Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cai lệ là nhân vật hống hách, nhẫn tâm, luôn ra oai. Trong hội thoại hắn thường xuyên cướp lời người khác:
+ Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp sưu mau.
+ Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước dám mở mồm ra khất!
- Người nhà lý trưởng nịnh bợ, khúm núm đối với cai lệ nhưng lên mặt với chị Dậu:
+ Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!
+ Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai để ông ấy ra đình kêu với quan cho.
- Anh Dậu nhân vật luôn sợ sệt, ngại va chạm, tránh xô xát với người khác:
+ U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta phải tù phải tội.
- Nhân vật chị Dậu thương yêu chồng con, đảm đang nhưng khi cần thiết, tính cách của chị trở nên dứt khoát, mạnh mẽ:
+ Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
+ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
+ Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
- Cách xưng hô: từ cháu - ông, nhà tôi - ông, bà - mày.
- Làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị “ra đòn” bất ngờ.
- Hai câu ghép:
+ "Việc thứ nhất: lão thì già…trông coi nó"
+ "Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi… hàng xóm gì cả"
- Ta có thể tách mỗi vế của câu ghép dài phía trên thành những câu đơn, vì mỗi vế diễn đạt trọng vẹn một ý biểu đạt.
- Xét về mặt biểu hiện, các câu ghép dài như trên có tác dụng:
+ Diễn đạt chuẩn xác mối băn khoăn, trăn trở, sự lo nghĩ nhiều của nhân vật
+ Phù hợp với tâm lý và cách nói của người già
+ Lão Hạc có thể nói gọn hết những suy nghĩ, lo toan cẩn thận của lão trong hai câu vỏn vẹn.
Những yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên:
- Yếu tố tự sự kể về chuyện chàng Trăng ( mẹ chàng mơ thấy thỏ trắng nhảy qua ngực và đẻ ra chàng, sau đó chàng giết tên bạo chúa và biến vào mặt trăng) của dân tộc Mơ- nông và chuyện Nàng Han (có công đánh giặc ngoại xâm sau đó nàng bay về trời) của dân tộc Thái.
- Yếu tố miêu tả:
+ Mơ thấy thỏ trắng nhảy qua ngực.
+ Chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên đao
+ Dòng thác Pông-gơ-ni những vầng sáng bạc
+ Cờ lệnh bằng chăn dệt ngũ sắc
+ Những vũng, những ao chi chít nối tiếp vết chân voi ngựa của quân nàng.
b, Mục đích của văn bản nhằm khẳng định "các dân tộc anh em trên đất nước chúng ta đã sáng tạo ra muôn vàn thiên truyện anh hùng đẹp." Vì thế việc miêu tả và tự sự chỉ được dùng khi những yếu tố đó có lợi cho việc làm nổi bật luận điểm này.
- Diễn biến tâm lí còn thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu- ông, nhà tôi- ông, bà- mày. Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.
→ Cho thấy những tâm trạng phẫn uất, những chịu đựng bị dồn nén. Sự vùng dậy của chị thể hiện một sức mạnh to lớn của chị đối với cái bọn quan lại thối nát và không có nhân tính, chị đã vùng dậy sau sự độc ác áp bức bóc lột và đưa con người tới cái chết.
→ Chị biểu hiện cho sự đấu tranh chống bọn tàn ác, và đây là một hiện tượng anh hùng của người phụ nữ đã biết đứng lên đấu tranh để đòi lại công lý.
a, Vai xã hội
- Lão Hạc: địa vị xã hội thấp nhưng tuổi tác cao hơn ông giáo.
- Ông giáo: địa vị xã hội cao hơn nhưng tuổi tác ít hơn lão Hạc.
b, Thái độ kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc được thể hiện qua câu nói:
… bây giờ cụ ngồi xuống phản… rồi hút thuốc lào…
c, Những chi tiết thể hiện thái độ của lão Hạc đối với ông giáo:
- Thân mật như nói với người đồng lứa: "Đối với chúng mình thì thế là sinh sướng".
