K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đoạn văn giới thiệu truyện Người thầy đầu tiên dưới đây và giải thích vì sao cô bé An-tư-nai rất yêu quý và biết ơn người thầy đầu tiên của mình.

Nội dung truyện Người thầy đầu tiên được đặt vào bối cảnh vùng quê hẻo lánh của Cư-rơ-gư-xtan, vào giữa những năm 20 của thế kỉ trước. Thời đó, trình độ phát triển ở nơi đây còn thấp, tư tưởng phong kiến, gia trưởng còn nặng nề, phụ nữ bị coi thường, trẻ em mồ côi bị rẻ rúng. Cô bé An-tư-nai mồ côi sống trong gia đình chú thím ở làng Ku-ku-rêu, chẳng được học hành, và phải chịu sự giám sát, sai khiến hà khắc của bà thím. Đuy-sen được Đoàn Thanh niên Cộng sản cử về làng để mở trường, đã kịp thời cứu giúp, cho An-tư-nai đến trường học. Bà thím ác nghiệt ép gả bán An-tư-nai làm vợ lẽ cho người ta. Một lần nữa, em được thầy Đuy-sen giải thoát, được lên tỉnh học, rồi đến học tiếp ở Mát-xcơ-va, sau trở thành nữ viên sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Còn thầy Đuy-sen, bấy giờ đã già, làm nghề đưa thư. Khi An-tư-nai còn đang học ở trường làng, có hôm Đuy-sen mang về trường hai cây phong non và bảo em :"Hai cây phong này thầy mang về cho em đây. Chúng ta sẽ cùng trồng. Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em đã trưởng thành, em sẽ là một người tốt...Em bây giờ trẻ măng như một thân cây non, như đôi cây phong nhỏ này..."

1
20 tháng 10 2018

*Cô bé An-tư-nai rất yêu quý và biết ơn người thầy đầu tiên của mình vì:
-Thầy đã giúp cô bé thoát khỏi sự khắc nghiệt của gia đình chú thím và cho cô đi học.Cứu cô không bị gả đi lúc còn nhỏ.
-Thầy Đuy-sen là người có công xây dựng ngôi trường đầu tiên, xóa mù chữ cho trẻ con của làng trong những năm 20 sau cách mạng tháng 10.
-Chính thầy là người đem 2 cây phong về cùng với cô học trò nghèo An-tư-nai trồng lên nhằm gửi gắm vào đó ước mơ hy vọng cho những đứa trẻ nghèo khổ, thông minh, ham học sau này sẽ thành người hữu ích.


Mình không biết đúng không nhưng cũng chúc bạn học tốt! vui

14 tháng 10 2017

Ai-ma-tốp sinh năm 1928, trong một gia đình viên chức ở nước Cộng hoà Cư-rư-gư-xtan (hay còn gọi là Kir-ghi-zi) ở vùng Trung Á (thuộc Liên Xô cũ). Năm 1953, Ai-ma-tốp tốt nghiệp Đại học nông nghiệp, trở thành kĩ sư chăn nuôi. Mấy năm sau, ông học sáng tác rồi chuyển sang hoạt động báo chí và viết văn. Tập Núi đồi và thảo nguyên của Ai-ma-tốp đã được trao tặng Giải thưởng Lê-nin, một giải thưởng cao quý của Liên bang Xô viết. Tác phẩm này gồm ba truyện vừa: Người thầy đầu tiên, Cây phong non trùm khăn đỏ, Mắt lạc đà. Ngoài ra, Ai-ma-tốp còn có nhiều tác phẩm nổi tiếng khác như Vĩnh biệt Gun-xa-rư (1966). Con tàu trắng (1970), Một ngày dài hơn thế (1980)… Tên tuổi nhà văn Ai-ma-tốp đã trở nên quen thuộc với bạn đọc trên toàn thế giới.

Hai cây phong là đoạn trích từ mấy trang đầu của truyện Người thầy đầu tiên.

Bối cảnh của truyện là làng Ku-ku-rêu ở một vùng núi hẻo lánh, nghèo nàn, lạc hậu vào thời kì đầu thế kỉ hai mươi. Thời đó, tư tưởng phong kiến, gia trưởng còn nặng nề, phụ nữ bị coi thường và trẻ mồ côi bị rẻ rúng. Cô bé An-tư-nai đã mất cả cha lẫn mẹ, phải sống nhờ gia đình chú thím. Cô phải làm việc quần quật suốt ngày và chịu sự giám sát hà khắc của bà thím dâu đáo để, độc ác. Thầy giáo trẻ Đuy-sen được Đoàn thanh niên Cộng sản cử về làng để mở trường xoá mù chữ đã hết lòng giúp đỡ để An-tư-nai được đi học. Bà thím tham tiền ép gả cô bé làm vợ lẽ một gã đàn ông khá giả trong vùng. Một lần nữa, cô bé lại được thầy Đuy-sen giải thoát và gửi lên tỉnh học, rồi tiếp tục học đại học ở Mát-xcơ-va. Sau này, cô trở thành nữ viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Còn thầy Đuy-sen lúc về già làm nghề đưa thư.

