Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a.
bay (1): Ý chỉ sự ngang bằng, không chỉ có trăng mới biết bay, thơ cũng có thể bay lên được nhờ vào những nét đẹp của mình
bay (2), (3): Phép ẩn dụ chỉ khát vọng vươn tới tầm cao của tuổi trẻ.
b. Giữa các từ bay có nghĩa chung tự nâng mình vươn tới một tầm cao mới, hòa nhập với những cái mới.
Câu tồn tại là:Từ trên bầu trời xuất hiện những áng mây lơ lửng, từng đàn cò trắng nhẹ bay như trôi trong không gian tĩnh mịch.
Chủ: những áng mây , từng đàn cò trắng
Vị: lơ lửng, nhẹ bay như trôi trong không gian tĩnh mịch.
8. Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào không phải từ ghép?
A. May mắn, dễ dàng B. Phố phường, bờ bến C. Trong trắng, vắng lặng D. Mong muốn, đền đáp
9. Câu thơ nào sau đây có sử dụng yếu tố tự sự?
A. Tranh bay sang sông rải khắp bờ. B. Trẻ con thôn Nam khinh ta già không sức.
C. Trời thu mịt mịt đêm đen đặc. D. Ước gì nhà rộng muôn ngàn gian
Em tham khảo:
1. Ba chữ “ta với ta” là tiếng thở dài, tiếng than cực tả nỗi buồn cô đơn của khách ly hương khi một mình đứng trên đỉnh đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn.
2. Em tham khảo các ý này nhé:
Tâm trạng của người lữ khách tha hương trong buổi chiều tà ẩn dấu một nỗi buồn man mác
Mượn cảnh nói tình: thông qua thời gian và không gian của cảnh, đặc biệt qua hai hình tượng tiếng chim quốc quốc và tiếng chim đa đa.
Gia gia: vừa nói đến tiếng chim nhưng “gia” còn có nghĩa là là. Nỗi nhớ nhà của người con xa quê. Khi mặt trời lặn xuống cũng là lúc gia đình đoàn tụ,còn bà lại đang dừng chân chốn hoang sơ hiu quạnh, nỗi nhớ nhà như càng trào dâng tha thiết.
Con quốc quốc: Tiếng chim nhưng “quốc” cũng có nghĩa là đất nước, Tổ quốc. Bà là nho sĩ xứ Bắc Hà quặn lòng nhớ về Thăng Long xưa, nhớ về quá khứ của đất nước lúc còn hưng thịnh, lúc triều Nguyễn chưa dời kinh đô vào Huế.
Trực tiếp tả tình: Thể hiện qua câu cuối của bài thơ: Một mảnh tình riêng ta với ta “Mảnh tình riêng” đó thật sâu sắc, thấm thía. Đây là sự đối diện với chính mình, do đó nỗi cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan nơi đất khách càng được thế hiện chân thật và sâu sắc.
Thành ngữ: bảy nổi ba chìm
Nghĩa (Tham khảo):
- Nghĩa đen: Khi làm món bánh trôi, bảy phần nổi, ba phần chìm là bánh đã chín, có thể vớt ra.
- Nghĩa bóng: than trách phận mình lận đận lênh đênh, phụ thuộc vào người khác, không được tự quyết định số phận của mình (thường chỉ người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa)
Thành ngữ: bảy nổi ba chìm
Ý nghĩa: dùng để ví cảnh ngộ một người khi lên khi xuống, phiêu giạt, long đong vất vả Câu này tham khảo
1/Điệp ngữ : vì
Điệp ngữ cách quãng
Tác dụng : Liệt kê các lí do người chiến sĩ chiến đấu . Thấy được tình yêu quê hương,đất nước, đặc biệt là người bà và ổ trứng hồng tuổi thơ
2/
- Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom sưới núi,tiều vài chú,
Lác đác bên sông,chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng , con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân dưới núi,trời , non, nước,
Một mảnh tình riêng,ta với ta.
- Đã bấy lâu nay,bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng,chợ thời xa.
Ao sâu nước cả,khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa,khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây,cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn,mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách,trầu không có,
Bác đến chơi đây,ta với ta.
* Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể .Còn”ta với ta”trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta”Trong câu thơ này là mình cũng là bạn.
3/
Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc.Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ. Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh và huyền ảo,...Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trăngg tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước. Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung). Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
(Bạn có thể tham khảo bài đó)
Đọc đoạn thơ sau:
Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp
Theo những con tàu cập bến các vì sao
Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng
Biết bay bay rồi, ta lại muốn bay cao
(Xuân Quỳnh, Khát vọng)
a. Dựa vào ngữ cảnh, em hãy giải thích nghĩa của các từ “bay” trong đoạn thơ trên.
- "bay" ở đây nghĩa là không chỉ lên trăng, mà thơ của Xuân Quỳnh còn bay khắp, nổi tiếng, được lan tỏa khắp nơi, như lòng ta bao giờ hết khát vọng, mong muốn, được nổi tiếng rồi ta lại muốn nổi tiếng hơn.
b. Nghĩa của các từ “bay” có liên quan với nhau không?
- Có, đều chỉ sự mong muốn thơ của Xuân Quỳnh được lan tỏa ra khắp nơi và càng được nổi tiếng.