K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

         “Đã từ bao đời nay, hình ảnh người mẹ thường hiện hữu trong thơ ca. Mỗi nhà thơ viết về mẹ đều mang đến những nét riêng đầy xúc động. Nhiều người yêu thơ từng nhắc đến Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy, Trở về với mẹ ta thôi của Đồng Đức Bốn… và trong những bài thơ hay viết về mẹ không thể không nhắc đến bài Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai. Bài thơ được in trong tập thơ Đêm sông Cầu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 2003.
         Bài thơ Mẹ triển khai qua hai hình tượng sóng đôi: cau và mẹ, nhà thơ chọn một thứ cây rất gần gũi trong đời sống ở mỗi làng quê. Đã từ bao đời ,cây cau, quả cau cùng lá trầu trở thành một nét đẹp trong đời sống tinh thần người Việt. Hình ảnh quả cau, lá trầu xuất hiện trong mọi nghi lễ quan trọng của vòng đời con người từ khi sinh ra đời, cưới hỏi, lễ Tết đến sinh hoạt hằng ngày. Miếng trầu là đầu câu chuyện. Xuyên suốt bài thơ, nhà thơ Đỗ Trung Lai đã khai thác thủ pháp nghệ thuật đối lập qua từng khổ thơ để đem đến cho người đọc những cảm nhận sự gần gũi giữa cau và mẹ: Lưng mẹ còng rồi/Cau thì vẫn thẳng/Cau - ngọn xanh rờn/Mẹ - đầu bạc trắng.
Lời thơ ngỡ như lời nhận xét thông thường những đằng sau mỗi con chữ là bao đắng đót, xót xa khi nhận ra thời gian, nỗi vất vả cuộc đời đã hằn lên lưng còng, trên mái đầu bạc trắng của mẹ. Không cần nhiều lời chỉ qua hai hình ảnh lưng còng và mái đầu bạc trắng của mẹ mà gợi ra bao cảm nhận về công lao của mẹ, sự nhọc nhằn, đắng cay trong cuộc đời mẹ cho con khôn lớn, trưởng thành. Nhà thơ Trương Nam Hương khi viết về mẹ cũng có những câu đầy xúc động về tấm lưng còng của mẹ: Thời gian chạy qua tóc mẹ/Một màu trắng đến nôn nao/Lưng mẹ cứ còng dần xuống/Cho con ngày một thêm cao (Trong lời mẹ hát).
Cùng với thời gian, cau ngày càng cao, mẹ ngày một thấp, dân gian có câu: "Gần đất xa trời" nhằm nói lên sự già nua, cái chết đang đến gần. Sự gần đất của mẹ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng  nghe bao nuối tiếc khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều. Mẹ như ngọn đèn trước gió, như chuối chín cây, thời khắc con không còn mẹ đang đến ngày một gần: Cau ngày càng cao/Mẹ ngày một thấp/Cau gần với giời/Mẹ thì gần đất!
Mỗi khổ trong bài thơ đều gắn với cau, hình ảnh người mẹ và miếng trầu bao đời đã trở nên quen thuộc. Ngày xưa, khi mẹ chưa già, quả cau bổ làm tư - vừa miếng với mẹ nhưng bây giờ quả cau bổ tám mẹ còn ngại to, ý niệm thời gian hiển hiện trong mỗi khổ của bài thơ, thời gian làm mẹ ngày một già đi, răng rụng dần nên miếng cau nhỏ nhưng vẫn khó khăn với mẹ.
Hình ảnh người mẹ được ví như miếng cau khô gầy, thời gian đã bào mòn tất cả, chỉ nay mai mẹ không còn trên thế gian nữa, nhà thơ không khỏi ứa nước mắt trước hình hài của mẹ.
Khổ kết với câu hỏi tu từ, người con thảng thốt nhận ra quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, không tránh khỏi quy luật cuộc đời và ngày con xa mẹ đang đến gần. Câu hỏi nhưng không có câu trả lời, chỉ có mây bay về xa như những nỗi niềm rưng rưng, dâng trào cảm xúc: Ngẩng hỏi giời vậy/- Sao mẹ ta già?/Không một lời đáp/Mây bay về xa.
          Bài thơ rất kiệm lời mà hàm chứa bao tình ý sâu xa, lời thơ dung dị, tự nhiên, không nhiều dụng công nghệ thuật nhưng vẫn gây xúc động người đọc bởi cảm xúc chân thành, chạm đến những gì thiêng liêng nhất của mỗi người, đó là tình mẫu tử.”

                                                   (Theo báo Hải Dương , Nguyễn Quỳnh Anh)

Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

A.   Văn bản biểu cảm.

B.Văn bản nghị luận.

