K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Con rồng cháu tiên

   Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ và Lạc Long Quân yêu nhau rồi thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ:
    - Ta thuộc nòi Rồng vốn quen ở nước. Nàng là dòng Tiên quen chốn non cao. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, khi có việc gì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
    Âu Cơ và các con nghe theo rồi chia tay nhau lên đường. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta, con cháu vua Hùng khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường tự hào xưng là con Rồng, cháu Tiên và thân mật gọi nhau là “đồng bào”.
(Theo Truyền thuyết)

d. Câu chuyện Con Rồng cháu Tiên muốn nói với chúng ta điều gì?

1
23 tháng 3 2018

Câu chuyện muốn nhắc nhở chúng ta về nguồn gốc cao quý, linh thiêng của dân tộc mình. Người Việt Nam đều là con cháu vua Hùng nên phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Con rồng cháu tiên   Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ và Lạc Long Quân yêu nhau rồi thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái bọc...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Con rồng cháu tiên

   Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ và Lạc Long Quân yêu nhau rồi thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ:
    - Ta thuộc nòi Rồng vốn quen ở nước. Nàng là dòng Tiên quen chốn non cao. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, khi có việc gì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
    Âu Cơ và các con nghe theo rồi chia tay nhau lên đường. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta, con cháu vua Hùng khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường tự hào xưng là con Rồng, cháu Tiên và thân mật gọi nhau là “đồng bào”.

b. Khi chia tay nhau, Lạc long Quân và Âu Cơ quyết định điều gì?

1
15 tháng 2 2017

Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống biển, Âu Cơ để năm mươi con ở lại núi, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Con rồng cháu tiên   Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ và Lạc Long Quân yêu nhau rồi thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái bọc...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Con rồng cháu tiên

   Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ và Lạc Long Quân yêu nhau rồi thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ:
    - Ta thuộc nòi Rồng vốn quen ở nước. Nàng là dòng Tiên quen chốn non cao. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, khi có việc gì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
    Âu Cơ và các con nghe theo rồi chia tay nhau lên đường. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta, con cháu vua Hùng khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường tự hào xưng là con Rồng, cháu Tiên và thân mật gọi nhau là “đồng bào”.
(Theo Truyền thuyết)

a. Một trăm người con của Âu Cơ được sinh ra như thế nào?

1
13 tháng 9 2017

Từ cái bọc trăm trứng của Âu Cơ. Trăm trứng nở ra trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Con rồng cháu tiên   Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ và Lạc Long Quân yêu nhau rồi thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái bọc...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Con rồng cháu tiên

   Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ và Lạc Long Quân yêu nhau rồi thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ:
    - Ta thuộc nòi Rồng vốn quen ở nước. Nàng là dòng Tiên quen chốn non cao. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, khi có việc gì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
    Âu Cơ và các con nghe theo rồi chia tay nhau lên đường. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta, con cháu vua Hùng khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường tự hào xưng là con Rồng, cháu Tiên và thân mật gọi nhau là “đồng bào”.
(Theo Truyền thuyết)

c. Người Việt Nam tự hào xưng là gì?

1
20 tháng 10 2018

Là con Rồng, cháu Tiên và thân mật gọi nhau là “đồng bào”.

Ngày xửa ngày xưa có 1 chàng trai trẻ chưa cưới được vợ, chàng trai sống bằng nghề nông quanh năm gắn bó với con trâu và cái cày. Vào 1 ngày nọ chàng trai vác rìu lên rừng kiếm củi. Trong lúc chàng trai đang hì hụi đốn cây, anh nhìn thấy 1 con quạ đen tha 1 con chim sẻ nhỏ bay tới đậu ở 1 tảng đá tại gần chỗ anh đang làm việc. Nhìn thấy con quạ sắp ăn thịt con chim sẻ, chàng trai bỗng...
Đọc tiếp

