K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2022

-phép nhân hóa có trong đoạn văn:tre già

-Tác dụng: làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn.

18 tháng 12 2022

BPTT nhân hóa : tre già 

Tác dụng :nhấn mạnh,hình ảnh cây tre già Việt Nam 

+Làm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt

Năm nay, mùa hè đến sớm. Nắng tháng tư tràn trề đổ xuống khắp nơi, dát vàng từng khóm tre già, chan hòa những gốc rạ với đất cày đến nỗi nhìn xa khó thể phân biệt được đâu là rạ, đâu là đất màu nhộm nắng. Không khí thơm thơm mùi mật hoa, cây cỏ. Lá xanh tươi hớn hở chuyện trò xôn xao. Con đường nhỏ bao quanh làng sáng lên như một dải bạc, vòng vèo rồi mất hút vào lũy tre sẫm màu, xa tít…(Trích “Cánh diều...
Đọc tiếp

Năm nay, mùa hè đến sớm. Nắng tháng tư tràn trề đổ xuống khắp nơi, dát vàng từng khóm tre già, chan hòa những gốc rạ với đất cày đến nỗi nhìn xa khó thể phân biệt được đâu là rạ, đâu là đất màu nhộm nắng. Không khí thơm thơm mùi mật hoa, cây cỏ. Lá xanh tươi hớn hở chuyện trò xôn xao. Con đường nhỏ bao quanh làng sáng lên như một dải bạc, vòng vèo rồi mất hút vào lũy tre sẫm màu, xa tít…

(Trích “Cánh diều ước mơ”- Kim Hải)

1/ Từ đoạn văn trên, em hãy tìm những hình ảnh miêu tả cảnh mùa hè? 

2/ Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn trên. 

3/ Chỉ ra một phép nhân hóa có trong đoạn văn và cho biết tác dụng của phép nhân hóa đó. 

4/ Tìm 1 từ ghép và 1 từ láy có trong đoạn trích trên. 

5/ Viết vài câu văn nêu cảm nhận của em khi mùa hè đến. 

0
LŨY LÀNG​    (1) Lũy làng là một vành đai phòng thủ kiên cố! Lũy làng có ba vòng bao quanh làng. Màu xanh là màu của lũy.    (2)  Lũy ngoài cùng, trồng tre gai, thứ tre gốc to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm, đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre lại có những gai tre nhọn hoắt, rất cứng, mà những ai bén mảng vào ven lũy, vô ý giẫm phải, khêu nhổ cũng khá phiền.     (3) Lũy tre ngoài cùng này không đốn,...
Đọc tiếp

LŨY LÀNG​

    (1) Lũy làng là một vành đai phòng thủ kiên cố! Lũy làng có ba vòng bao quanh làng. Màu xanh là màu của lũy.

    (2)  Lũy ngoài cùng, trồng tre gai, thứ tre gốc to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm, đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre lại có những gai tre nhọn hoắt, rất cứng, mà những ai bén mảng vào ven lũy, vô ý giẫm phải, khêu nhổ cũng khá phiền.

     (3) Lũy tre ngoài cùng này không đốn, tre đời nọ truyền đời kia. Tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ, tre con, tre cháu, chút chít, chằng chéo bằng ngọn bằng tán, bằng cách ấy khiến con sẻ bay cũng không lọt... Những gốc tre cứ to bự lên, chuyển thành màu mốc, khép kín vào nhau, thành bức tường thành bằng tre, mà với chiến tranh giáo mác, voi ngựa thuở xưa, muốn đột nhập vào làng chẳng dễ gì!

       (4) Lũy giữa cũng toàn tre nhưng là loại tre thẳng (tre hóa). Lũy trong cùng tre càng thẳng hơn. Tre óng chuốt vươn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm như tre gai. Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống. Và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tán xanh chuyển thành một màu vàng nhạt. Khi một trận gió mùa lay gốc, tầng tầng lá nối nhau bay xuống tạo thành một rải vàng... Tre lũy làng thay lá... Mùa lá mới òa nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loại cây quần cảnh thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cảnh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ!...

      (5) Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?...

(Ngô Văn Phú)

Những đoạn văn nào miêu tả các vòng của lũy làng?

Đoạn (1).

Đoạn (2).

Đoạn (3).

