K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I.Phần đọc hiểuĐọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Không có gì tự đến đâu conQuả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựaHoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửaMùa bội thu trải một nắng hai sương.Không có gì tự đến, dẫu bình thườngPhải bằng cả đôi tay và nghị lực.Như con chim suốt ngày chọn hạtNăm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ.(Không có gì tự đến đâu con - Nguyễn Đăng Tấn) Câu 1. Văn bản...
Đọc tiếp

I.Phần đọc hiểu

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Không có gì tự đến đâu con

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa

Mùa bội thu trải một nắng hai sương.

Không có gì tự đến, dẫu bình thường

Phải bằng cả đôi tay và nghị lực.

Như con chim suốt ngày chọn hạt

Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ.

(Không có gì tự đến đâu con - Nguyễn Đăng Tấn) 

Câu 1. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Chỉ ra thể thơ của đoạn trích

Câu 3. Tìm thành ngữ trong đoạn và giải nghĩa thành ngữ đó?

Câu 4. Từ “ ngọt” trong câu thơ “Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Câu 5. Cụm từ “ một nắng hai sương” thuộc cụm từ gì?

Câu 6. Giải nghĩa từ “ nghị lực” trong đoạn thơ?

Câu 7. Chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ?

Câu 8. Hai câu thơ sau khẳng định điều gì?

                      Không có gì tự đến, dẫu bình thường

 Phải bằng cả đôi tay và nghị lực.

Câu 9 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về câu thơ: Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa?

Câu 10 (1,0 điểm). Em có cảm nhận gì về nỗi lòng của cha mẹ được gửi gắm qua đoạn thơ? ( Viết đoạn văn khoảng 200 chữ) 

    ai giúp mx đc k ạ

 

0
14 tháng 12 2021

Theo em, bài thơ này nói lên sự cần cù, siêng năng làm việc, phải cố gắng thì mới có kết quả, chứ không phải chỉ nằm chờ sung rụng, ngày một ngày hai là có. Những vật được miêu tả trong bài thơ cũng thế. Chúng cũng phải chịu bao khó khăn, tháng ngày tích nhựa không ngắn, trải qua nắng lửa hay một nắng hai sương không dễ. Nhưng để có được quả ngọt, hoa thơm, mùa bội thu, thì chúng đã vượt qua những khó khăn này. Ai cũng thế, phải luôn chăm chỉ làm việc, học tập thì mới nhận được kết quả như mong muốn

14 tháng 12 2021

hai câu thơ đầu: nói về cây trồng lớn lên, sinh trưởng và phát triển

câu thơ cuối: mồ hôi, nước mắt của những người nông dân khi trồng cây hái trái

tất cả đều tớ nghĩ thế

ĐỀ LUYỆN TẬP 3                Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:                         Không có gì tự đến đâu con..                        Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa                         Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.                         Mùa bội thu phải một nắng hai sươngKhông có gì tự đến dẫu bình thườngPhải bằng cả bàn tay và nghị lực!Như con chim suốt ngày chọn hạt,Năm tháng...
Đọc tiếp

ĐỀ LUYỆN TẬP 3

                Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
                         Không có gì tự đến đâu con..
                        Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
                         Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
                         Mùa bội thu phải một nắng hai sương


Không có gì tự đến dẫu bình thường
Phải bằng cả bàn tay và nghị lực!
Như con chim suốt ngày chọn hạt,
Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.

Dẫu bây giờ
cha mẹ đôi khi,

Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi.
Có roi vọt khi con hư và có lỗi
Thương yêu
con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!


Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu..
Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,
Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,
Chỉ có
con mới nâng nổi chính mình.
(Trích “Không có gì tự đến đâu con– Nguyễn Đăng Tấn)

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ.............................................................

Câu 2: Bài thơ là lời nhắn nhủ ân tình, thấm thía của cha mẹ dành cho con cái. Em có đồng ý không?

A. Đồng ý                                                      B. Không đồng ý

Câu 3: Hai câu thơ Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
                        
         Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa  được mở rộng thành phần nào?

A. Chủ ngữ                 B. Vị ngữ                   C. Trạng ngữ              D. Cả A và B

Câu 4: Nội dung chính của hai câu thơKhông có gì tự đến dẫu bình thường.
                                                                Phải bằng cả bàn tay và nghị lực! là gì?

A. Không có điều tốt đẹp dù bình thường nào lại tự nhiên đến với chúng ta; chúng ta chỉ có được khi bỏ ra công sức (bàn tay) và nghị lực.            

B. Hai câu thơ nhấn mạnh vai trò của sức lực và nghị lực trong cuộc sống con người         C. Con có thể có tất cả khi có cha mẹ nâng đỡ.                            D. Cả A và B

Câu 5: Khổ  thơ thứ nhất  có sử dụng thành ngữ là:................................................