Đoạn trích Hai cây phong là bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ và là kí ức sâu sắc của tuổi thơ hiện lên qua dòng hồi tưởng tràn đầy cảm xúc yêu thương. Thông qua việc miêu tả vẻ đẹp của hai cây phong, tác giả ca ngợi quê hương yêu dấu, nơi đã khắc sâu bao kỉ niệm buồn vui và hun đúc trong tâm hồn thơ dại những ước mơ, khát khao cháy bỏng.

Đây là câu chuyện của một người xa quê kể về nơi chôn nhau cắt rốn của mình bằng tình cảm gắn bó tha thiết, thiêng liêng. Mở đầu đoạn văn, tác giả giới thiệu vị trí của làng mình trên thảo nguyên bao la : Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng Đất vàng, là cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía Tây.

Khung cảnh trữ tình này vừa là phông nền làm nổi bật hình ảnh hai cây phong, vừa là nguồn cảm hứng bất tận của tác giả:

Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi… Cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy. Tâm trạng này của tác giả giống như tâm trạng của người đi xa, nóng lòng muốn gặp lại người thân sau bao ngày cách biệt. Dẫu chưa nhìn thấy cây nhưng hình ảnh thân thuộc của chúng đã hiện rõ trong tâm tưởng: Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế cũng khó lòng trông thấy ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ.

Hình ảnh của hai cây phong được coi là dấu ấn của làng đã in sâu trong trái tim, khối óc và trở thành một phần máu thịt của người đi xa :

Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”.

Tình yêu tha thiết dành cho hai cây phong tuôn chảy không ngừng dưới ngòi bút tinh tế của nhà văn đã mang lại cho hai cây phong đời sống tâm hồn phong phú như con người. Đây là bức tranh được vẽ bằng thứ ngôn ngữ đầy tính tạo hình của hội họa và tính trữ tình của thơ, của nhạc:

Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn – chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tởi đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoảng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tia trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.

Hai cây phong được quan sát, miêu tả tỉ mỉ, sinh động bằng đôi mắt họa sĩ, đôi tai nhạc sĩ và trái tim của nhà thơ. Bên cạnh bức tranh bằng ngôn từ là một bản giao hưởng của âm thanh với đủ cung bậc buồn vui. Người viết đã phát huy cao độ trí tưởng tượng bay bổng và cảm xúc say mê, nồng nhiệt của mình vào việc thể hiện vẻ đẹp lạ thường của hai cây phong. Có khi chúng thì thầm thiết tha nồng nàn, có khi chúng bỗng im bặt một thoáng, rồi khấp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Được nhân cách hóa cao độ nên hai cây phong có tiếng nói và tâm hồn đa dạng, phong phú, cuốn hút lòng người.
Âm thanh huyền ảo phát ra từ hai cây phong làm say đắm tuổi thơ sau này đã được nhà văn khám phá ra nhờ những hiểu biết khoa học:

Về sau, khi nhiều năm đã trôi qua, tôi mới hiểu được điều bí ẩn của hai cây phong. Chẳng qua chúng đứng trên đồi cao lộng gió nên đáp tại bất kì chuyển động khe khẽ nào của không khí mỗi chiếc lá nhỏ đều nhạy bén đón tấy mọi làn gió nhẹ thoảng qua.

Dấu ấn và kỉ niệm về hai cây phong vẫn còn nguyên vẹn sau ngần ấy thời gian bởi vì hai cây phong gắn bó thân thiết với tuổi học trò. Tác giả kể rằng : Việc khám phá ra chân lí giản đơn ấy vẫn không làm tồi vỡ mộng xưa, không làm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tôi còn giữ đến tận ngày nay. Và cho đến tận ngày nay tôi vẫn thấy hai cây phong trên đồi có một vẻ sinh động khác thường. Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thân xanh…

Hai cây phong đẹp như những cây thần trong cổ tích, vẻ đẹp kì diệu của chúng sẽ mãi mãi in sâu trong tâm khảm nhà văn, bất chấp quy luật thay đổi của thiên nhiên, của lòng người bởi vì nó được nhìn qua đôi mắt trẻ thơ chan chứa tình yêu nồng nàn, sâu đậm đối với những gì thân thuộc nhất của quê hương.

