K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2021

Ông đồ hình ảnh quen thuộc trong mỗi dịp tết xưa, nhiệm vụ của ông trong mỗi dịp tết đó là viết câu đối chúc tết bán cho người dân trang trí nhà cửa để mong một năm mới may mắn, an lành. Vị trí Ông đồ chính là tầng lớp trí thức được nhiều người tôn trọng.

Những hình ảnh ông đồ xuất hiện như một quy luật:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.

Sự xuất hiện của ông đồ báo hiệu xuân về, gắn liền với vòng quay của thời gian luôn lặp lại, từ “mỗi” xuất hiện cho thấy hình ảnh này luôn quen thuộc với mọi người dân, màu đỏ của giấy màu đen của mực cùng với sự đông vui của phố xá giáp tết càng khiến không khí thêm rộn ràng. Thơ nhẹ nhàng nhưng vẫn toát lên được niềm vui của không gian xuân đang tràn ngập, trong đó hình ảnh ông đồ là trung tâm.

Ông đồ thảo những nét rồng bay phượng múa cho mọi người:

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”.

Với tài năng của mình ông được rất nhiều người thuê viết, họ đều thể hiện kính trọng, yêu mến, có thể nói ông chính là trung tâm thu hút chú ý của mọi người. Nét chữ đẹp của ông được so sánh với những gì tinh túy và đẹp nhất “như phượng múa rồng bay”. Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh đẹp, có giá trị tạo hình, mô tả hết những nét chữ đẹp, tao nhã. Với hình ảnh so sánh đó tác giả đã ca ngợi ông đồ là một người tài năng và hết lòng vì nghệ thuật.

Trong khổ thơ 1 2 đó chính là hình ảnh của ông đồ thời xưa, ông xuất hiện làm công việc mỗi năm dịp tết để viết câu đối cho mọi người và tài năng nghệ thuật đó được nhiều người quý trọng, đây chính là nét đẹp của ông đồ thời xưa.

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

"Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay".

26 tháng 3 2022

tham khảo

 

Bài thơ được sáng tác năm 1936 và được đăng trên tạp chí “Tinh hoa”. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nền Hán học đang mất dần vị thế của mình do sự xâm nhập của nền văn hóa phương Tây. Đây cũng là lúc các ông đồ không còn được trọng vọng do thời thế đã thay đổi. Nhan đề bài thơ gợi nhớ một nét đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng cùng sự tiếc thương vô cùng.Nhắc đến ông đồ là nhắc đến những thầy dạy chữ Nho ngày xưa, mỗi dịp Tết đến xuân về ông thường xuất hiện bên đường phố để viết những câu đối đỏ:

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”.

Hình ảnh này đã trở nên quen thuộc bởi Tết nào ông đồ già cũng xuất hiện cùng với mực tàu và giấy đỏ. Đó là thời đắc ý, thời vàng son của ông. Như một sự tuần hoàn của chu kì thời gian, mỗi dịp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi những cánh đào hồng tươi khoe sắc thắm thì đó cũng là lúc ông đồ xuất hiện. Không gian làm việc của ông là bên phố.

Ta hãy hình dung dưới những bông hoa đào cùng tiết trời se lạnh có một ông đồ già đang vẽ những nét chữ điêu luyện và sự nhộn nhịp của bước chân người qua lại tạo nên một bức tranh thật tươi vui. Từ “mỗi”, “lại” đã phần nào thể hiện nhịp điệu đều đặn ấy.

Hoa đào và ông đồ đã song hành, sóng đôi cùng nhau để tôn thêm vẻ đẹp của ngày Tết. Màu hồng của hoa đào, màu đen của thỏi mực, màu đỏ của giấy đã làm bức tranh thật sinh động. Tài năng viết chữ của ông đồ được mọi người ngợi khen, thán phục:

“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.

Rất nhiều người thuê ông viết chữ, họ không chỉ quý trọng những nét chữ của ông mà họ còn dành cho ông một lòng kính trọng. Ông đã phô diễn tài năng của mình qua các câu đối đỏ, qua những nét chữ rồng bay phượng múa. Phải là một người am hiểu về Hán học, chữ Nho thì ông đồ mới có thể viết những nét chữ tài hoa đến như vậy. Phép tu từ so sánh “như phượng múa rồng bay” đã thể hiện được lòng ngưỡng mộ, sự tôn trọng của Vũ Đình Liên cũng như của nhân dân ta dành cho ông đồ.

