Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Suốt quãng đời thời học sinh, những đồ dùng học tập như sách, vở, bút... luôn là những người bạn đồng hành không thể thiếu. Trong đó, cây bút bi là người bạn tuy nhỏ bé nhưng lại giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Ngày xưa, con người thường sử dụng bút lông ngỗng, lông chim để viết nhưng sau đó thì bút máy ra đời. Tuy nhiên, việc sử dụng và bảo quản bút máy rất bất tiện nên một phóng viên người Hungary đã phát minh ra cây bút bi. Bút bi đang bày bán trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau. Tuy thế nhưng đa số có cấu tạo chung giống nhau. Vỏ bút được làm bằng nhựa, hình dáng thon dài còn ruột bút thì gồm đầu bút bi và mực đựng đầy trong ống nhỏ. Đầu bấm cũng rất quan trọng, nó giúp ta dễ dàng bấm mở mỗi khi sử dụng. Bút bi là một dụng cụ quan trọng và cũng là người bạn thân thiết của chúng ta vì nhờ có bút mà có những bài văn, thơ hay, những bức tranh đẹp. Bút bi là một trong những đồ dùng có ích cho mỗi người học sinh nên ta phải giữ gìn thật kĩ, không nên vứt hay làm rơi vì bút dễ vỡ.
Tham khẻo
Dừa là một loại cây trồng phổ biến ở các vùng quê khắp cả đất nước, đặc biệt tập trung nhiều ở các miền ven biển nước ta. Cây dừa đóng góp rất nhiều lợi ích vào trong đời sống của con người, trở thành cây trồng quen thuộc, hữu ích và kinh tế cao.
Dừa có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á, sau đó trở nên phổ biến khắp thế giới nhờ những dòng chảy của biển mang quả dừa khô đi đến mọi nơi. nhờ khả năng chịu hạn, sức sống bền bỉ, giúp cây dừa trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Thậm chí, tại các vùng núi cao, cây dừa vẫn phát triển tốt.
Dừa là một loài cây trong họ Cau, thuộc loại cây lớn, thân đơn trục, có thể cao tới 30m, với các lá đơn xẻ thùy lông chim một lần, cuống và gân chính dài 4 – 6 m, các thùy với gân cấp hai có thể dài 60 – 90cm; lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân.
Ở nước ta, cây dừa phát triển rất phong phú. Căn cứ vào hình thức bên ngoài hoặc đặc trong bên trong quả, hoặc vùng miền phát triển, người ta phân dừa thành nhiều loại: Dừa xiêm, dừa bị, dừa nếp, dừa dâu, dừa dứa, dừa sáp. Các giống dừa trồng phổ biến ở địa phương có dừa ta, dừa dâu, dừa lửa, dừa xiêm, dừa cỏ, dừa Tam Quan, dừa lùn.
Hoa của dừa là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính), với cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa. Dừa ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt. Dừa là loại quả khô đơn độc được biết đến như là quả hạch có xơ. vỏ quả ngoài thường cứng, nhẵn, nổi rõ 3 gờ, lớp vỏ quả giữa là các sợi xơ gọi là xơ dừa và bên trong nó là lớp vỏ quả trong hay gáo dừa hoặc sọ dừa, lớp vỏ quả trong hóa gỗ, khá cứng, có ba lỗ mầm có thể nhìn thấy rất rõ từ phía mặt ngoài khi bóc hết lớp vỏ ngoài và vỏ giữa (gọi là các mắt dừa). Thông qua một trong các lỗ này thì rễ mầm sẽ thò ra khi phôi nảy mầm. Bám vào thành phía trong của lớp vỏ quả trong là vỏ ngoài của hạt với nội nhũ dạng anbumin dày, là lớp cùi thịt, gọi là cùi dừa, nó có màu trắng và là phần ăn được của hạt.
