khi chắc chắn sẽ giận theo kiểu ko thèm nhìn mặt nhau .