Theo dòng hồi tưởng miên man, kỉ niệm gắn liền với hai cây phong dần dần hiện lên rõ ràng, tươi mới như vừa xảy ra hôm qua. Những lúc được vui chơi cùng cây là những khoảnh khắc vui sướng, hạnh phúc của tuổi thơ:

Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đấy phá tổ chim. Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền. Và chúng tôi, lũ nhóc con đi chân đất, cõng kênh nhau bám vào các mắt mấu và cành cây trèo lên cao làm chấn động cả vương quốc loài chim. Hàng đàn chim hoảng hốt kêu lên, chao đi chao lại trên đầu. Nhưng chúng tôi vẫn chưa coi vào đâu, đến đây đã thấm gì! Chúng tôi cứ leo lên cao nữa, cao nữa – nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai! Và từ trên những cành cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay, bỗng như có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng.

Tưởng chừng như cảm giác háo hức, hiếu kì của cậu bé mười mấy tuổi năm nào khi trèo lên ngọn cây, phóng tầm mắt về phía chân trời và lắng tai nghe tiếng gió ảo huyền thì thầm trò chuyện với lá phong giờ đây vẫn còn nóng hổi trong tâm hồn người họa sĩ:
Đất rộng bao la làm chúng tôi sửng sốt. Mỗi đứa chúng tôi đều nín thở ngồi lặng đi trên một cành cây và quên mất cả chim lẫn tổ chim. Chuồng ngựa của nông trang mà chúng tôi vẫn coi là tòa nhà rộng lớn nhất trên thế gian, ngồi đây chúng tôi thấy chỉ như một căn nhà xép bình thường. Phía sau làng là dải thảo nguyên hoang vu mất hút trong làn sương mờ đục. Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói.

Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh. Chúng tôi nép mình ngồi trên các cành cây suy nghĩ: đã phải đấy là nơi tận cùng thế giới chưa, hay phía sau vẫn còn có bầu trời như thế này, những đám mây, những đồng cỏ và sông ngòi như thế này? Hình ảnh hai cây phong gợi lại những ki niệm khó quên về thời niên thiếu tinh nghịch, hồn nhiên, trong sáng. Nó nâng cao và mở rộng tầm mắt, đồng thời thổi bùng lên ngọn lửa khát khao hiểu biết trong lòng nhà văn về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia…

Kết thúc đoạn văn, tác giả đặt ra câu hỏi ai đã trồng hai cây phong và đặt tên cho quả đồi: Thuở ấy, chỉ có một điều tồi chưa hề nghĩ đến ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này ? Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói, những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã ấp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này?
Quả đồi có hai cây phong ấy, không biết vì sao ở làng tôi họ gọi là “Trường Đuy-sen”.
Cuối tác phẩm, tác giả đã giải thích nguồn gốc của hai cây phong bằng một câu chuyện cảm động gắn liền với tình thầy trò thắm thiết. Cách đây bốn mươi năm, chính thầy Đuy-sen đã đem hai cây phong về trồng trên đồi này và thầy đã gửi gắm ở hai cây phong non hi vọng của mình vào những đứa trẻ nghèo khổ, thất học như An-tư-nai sau này sẽ trở thành những người hữu ích. Thầy Đuy-sen đã gieo những hạt giống ước mơ vào tâm hồn non trẻ. Hai cây phong đầu làng qua bao năm tháng đã thầm lặng góp phần cùng người thầy đầu tiên biến ước mơ thành hiện thực.

Chuyện về hai cây phong giống như lời tâm sự tự nhiên và chân thành. Tác giả đã truyền tình yêu tha thiết từ trái tim mình sang trái tim bạn đọc, dẫn dắt bạn đọc đến với nhân vật Đuy-sen – người thầy đầu tiên của ngôi làng Ku-ku-rêu nghèo nàn, nhỏ bé bằng đoạn văn miêu tả vẻ đẹp khó quên của hai cây phong nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về tình thầy trò, về lương tâm và trách nhiệm cao cả của thầy giáo Đuy-sen.

Nguồn : vanmau.net​
15 tháng 10 2017

bạn để quên nguồn lấy tài liệu kìa.

Bạn viết lạc đề.hihahihahihaleuleu

15 tháng 10 2017

Vì "người thầy đầu tiền" đã cứ cô bé An-tư-nai ra khỏi cuộc sống lạc hâu, thiếu hiểu biết, thoát khỏi sự hà khắc của bà thìm cũng như được vươn mình đến từng con số, chữ cái, để An-tư-nai có thể thắp sáng tương lai của mình, không bị bán làm vợ lẻ hay chịu số phận nghèo khổ, vì tri thức sẽ làm nên tất cả... Học tập-Tri thức sẽ giúp cô bé thoát khỏi sự đau mà bà thím đã gây ra.