C. Văn bản thông tin.

D. Văn bản tự sự.

Câu 2: Trong câu “Mẹ như ngọn đèn trước gió, như chuối chín cây ..” người viết  đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

A.   Ẩn dụ.

B.   Hoán dụ.

C.    So sánh.

D.   Tương phản.

Câu 3: Trong câu văn “Mỗi khổ trong bài thơ đều gắn với cau, hình ảnh người mẹ và miếng trầu bao đời đã trở nên quen thuộc” có các Phó từ là?

A.Mỗi, đều,và.

B. Mỗi , đã.

C.Đều, đã.

D. Đều, và , đã.

Câu 4:Trong  văn bản, cách cấu trúc các đoạn văn trong phần thân bài dựa theo

A.   việc phân tích từng khổ thơ.

B.   việc phân tích từng câu thơ.

C.   việc phân tích từng hình ảnh về mẹ.

D.việc phân tích từng yếu tố nghệ thuật

Câu 5: Mục đích của văn bản này là gì?

A.   Thuyết phục người đọc về sự gần gũi giữa mẹ và hình ảnh cây cau .

B.   Thuyết phục người đọc về một bài thơ hay.

C.   Thuyết phục người đọc về nghệ thuật thơ bốn chữ qua  một bài thơ.

D.Thuyết phục người đọc về những biện  pháp tu từ độc đáo được sử dụng trong thơ .

Câu 6:Nhiệm vụ của đoạn 1 trong văn bản là:

A. Giới thiệu tác giả, xuất xứ văn bản , khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ .

B.Giới thiệu đề tài , đưa ra nhận định chung, giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ

C.Giới thiệu đề tài , đưa ra nhận định về cái hay trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

D.Giới thiệu đề tài , nhận định chung về những nét đặc sắc trong nội dung bài thơ.

 Câu 7: Nhiệm vụ của đoạn cuối trong văn bản là gì?

A. Liên hệ , mở rộng bài thơ với các bài thơ cùng chủ đề khác.

B. Khái quát lại tình cảm của nhà thơ dành cho mẹ.

C. Khái quát lại tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong bài thơ.

D. Khái quát lại cái hay trong nghệ thuật và nội dung của bài thơ.

Câu 8: Gạch chân dưới cụm chủ -vị dung để mở rộng thành phần chính của câu trong câu văn :

Mỗi nhà thơ viết về mẹ đều mang đến những nét riêng đầy xúc động”.

Câu 9: Văn bản này giúp em hiểu thêm được điều gì về bài thơ Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai ? (Viết trong khoảng 3 – 5 dòng)?

Câu 10: Quan sát người thân trong gia đình mình qua năm tháng , em thấy người thân có những thay đổi như thế nào? Em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi ấy? (Viết khoảng 7-10 câu văn)

3
3 tháng 8 2023

Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

A.   Văn bản biểu cảm.

B.Văn bản nghị luận.

C. Văn bản thông tin.

D. Văn bản tự sự.

Câu 2: Trong câu “Mẹ như ngọn đèn trước gió, như chuối chín cây ..” người viết  đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

A.   Ẩn dụ.

B.   Hoán dụ.

C.    So sánh.

D.   Tương phản.

Câu 3: Trong câu văn “Mỗi khổ trong bài thơ đều gắn với cau, hình ảnh người mẹ và miếng trầu bao đời đã trở nên quen thuộc” có các Phó từ là?

A.Mỗi, đều,và.

B. Mỗi , đã.

C.Đều, đã.

D. Đều, và , đã.

Câu 4:Trong  văn bản, cách cấu trúc các đoạn văn trong phần thân bài dựa theo

A.   việc phân tích từng khổ thơ.

B.   việc phân tích từng câu thơ.

C.   việc phân tích từng hình ảnh về mẹ.

D.việc phân tích từng yếu tố nghệ thuật

Câu 5: Mục đích của văn bản này là gì?

A.   Thuyết phục người đọc về sự gần gũi giữa mẹ và hình ảnh cây cau .

B.   Thuyết phục người đọc về một bài thơ hay.

C.   Thuyết phục người đọc về nghệ thuật thơ bốn chữ qua  một bài thơ.

D.Thuyết phục người đọc về những biện  pháp tu từ độc đáo được sử dụng trong thơ .

Câu 6:Nhiệm vụ của đoạn 1 trong văn bản là:

A. Giới thiệu tác giả, xuất xứ văn bản , khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ .

B.Giới thiệu đề tài , đưa ra nhận định chung, giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ

C.Giới thiệu đề tài , đưa ra nhận định về cái hay trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

D.Giới thiệu đề tài , nhận định chung về những nét đặc sắc trong nội dung bài thơ.