- Qúy trọng khi nói với người tri thức: " Ông giáo dạy phải!" và " Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác."
- Đoạn trích cũng cho thấy tâm trạng buồn và giữ ý của lão Hạc, các chi tiết: " lão chỉ cười đưa đà, cười gượng, lão từ chối việc ăn khoai, không tiếp tục uống nước và nói chuyện tiếp với ông giáo.
a, Đoạn văn trên có thể chia làm 3 phần:
+ Mở bài ( từ đầu… bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn): kể khái quát về ngày sinh nhật
+ Thân bài (tiếp… chỉ gật đầu không nói) kể về lí do đến muộn và món quà độc đáo của bạn.
+ Kết bài (còn lại) cảm xúc của người viết về món quà sinh nhật
b, Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố sau:
- Bài văn kể về ngày sinh nhật của Trang và món quà sinh nhật của Trinh.
+ Người kể chuyện là Trang, ngôi kể thứ nhất (xưng tôi)
- Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào ngày sinh nhật, trong hoàn cảnh mọi người tới dự sinh nhật đông đủ, chỉ thiếu mỗi Trinh (bạn của Trang)
- Chuyện gồm các nhân vật: Trang, Thanh, anh Toàn, Trinh và các bạn cùng lớp.
+ Trang quý và lo lắng cho bạn
+ Trinh muốn dành cho bạn bất ngờ
- Câu chuyện diễn ra:
+ Ban đầu từ buổi sinh nhật, tất cả mọi người đều tới chỉ thiếu Trinh.
+ Đỉnh điểm câu chuyện là Trang nhận ra “âm mưu” mà Trinh nói khi ổi mới ra hoa
+ Kết thúc truyện là tấm lòng của bạn Trinh, người đã ấp ủ, nâng niu, nghĩ tới món quà sinh nhật độc đáo cho bạn
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau:
+ Miêu tả cảnh ngày sinh nhật
+ Miêu tả chi tiết món quà sinh nhật là chùm ổi
+ Biểu cảm trong tiếng reo của Thanh, trong câu trách của Trang
+ Sự cảm động của Trang khi nhận được quà.
c, Những nội dung trên (b) được kể tuần tự theo thời gian diễn ra buổi sinh nhật, tuy nhiên có sử dụng hồi ức để gợi lại cảnh ngày ổi mới ra hoa.
a, Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược nhau:
+ Cái Tí vồn vã, sốt sắng hỏi chuyện mẹ khi thấy mẹ về, hỏi thăm mẹ về việc bị cai lệ đánh.
+ Chị Dậu lúc đó giữ thái độ im lặng "không nói gì", chị buồn chán khi phải bán cái Tí cho nhà Nghị Quế.
- Khi biết được việc mẹ bán mình cho nhà Nghị Quế cái Tí khóc lóc, van xin mẹ cho ở lại.
+ Chị Dậu đau thắt trong lòng như vẫn tìm lời an ủi, vỗ về để cái Tí nghe lời.
b, Tác giả miêu tả phù hợp với diễn biến tâm lý của nhân vật trong truyện. Vì ban đầu cái Tí chưa biết chuyện, nó hồn nhiên hỏi han, quan tâm mẹ, khi biết mình phải sang ở đợ nhà Nghị Quế nó kêu khóc, van xin.
Còn chị Dậu ban đầu im lặng vì nỗi đau phải bán đứa con dứt ruột đẻ ra, nhưng để cái Tí nghe lời chị phải nén nỗi đau, dỗ dành, thuyết phục con.
c, Sự hồn nhiên hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện:
+ Những câu nói, sự quan tâm hồn nhiên của cái Tí lại khắc sâu vào lòng chị Dậu sự đau xót và bất lực.
+ Cái Tí hồn nhiên, hiếu thảo bao nhiêu thì lòng thương con, yêu con không muốn rời xa con lại tăng lên bấy nhiêu.