16 tháng 10 2017

Vì :

- Người thầy đã hai lần cứu An - tư -nai khỏi bà thím

- Giúp cô bé được đến trường

Thoáng chốc lại đến 20 tháng 11 năm ngoái, rồi nhắm mắt lại đến 20-11 năm nay. Em có đôi dòng xin gửi thầy cô trên Hoc24, đồng thời trên cả Online Math.Từ ( những ) năm trước kể từ khi em tham gia Online Math và Hoc24, thành tích của em tăng đến mức không thể tin được, đến em cũng ngỡ ngàng. Năm em lướp 5, dường như mọi kiến thức còn quá khó, trình độ học của em gọi là "tạm được",...
Đọc tiếp

Thoáng chốc lại đến 20 tháng 11 năm ngoái, rồi nhắm mắt lại đến 20-11 năm nay. Em có đôi dòng xin gửi thầy cô trên Hoc24, đồng thời trên cả Online Math.

Từ ( những ) năm trước kể từ khi em tham gia Online Math và Hoc24, thành tích của em tăng đến mức không thể tin được, đến em cũng ngỡ ngàng. Năm em lướp 5, dường như mọi kiến thức còn quá khó, trình độ học của em gọi là "tạm được", nhưng khi lên lớp 6 với Online Math, em đã tự học được rất nhiều kiến thức về toán. Năm em lớp 7, là lúc Hoc24 bắt đầu được sự hưởng ứng của các bạn học sinh, em cũng tham gia và không chỉ môn Toán, em có thể tham khảo thêm kiến thức các môn còn lại. Tưởng chừng nơi mà gọi là "online Math" hay "Hoc24" và một ngôi trường "ảo", một lớp học "ảo", nhưng có lẽ niềm đam mê, yêu thích của em, cũng như những bạn khác, những thành viên khác, là thật. Chúng em yêu mến, kính trọng các thấy cô tạo dựng nên trang web này, và rất nhiều lúc thầy / cô đã tham gia vào quá trình hỏi - đáp, giúp đỡ nhiều câu khó cho các bạn học sinh. Càng ngày càng cải tiến, hai bên đều bắt đầu có thêm những bài giảng, đồng thời các cuộc thi, đúng với câu "Học mà chơi, chơi mà học", làm chúng em rất hứng thú với những sự ganh đua, những kiến thức. Những người chúng em, cả với thầy, cô, chưa từng một lần gặp mặt, nhưng lieen kết, gắn bó với nhau, trao đổi với nhau, nó thú vị hơn rất nhiều so với học - chơi thông thường. Các thầy - cô đôi khi "giao lưu" với học sinh qua bài toán, qua câu trả lời, và thâm chí thấy - cô cũng giải đáp những thắc mắc của học sinh. Một người một nơi khác nhau, khắp mọi miền đất nước đều có thể giao lưu học hành. Trên Online Math và Hoc24, chúng em có thể tự học mà kết quả thu được vẫn rất tốt. Đó là những điều lý thú với em trên OLM và Hoc24.

Có thể đối với thầy/ cô; trả lời một bài khó của chúng em, là một việc bình thường, nhưng với chúng em thì khác. Một bài toán của em được một giáo viên / quản lý / thậm chí một Cộng tác viên; em lại thấy vui, và coi đó như một niềm kiêu hãnh nhỏ nhoi của bản thân. Em không nổi bật ở đây, nhưng em dám cá rằng, sự biết ơn / kính trọng của em với thầy cô không kém gì ai hết :) Thầy , cô cũng đã nhận nhiều lừoi chúc đẹp rồi, nếu đọc đến lời chúc này của em, mong thầy cô đừng quên nó. Thầy/ cô hãy nhớ, chúng em vẫn luôn biết ơn, yêu mến, khâm phục và kính trọng thầy, cô; không phải vì cái gọi là "bổn phận của học sinh", mà đó là thực lòng.

Chúc thầy cô có một 20-11 thực sự ý nghĩa!

18
20 tháng 11 2016

Nhiều thầy, cô lạ quá :)))

@phynit@ongtho@Pham Van Tien@Ngọc Hnue@Violet@Hà Thùy Dươngsen phùngHoá học 24ATNL@Phạm ThuỷBùi Thị Vân :))))

21 tháng 11 2016

Cảm ơn những tình cảm của em dành cho các thầy cô. Sự tiến bộ của các em trong học tập là động lực lớn để các thầy cô xây dựng và phát triển trang web này.