Câu 6: Lời khuyên của cha mẹ được thể hiện trong bài thơ?

A. Cha mẹ khuyên con hãy rèn luyện đức tính kiên trì, mạnh mẽ, quyết tâm, nghị lực.. B. Chính con sẽ là người tạo nên thành quả chứ thành quả không tự đến với con.C. Lời nhắn nhủ chân thành, đúng đắn, định hướng cho con phẩm chất tối đẹp D. Cả 3 phương án trên

Câu 7: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

Như con chim suốt ngày chọn hạt,Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.A. Nhân hoá                          B. So sánh                  C. Ẩn dụ                     D. Cả A và B

Câu 8: Câu Chỉ có con mới nâng nổi chính mìnhđược hiểu như thế nào?

A. Chỉ có con mới làm được những gì mình muốn.                                             B. Chỉ có con mới đưa mình vươn lên đạt được những thành công trong cuộc sống.

            C. Chỉ có nghị lực và quyết tâm của con mới giúp con chắp cánh những ước mơ thành hiện thực, giúp con mạnh mẽ vươn tới thành công.

            D. Chỉ có con mới đưa mình lên cao và vươn xa trong con đường lập nghiệp.

Câu 9: Em như thế nào về nội dung những dòng thơ sau:
                           Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
                           Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
                           Mùa bội thu phải một nắng hai sương.

 

 

 

 

Câu 10. Từ nội dung hai câu thơ "Không có gì tự đến dẫu bình thường - Phải bằng cả bàn tay và nghị lực", hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của nghị lực trong cuộc sống

hộ mik vs mik đang cần gấp

 

1
28 tháng 2 2023

1. Thể thơ tự do.

2. A

3. D

4. D

5. "Một nắng hai sương".

6. D

7. D

8. C

9. Em hiểu rằng:

- Muốn có thành công, ai cũng cần có thời gian. Có lúc vấp ngã, có lúc tiến thêm 1 bước nhưng sau cùng sự cố gắng bền bỉ của con người ta sẽ tạo nên được tương lai thành công của chính họ.

- Mọi sự thành công sẽ đến khi con người ta trải qua gian nan, thử thách, khó khăn.

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khó khăn trước khi đến đích thành công.

- Khuyên nhủ chúng ta cần biết nỗ lực, cố gắng, sự kiên trì không ngừng nghỉ mới có được tương lai thành công tốt đẹp.

10. Một số ý chính.

- Giới thiệu 2 câu thơ.

- Nội dung:

+ Nói đến việc thành công, điều tốt đẹp không bao giờ đến với ta dù bình thường dù bất thường.

+ Con người ta muốn thành công phải bỏ ra công sức của chính mình và có một tinh thần nghị lực với công việc của mình.

- Nghệ thuật:

+ Lời thơ dịu dàng, câu thơ mang ý nghĩa sâu sắc nhấn mạnh vai trò của nghị lực trong cuộc sống.

- Nghị lực trong cuộc sống:

+ Là sự kiên trì, cố gắng không ngừng của ta khi muốn đạt được điều mình muốn.

+ Là tinh thần ý chí kiên cường, không nản, không bỏ cuộc bởi chút vấp ngã ban đầu.

- Vai trò của nghị lực:

+ Giúp làm giàu đẹp con người, tính cách, phẩm chất của ta.

+ Giúp con người ta có được thành công trong cuộc sống.

- Liên hệ bản thân em.

- Tổng kết lại suy nghĩ của mình: "nghị lực" là điều mà ai cũng cần có trong cuộc sống, chỉ khi đó cuộc sống ta mới có ý nghĩa mới đẹp đẽ.

Đáp án D 

27 tháng 12 2021
Mẹ hi sinh
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. “Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Trích Ngữ văn7, tập một) Câu 1. Đoạn văn...
Đọc tiếp
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. “Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Trích Ngữ văn7, tập một) Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2. Trình bày phương thức biểu đạt của văn bản. Câu 3. Tìm những từ ghép trong đoạn văn. Phân loại từ ghép. Câu 4. Theo em “thế giới kì diệu” là gì? Ý nghĩa của câu văn “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Câu 5. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 8 câu kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình. Trong đoạn có sử dụng ít nhất một câu trần thuật đơn (gạch chân chỉ rõ câu trần thuật đơn đó). Giúp em với 😢😢😢 Ai giúp em mua kẹo cho 🥺🥺🥺
9
28 tháng 10 2021

ship 1 thùng kẹo oshi vị me tới nhà thì chỉ =))))

28 tháng 10 2021

Câu 1 : Tác giả : Lý Lan - Văn bản nhật dụng 

Câu 2 : " Đêm nay mẹ không ngủ được" 

Câu 3 : Tham khảo:

- Người mẹ suy nghĩ và lo lắng cho ngày khai trường đầu tiên của con, đó là ngày rất đặc biệt và thật sự quan trọng đối với một đứa trẻ. (cổng trường rộng lớn đang đợi con, những điều mới lạ đang chờ đón con và ngày mai, ngày khai trường đầu tiên chính là lúc đặt một nền móng, một chân trời mới cho kho tàng tri thức của con)

- Sự chuẩn bị và nghĩ đến ngày khai trường đầu tiên của đứa con làm người mẹ hồi tưởng về kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên của mình. Những cảm xúc bồi hồi, háo hức mẹ cũng từng có như chính đứa con bây giờ trước ngày khai trường.

