K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 5 2021

*Nước ta có hai mùa khí hậu: mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10. - Mùa gió Đông Bắc: đặc trưng là hoạt động mạnh của gió Đông Bắc và xen kẽ là những đợt gió mùa Đông Nam.

- Miền Bắc có một mùa đông lạnh, đầu mùa thời tiết lạnh, khô nhưng cuối mùa thời tiết lạnh, âm. ơ vùng núi cao có hiện tượng sương muối, sương giá, mưa tuyết, ơ Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng, khô, khá ôn định, nhưng Duyên hải Trung Bộ lại có mưa vào thu đông.

- Mùa gió Tây Nam: gió Tây Nam thịnh hành, ngoài ra còn có gió Tín phong nửa cầu Bắc hoạt động xen kệ, thổi theo hướng đông nam. Trong cả nước luôn có nhiệt độ cao trên 25°c và lượng mưa lớn. Trong mùa này còn có nhiều dạng thời tiết đặc biệt như gió tây khô nóng, mưa ngâu và bão.

Tiêu chí

Miền KH phía Bắc

Miền KH phía Nam

Kiểu khí hậu

Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh

Cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm

Chế độ nhiệt

+ Nhiệt độ TB năm thấp hơn, khoảng 20 – 24oC (trừ vùng núi cao)

+ Nhiệt độ TB tháng 1 rất thấp

+ Số tháng lạnh (<18oC) là 3 tháng. Tuy nhiên số tháng lạnh giảm dần khi sang phía tây và xuống phía nam. Đến Huế chỉ còn thời tiết se lạnh

+ Biên độ nhiệt TB năm lớn (>9oC)

+ Nhiệt độ TB năm cao hơn (trên 24oC)

+ Nhiệt độ TB tháng 1 cao hơn nhiều so với miền KH phía Bắc: vùng KH Nam Trung Bộ và Tây Nguyên phổ biến trong khoảng 20-24oC, vùng KH Nam Bộ cao trên 24oC

+ Không có tháng lạnh, biểu hiện rõ từ Quy Nhơn trở vào

+ Biên độ nhiệt TB năm nhỏ (<9oC)

Sự phân mùa

2 mùa: mà hạ (tháng 5-10), mùa đông (tháng 11-4)

Trong năm có 1 mùa mưa (trùng mùa hạ) và 1 mùa khô (trùng mùa đông)

Chế độ gió

Trong năm có 2 loại gió chính:

+ Mùa đông: gió mùa Đông Bắc

+ Mùa hạ: gió mùa Tây Nam

Không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bác mà chịu ảnh hưởng của gió TÍn phong đông bắc trong mùa đông

Bão

Số cơn bão đổ bộ vào nhiều. Tần suất ở vùng KH Bắc Trung Bộ: 1,3-1,7 cơn bão/tháng. Mùa bão có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam

Ít chịu ảnh hưởng của bão. Tần suất bão của vùng KH Nam Trung Bộ: 1- 1,3 cơn bão/tháng, khu vực Nam Bộ hầu như không chịu ảnh hưởng của bão

1. Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam.-2.Trình bày được những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của hai mùa.-3. Sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của các miền.4- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam. -5 Nêu được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn...
Đọc tiếp

1. Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam.
-2.Trình bày được những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của hai mùa.
-3. Sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của các miền.
4- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam. 
-5 Nêu được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông. 
6. Nắm được đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta. 
-7. Trình bày được đặc điểm chung của đất Việt Nam.
-8. Các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta và phân bố của chúng 
   Phần 7 và 8     Số câu: 4     Số điểm: 1,0
9. Biết được vị trí và phạm vi lãnh thổ của các miền.
10. Nêu được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của các miền.
   Phần 9 và 10      
11. Những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của các miền 
 

3
29 tháng 4 2022

tách ra đc ko?

29 tháng 4 2022

người ta trả lời là : không   :D

A. Chủ đề: Khí hậu Việt Nam1. Trình bày và giải thích đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam?2. Nêu sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của các miền, các mùa?3. Nêu những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất ở Việt Nam?4. Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến địa hình và sông ngòi nước ta?B. Chủ đề: Thủy văn Việt Nam1. Trình bày và giải thích...
Đọc tiếp

A. Chủ đề: Khí hậu Việt Nam

1. Trình bày và giải thích đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam?

2. Nêu sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của các miền, các mùa?

3. Nêu những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất ở Việt Nam?

4. Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến địa hình và sông ngòi nước ta?

