Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Nêu phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên: biểu cảm
b. Các hình ảnh "nhà dột", "gió lùa bốn bên", "những đêm trắng trời" diễn tả:
"nhà dột " "gió lùa bốn bên" căn nhà của mẹ thật tồi tàn, rách nát
"Những đêm trắng trời" là khi mẹ nhớ về đứa con đánh giặc ở chiến trường xa xôi.
Hình ảnh người mẹ được gợi lên trong bốn câu thơ đầu qua các chi tiết: yếm đào, nón mê, nón quai thao, tay bí, tay bầu, váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu.
Câu 3:Bài thơ nói về cảm xúc thương yêu của người con đối với mẹ. Và sự hi sinh khó nhọc mà người mẹ hi sinh. Người mẹ hi sinh cho con tất cả, chịu đựng cả cái rét mùa đông lạnh thấu xương cùng những cơn mưa phùn. Câu thơ đầu nói về sự xót xa đau lòng của người con về sự khó nhọc của mẹ. Người con tự hỏi mẹ có lạnh ko trong sự giá lạnh của mùa đông. " Chân.... tay cấy mạ non" cho thấy rằng người mẹ vẫn phải đi cấy trong thời tiết lạnh giá vì yêu con muốn hi sinh vì con. Hình ảnh người mẹ run run trong cái lạnh làm ai ai cũng phải cảm thương, qua đó khắc sâu trong con người ta 1 hình ảnh người mẹ cần mẫn, thương con. " mạ non .... mấy lần" biện pháp so sánh những đon mạ còn ít hơn nhiều lần so với tình mẹ cho con. " mưa phùn.... tứ thân" cho thấy lưng mẹ còng dần xuống vì vất vả, ướt cả vạt áo. Câu thơ cuối nói lên tất cả tình yêu thương thầm kín , thương mẹ à lời cảm ơn dành cho mẹ trong những thời gian khó nhọc đeer chăm sóc và lo lắng yêu thương con (Từ đó bày tỏ tình yêu của mk với mẹ)
1. Hình thức biến hóa của Tấm: đầu tiên Tấm biến thành chim Vàng anh, tiếp đó là cây xoan, khung cửi, quả thị.
2. + Cái chết của Tấm:
Tấm về giỗ cha, bị dì ghẻ âm mưu chặt cây ngã xuống ao mà chết với mục đích đưa Cám vào làm Hoàng hậu. Mâu thuẫn được đẩy lên cao trào khi nguy hại đến tính mạng của Tấm, mẹ con Cám quyết tranh giành quyền lực đến cùng.
+ Chim vàng anh:
Là con vật nhà vua quý mến nhưng bị Cám giết thịt. Họ quyết tâm không để lại mầm mống liên quan đến Tấm.
+ Cây xoan:
Là nơi vua yêu thích để hóng mát nhưng cũng bị chặt làm khung cửi.
+ Khung cửi:
Cất lên tiếng nói của Tấm về nỗi uất ức nhưng cũng bị Cám đem đốt ra tro.
4. - Ý nghĩa của quá trình biến hóa:
+ Thể hiện sức sống, sự trỗi dậy mãnh liệt của Tấm cũng như của cái thiện trước cái ác.
+ Đó là sức mạnh, sự trường tồn vĩnh cửu của cái thiện trước cái ác.
5. - Xét về góc độ đạo đức: Hành động của Tấm có phần trái với bản chất hiền lành, lương thiện. Tuy nhiên, đây là hành động trả thù xứng đáng cho những con người độc ác, vô nhân trong xã hội.
- Xét về vấn đề thể loại: Hành động trả thù của Tấm đã thể hiện đúng yêu cầu thể loại về truyện cổ tích.
1)-Chim vàng anh tiếng hót trong trẻo, thánh thót đem lại niềm vui. C
-Tấm hóa thành cây xoan đào.
-Tấm hóa thành cây thị.
2)mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phát triển ở mức cao hơn, vượt ra khỏi phạm vi gia đình. Đó là mâu thuẫn mang tính quan hệ xã hội, Mẹ con Cám từ sự ghét bỏ Tấm đã chuyển sang hành động loại bỏ, muốn tiêu diệt Tấm tới cùng.
3) Độc ác,mất nhân tính
4)
- Chim vàng anh tiếng hót trong trẻo, thánh thót đem lại niềm vui. Chim quấn quýt bên nhà vua, được vua sủng ái yêu chiều như với người.
- Tấm hóa thành cây xoan đào. Cây xoan đào cành lá xanh tươi xòe bóng che mát cho nhà vua, lòng cây màu hồng như tấm lòng son mãi không phai qua bao thăng trầm của Tấm.
- Tấm hóa thành cây thị. Cây thị mộc mạc dân dã và thân thiết với người nông dân nơi thôn quê. Quả thị nhỏ nhắn luôn tỏa ngát hương thơm khiến ai cũng thích, cũng quí.
⇒ Tấm đều hóa thân trong những hình ảnh rất đẹp. Mỗi lần mỗi khác nhưng tất cả những hình ảnh đó đều có một sự thống nhất chung. Hiển hiện của một linh hồn lương thiện, trong sáng, thủy chung, một linh hồn không cam chịu khuất phục khi ý thức được nỗi oan ức của mình.
Những câu thơ sử dụng chất liệu ca dao trong đoạn trích:
Cái cò ...sung chát...đào chua
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
+ Từ việc phân tích các chi tiết quan trọng trong câu chuyện mà xác định ý nghĩa truyện ( chú ý không sa đà vào phân tích truyện).
+ Trình bày những suy nghĩ về câu chuyện mà bản thân đã xác định được. Có thể lấy dẫn chứng trong văn chương và thực tế để làm rõ ý kiến của mình.
- Trong câu chuyện đã dẫn, hoàn cảnh và tâm trạng người mẹ khi về nhà, thái độ khi nghe đứa con lớn mách tội em, nỗi xúc động của người mẹ khi hiểu ra tình cảm của đứa con út cũng như dòng chữ con viết là những điều cho ta hiểu ý nghĩa truyện. Nên phân tích những chi tiết ấy.
- Một câu chuyện có thể mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ khác nhau. Câu chuyện trên, có thể gợi cho ta một số suy nghĩ như:
+ Nỗi tức giận dễ làm con người có thể mắc sai lầm.Vì thế, không nên nóng vội, phải hiểu rõ bản chất sự việc trước khi tỏ thái độ.
+ Con trẻ bộc lộ tình yêu thương một cách hồn nhiên, chân thành. Tình yêu thương của con mang đến cho người mẹ niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn vất vả…
Nghĩa của từ đi trong hai câu thơ: ta đi trọn kiếp người/cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
• Chữ đi trong câu thơ thứ nhất nghĩa là: sống, là trải qua kiếp người.
• Chữ đi trong câu thơ thứ hai nghĩa là: thấu hiểu và cảm nhận.
a, ptbđ chính: biểu cảm
b, hình ảnh "nhà dột","gió lùa bốn bên" : căn nhà tồi tàn, rách nát, nỗi cô đơn của người mẹ
hình ảnh; "những đêm trắng trời" : người mẹ nhớ thương về đứa con của mình đang dầm mưa giãi nắng ở chiến trường
Cám ơn bạn nhiều nha