Đây cũng là sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Chơi chữ là một thú vui thể hiện cốt cách thanh cao của người thưởng thức nó. Đồng thời, người viết chữ cũng được xem như một nghệ sĩ tài ba bởi nét chữ thể hiện được cái tâm, cái chí của người sáng tạo. Không những viết đẹp mà ông còn viết nhanh, điều này thật đáng khâm phục.

Những nét chữ uốn lượn một cách tài tình dưới đôi tay của một người có học thức khiến ai cũng muốn thuê ông viết cho câu đối đỏ. Có thể nói, thời đắc ý ông đồ vô cùng đông khách, người ta đến với ông vì sự thán phục những nét chữ phóng khoáng. Cả người viết chữ và người chơi chữ như có mối đồng cảm sâu sắc vì họ đều là người biết yêu và thưởng thức cái đẹp.

7 tháng 4 2022

Tham khảo:

Bài thơ ''Ông đồ '' của Vũ Đình Liên quả thật rất sâu sắc! Ông đồ là những nhà nho, không đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy học "chữ nghĩa Thánh hiền". Ông đã có những tháng ngày đẹp, những kỉ niệm đẹp . Hoa đào nở tươi đẹp. Giấy đỏ đẹp, mực Tàu đen nhánh. Nét chữ bay lượn tài hoa. Nhưng thời thế đã đổi thay. Hán học lụi tàn trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Xưa "phố đông người qua ", nay “mỗi năm mỗi vắng". Xưa kia "Bao nhiêu người thuê viết", bây giờ "Người thuê viết nay đâu?". Một câu hỏi cất lên nhiều ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu, nỗi tủi từ lòng ông đồ như làm cho mực khô và đọng lại trong "nghiên sấu", như làm cho giấy đỏ nhạt nhòa "buồn không thắm". Nỗi buồn từ lòng người thấm sâu, tỏa rộng vào không gian cảnh vật. Khép lại bài thơ là một câu hỏi diễn tả một nỗi buồn trống vắng, thương tiếc, xót xa. Hoa đào lại nở. Ông đồ già đi đâu về đâu. Thương ông đồ cũng là thương một lớp người đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ. Thương ông đồ cũng là xót thương một nền văn hóa lụi tàn dưới ách thống trị của ngoại bang. Thủ pháp tương phản, kết hợp với nhân hóa, ẩn dụ, đã tạo nên nhiều hình ảnh gợi cảm, thể hiện một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, đậm đà.

7 tháng 4 2022

Tham Khảo

Bài thơ ''Ông đồ '' của Vũ Đình Liên quả thật rất sâu sắc! Ông đồ là những nhà nho, không đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy học "chữ nghĩa Thánh hiền". Ông đã có những tháng ngày đẹp, những kỉ niệm đẹp . Hoa đào nở tươi đẹp. Giấy đỏ đẹp, mực Tàu đen nhánh. Nét chữ bay lượn tài hoa. Nhưng thời thế đã đổi thay. Hán học lụi tàn trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Xưa "phố đông người qua ", nay “mỗi năm mỗi vắng". Xưa kia "Bao nhiêu người thuê viết", bây giờ "Người thuê viết nay đâu?". Một câu hỏi cất lên nhiều ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu, nỗi tủi từ lòng ông đồ như làm cho mực khô và đọng lại trong "nghiên sấu", như làm cho giấy đỏ nhạt nhòa "buồn không thắm". Nỗi buồn từ lòng người thấm sâu, tỏa rộng vào không gian cảnh vật. Khép lại bài thơ là một câu hỏi diễn tả một nỗi buồn trống vắng, thương tiếc, xót xa. Hoa đào lại nở. Ông đồ già đi đâu về đâu. Thương ông đồ cũng là thương một lớp người đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ. Thương ông đồ cũng là xót thương một nền văn hóa lụi tàn dưới ách thống trị của ngoại bang. Thủ pháp tương phản, kết hợp với nhân hóa, ẩn dụ, đã tạo nên nhiều hình ảnh gợi cảm, thể hiện một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, đậm đà.