Ngày xửa ngày xưa có 1 chàng trai trẻ chưa cưới được vợ, chàng trai sống bằng nghề nông quanh năm gắn bó với con trâu và cái cày. Vào 1 ngày nọ chàng trai vác rìu lên rừng kiếm củi. Trong lúc chàng trai đang hì hụi đốn cây, anh nhìn thấy 1 con quạ đen tha 1 con chim sẻ nhỏ bay tới đậu ở 1 tảng đá tại gần chỗ anh đang làm việc. Nhìn thấy con quạ sắp ăn thịt con chim sẻ, chàng trai bỗng động lòng trắc ẩn thương cho chú chim nhỏ bé sắp sửa lọt vào miệng loài quạ quái ác.

Chàng trai cúi xuống nhặt một viên đá ném vào con quạ. Con quạ đen giật mình thấy có ai ném mình nên bỏ lại con mồi rồi vỗ cánh bay lên. Bực tức bởi vì hỏng ăn, con quạ chửi bới om sòm. Chàng trai nhặt thêm viên đá nữa ném tiếp vào con quạ và mắng: – “Đồ chim quái ác, mày hãy biến ngay !”. Con quạ đen tức tối bay đi, trước khi bay đi nó còn đe dọa chàng trai là sẽ quay lại trả thù. Chàng trai chạy lại phiến đá nhặt chú chim sẻ đang ngoi ngóp, anh tìm đủ mọi phương cách ủ cho con chim sống lại. Với cố gắng và lỗ lực cứu chú chim, chỉ gần 1 tiếng sau, chú chim nhỏ đã tỉnh lại và vỗ cánh bay được. Chú chim sẻ cảm ơn chàng trai và bảo anh ngồi đợi nó một lát để nó bay đi lấy tặng anh 1 vật quý.

Truyện cổ tích việt nam: Ai mua hành tôi

Truyện cổ tích Việt Nam: Ai mua hành tôi

1 lúc sau, chú chim đã quay trở lại và trong miệng ngậm 1 cái lọ bé tí xíu đặt xuống bên cạnh chàng trai và nói: – “Đây là lọ nước thần có phép màu làm cho một người đang già có thể trẻ lại, làm cho một vật nhỏ có thể to thêm, trên thế gian này không có một ai có”. Nói xong chú chim sẻ vỗ cánh bay đi. Chàng trai tò mò bèn mở nút lọ nước thần ra xem, anh thấy nước trong lọ tỏa ra một hương thơm ngào ngạt. Chàng trai nghĩ thầm: – “Những thứ nước thơm như này chủ yếu để cho các bà nhà giàu có sức vào làm đỏm, chứ mình thì chắc chả bao giờ dùng loại nước thơm này “. Rồi anh đậy nắp lọ lại cẩn thận, cất vào túi áo và gánh củi mang về. Về tới nhà anh treo lọ nước lên kèo nhà, rồi thời gian cứ thế trôi qua, cũng do quá bận bịu với công việc đồng áng nên anh cũng bẵng quên đi, không còn nhớ tới cái lọ nước ấy nữa.

Một vài năm sau đó, vất vả mãi chàng trai mới cưới được một cô vợ. Vợ của anh cũng là con gia đình làm nông nên quanh năm chân lấm tay bùn, vì suốt ngày phải tiếp xúc với việc đồng áng cho nên vợ anh cũng đen đủi và xấu xí. Nhưng vợ chồng nhà anh rất yêu thương nhau.

 

Vào một hôm, khi người chồng đang cày giở nốt mảnh ruộng người đồng, vợ anh ở nhà cho lợn gà ăn và thu dọn nhà cửa sạch sẽ. Trong lúc đang lau dọn, chị phát hiện trên kèo nhà có một lọ gì đó nho nhỏ, chị tò mò mở ra thì ngửi thấy một hương thơm ngào ngạt lan tỏa ra khắp nhà, chị tưởng đây là nước thơm chồng để đây nhân dịp đặc biệt sẽ tặng cho vợ. Lát sau, chị đun nước tắm gội rồi cho nọ nước thơm xức khắp mình mẩy.