Câu chuyện về bạn Minh có lẽ bắt đầu từ rất nhiều ngày trước, đó là khi vào tiết học của thầy dạy Toán. Sau khi giảng hết phần lí thuyết, thầy giáo bắt đầu cho chúng em những đề toán để có thể áp dụng kiến thức vừa mới học vào. Những đề toán từ dễ cho đến khó, bài nào dễ thì có rất nhiều bạn xung phong lên bảng làm bài, nhưng bài khó dần nên những cánh tay cũng ít dần....
Đọc tiếp

Câu chuyện về bạn Minh có lẽ bắt đầu từ rất nhiều ngày trước, đó là khi vào tiết học của thầy dạy Toán. Sau khi giảng hết phần lí thuyết, thầy giáo bắt đầu cho chúng em những đề toán để có thể áp dụng kiến thức vừa mới học vào. Những đề toán từ dễ cho đến khó, bài nào dễ thì có rất nhiều bạn xung phong lên bảng làm bài, nhưng bài khó dần nên những cánh tay cũng ít dần. Khi đến bài tập thứ năm, cả lớp chỉ có một cánh tay dơ lên, đó là cánh tay của bạn Minh. Chúng em cũng không có bất ngờ gì cả, vì Minh luôn là một học sinh nổi tiếng ngoan ngoãn, học giỏi của lớp. Lần này cũng vậy, trước bài toán hóc búa nhất, Minh vẫn có thể giải được một cách trơn tru. Thầy giáo rất hài lòng nên cho Minh mười điểm vào sổ.

Nhưng sau đó, một lần đi xuống dưới lớp, thầy giáo đã phát hiện ra quyển sách giáo khoa của Minh chằng chịt những lời giải, thầy giáo đã vô cùng tức giận bắt Minh đứng lên trước lớp, thầy giáo cho rằng Minh đã lừa thầy dối bạn, vì quyển sách đã có lời giải nên Minh mới có thể làm tốt bài toán vừa rồi đến vậy. Và đặc biệt là ngay từ buổi đầu tiên thầy giáo vào lớp đã yêu cầu các bạn không được dùng những quyển sách cũ có lời giải, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến sự sáng tạo. Trước sự giận dữ của thầy, Minh cũng vô cùng sợ hãi, lắp bắp nói: “Thưa….thầy…em không có nhìn lời giải trong sách…đây là do em tự làm”.

Lời thanh minh lắp bắp vì quá lo lắng, căng thẳng của Minh khiến cho thầy giáo nghĩ rằng Minh đến nước này rồi mà không thừa nhận hành vi của mình mà vẫn nói dối mọi người. Thầy giáo lớn tiếng quát: “Em bảo tôi tin tưởng vào mấy lời giải thích không có chút căn cứ nào của em ư? Viết bản kiểm điểm và nộp cho tôi vào giờ sau, nếu không thì cũng không cần vào lớp học của tôi nữa”. Thầy giáo đập bàn nói xong thì đi ra khỏi lớp, Minh ụp mặt xuống cánh tay vô cùng buồn bã, có phần uất ức. Thực ra trong lớp em không ai tin Minh là người như vậy cả, bởi Minh thông min học giỏi là điều ai cũng biết, bài toán vừa rồi minh hoàn toàn có đủ năng lực để làm. Nhưng vấn đề là ở quyển sách có lời giải mà Minh không chịu nói kia.

Từ ngày hôm ấy, Minh trở nên trầm lắng hơn hẳn, hơn nữa lại có phần hốc hác, mệt mỏi. Hôm nay có tiết toán, cũng là lúc Minh phải nộp lên bản tường trình, nhưng Minh lại không có mặt ngày hôm nay làm ai cũng lo lắng. Đúng như dự đoán, thầy giáo vô cùng tức giận, đang định mắng điều gì đó thì bạn Tú đứng lên nói với cả lớp: “Xin thầy và các bạn đừng trách Minh, nhà Minh nghèo lắm, không có tiền mua sách mới nên phải dùng những quyển sách cũ. Hôm nay Minh không đi học là vì mẹ Minh bị ốm, bạn ấy phải ở nhà chăm sóc mẹ. Nói đến đây cả lớp và thầy giáo đều hết sức ngỡ ngàng, thầy đã cho phép chúng tôi nghỉ một tiết học để cùng đến thăm Minh. Nhà Minh là một ngôi nhà rất nhỏ, vật dụng đơn sơ, khi chúng em đến nơi thì Minh đang giúp mẹ uống thuốc.

