Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu. Ta có thể kể đến Quân trung từ mệnh tập như từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù, Bình Ngô đại cáo thì cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc. Trong Quân trung từ mệnh tập Nguyễn Trãi đã phân tích thời, thế, lực, lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, … đánh cho địch phải thua trên mặt trận tư tưởng. Văn chương đối với Nguyễn Trãi là một vũ khí đắc lực trong chiến đấu.
Khi Hưng Đại Vương ốm, vua tới thăm, hỏi kế sách chống giặc. Ông thẳng thắn trả lời, nhà vua muốn thắng cần phải tùy thời để tạo thế. Điều cốt lõi là quân đội một lòng như cha con, lấy dân làm gốc, đó là thượng sách giữ nước của quân vương. Ông ghi nhớ lời cha nhưng không cho đó là phải. Ông kể chuyện với gia nô và con để phân định người hiền, kẻ bạc. Quốc Tuấn có công lớn, được vua bản thưởng, cho quyền phong tước. Nhưng ông chưa bao giờ phong tước cho ai. Ông từng soạn sách để khích lệ binh tướng, cứu nước, giúp vua. Ông từng ra quân đánh thắng trăm trận, lập nên chiến công hiển hách, còn lưu truyền muôn thuở.
Ấn Độ được xem là một quốc gia có bề dày lịch sử và nền văn hóa liên tục, nền văn minh phương Đông với nhiều đóng góp cho văn hóa thế giới. Trong khi đó, Hy Lạp lại được xem là cái nôi của văn hóa phương Tây. Hai nền văn hóa lớn này đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của đông đảo các học giả. Chỉ riêng văn hóa Ấn Độ cũng đã thu hút các học giả thế giới và Việt Nam nghiên cứu trên nhiều phương diện, lĩnh vực. Ở Việt Nam, nội dung nghiên cứu về Ấn Độ và Hy Lạp một cách riêng biệt khá phong phú và trải rộng trên các bình diện văn hóa, lịch sử, chính trị-xã hội, triết học, tôn giáo, văn học, thần thoại, sử thi, nghệ thuật, v.v. Nội dung về giao lưu văn hóa thì có các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giao lưu tiếp biến văn hóa giữa Ấn Độ và Đông Nam Á. Một số công trình nghiên cứu sự ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa Việt Nam như văn hóa Óc Eo và Champa. Một số công trình nghiên cứu giao lưu văn hóa Ấn Độ và phương Tây nói chung nhưng ở thời kỳ cận hiện đại. Cũng có một số công trình sử học bàn về sự tiếp xúc giữa Ấn Độ và Hy Lạp qua cuộc xâm lăng Ấn Độ của Ba Tư và Alexander Đại đế. Tuy nhiên, mối quan hệ giao lưu của hai nền văn hóa này cũng như những ảnh hưởng và biến đổi văn hóa của chúng sau khi tiếp xúc với nhau chưa được quan tâm làm rõ.
Bản tóm tắt 1 (truyện thơ Tiễn dặn người yêu) là toàn bộ câu chuyện để người đọc nắm được cốt truyện
- Bài tóm tắt 2 (chuyện người con gái Nam Xương) tóm tắt làm sáng tỏ luận điểm “Chàng Trương đi đánh giặc… không kịp nữa”
Cách tóm tắt ở cả hai bài khác nhau:
- Văn bản 1 tóm tắt lại toàn bộ câu chuyện
- Văn bản 2 tóm tắt một đoạn truyện
- Những sự kiện chính:
+ Đăm Săn đến nhà Đăm Par Kvây, muốn Đăm Par Kvây cùng mình đi bắt Nữ Thần Mặt Trời
+ Đăm Par Kvây từ chối và khuyên can Đăm Săn, nhưng Đăm Săn cương quyết sẽ đến nhà Nữ Thần Mặt Trời
+ Vượt qua nhiều chông gai, Đăm Săn đã đến được nơi ở của Nữ Thần Mặt Trời và bày tỏ mong muốn lấy nàng của mình.
+ Nữ Thần Mặt Trời từ chối khiến Đăm Săn buồn bã trở về ngay lúc mặt trời lên mà không đợi mặt trời lặn. Ngựa và Đăm Săn bị chìm
→ Đăm Săn là một người tù trưởng oai hùng, quả quyết, không sợ khó khăn, gian khổ. người đàng hoàng, ngay thẳng, tự tin quyết kiệt
Em thực sự ấn tượng với nội dung và hình thức của đoạn trích trên. Đây là một đoạn văn nghị luận bàn về việc Nguyễn Trãi đã dùng văn học làm vũ khí chiến đấu thành công như thế nào. Đầu tiên, tác giả đưa ra câu chủ đề: Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu, viết văn để đánh giặc. Sau đó, tác giả dùng lí lẽ, dẫn chứng kết hợp với các thao tác lập luận để chứng minh cho luận điểm của mình. Ông lấy dẫn chứng điển hình là tác phẩm Quân trung từ mệnh tập và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, rồi phân tích Quân trung từ mệnh tập như từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù, Bình Ngô đại cáo thì cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc...
- Không gian và thời gian trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến là không gian hẹp chỉ có từ nhà thị Hến ra đến cửa khi có người đến, thời gian là trời tăm tối.
- Nhân vật tham gia: Nghêu, Thị Hến, Đề Hầu, huyện Trìa.
- Tóm tắt nội dung đoạn trích: Ba người Nghêu, Đề Hầu, huyện Trìa đều muốn có được Thị Hến. Trời tối Thị Hến hẹn Nghều đến đến nhà, nhưng Nghêu không biết được Thị Hến mời luôn cả hai người kia đến. Nghêu đến đầu tiên, khi đang ngồi ngồi tán tán tỉnh Thị Hến thì Đề Hầu gõ cửa vào khiến Nghêu phải chui vào gầm phản trốn. Khi Hầu Đề vào nhà chưa được ấm chỗ thì Huyện Trìa đến, Đề Hầu vội tìm chỗ trốn. Khi đủ cả ba người trong nhà, Thị Hến liền bày mưu để cho Nghêu từ gầm giường bò ra, Đề Hầu ngồi trong thúng chui ra. Tất cả cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
– Văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng có 4 phần, mỗi phần kế lại các sự việc:
Phần 1: Kể về nguồn gốc và điểm đặc biệt của cây táo.
Phần 2: Cuộc chiến của Hê-ra-clét với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê.
Phần 3: Giải cứu thần Prô-mê-tê.
Phần 4: Hê-ra-clét tìm gặp thần Át-lát, gánh giúp bầu trời cho thần đi lấy táo.
Các đoạn tóm lược còn cho biết Hê-ra-clét còn phải trải qua những thử thách: Giao đấu với hai cha con thần chiến tranh A-rét, đi tìm thần biến Nê-rê để hỏi đường, băng qua cực bắc, băng qua sa mạc, chiến đấu với những kẻ bắt chàng làm vật hiển tế.
Đoạn trích trên viết về đề tài lễ hội Đền Hùng (hay còn gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương). Nơi tưởng niệm về cội nguồn của dân tộc luôn là biểu tượng tôn kính, linh ghiệm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam. Diễn ra vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm tại Đền Hùng.