Đoạn (4).

Đoạn (5).

1

 Những đoạn văn miêu tả vòng của Lũy Làng là:

Đoạn (2)

Đoạn ( 3)

Đoạn (4)

K cho mik nhé! Chúc bn hok tốt!

6 tháng 7 2016

.

 

6 tháng 7 2016

mk là bó tay r á

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“ …Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫmbóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. […] Đôi cánh tôi trướckia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã trở thành chiếc áo dài kín xuống...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ …Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm
bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. […] Đôi cánh tôi trước
kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã trở thành chiếc áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi
tôi vũ lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã. […] Hai răng đen nhánh lúc nào
cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc…”

(Ngữ văn 6, tập 2)

a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản này là ai?
b) Xác định các phó từ có trong đoạn trích và cho biết chúng thuộc loại phó từ nào?
c) Chỉ ra 1 phép so sánh trong đoạn văn trên và phân tích theo mô hình của phép so sánh.
Nêu tác dụng của phép so sánh vừa tìm được.
d) Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật được viết trong đoạn trích
trên. Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh (chú ý gạch chân dưới câu văn sử
dụng biện pháp so sánh).
Bài 2. Chỉ ra những “màu sắc Nam Bộ” trong đoạn trích “Sông nước Cà Mau”?
Bài 3. Trong các câu sau, câu nào có từ “ra”, “xuống”, “qua” là phó từ?
a. Dù vào Nam hay ra Bắc, anh chiến sĩ vẫn gặp những ngọn đèn dầu trong đêm thâu.
b. Giương mắt ra mà xem tao trêu con mụ Cốc đây này.
c. Nước non lận đận một mình. / Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
d. Một chú chim bói cá sà xuống mặt hồ xanh thẳm.
e. Chúng ta có một tuổi thơ đi qua đầy trong trẻo.
g. Qua ngõ nhỏ đầy hoa và cây này, nhiều người có cảm giác bình yên lạ thường.

Bài 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Cứ mỗi độ hè về, con đường làng quê tôi vàng một màu hoa dẻ.
Từ đầu hè đã lác đác vài chùm hoa chín. Hoa dẻ màu vàng ruộm, cái sắc vàng rất
tươi, rất trong trẻo. Từng chùm hoa nom giống như những chiếc đèn lồng xinh xinh, các
cánh hoa buông dài mềm mại.
Hương hoa dẻ có mùi thơm rất dễ chịu. Thú vị nhất là được thưởng thức hương
hoa dẻ từ xa, trên con đường mát rượi bóng cây, khi đang đi, bất chợt ta thấy thoang
thoảng một mùi thơm ngan ngát mát dịu. Có thể ta chưa nghĩ ra đó là hương thơm của
hoa dẻ và sẽ ngước mắt lên vòm lá tìm kiếm và chợt nhận ra những chùm hoa dẻ đầu tiên
đã chín vàng treo lủng lẳng ẩn hiện trong vòm lá xanh biếc.
Tôi yêu cái vẻ đẹp bình dị, dịu dàng của hoa dẻ. Dẫu đã xa tuổi học trò, nhưng cứ
mỗi độ hè về, tôi lại bồi hồi nhớ về một mùa hoa dẻ.”

(Văn Linh)

a) Tác giả quan sát hoa dẻ vào mùa nào? Vì sao?
b) Những đặc điểm nào của hoa dẻ được tác giả miêu tả? Những đặc điểm ấy được tác
giả miêu tả như thế nào?
c) Thông qua văn bản, tác giả gửi gắm tình cảm gì?
Bài 5. Viết bài văn kể về một ngày hoạt động của em trong thời gian được nghỉ học
để phòng dịch Covid-19.  

HEIP VS

0
Tre lũy làng thay lá... Mùa lá mới òa nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loài cây quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con...
Đọc tiếp

Tre lũy làng thay lá... Mùa lá mới òa nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loài cây quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp từ lúc nào không rõ!...”