Chứng kiến cảnh ấy ai cũng xúc động, thậm chí em đã khóc, thầy giáo đã đến bên cạnh hỏi han tình hình sức khỏe của mẹ Minh và sau đó thầy đã xin lỗi Minh vì đã hiểu lầm Minh ngày hôm đó. Sau khi trở về thầy giáo đã kêu gọi mọi người quyên góp để giúp đỡ Minh, riêng thầy thì đóng vào quỹ ấy hai triệu, chúng em thì đóng góp theo tinh thần tự nguyện. Nghe đến đây, bố mẹ em đều vô cùng xúc động và nói em và các bạn phải giúp đỡ Minh nhiều hơn nữa trên lớp.

2
6 tháng 1 2023

tai sao vay

 

 

6 tháng 1 2023

cho xin loi giai coi có đc không 

nguoi anh em tot

. Hãy điền các phương tiện ngôn ngữ vào chỗ trống để các đoạn văn liền ý, liền mạch.   a) Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy trong cuộc sống mỗi người. Tục ngừ có câu : "Không thầy đố mày làm nên " đã khẳng định vai trò đó của ông thầy. Không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt cho thì khó mà...
Đọc tiếp

. Hãy điền các phương tiện ngôn ngữ vào chỗ trống để các đoạn văn liền ý, liền mạch.

   a) Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy trong cuộc sống mỗi người. Tục ngừ có câu : "Không thầy đố mày làm nên " đã khẳng định vai trò đó của ông thầy. Không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt cho thì khó mà làm nên một việc gì, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc học hành đỗ đạt. Do đó trong cuộc đời mồi người học ở thầy là quan trọng nhất.

   /.. ./ trong cuộc sống,muốn thành đạt con người còn phải học tập mọi nơi mọi lúc, học ở bất cứ ai có những điều đáng học. Đặc biệt là phải học ở những người cùng trang lứa., cùng nghề nghiệp, cùng sống chết với nghề. Do đó mà có câu tục ngữ : "Học thầy không tày học bạn " Ở đây phải chăng là người ta đã có ý không coi trọng thầy bằng bạn, đánh giá thấp vị trí của thầy ? Thực ra không phải như vậy, bởi nếu bạn có gì đáng học thì bạn đã là thầy...

(Theo Ngữ văn 7, tập hai)

   b) Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thê' văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Vũ trụ này tầm thường chật hẹp, không thỏa mãn nổi tình cảm dạt dào của nhà văn. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những vật khác. Sự sáng tạo này cũng có thể xem là xuất phát ở một mối tình yêu thương tha thiết. Yêu thương ngay những điều chưa có trong thực tê để gọi nó vào thực tế.. .

   /.../, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cùng là giúp cho tình cảm vả gợi lòng vị tha.

(Theo Hoài Thanh)

0
Dựa vao dàn ý sau, viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của minh (không chép mạng nha), ai làm hay mình cho 5 saoa) Mở bài- Cuộc đời mỗi người có rất nhiều cái để đáng nhớ- Trong đó, có ngày đầu tiên đi họcb) Thân bài*Trước ngày đi học- Bố mẹ chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập- Tôi ngắm nghía, nâng niu, thích thú va hình dung mình sẽ dùng nó như thế...
Đọc tiếp

Dựa vao dàn ý sau, viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của minh (không chép mạng nha), ai làm hay mình cho 5 sao
a) Mở bài
- Cuộc đời mỗi người có rất nhiều cái để đáng nhớ
- Trong đó, có ngày đầu tiên đi học
b) Thân bài
*Trước ngày đi học
- Bố mẹ chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập
- Tôi ngắm nghía, nâng niu, thích thú va hình dung mình sẽ dùng nó như thế nào?
- Mẹ chuẩn bị quần áo,trang phục: quần âu, áo trắng, mũ lưỡi trai, dép quai hậu
- Bố mẹ chuẩn bị tư tưởng cho tôi: động viên tôi đừng sợ,...
- Tôi yên tâm đi ngủ
* Trên đường đi học
- Tôi háo hức dục bố mẹ đến trường
- Trên đường đi: bầu trời trong sáng, gió mát rượi, người đi đường đông vui, tấp nập
- Cảnh 2 bên đường: cây cối xanh um, nhà cửa san sát
-> Thấy dễ chịu, khoai khoái
- Gần đến trường: cảm giác hồi hộp và hơi sợ ôm chặt lấy mẹ
* Khi đến trường
- Miêu tả cổng trường, người lớn, trẻ em,...
- Vào sân trường: bám chặt tay mẹ, ngơ ngác nhìn lớp học, sân khấu, chuẩn bị lễ khai giảng, lá cờ, nhìn cô giáo và các bạn
-> Nêu 1 kỉ niệm
- Xếp hàng theo lớp: òa khóc, cô giáo dỗ dành
- Tham gia buổi lễ khai giảng: không nhớ mọi người đã làm gì,rõi mắt tìm mẹ, cố nín khóc
*Khi vào lớp
- Cô giáo dẫn vào lớp: miêu tả khung cảnh lớp học
-> Lạ lẫm nên lo lắng e ngại
-> Nêu 1 kỉ niệm
- Cô giáo dặn dò: gọi bố mẹ đến đón
- Tâm trạng khi ra về: vừa buồn, vừa vui, vừa muốn đi học, vừa muốn về nhà
c) Kết bài
Ngày đầu tiên đi học trở thành kỉ niệm đẹp, không bao giờ quện