- Người mẹ suy nghĩ về những điều sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến con mình, đó là môi trường nhà trường, về một nền giáo dục bởi “nếu sai một li sẽ chệch đi hàng dặm”

*Chi tiết thể hiện ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ:

“Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng…… cái thế giới mà mẹ bước vào”. Có thể nói, những cảm xúc đầu tiên về ngày khai trường, đã xếp gọn vào trong miền kí ức của người mẹ trong truyện nói riêng, và cả thực tại mỗi chúng ta.

(từ những chi tiết này bn triển khai thành đoạn văn nha)

Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi1. "...Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cách cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho...
Đọc tiếp

Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

1. "...Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cách cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho biết thể loại và phương thức biểu đạt?

b) Đoạn văn trên giúp em hiểu được điều gì?

c) Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn trên và cho biết ý nghĩa các quan hệ từ đó.

d) _ Xác định đại từ trong đoạn văn trên.

_ Cho biết nó thuộc loại đại từ nào?

_ Đặt câu có đại từ vừa tìm được.

2.

- "...việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa".

- "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy".

- "bố không thể nén được cơn tức giận đối với con".

- "Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ".

​- "...thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ".

a) Những câu văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt? Hoàn cảnh sáng tác?

b) Nội dung các chi tiết trên thể hiện điều gì?

c) Tìm các từ ghép trong những câu văn trên và phân loại các từ ghép đó.

d) Hãy đặt 1 câu với 1 từ ghép đẳng lập và 1 câu với 1 từ ghép chính-phụ vừa tìm được.

​3. "Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"

a) Hai câu thơ trên trích trong văn bản nào? Nêu hoàn cảnh ra đời? Văn bản được làm theo thể loại nào? Trình bày theo phương thức biểu đạt chính nào?

b) Nội dung bài thơ là gì?

c) Chỉ ra điệp ngữ được vận dụng trong bài thơ. Xác định các dạng điệp ngữ đó.

d) Hãy cho biết bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đã nói lên điều gì trong lòng tác giả? ( Viết thành một đoạn văn dài 5-7 câu ).

 

 

 

 

0
1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều...
Đọc tiếp

1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều gì?  - Tác giả dân gian đã sử dụng phép tu từ đặc sắc nào khi nói về công lao của cha mẹ trong lời hát ru ?  - Em hiểu như thế nào về những hình ảnh so sánh đặc sắc và ẩn dụ trong bài ca dao này ?( diễn giải cách hiểu của mình về những hình ảnh so sánh…)  - Qua những hình ảnh so sánh đó, tác giả dân gian muốn khẳng định điều gì ?  - Em hiểu như thế nào về nghĩa của cụm từ Cù lao chín chữ trong câu cuối bài ca dao?  - Như vậy qua lời hát ru của tác giả dân gian, cha mẹ muốn nhắn nhủ tới con cái điều gì ?  - Em hãy tìm đọc những bài ca dao khác có nội dung tương tự với bài ca cao này   - Em có suy nghĩ gì về chữ “hiếu” của đạo làm con trong xã hội ngày nay?  (  trình bày suy nghĩ của mình bằng đoạn văn ngắn. Chú ý trình bày cả những hiểu biết về mặt tích cực và thậm chí cả những mặt tiêu cực của vấn đề này tùy theo hiểu biết của các MN.)  b. Chủ đề “ Nhưng câu hát về tình yêu quê hương, đát nước, con người” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 4 “ Đứng bên ni đồng , ngó bên tê đồng …nắng hồng ban mai !”  - Hai dòng thơ đầu bài ca dao số 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ đó trong việc miêu tả như thế nào ( gợi ra được vẻ đẹp gì của cánh đồng )  - Hai dòng cuối bài ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu tác dụng của phép tu từ ấy?  - Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ láy trong câu ca cuối bài ?  - Bài ca dao này là lời của ai ? Người ấy muốn thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước ?

7

Mình giỏi văn nhưng mình ko biết bài này

Sorry 

Nhưng mình sẽ cố gắng

20 tháng 9 2021

SAO THẤY TRẢ LỜI MÀ CHẲNG THẤY GÌ