Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hai cách mở bài đã cho, khác nhau ở chỗ:
a) Đoạn 1: giới thiệu trực tiếp cây hoa muốn tả (gọi là cách mở bài trực tiếp).
b) Đoạn 2: giới thiệu chung về thời điểm các loài hoa trổ bông (vào mùa xuân) rồi mới đề cập đến cây hoa mình muốn tả (gọi là cách mở bài gián tiếp).
a) Vườn nhà em có một cây hồng nhung không biết trồng từ năm nào.
Cách mở bài trực tiếp giới thiệu ngay cây hoa cần tả.
b) Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa nào cũng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung. Cây hoa này ông em trồng từ lúc nào em cũng không nhớ rõ, nhưng nó là cây hoa mà em yêu quý nhất.
Cách mở bài gián tiếp, nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.
a) Bài văn tả cái cối.
b) Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điểu gì ? Cách mở bài, kết bài giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học ?
Phần | Từ...đến... | Nói điều gì? | Giống cách mở bài, kết bài nào đã học |
Mở bài | từ Cái cối xinh xinh đến nhà trống. | Nói lên sự xuất hiện của cái cối. | Giống cách mở bài trực tiếp. |
Kết bài | từ Cái cối xay cũng như đến từng bước anh đi.... | Nói lên tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà. | Giống như cách kết bài mở rộng |
c) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ?
- Tả hình dáng:
+ Vành cối, áo cối
+ Hai tai cối
+ Hàm răng cối
+ dăm cối, cần cối
+ cái chốt
+ cái dây thừng
⇒ Tả hình dáng theo trình tự từ ngoài vào trong, từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ phần chính đến phần phụ.
- Tả công dụng:
+ Đổ thóc vào cối
+ xung quanh cối.
+ vành cối
+ tiếng cối phát ra khi xay
⇒ Tả công dụng là dùng để xay lúa, sau đó là nói lên niềm vui của tiếng xay lúa.
a) Giống nhau: Các giai đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu chiếc cặp sách.
b) Khác nhau : - Đoạn a Giới thiệu ngay chiếc cặp - đồ vật cần miêu tả.
- Đoạn b, c : Nói chuyện khác để dẫn vào giới thiêu đồ vật định tả.
a)
– Đoạn mở bài : Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe Cách mở bài sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa công múa.
– Cách mở bài : gián tiếp
– Đoạn kết bài : Quả không ngoa khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh.
– Cách kết bài : mở rộng
b)
– Mở bài theo cách trực tiếp : Mùa xuân là mùa công múa.
– Kết bài theo cách không mở rộng : Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xòe uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp.
a) Mở bài trực tiếp:
Chiếc bàn xếp nhỏ xinh này là người bạn thân thiết của em bao năm qua.
b) Mở bài gián tiếp:
Đầu năm học vừa qua, ba mẹ em trang bị cho em nhiều dụng cụ học tập mới nào bút, nào thước, cặp sách. Trong đó em thích nhất là chiếc bàn xếp do chính ba em đóng.
a,Ở bài tập 2, sự việc được sắp xếp theo trình tự không gian. Trong khi đó ở bài tập 1, sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.
b,
Theo cách kể 1
- Từ ngữ mở đầu đoạn 1: Trước hết
- Từ ngữ mở đầu đoạn 2: Rời khỏi công xưởng xanh
Theo cách kể 2
- Từ ngữ mở đầu đoạn 1: Mi-tin đến thăm khu vườn kỳ diệu
- Từ ngữ mở đầu đoạn 2: Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin-tin đến thăm công xưởng xanh
a. Bài làm:
E rất thik chiếc bút đó và e hứa sẽ luôn giữu gìn để nó luôn mới và đẹp !!!
b. Bài làm:
Cây bút của e như bác nông giân đi cày thì phải mang chiếc cày vậy. Nó đã gắn bó vs e trong quãng đường đi học. E sẽ giữ nó và coi nó như một vật ko thể xa rời trên trang giấy tuổi thơ.
Cách A: Cây bút này đã gắn bó với em rất lâu rồi nên em coi nó như người bạn của mình.
Cách B: Cây bút này là món quà cuối cùng mà ông ngoại tặng em nên em sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận bởi vì mỗi lần nhìn thấy cây bút lá sẽ thấy hình ảnh ông đứng bên cổ vũ để em luôn bước tiếp trong vấn đề học tập
a) Sân trường em rất rộng, lát xi măng bằng phẳng, là một sân chơi lí tưởng cho chúng em. Trong sân còn có những bồn hoa lúc nào cũng xanh tốt, ong bướm đua nhau rập rờn bên những bông hoa rực rỡ sắc màu. Đặc biệt là cây phượng vĩ trồng giữa sân trường, ngày ngày tỏa bóng mát cho chúng em vui đùa. Bạn nào cũng yêu quý cây phượng.
b) Trước sân nhà em có một khoảng đất nhỏ. Đó cũng chính là một vườn hoa nhỏ do mẹ chăm sóc từng ngày. Mẹ trồng rất nhiều hoa, nào hồng, nào cúc, nào hướng dương. Em cũng góp vào vài cụm mười giờ. Riêng ba em thì luôn chăm chút cây hoa mai. Mỗi độ tết đến trước sân, trong nhà em lại rực rỡ với những khóm mai vàng chen nhau khoe sắc.
c) Đường vào xóm nơi em ở rất khó tìm bởi nó ngoằn ngèo, bên cạnh đó lại có những vườn rau trái khiến người lạ rất dễ lạc lối. Có lẽ vì thế mà một bác nào đó đã trồng lên một cây dừa ngay đầu xóm. Cây dừa như ngọn hải đăng, dẫn lối, chỉ đường cho khách lạ và như một người bạn thân quen đối với người trong xóm.
Hai cách mở bài đã cho, khác nhau ở chỗ:
a) Đoạn 1: giới thiệu trực tiếp cây hoa muốn tả (gọi là cách mở bài trực tiếp).
b) Đoạn 2: giới thiệu chung về thời điểm các loài hoa trổ bông (vào mùa xuân) rồi mới đề cập đến cây hoa mình muốn tả (gọi là cách mở bài gián tiếp).