Có lẽ trong tất cả các loại cây trái ở Việt Nam, cây dừa là loại cây cống hiến cả cuộc đời mình cho con người. Tất cả các phần của quả dừa và cây dừa đều có thể được sử dụng. Không một chi tiết nào trên thân dừa lại không có chỗ dùng. Rễ dừa dùng để làm chất đốt, có nơi còn làm thuốc nhuộm. Lá dừa dùng để lợp nhà, gói bánh dừa, tàu dừa chặt ngắn lá dùng để trang trí nhà rạp, cổng hoa trong những tiệc cưới ở làng quê. Lá dừa khô được bó lại thành cây làm đuốc soi đường trong những vùng sâu thiếu thốn ánh đèn phố thị. Sông lá dùng để đan những giỏ hoa giỏ đựng trái cây trông rất thanh mảnh và trang trọng.
Thân dừa thường dùng để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Sau khi bào bỏ lớp vỏ bên ngoài, người ta lấy thân làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mĩ nghệ khác hoặc làm chén đũa… Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí, vừa thanh nhã vừa lạ mắt.
Bông dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường có giá trị thẩm mĩ cao. Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ dừa là một thứ thức ăn độc đáo. Có thể làm gỏi, lăn bột, xào,… rất thích hợp với người ăn chay. Thậm chí ngay cả con sâu sống trên cây dừa (còn gọi là đuông dừa) cũng là một thứ món ăn ngon. Tuy nhiên, thứ có giá trị nhất vẫn là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra lấy nước giải khát, có công năng hạ nhiệt, giải độc. Dừa khô có nhiều công dụng hơn nữa.
Nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu, cơm dừa rám dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Gáo dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mĩ nghệ rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông.
Các sản phẩm của dừa còn được làm thuốc chữa bệnh, đồ mĩ nghệ và các vật dụng đồ đạc hết sức tiện lợi và bền bỉ. Tại một số nước, trái dừa còn là vật phẩm dâng lên các vị thần trong những ngày lễ quan trọng. Cây dừa, quả dừa và tên gọi của nó là là biểu trưng cho sự tinh khiết, sức sống bền bỉ, có ý nghĩa biểu thị cho sự an lành.
Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750 – 2.000 mm hàng năm), điều này giúp dừa trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao đế có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lí giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao.
Nó rất khó trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn. Khi quả còn non thì lớp vỏ rất cứng, nhưng quả dừa non hiếm khi rụng, ngoại trừ khi bị bệnh như nấm chẳng hạn hoặc do chuột, dơi,… phá hoại. Trong thời gian quả rụng tự nhiên, lớp vỏ trở thành màu nâu và xơ dừa trở nên mềm và khô hơn, như thê quả sẽ ít bị hư hại khi rụng.
Dừa được trồng nhiều ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, nhất là các vùng duyên hải. Cây dừa đã trở thành một hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống của nhân dân ta. Có thể thấy điều này qua các bức tranh dân gian Đông Hồ hoặc các lễ hội hái dừa ở vùng đồng bằng tư Nam Bộ. Trái dừa luôn có mặt trong mâm ngũ quả thờ cúng trong ngày Tết cổ truyền.
Từ bao đời nay, cây dừa vẫn bền bỉ, kiên trung với đất, với người, dâng cho cuộc sống biết bao hoa thơm trái ngọt. Cây dừa là biểu tượng của sức sống phi thường, lòng quả cảm, đức hi sinh mà con người Việt Nam đời đời gắn bó, trân trọng và biết ơn.
Theo nền văn minh của loài người, vô vàn vật dụng có ích đã được tạo ra nhằm tối giản thời gian và chi phí, trong đó ta có thể kể đến sự góp mặt của những chiếc bút bi. Bút bi là vật dụng quen thuộc của cả học sinh và người đi làm. Nó có rất nhiều chủng loại và các màu mực khác nhau. Chiếc bút bi dài tầm 15cm, thân bút tròn nhỏ, cầm rất vừa tay. Vỏ bút bi thường không có nhiều màu sắc bắt mắt như các loại bút khác. Vỏ bút được làm bằng nhựa, bút dễ dàng sử dụng cũng như tháo nắp để thay ruột bút. Vì bút bi viết rất nhanh khô mực nên nó dường như được có mặt ở khắp mọi nơi, giá của nó cũng rất rẻ, từ 3.000 đồng trở nên mà thôi. Việc bảo quản bút bi cũng không hề khó khăn chút nào, khi dùng bạn chỉ cần lưu ý không làm rơi vì nó rất dễ vỡ. Tóm lại, cây bút bi là vật dụng rất có ích cho đời sống con người, nó không chỉ đại diện cho sự phát triển và sáng tạo, nó còn hữu ích rất nhiều trong cuộc sống của từng cá nhân.