1
2 tháng 9 2021

Mới có 6 giờ sáng mà tôi đã chuẩn bị cho buổi đi học đầu tiên của mình đâu ra đó. Tôi vốn là một đứa trẻ có tính tự lập ngay từ lớp “Chồi” lớp “Lá”. Không giấu gì các bạn, bố tôi mất sớm khi tôi mới tròn một tuổi. Ba năm sau, ông bà nội “bắt” mẹ tôi phải đi bước nữa. Và từ đó, tôi về ở với ông bà nội và cô út. Cô út lúc đó đang học lớp 12. Ông bà nội và cô út rất thương tôi, nhưng vì hoàn cảnh, ông bà nội thì đã già, cô út lại đi học suốt sáng chiều, nên mọi sinh hoạt của bản thân, tôi thường tự làm lấy, dần dần thành thói quen.

Năm tôi vào lớp 1 thì cô út cũng ước vào Đại học năm thứ hai. Nhà chỉ còn ông bà nội và tôi. Sáng đó, ông bà nội có ý định đưa tôi đến lớp. Nhưng tôi nói với ông bà nội rằng. “Cháu đi đến trường một mình được, nội cứ ở nhà”. Từ nhà đến trường chỉ gần một cây số. Sau khi chào ông bà nội, tôi khoác chiếc cặp sách mới mà cô út đã mua cho tôi hồi hè vừa rồi. Vừa mới ra khỏi ngõ thì gặp một chiếc Honda chở tới. Tôi không ngờ là bố dượng tôi. Bố dừng xe lại, bế tôi lên xe và nói: “Bố đi từ lúc 5 giờ kia, nhưng chờ phà lâu quá nên giờ mới tới.

Con đừng buồn bố mẹ nhé! Bố dẫn tôi đến trường, rồi dẫn tôi vào lớp. Bố trao đổi với cô giáo chuyện gì đó khá lâu, rồi quay lại nói với tôi: “Con ở lại với cô giáo và các bạn, bố phải trở lại cơ quan. Trưa, con về một mình nhé! Thứ bảy này, bố sẽ đưa mẹ và em sang thăm ông bà và con!” Nói xong, bố chào tạm biệt cô giáo, rồi lên xe trở về. Tôi nhìn theo bố dượng cho đến lúc chiếc xe khuất hẳn sau dãy xà cừ ven đường mới quay về chỗ ngồi của mình ở cuối lớp học. Ngày đầu tiên vào lớp Một của tôi như thế đó, các bạn ạ!

Đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi:           Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp nhưng bà có một vết  sẹp lớn che gần toàn bộ...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi:

    
       Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp nhưng bà có một vết  sẹp lớn che gần toàn bộ mặt bên phải. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy.

      Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu hổ và giấu mình trong  góc tránh mặt mọi người.

     Ở đó, cậu bé nghe được mẹ mình nói chuyện với cô giáo. "Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" - Cô giáo của cậu hỏi. Người mẹ trả lời: "Khi con tôi còn bé, nó đang trong phòng thì lửa bốc lên. Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó. Tôi ngất xỉu nhưng thật là may mắn, có môt anh lính cứu hỏa đã vào và cứu hai mẹ con tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc vì điều mình đã làm." Đến đây, cậu bé ra khỏi chỗ nấp của mình chạy  về phía mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành cho mình. Cậu nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó như không muốn rời.

a) Nêu phương thức biwwur đạt chính của câu chuyện trên? (0.5đ)

b) Điều làm cậu bé sợ là gì? (0.5đ)

c) Tại sao cậu bé lại nắm chặt tay mẹ cả ngày hôm đó như không muốn rời? (0.5đ)

d) Nếu em là người con trong câu chuyện, khi chứng kiến câu chuyện của mẹ và cô giáo em sẽ xử sự như thế nào? (0.5đ)