3 tháng 8 2021

Em tham khảo nhé:

Nguồn: Hoidap247

 

Bài thơ Ông đồ đã thể hiện được nỗi niềm và sự thương cảm của nhà thơ đối với một thế hệ những người bị lãng quên trong sự chuyển giao của xã hội và thời thế. Ông đồ chính là đại diện của vẻ đẹp của Nho giáo, của thú vui chơi chữ một thời nay bị lãng quên trong thời kỳ chuyển giao sang xã hội nửa phong kiến, nửa thực dân. Tình cảm mà nhà thơ truyền tải đã chứ đựng và truyền tải trong từng dòng thơ. Trong đó, hai khổ thơ đầu của bài thơ Ông đồ đã thể hiện được thời kỳ mà ông đồ hay Nho học vẫn còn được ưa chuộng. Câu thơ "Mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già" cho thấy một sự thường niên theo năm cứ vào mùa xuân tết đến xuân về là các ông đồ lại xuất hiện bên đường. Ông xuất hiện với "mực tàu, giấy đỏ" là những biểu tượng không thể thiếu một thời của nền Nho học, của thú vui chơi chữ của người dân lúc bấy giờ. Vào thời kỳ đó, thú vui chơi chữ chính là nét đẹp văn hóa dân tộc của nhân dân VN. Họ sùng bài chữ Nho như một môn nghệ thuật và mua những nét chữ Nho đó về để treo trong nhà như một sự tinh hoa. Những dòng thơ tiếp theo đã thể hiện được sự ưa chuộng bậc nhất và sự tài hoa của ông đồ. Hình ảnh "Bao nhiêu người thuê viết....bay" đã thể hiện được sư tài hoa vô cùng của những nét chữ ông đồ. Dường như, người đọc hoàn toàn cảm nhận được sự thịnh hành và ưa chuộng của thú chơi chữ ông đồ lúc bấy giờ. Ngày nay, chúng ta hãy vẫn trân trọng và giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống xưa ấy, để cho hồn cốt bản sắc của dân tộc VN không bao giờ bị mất đi!

Câu chứa câu cầu khiến: In đậm nghiêng

 

19 tháng 1 2021

Ông đồ hình ảnh quen thuộc trong mỗi dịp tết xưa, nhiệm vụ của ông trong mỗi dịp tết đó là viết câu đối chúc tết bán cho người dân trang trí nhà cửa để mong một năm mới may mắn, an lành. Vị trí Ông đồ chính là tầng lớp trí thức được nhiều người tôn trọng.

Những hình ảnh ông đồ xuất hiện như một quy luật:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

Sự xuất hiện của ông đồ báo hiệu xuân về, gắn liền với vòng quay của thời gian luôn lặp lại, từ “mỗi” xuất hiện cho thấy hình ảnh này luôn quen thuộc với mọi người dân, màu đỏ của giấy màu đen của mực cùng với sự đông vui của phố xá giáp tết càng khiến không khí thêm rộn ràng. Thơ nhẹ nhàng nhưng vẫn toát lên được niềm vui của không gian xuân đang tràn ngập, trong đó hình ảnh ông đồ là trung tâm.

Ông đồ thảo những nét rồng bay phượng múa cho mọi người:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng bay”.

 

Với tài năng của mình ông được rất nhiều người thuê viết, họ đều thể hiện kính trọng, yêu mến, có thể nói ông chính là trung tâm thu hút chú ý của mọi người. Nét chữ đẹp của ông được so sánh với những gì tinh túy và đẹp nhất “như phượng múa rồng bay”. Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh đẹp, có giá trị tạo hình, mô tả hết những nét chữ đẹp, tao nhã. Với hình ảnh so sánh đó tác giả đã ca ngợi ông đồ là một người tài năng và hết lòng vì nghệ thuật.

 

4 tháng 2 2023

Gợi ý cho em đoạn văn của chị:

Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới trong đó bài thơ ''Ông đồ'' đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Khổ 1 và 2 của bài thơ đã làm nổi bật nét đẹp truyền thống ngày Tết và tài năng của ông đồ. Cụm từ ''mỗi năm'', ''hoa đào nở'', ''ông đồ già'' cho thấy vòng lặp của thời gian mỗi năm với những dấu hiệu quen thuộc của người dân là hoa đào và ông đồ. Hình ảnh ''mực tàu'', ''giấy đỏ'' là hình ảnh quen thuộc mỗi khi ông đồ xuất hiện để lưu dấu ấn của những nét họa của người nghệ sĩ tài năng. ''Phố đông người'' cho thấy sự nhộn nhịp của con phố ngày xuân. Và (Phép nối) hơn cả, tác giả sử dụng các cụm từ ''bao nhiêu người'', ''thuê'', ''tấm tắc'', ''ngợi khen'', ''tài'', ''hoa tay'', ''thảo'' cho thây tài năng của ông đồ được rất nhiều người đón nhận. Nhà thơ Vũ Đình Liên còn sử dụng thành ngữ ''phượng múa rồng bay'' để làm nổi bật tài năng của ông đồ và ông đồ là người nghệ sĩ tạo ra những nét bút đẹp như tranh (Câu ghép). Qua khổ thơ cho thấy sự yêu mến tài năng cũng như sự nể trọng của nhà thơ với ông đồ