Suốt quãng đời thời học sinh, những đồ dùng học tập như sách, vở, bút... luôn là những người bạn đồng hành không thể thiếu. Trong đó, cây bút bi là người bạn tuy nhỏ bé nhưng lại giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Ngày xưa, con người thường sử dụng bút lông ngỗng, lông chim để viết nhưng sau đó thì bút máy ra đời. Tuy nhiên, việc sử dụng và bảo quản bút máy rất bất tiện nên một phóng viên người Hungary đã phát minh ra cây bút bi. Bút bi đang bày bán trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau. Tuy thế nhưng đa số có cấu tạo chung giống nhau. Vỏ bút được làm bằng nhựa, hình dáng thon dài còn ruột bút thì gồm đầu bút bi và mực đựng đầy trong ống nhỏ. Đầu bấm cũng rất quan trọng, nó giúp ta dễ dàng bấm mở mỗi khi sử dụng. Bút bi là một dụng cụ quan trọng và cũng là người bạn thân thiết của chúng ta vì nhờ có bút mà có những bài văn, thơ hay, những bức tranh đẹp. Bút bi là một trong những đồ dùng có ích cho mỗi người học sinh nên ta phải giữ gìn thật kĩ, không nên vứt hay làm rơi vì bút dễ vỡ.
Tham khảo ( dàn bài)!!!\
I. Mở bài:
Nhiều cách, trực tiếp hoặc gián tiếp. Cứ chọn cái nào thu hút người đọc
VD: Chó là loài vật thông minh và sống tình cảm, thậm chí hơn cả loài mèo nữa.
II. Thân bài:
1. Phân loại:
Chó ta chó tây chó Béc Chihuahua v.v...
Nhưng chủ yếu ta thuyết minh về chó nhà.
2. Cung cấp những tri thức về đặc điểm hình dạng:
- Từ khái quát đến cụ thể, từ đầu --> đuôi (Thông tin trên mạng, trong đời sống, và cả ở bài của Susu kia nữa). Chú ý nếu những đặc điểm nổi bật: Là loài động vật! có 3 mí chẳng hạn v.v...
3. Thuyết minh về đặc điểm sống (Cứ tìm trên mạng nhé):
- Đặc điểm phát triển cơ thể - không phải là miêu tả như bên trên (mấy ngày mở mắt, biết đi, tự lập, trưởng thành v.v..).
- Đặc điểm sinh sản (lứa, số con 1 lứa v.v...)
- Đặc điểm tổ chức: Bầy đàn/ riêng lẻ v.v..., quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái v.v..
- Đặc điểm sống: Các tập tính, thói quen...
Vd: Chúng thường khoanh vùng sống bằng nước tiểu...
4. Vai trò:
- Là vật nuôi (chỉ rõ ra là vật nuôi như thế nào)
- Là người bạn
- Ngoài ra: Chó đặc vụ, cảnh sát v.v...
Phân tích từng vai trò (tại sao nó lại có thể làm thế, nó làm thế như thế nào)
5. Quan hệ của chúng với con người:
- Thân thiết, trung thành v.v...
6. Mở rộng vấn đề:
- Thái độ hiện trạng của con người (tình cảm, yêu quý, làm thịt v.v...) ==> Đánh giá nên hay không nên
- Giải pháp và hướng đi cho việc đối xử với loài vật này.
III. Kết bài: Đánh giá chung và riêng về nó..