 Câu 7: Nhiệm vụ của đoạn cuối trong văn bản là gì?

A. Liên hệ , mở rộng bài thơ với các bài thơ cùng chủ đề khác.

B. Khái quát lại tình cảm của nhà thơ dành cho mẹ.

C. Khái quát lại tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong bài thơ.

D. Khái quát lại cái hay trong nghệ thuật và nội dung của bài thơ.

Câu 8: Gạch chân dưới cụm chủ -vị dung để mở rộng thành phần chính của câu trong câu văn :

Mỗi nhà thơ viết về mẹ đều mang đến những nét riêng đầy xúc động”.

3 tháng 8 2023

chị ơi văn bản là kiểu nghị luận mới có câu 5 kêu mục đích văn bản là thuyết phục ... á chị:")

20 tháng 9 2016

cứ phân tích thui

mình phân tích từng câu nhé

1+2  câu thơ đã sử dụng phép nhân hóa tuyệt đẹp, lung linh.Hình ảnh so sánh không ngang bằng gợi lên cho ta hình ảnh người mẹ tần tảo, chụi thương, chụi khó. Có lẽ những ngôi sao trên trời rất nhiều, nó ở bên bầu trời suốt buổi đêm khuya nhưng nào có sánh nổi người mẹ. Đó là hình ảnh bất tử về mẹ.

3+4  Phép ẩn dụ giấc trong không chỉ là giấc ngủ của con mà là cả cuộc đời, luôn bên con, theo dõi con suốt cuộc đời. Câu còn khẳng định một cái ý nghĩa sâu xa

" Đi SUỐT CUỘC ĐỜI CON VẪN LÀ CON CỦA MẸ" Người mẹ có một tình yêu thương vô bờ bến

qua đó ta thấy người mẹ có một sức mạnh mang cho ta cảm giác em dịu vô cùng. ta phải biết giữ gìn, yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ, làm tròn chữ hiếu của người con  và " NẾU AI CÓ MẸ XIN ĐỪNG LÀM MẸ KHÓC

                         ĐỪNG ĐỂ BUỒN LÊN MẮT MẸ NGHE K"

20 tháng 9 2016

Đi suốt cuộc đời, đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của người mẹ ta bỗng thấy như sợi dây cuộc sống cũng phải chùng lại, bật lên một tiếng trầm trong bản hòa tấu phức hợp của cuộc sống. Nó cho ta phút nhớ tới mẹ, nhớ tới những ước mơ thành hình không chỉ bằng hơi thở cuộc sống mà bằng cả tâm hồn dịu dàng mẹ dành trọn cho con.
Bền bỉ cùng thời gian,hơn cả thời gian và không gian chính là lòng mẹ yêu con.Biết bao trưa như thế mẹ ngồi đưa võng quạt ru con ngủ.Có ai đếm được chăng?Vậy mà mẹ chẳng hề mệt mỏi mỗi khi đêm về lại thức trông giấc ngủ cho con:
Những ngoi sao thức ngoài kia 
chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con 
đêm nay con ngủ giấc tròn 
Mẹ là ngon gió của con suốt đời.
Một phần nâng hình ảnh bà mẹ tảo tần khuya sớm lam lũ lên thật cao quý đẹp đẽ hơn cả những vì tinh tuý,và cũng bất tử .Sau đó ta thấy được là giấc ngủ của con ,cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi,che chở cho con,dành tất thảy yêu thương.Lòng mẹ thật bao la,tình mẹ thật rộng lớn...
Ko có những lời thơ nhẹ nhàng và sâu lắng như "Mẹ" chắc hẳn lời ru dần mai một cho đến một ngày người ta chỉ còn nghe thấy nó trong viện bảo tàng những lớp kỷ niệm của những người đi trước.Nếu nghe bản nhạc này vào 1 trưa hè oi bức,trên tay phe phẩy quạt nan và thiu thiu bên hiên nhà trên chiếc võng nhỏ,ta sẽ bé lại,chỉ 1 lúc thôi,để thấy cuộc sống này đậm chất sử thi về tình mẹ,về 1 cuộc sống ấm êm ta lớn lên bằng lời ru...
 