Thật không ngờ, sau khi xức xong, từ một con người với vẻ ngoài xấu xí, bỗng chốc chị đã trở lên xinh đẹp lạ thường. Vẻ đẹp của chị giờ có thể nói là “nghiêng nước nghiêng thành” không ai sánh bằng. Nước thần trên người chị chảy xuống mấy cây hành nhỏ bên cạnh giếng, bỗng nhiên mấy cây hành bỗng lớn phổng một cách lạ thường, củ hành to như bình vôi, dọc hành dài như một chiếc đòn gánh.

Khi người vợ đi cày trở về nhà thì anh không thể nhận ra vợ mình nữa, anh cứ ngỡ rằng mình đang gặp một tiên nữ giáng trần, mãi sau anh mới nhận ra vợ vì nghe được giọng nói quen thuộc của chị. Chị vợ ngồi kể cho chồng nghe toàn bộ sự việc, nghe xong anh mới sực nhớ ra lọ nước thần mà con chim sẻ 3 năm trước báo đáp đền ơn anh đã cứu mạng. Kể lại chuyện cũ trong rừng cho vợ nghe, hai vợ chồng ôm nhau mừng rỡ, anh ngồi ngắm vợ mãi không biết chán.

Cũng kể từ hôm đó, anh quấn lấy vợ không rời. Chính vì thế mà một phần việc đồng áng có chút phần bê trễ. Nhưng cứ ở nhà ngắm vợ như này mãi không ổn, như này thì hai vợ chồng không có cơm để ăn mất. Anh nghĩ ra một cách, ngày hôm sau anh đi tìm và thuê một thợ vẽ cực giỏi để vẽ hình vợ anh. Thế là từ giờ, cứ mỗi khi ra đồng làm việc, anh lại mang theo tấm hình của vợ để ngắm lúc mệt mỏi.

Một hôm khi đang cày ruộng, vừa cày được mươi luống thì con quạ năm xưa xà xuống quắp mất tấm hình của vợ anh rồi bay đi mất. Anh thấy vậy đuổi theo nhưng không kịp, con quạ đã vẫy cánh bay xa. Để báo thù mối thù 3 năm về trước, con Quạ mang bức tranh tới tận kinh đô, thả xuống sân rồng (Sân của hoàng cung nhà vua). Bọn lính canh thấy có bức tranh vẽ hình một cô gái rất đẹp nên đã cầm lên trình vua xem. Vì người con gái trong tranh quá xinh đẹp, vua ngắm mãi không hề biết chán, trong bụng nghĩ “Trong cung ta đã có rất nhiều mỹ nữ xinh đẹp tuyệt trần, nhưng không có một người nào đẹp như người con gái trong tranh. Hẳn là trời sai con quạ kia đến mách cho ta đây!”.

Lập tức vua ra lệnh cho một viên quan đại thần trong triều phải gấp rút tìm được cho ra người con gái xinh đẹp trong tranh và mang nàng về đây. Viên quan cho người đi dò la lùng sục khắp mọi vùng. Để việc dò la hiệu quả hơn, viên quan còn cho mở hội ở các vùng, khi người dân đến chơi hội đông, chúng lấy bức tranh ra và giả vờ nói là tình cờ nhặt được, ai là chủ nhân thực sự của bức tranh thì đến nhận lại.

Một hôm, chúng tới mở hội ở quên hai vợ chồng anh chàng có lọ nước thần. Quả nhiên anh chàng đã rơi vào bẫy của chúng. Thấy tấm hình của vợ mình, anh mừng rỡ tới nhận lại tranh. Nhưng anh không ngờ rằng, bọn chúng đã bí mật theo anh về tới tận nhà. Khi nhìn thấy vợ anh đúng là người phụ nữ trong tranh, chúng ập tới bắt nàng và đưa lên kiệu rước nàng về kinh đô, mặc cho người chồng của nàng quỳ lạy than khóc.