_mingnguyet.hoc24_

Câu 28. Hình ảnh nào được lặp lại ở khổ thơ đầu và cuối bài thơ “Ông đồ”:A.   Giấy đỏB.    MựcC.    Hoa đàoD.   Người thuê viếtCâu 29. Bài thơ  “Ông đồ”  sáng tác năm nào?A. 1935B. 1936C. 1937D. 1938Câu 30. Bài thơ “Ông đồ ” sử dụng phương thức biểu đạt chính là:A. Tự sự                                                         B. Miêu tả C. Biểu cảm                                                   D. Thuyết minhCâu 31. Dấu...
Đọc tiếp

Câu 28. Hình ảnh nào được lặp lại ở khổ thơ đầu và cuối bài thơ “Ông đồ”:

A.   Giấy đỏ

B.    Mực

C.    Hoa đào

D.   Người thuê viết

Câu 29. Bài thơ  “Ông đồ”  sáng tác năm nào?

A. 1935

B. 1936

C. 1937

D. 1938

Câu 30. Bài thơ “Ông đồ ” sử dụng phương thức biểu đạt chính là:

A. Tự sự                                                         B. Miêu tả

 C. Biểu cảm                                                   D. Thuyết minh

Câu 31. Dấu hiệu nhân biết câu nghi vấn:

A. Có từ "hay" để nối các vế có quan hệ lựa chọn.

B. Có các từ nghi vấn.

C. Khi viết ở cuối câu có dấu chấm hỏi.

D. Một trong các dấu hiệu trên đều đúng.

Câu 32. Trong các câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi?

A. Bố đi làm chưa ạ?

B. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?

C. Bao giờ bạn được nghỉ tết?

D. Ai bị điểm kém trong buổi học này?

Câu 33. Đoạn văn sau có mấy câu nghi vấn?

“Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Nhời (lời) của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp, vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương.”

A. 2 câu

B. 3 câu

C. 4 câu

D. 5 câu

Câu 34. Câu nghi vấn trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì?

“Một người hàng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?”

A. Hỏi

B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc

C. Đe dọa

D. Khẳng định

Câu 35. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì ? Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ? (Nam Cao, Lão Hạc)

A. Phủ định

B. Đe doạ

C. Hỏi

D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc

Câu 36. Các chức năng tiêu biểu của câu cầu khiến là gì?

A. Dùng để ra lệnh hoặc sai khiến

B. Dùng để yêu cầu hoặc đề nghị

C. Dùng để van xin hoặc khuyên bảo

D. Một trong các chức năng trên

Câu 37. Câu cầu khiến: " Đừng hút thuốc nữa nhé! " dùng để:

A. Khuyên bảo

B. Ra lệnh

C. Yêu cầu

D. Yêu cầu, ra lệnh

Câu 38. Chọn từ cầu khiến vào chỗ trống trong câu sau:

“Nay chúng ta ….. làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”

A. Nên

B. Đừng

C. Không

D. Hãy

Câu 39. Hình thức nào để nhận diện câu cầu khiến trong những câu sau?

“Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:

- Mở cửa!”

A. Từ cầu khiến

B. Ngữ điệu cầu khiến

C. Cả A và B đều đúng

 D. Cả A và B đều sai

Câu 40.Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?

 

A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? (Ngô Tất Tố)

B. Người thuê viết nay đâu? (Vũ Đình Liên)

C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? (Nam Cao)

D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? (Tô Hoài)

1
11 tháng 3 2022

Câu 28. Hình ảnh nào được lặp lại ở khổ thơ đầu và cuối bài thơ “Ông đồ”:

A.   Giấy đỏ

B.    Mực

C.    Hoa đào

D.   Người thuê viết

Câu 29. Bài thơ  “Ông đồ”  sáng tác năm nào?