(Trích “Lũy làng”, Ngô Văn Phú)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính? (0.5 điểm)

b. Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa được sử dụng trong đoạn trích?(1.0 điểm)

c. Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ đó?(0.75 điểm)

d. Nội dung chính của đoạn trích? (0.75 điểm)

0
14 tháng 3 2018

Câu 2: 

Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà đã xế chiều rồi . Bầu trời trong xanh cao rộng. Những dải mấy trắng hồng kia như chiếc khăn voan vắt ngan bầu trời. Cánh đồng lúa quê em dưới ánh nắng chiều hè, màu vàng ươm. Chị Gió chốc chốc lại thổi qua những đợt gió mạnh , làm cho những cây lúa nghiêng nghiêng cong cong như lưỡi liềm. những chú chim hót líu lo, kết hợp vs dàn ddoogf ca mùa hạ-những chú ve sầu kêu vang khắp xóm làng , có lẽ ban nhạc này muốn cho tất cả mọi người cảm thấy thoải mái hơn sau những giờ làm việc mệt mỏi . tiếng sáo diều vi vu, lẫn thêm tiếng hò reo vang động cả một góc trời. cánh đồng to như một thảm lụa khổng lồ . Sóng lúa gợn lăn tăn nô đù vs gió. hương lúa chín dìu dịu, thoang thoảng, lẫn với mùi bùn đất ngai ngái , mùi cỏ khô nồng nồng . thời gian dần trôi qua, rồi ngày hè hôm nay đã kết thúc. Cánh đòng cuối cùng thì cũng đã chìm vào màn đêm yên tĩnh. Ôi! Buổi chiều trên cánh đồng quê e thật tuyệt vời, tĩnh lặng, và đẹp đẽ!

14 tháng 3 2018

Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi. 

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng... 

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.

Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.

​Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.

Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. 

Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.

Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.

Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.

Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ. 

Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa. 

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.

Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.

5 tháng 5 2020

1. Đối tượng miêu tả: mưa xuân.

Trình tự miêu tả: trình tự thời gian

2. Biện pháp nhân hóa cho thấy mưa có những đặc điểm hình dáng, tính cách như con người.

3.Mưa xuân mang đến những sức sống mới cho cuộc sống.

''Ai đã từng đến quê hương tôi hẳn sẽ không thể quên được khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp vào mỗi buổi sớm mai. Bầu trời ửng hồng, cao vời vợi và rộng. Trên trời, những cô mây, cậu mây bồng bềnh như những chiếc kẹo bông đang vui đùa cùng làn gió sớm. Ông mặt trời tròn xoe, ửng hồng còn e ấp sau lũy tre làng, tỏa ánh sáng lấp lánh như hình rẻ quạt lung linh sắc màu rực rỡ....
Đọc tiếp

''Ai đã từng đến quê hương tôi hẳn sẽ không thể quên được khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp vào mỗi buổi sớm mai. Bầu trời ửng hồng, cao vời vợi và rộng. Trên trời, những cô mây, cậu mây bồng bềnh như những chiếc kẹo bông đang vui đùa cùng làn gió sớm. Ông mặt trời tròn xoe, ửng hồng còn e ấp sau lũy tre làng, tỏa ánh sáng lấp lánh như hình rẻ quạt lung linh sắc màu rực rỡ. Từng đàn chim ríu rít bay về đua nhau hát ríu rít trên những hàng dây điện như thể chúng đang gẩy đàn vậy. Những giọt sương long lanh đọng trên lá như những viên pha lê sáng lấp lánh. Làn gió nhè nhẹ thổi mơn man trên những cành cây, ngọn cỏ. Cánh đồng lúa như một tấm thảm khổng lồ màu vàng rực rỡ trải dài mênh mông. Ven cánh đồng là dòng sông quê uốn mềm như dải lụa xanh nhẹ nhàng. Vào mỗi buổi sớm mai, con sông mới êm đềm, đáng yêu làm sao! Dưới ánh nắng bình minh, mặt sông lấp lánh, lăn tăn những gợn sóng. Cây cầu dường như chỉ có lúc này mới tranh thủ soi mình xuống mặt sông. Phía xa xa vút tầm mắt theo con đê làng là dãy núi xanh mờ chừng như chưa tan sương sớm. Cả không gian thiên nhiên quê hương tôi thật đẹp và yên bình như một bức tranh vậy. Càng yêu quê hương tươi đẹp biết bao nhiêu, tôi càng tự nhủ phải chăm chỉ học tập để sau này góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.''

Hãy tìm ra câu có sử dụng phép tu từ hoán dụ trên đoạn văn trên

0