Sau khi bị bắt vào cung, người vợ không cười mà cũng không nói, biết bao nhiêu áo đẹp nhưng nàng vẫn không mặc, đầu tóc rối bù không chải, không cho một ai đến gần. Đem được người đẹp về cung, vua lấy làm mừng rỡ nhưng làm đủ mọi cách, người đẹp cũng không nở một nụ cười, không cất lên một tiếng, suốt ngày chỉ im lặng. Vua lệnh cho rao trong dân chúng rằng, hễ trong nhân gian có ai làm cho nàng cười nói được, người đó sẽ được phong quan và thưởng rất hậu hĩnh.

Nghe được tin này, từ những gánh hề nổi tiếng cho tới những bậc cao y nô nức kéo nhau đến kinh thành với hy vọng có thể làm cho người đẹp nói cười. Nhưng đủ trò được giở ra, đủ mọi biện pháp từ diễn hề tới cúng bái cũng không làm cho nàng mở miệng.

Lại nói đến chuyện anh chồng, từ khi mất vợ, anh không thiết làm gì nữa, tất cả công việc anh đều không màng tới, chỉ ở nhà nhớ vợ. Khi nghe được tin loan báo ai làm cho người đẹp trong cung cười nói thì sẽ được vua ban thưởng, anh liều mình một phen lên kinh tìm vợ. Trước khi đi, anh nhổ mấy củ hành lớn bên cạnh giếng buộc làm một gánh quẩy theo. Đến kinh đô, anh đi qua đi lại trước cửa hoàng cung rồi rao lớn:

“Dọc bằng đòn gánh,
Củ bằng bình vôi,
Ai mua hành tôi,
Thì thương tôi với!”

Tiếng rao của anh mỗi lúc một lớn vọng vào cung vua. Nghe thấy tiếng chồng, nét mặt của người vợ tươi tỉnh hắn. Cuối cùng nàng cũng quay ra nói với thị nữ:

– Hãy ra mời người bán hành vào đây cho ta!

Khi nhìn thấy chồng mình, người vợ cười lên một tiếng. Thấy người đẹp bỗng dưng cười nói, vua lấy làm sung sướng, lại thấy mấy cây hành to kì lạ, vua càng làm thấy ngạc nhiên. Cứ ngỡ rằng chắc nàng cười nói là do mấy cây hành kì lạ kia, vua nảy ra một ý muốn tự cải trang thành người bán hành gánh qua gánh lại để làm vui lòng người đẹp. Vua bảo anh chồng:

– Nhà ngươi cởi hết quần áo ra, ta sẽ cho ngươi tạm mặc long bào vào, ta sẽ mặc bộ quần áo của ngươi để giả làm người bán hành rong.

Thấy vua mặc quần áo xong, gánh gánh hành đi qua đi lại rao như anh chồng rao, người vợ lại càng cười ngặt ngẽo. Thấy người đẹp thích thú vua lại càng làm già. Nhưng đột nhiên người vợ bảo thị nữ thả chó ra. Đàn chó thấy vua cứ ngỡ là người lạ liền nhảy bổ vào cắn xé cho đến chết. Người vợ bảo chồng mình:

– Mình hãy mau mau leo lên ngai vàng ngồi đi!

Anh chồng lật đật trèo lên ngai vàng giữa lúc trăm quan và cung nữ rập đầu bái mạng. Từ đó anh làm vua và ở với vợ trọn đời.