a) Em hiểu thế nào về hai chữ tức cảnh trong nhan đề bài thơb) đọc hai câu thơ mở đầu và thực hiện các yêu cầu sau1) Tìm và nêu tác dụng của các từ trái nghĩa trong câu thơ đầu những hình ảnh Như Khang và suối lại lên mối quan hệ như thế nào giữa con người với thiên nhiên2) theo em hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu có nét gần gũi với kiểu hình tượng nào sau đây trong...
Đọc tiếp

a) Em hiểu thế nào về hai chữ tức cảnh trong nhan đề bài thơ

b) đọc hai câu thơ mở đầu và thực hiện các yêu cầu sau

1) Tìm và nêu tác dụng của các từ trái nghĩa trong câu thơ đầu những hình ảnh Như Khang và suối lại lên mối quan hệ như thế nào giữa con người với thiên nhiên

2) theo em hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu có nét gần gũi với kiểu hình tượng nào sau đây trong thơ ca trung đại:

A- hình tượng chinhphu tráng sĩ bày tỏ chí hướng hoài Bảo

B- hình tượng ẩn sĩ vui Thú lâm tuyền

C- hình tượng lữ khách mang tâm trạng nhớ quê

D- hình tượng người tài tử chán ghét công danh

c) câu thơ thứ 3 tạo nên bước chuyển về cảm xúc ơ như thế nào

d) Vì sao trong câu thơ cuối nhân vật trữ tình cảm nhận cuộc đời cách mạng" thật là sang "câu thơ thể hé mở điều gì để về tâm hồn lẽ sống của Bác

e) nhận xét về giọng điệu của bài thơ

0
PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm)Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:   Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền...
Đọc tiếp

PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

   Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 14 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù)

Về nội dung:

         Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.

      Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. về phương diện này, có thể coi "Nhật kí trong tù" như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chân dung Hồ Chí Minh trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại có dũng khí lớn, lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ quốc, khát khao tự do, là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Bị đày đọa trong lao tù, Người vẫn ung dung, tự tại, tràn đầy tinh thần lạc quan. Chân dung Hồ Chí Minh còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người. Tâm hồn Hồ Chí Minh nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên. Tập "Nhật kí trong tù" bộc lộ cốt cách của một thi nhân, một nghệ sĩ lớn.

Về mặt nghệ thuật : Là tác phẩm được đánh giá cao thể hiện vẻ đẹp phong cách nghệ thuật thơ Hồ chí minh nổi bật là sự kết hợp hài hòa giữa thơ cổ điển và hiện đại trong toàn bộ tác phẩm.

 Cảm mến trước tài năng và tâm hồn Bác, khi đọc tập thơ, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:

Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

     Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

  Vần thơ của Bác vần thơ thép

     Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

a.Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung của đoạn trích? (1.0 điểm)

b.(2.0 điểm) Em đã đọc, đã học những bài thơ nào trong tập thơ này? Bài học sâu sắc của bản thân qua những bài thơ ấy. (Gạch ý)

PHẦN LÀM VĂN: (7.0 điểm)

 Viết bài văn trình bàycảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ được thể hiện qua hai bài thơ trên

1
24 tháng 3 2020

Nguyễn khánh

14 tháng 12 2021

Tham khảo!

“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”

-Hai câu thơ như nhắc nhở rằng chúng ta cần có lòng yêu thương để cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn. Lòng yêu thương sẽ giúp ta thấy cuộc sống này đáng sống, thấy được sự ấm áp của tình người. Có vậy chúng ta thật sự đồng cảm với thông điệp của chương trình.

-Hạnh phúc luôn trong tầm tay mỗi chúng ta! Hãy mang hạnh phúc đến cho người khác và bạn sẽ tìm thấy niềm hạnh phúc của chính mình!

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm cho con muỗng cháoKhi con biết đòi ngủ bằng tiết tấuMẹ là người thức hát ru câuBầu trời trong con ngày một xanh hơnLà khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạcMẹ đã thành hiển nhiên như Trời – ĐấtNhư cuộc đời, không thể thiếu trong con.Nếu như con đi một vòng quả đất trònNgười mong con mỏi mòn vẫn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru câu
Bầu trời trong con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu như con đi một vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần khi con trẻ lớn lên.
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng.
Trước cả khi con bật lên tiếng “Mẹ”.
Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh nguyên)
1.Xác định thể thơ? PTBĐ chính?
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật nhất có trong đoạn thơ?
3.Xét về cấu tạo, hai câu thơ sau thuộc kiểu câu gì?

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!
4.Cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ, bằng 1 đoạn văn ngắn tử 3-5 câu.

                   Tặng 5 tick cho bạn giúp đỡ mk (nhờ người khác)!!!!

                  Mong nhận được sự giúp đỡ từ các bạn~~~Cảm ơn!!!

0
24 tháng 9 2021

ai giúp mình đi

 

24 tháng 9 2021

bài thơ quê hương của đỗ trung quân nha mọi người mình cần gấp nha