1
6 tháng 3 2020

a) Phương thức biểu đạt: Tự sự

b) Cậu bé sợ mọi người sẽ cười vì vết sẹo to tướng của mẹ làm cậu cảm thấy xấu hổ

c) Vì cậu bé đã cảm nhận được sự hi sinh của người mẹ [câu này tớ không chắc .-.]

d) Câu này nêu suy nghĩ của cậu lên nha :33

Chúc cậu học tốt :>

Những bài văn bất hủ (2)Đề: Tả một con vật mà em yêu nhất.Nhà em có nuôi một con gà trống rất đẹp, em rất yêu nó. Hằng ngày, em cho nó ăn. Chiều chiều, em dắt nó đi dạo mát 15 phút.Đề: Tả cái cặp đi học.Bố em mua cho em cái cặp rất to và đẹp, hàng ngày em đeo nó đến trường, cái cặp đựng được nhiều sách vở, nó to như cái bình thuốc sâu của mẹ vậy!Đề: Tả về ông bà nội.Khi...
Đọc tiếp

Những bài văn bất hủ (2)

Đề: Tả một con vật mà em yêu nhất.

Nhà em có nuôi một con gà trống rất đẹp, em rất yêu nó. Hằng ngày, em cho nó ăn. Chiều chiều, em dắt nó đi dạo mát 15 phút.

Đề: Tả cái cặp đi học.

Bố em mua cho em cái cặp rất to và đẹp, hàng ngày em đeo nó đến trường, cái cặp đựng được nhiều sách vở, nó to như cái bình thuốc sâu của mẹ vậy!

Đề: Tả về ông bà nội.

Khi em được sinh ra thì bố mẹ em đã làm ma cho ông bà nội em rồi.

Đề: Tả về cô giáo mà em yêu quý.

Cô giáo em rất đẹp. Cô có vầng trán cao thể hiện sự thông minh. Mái tóc cô dài thướt tha như dòng nước. Nhưng em thích nhất vẫn là cái răng nanh của cô, nó làm cho nụ cười của cô thêm phần quyến rũ. Cô còn hay đọc tập làm văn cho tụi em chép nữa.

Đề: Tả người thầy em yêu quý nhất.

Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng ***** em mới quay lại bản.

Đề: Tả anh bộ đội.

Anh bộ đội cao khoảng 1,20 m, súng AK dài 1m rưỡi.

4
7 tháng 12 2016

v~ bài tả thầy bổ sung cho là nhỏ bằng con chó

7 tháng 12 2016

cái này đọc rồi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúcBẢN TƯỜNG TRÌNHVề việc không học giờ thể dục tập bơiNam Định, ngày 5 tháng 10 năm 2004 Kính gửi: Thầy Đặng Quang Thanh, giáo viên phụ trách bộ môn thể dục lớp 8A.Em là Thái Bảo, học sinh lớp 8A trường THCS Đặng Trần Côn, xin phép được tường trình với thầy một sự việc như sau:Vừa qua, ngày thứ hai (4/10/2004) đầu tuần,...
Đọc tiếp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN TƯỜNG TRÌNH

Về việc không học giờ thể dục tập bơi

Nam Định, ngày 5 tháng 10 năm 2004

 

Kính gửi: Thầy Đặng Quang Thanh, giáo viên phụ trách bộ môn thể dục lớp 8A.

Em là Thái Bảo, học sinh lớp 8A trường THCS Đặng Trần Côn, xin phép được tường trình với thầy một sự việc như sau:

Vừa qua, ngày thứ hai (4/10/2004) đầu tuần, thầy đã dặn trước chúng em tập hợp ở hồ Hòa Bình đế học tập bơi. Không may, chủ nhật ngày 3/10/2004, em giúp mẹ lau nhà và trượt ngã, bị bong gân. Do không có điều kiện để thông báo điều này tới thầy cho nên hôm ấy em có đến lớp học các môn khác nhưng không ra được hồ bơi ở tiết đầu. Vì chủ quan là được ba chở đến trường sớm sẽ gặp một bạn nào đó nhờ cầm giấy xin phép gửi tới thầy, nhưng do kẹt xe nên không gặp ai.

Em xin cam đoan sự việc trên là có thực và xin thầy thông cảm xóa đánh giá giờ C ở trong “Số đầu bài” của lớp.

Văn bản trên đã hợp lệ về cách thức trình bày chưa?

A. Có

B. Không

1
14 tháng 2 2019

Chọn đáp án: B