LÀ CHUYỆN CỔ TÍCH GÌ???TRẢ LỜI THÌ NHỚ KẾT BẠN LUÔN NHA

13
24 tháng 3 2018

là truyện cổ tích Lọ nước thần 

30 tháng 4 2018

biết là chuyện Lọ Nước Thần rồi lại còn hỏi

29 tháng 10 2021

câu hỏi hack não ak

29 tháng 10 2021

cứ như câu hai xe đâm nhau , hỏi khoảng cách từ trái đất đến mặt trời là bao nhiu vậy ^-^

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Hai Bà Trưng1. Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng, ... Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược. 2. Bấy giờ, ở...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Hai Bà Trưng

1. Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng, ... Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược. 

2. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí lớn giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy bèn lập mưu giết chết Thi Sách. 

3. Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang. Trưng Trắc trả lời : 

- Không ! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn. 

Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường; giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân. 

4.  Thành trì quân giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà. 

- Giặc ngoại xâm : giặc từ nước ngoài đến xâm chiếm. 

- Đô hộ : thống trị nước khác 

- Luy Lâu : Vùng đất nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh 

- Trẩy quân : đoàn quân lên đường 

- Giáp phục : đồ bằng da hoặc kim loại mặc khi ra trận để che đỡ, bảo vệ thân thể. 

- Phấn khích : phấn khởi, hào hứng.

A. Nín nhịn, không biết phải làm thế nào

B. Vô cùng căm phẫn, chỉ chờ lúc nổi dậy

C. Sợ hãi trước tội ác dã man mà giặc gây ra

3
24 tháng 4 2019

Lời giải:

Nhân dân ta vô cùng căm phẫn, chỉ chờ lúc nổi dậy.

18 tháng 11 2021

B

chúc bạn học tốt

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử1. Đời Hùng vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hồng, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không. 2. Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

1. Đời Hùng vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hồng, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không. 

2. Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn và sang trọng tiến dần đến. Đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng đang du ngoạn. Chàng hoảng hốt, chạy tới khóm lau thưa trên bãi, nằm xuống, bới cát phủ lên mình để ẩn trốn. Nào ngờ, công chúa thấy cảnh đẹp, ra lệnh cắm thuyền, lên bãi dạo rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm. Nước giội làm trôi cát đi, để lộ một chàng trai khỏe mạnh. Công chúa rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết rõ tình cảnh nhà chàng, nàng rất cảm động và cho là duyên trời sắp đặt, liên mở tiệc ăn mừng và kết duyên với chàng. 

3. Sau đó, hai vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh mà tìm thầy học đạo và đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa nuôi tằm, dệt vải. Cuối cùng, cả hai đều hóa lên trời. Sau khi về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc. 

4. Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. 

- Chử Xá : tên một làng nay thuộc xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội. 

- Du ngoạn : đi chơi, ngắm cảnh các nơi. 

- Bàng hoàng : sững sờ, không ngờ tới 

- Duyên trời : chuyện may mắn, hạnh phúc 

- Hóa lên trời : không chết mà trở thành thánh hoặc tiên trên trời. 

- Hiển linh : (thần thánh) hiện lên giúp người

Câu chuyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử xảy ra vào thời nào ?

A. Vua Hùng Vương thứ 6

B. Vua Hùng Vương thứ 17

C. Vua Hùng Vương thứ 18

1
3 tháng 11 2017

 

Lời giải:

Câu chuyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử diễn ra vào thời Vua Hùng Vương thứ 18

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua1. Hôm ấy, chúng tôi đến thăm một trường tiểu học. Cô hiệu trưởng mời đoàn vào thăm lớp 6A. Điều bất ngờ là tất cả học sinh đều lần lượt giới thiệu bằng tiếng Việt :”Em là Mô-ni-ca”, “ Em là Giét-xi-ca”,… Mở đầu cuộc gặp, các em hát tặng đoàn bài hát “Kìa con bướm vàng” bằng tiếng Việt. Rồi các em giới...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:

Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua

1. Hôm ấy, chúng tôi đến thăm một trường tiểu học. Cô hiệu trưởng mời đoàn vào thăm lớp 6A. Điều bất ngờ là tất cả học sinh đều lần lượt giới thiệu bằng tiếng Việt :”Em là Mô-ni-ca”, “ Em là Giét-xi-ca”,… Mở đầu cuộc gặp, các em hát tặng đoàn bài hát “Kìa con bướm vàng” bằng tiếng Việt. Rồi các em giới thiệu những vật sưu tầm được như: đàn tơ-rưng, cái nón, tranh cây dừa, ảnh xích lô,…Các em còn vẽ Quốc kì Việt Nam và nói được bằng tiếng Việt : “Việt Nam, Hồ Chí Minh.” 

2. Hóa ra cô giáo của các em đã từng ở Việt Nam hai năm. Cô thích Việt Nam nên đã dạy các em tiếng Việt và kể cho các em nghe nhiều điều tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam. Các em còn tìm hiểu về Việt Nam trên in-tơ-nét. Về phần mình, các em đặt cho chúng tôi rất nhiều câu hỏi về thiếu nhi Việt Nam: Học sinh Việt Nam học những môn gì ? Trẻ em Việt Nam thích những bài hát nào ? Ở Việt Nam, trẻ em chơi những trò chơi nào ? 

3. Đã đến lúc chia tay, dưới làn tuyết bay mù mịt, các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến, cho đến khi xe của chúng tôi khuất hẳn trong dòng người và xe cộ tấp nập của thành phố Châu Âu hoa lệ, mến khách. 

- Lúc-xăm- bua : một nước nhỏ ở Châu Âu, cạnh các nước Bỉ, Đức và Pháp. 

- Lớp 6 : lớp cuối bậc tiểu học ở Lúc-xăm- bua. 

- Sưu tầm : tìm kiếm, góp nhặt lại. 

- Đàn tơ-rưng : một nhạc cụ dân tộc ở Tây Nguyên - In-tơ-nét : mạng thông tin máy tính toàn cầu. 

- Tuyết : những hạt băng nhỏ, xốp, nhẹ, màu trắng, rơi ở vùng có khí hậu lạnh. 

- Hoa lệ : (nhà cửa, phố xá) đẹp lộng lẫy và sang trọng.

A. Tới thăm một trại mồ côi ở Lúc-xăm-bua

B. Tới thăm trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua

C. Tới thăm thầy cô một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua

1
3 tháng 5 2019

Đoàn cán bộ Việt Nam có chuyến tới thăm trường tiểu học Lúc-xăm-bua.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:Kiến Mẹ và các con   Kiến là một gia đình lớn. Kiến Mẹ có chín nghìn bảy trăm con. Tối nào, Kiến Mẹ cũng tất bật trong phòng ngủ của đàn con để vỗ về và thơm từng đứa:   - Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con.   Suốt đêm, Kiến Mẹ không hề chợp mắt để hôn đàn con. Nhưng cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ thơm hết lượt.   Vì...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Kiến Mẹ và các con
   Kiến là một gia đình lớn. Kiến Mẹ có chín nghìn bảy trăm con. Tối nào, Kiến Mẹ cũng tất bật trong phòng ngủ của đàn con để vỗ về và thơm từng đứa:
   - Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con.
   Suốt đêm, Kiến Mẹ không hề chợp mắt để hôn đàn con. Nhưng cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ thơm hết lượt.
   Vì thương Kiến Mẹ vất vả, bác Cú Mèo đã nghĩ ra một cách. Buổi tối, đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xinh. Kiến Mẹ đến thơm má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này quay sang thơm vào má kiến con bên cạnh và thầm thì:
   - Mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!
   Cứ thế lần lượt các kiến con hôn truyền nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thể chợp mắt mà vẫn âu yếm được cả đàn con.
   (Chuyện của mùa hạ)

a. Kiến Mẹ có bao nhiêu con?

1
1 tháng 4 2018

Kiến Mẹ có chín nghìn bày trăm con.