A. 1935

B. 1936

C. 1937

D. 1938

Câu 30. Bài thơ “Ông đồ ” sử dụng phương thức biểu đạt chính là:

A. Tự sự                                                         B. Miêu tả

 C. Biểu cảm                                                   D. Thuyết minh

Câu 31. Dấu hiệu nhân biết câu nghi vấn:

A. Có từ "hay" để nối các vế có quan hệ lựa chọn.

B. Có các từ nghi vấn.

C. Khi viết ở cuối câu có dấu chấm hỏi.

D. Một trong các dấu hiệu trên đều đúng.

Câu 32. Trong các câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi?

A. Bố đi làm chưa ạ?

B. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?

C. Bao giờ bạn được nghỉ tết?

D. Ai bị điểm kém trong buổi học này?

Câu 33. Đoạn văn sau có mấy câu nghi vấn?

“Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Nhời (lời) của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp, vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương.”

A. 2 câu

B. 3 câu

C. 4 câu

D. 5 câu

Câu 34. Câu nghi vấn trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì?

“Một người hàng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?”

A. Hỏi

B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc

C. Đe dọa

D. Khẳng định

Câu 35. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì ? Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ? (Nam Cao, Lão Hạc)

A. Phủ định

B. Đe doạ

C. Hỏi

D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc

Câu 36. Các chức năng tiêu biểu của câu cầu khiến là gì?

A. Dùng để ra lệnh hoặc sai khiến

B. Dùng để yêu cầu hoặc đề nghị

C. Dùng để van xin hoặc khuyên bảo

D. Một trong các chức năng trên

Câu 37. Câu cầu khiến: " Đừng hút thuốc nữa nhé! " dùng để:

A. Khuyên bảo

B. Ra lệnh

C. Yêu cầu

D. Yêu cầu, ra lệnh

Câu 38. Chọn từ cầu khiến vào chỗ trống trong câu sau:

“Nay chúng ta ….. làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”

A. Nên

B. Đừng

C. Không

D. Hãy

Câu 39. Hình thức nào để nhận diện câu cầu khiến trong những câu sau?

“Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:

- Mở cửa!”

A. Từ cầu khiến

B. Ngữ điệu cầu khiến

C. Cả A và B đều đúng

 D. Cả A và B đều sai

Câu 40.Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?

 A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? (Ngô Tất Tố)

B. Người thuê viết nay đâu? (Vũ Đình Liên)

C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? (Nam Cao)

D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? (Tô Hoài)

16 tháng 2 2021

Tham khảo :

Đây là phần thứ hai bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong phong trào Thơ mới trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người.

Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay tháo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tẩm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán. Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng:

"Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?"

Vũ Đình Liên đã lấy sự vật để đặc tả hổn người, tình người tê tái:

"Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu"...

"Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!

 

16 tháng 2 2021

nhanhoaoa

9 tháng 3 2022

giúp mình với mình đang cần gấp ạ

 

9 tháng 3 2022

câu c bạn tham khảo:

HÌnh ảnh ông đồ hiện lên trong khổ thơ gắn với những buồn bã khôn nguôi.Vẫn trong bức tranh ngày tết, trong không khí xuân rộn ràng nhưng ông đồ xưa đã chẳng còn vui thú thuở nào.Với từ “vẫn” nhà thơ muốn khẳng định sự tồn tại c̠ủa̠ ông đồ.Nhưng sẽ chẳng còn ở đó Ɩà sự náo nức, sự vui tươi.Nỗi buồn dường như bao trùm toàn bộ khổ thơ.Lời thơ c̠ủa̠ Vũ ĐÌnh LIên “qua đường không ai hay” như một sự chua xót cho tình cảnh ông đồ, cho nét đẹp văn hóa c̠ủa̠ một thời.Phải chăng cuộc sống hiện đại nên những kỉ vật xưa cũ kĩ ấy đang không còn chút giá trị?  Trên trang giấy ấy chỉ có lá ѵàng.Sắc ѵàng ảm đạm Ɩàm ta thấy thê lương ѵà buồn thương muôn phần.Tủi nhục, đau xót Ɩà nỗi niềm c̠ủa̠ ông đồ, Ɩà nỗi đau trong thi nhân.Mưa bụi, lá ѵàng..tất cả Ɩàm bức tranh thực tại ảm đạm, sầu tủi.Nỗi niềm tiếc thương với ông đồ, với nét đẹp cho chữ ấy vẫn cứ đau đáu trong vần thơ VŨ Đình Liên ѵà trong mỗi chúng ta.