B. Chủ đề: Thủy văn Việt Nam

1. Trình bày và giải thích đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam?

2. Nêu được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông trong sạch?

C. Chủ đề: Đất Việt Nam

1. Trình bày và giải thích đặc điểm chung của đất Việt Nam?

2. Nêu đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta?

Giúp e vs ạ, e sắp thi r 😰

0
2 tháng 11 2016

miền bắc và đông bắc bắc bộ có khí hậu nhiệt đới, có mùa đông lạnh sâu sắc nhất cả nước
- Miền tây bắc và bắc trung bộ có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh suy yếu. Ở bắc trung bộ có ảnh hưởng của gió phơn và mùa mưa lệch về thu đông
Nguyên nhân có sự khác nhau đó là do:
- miền bắc và đông bắc bắc bộ có mùa đông lạnh sâu sắc do có địa hình các cánh cung (Sông Gâm, Ngân sơn, Bắc sơn, Đồng Triều) đón gió mùa đông bắc, đây là vùng đón gió mùa đầu tiên của nước ta, gió mùa đến sớm và kết thúc muộn gây nên mùa đông lạnh sâu sắc
- Ở miền tây bắc và bắc trung bộ có mùa đông lạnh suy yếu do, tây bắc có dãy Hoàng Liên sơn cao, tác dụng chắn gió mùa đông bắc làm cho gió bị suy yếu.
bắc trung bộ do gió đã thổi qua Miền bắc và đông bắc bắc bộ , cùng với tác dụng chắn gió của các dãy núi hướng đông - tây nên khi đến bắc trung bộ thì cũng đã suy yếu đi
bắc trung bộ chịu ảnh hưởng của phơn do địa hình dãy Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam, gây mưa ở sướn tây, khi gió vượt qua sườn đông (bắc trung bộ) thì đã bị biến tính trở nên khô nóng. Mưa thu đông do sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở đây vào tháng 8, 9.

 

 

Nguyên nhân chính dẫn tới sự khác nhau này là do đặc điểm địa hình của 2 vùng khác nhau.
- Vùng núi Đông bắc: hướng vòng cung của các dãy núi tạo thành hành lang hút gió rất mạnh, đón nhận trực tiếp khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, nền nhiệt bị hạ thấp. Đây là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta. (so sánh 2 địa điểm có cùng độ cao, vĩ độ vùng đông bắc có nhiệt độ thấp hơn TB 2-3 độ C).
- vùng TB: do có bức chắn đh là dãy hoàng liên sơn cao đồ sộ chạy theo hướng tây bắc - đông nam đã ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây bắc. Vì vậy mà mùa đông của vùng tây bắc thường đến muộn hơn, kết thúc sớm hơn vùng núi đông bắc. Mùa đông khô, ít có mưa phùn; mùa hạ, gió mùa đông nam bị các khối núi - cao nguyên ở phía nam ngăn cản (cao nguyên Mộc Châu). Luồng gió này chỉ luồn qua các thung lũng vào vùng Tây bắc nên màu khô ở đây thường đễn muộn, kết thúc sớm. Phần phía Nam của vùng (thung lũng sông Mã, Yên Châu...)còn chịu ảnh hưởng của gió Phơn khô nóng.
Vùng núi tây bắc lạnh chủ yếu do độ cao địa hình. Phần phía Bắc va Đông của vùng tập trung nhiều địa hình cao trên 2000m, nhiều đỉnh trên 3000m, xuất hiện đai rừng ôn đới núi cao.

 

14 tháng 12 2021

TK

Câu 1:

Sự phân bố mưa ở khu vực Nam Á không đều:

- Vùng có lượng mưa lớn nhất (trên 1000 mm): dãy Hi-ma-lay-a, đồng bằng sông Hằng và dải đồng bằng ven biển phía tây dãy Gat Tây.

- Vùng có lượng mưa trung bình (751 - 1000 mm): phía nam dãy Gat Đông, nội địa phía đông sơn nguyên Đề-can.

- Vùng có lượng mưa ít (251 – 750 mm): nội địa phía tây sơn nguyên Đề-can, 1 phần phía nam đồng bằng Ấn-Hằng.

- Vùng có lượng mưa rất ít (dưới 250 mm): tây bắc bán đảo Ấn Độ, hạ lưu sông Ấn.

21 tháng 4 2021

1.

Tiêu chí

Miền KH phía Bắc

Miền KH phía Nam

Kiểu khí hậu

Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh

Cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm

Chế độ nhiệt

+ Nhiệt độ TB năm thấp hơn, khoảng 20 – 24oC (trừ vùng núi cao)

+ Nhiệt độ TB tháng 1 rất thấp

+ Số tháng lạnh (<18oC) là 3 tháng. Tuy nhiên số tháng lạnh giảm dần khi sang phía tây và xuống phía nam. Đến Huế chỉ còn thời tiết se lạnh

+ Biên độ nhiệt TB năm lớn (>9oC)

+ Nhiệt độ TB năm cao hơn (trên 24oC)

+ Nhiệt độ TB tháng 1 cao hơn nhiều so với miền KH phía Bắc: vùng KH Nam Trung Bộ và Tây Nguyên phổ biến trong khoảng 20-24oC, vùng KH Nam Bộ cao trên 24oC

+ Không có tháng lạnh, biểu hiện rõ từ Quy Nhơn trở vào

+ Biên độ nhiệt TB năm nhỏ (<9oC)

Sự phân mùa

2 mùa: mà hạ (tháng 5-10), mùa đông (tháng 11-4)

Trong năm có 1 mùa mưa (trùng mùa hạ) và 1 mùa khô (trùng mùa đông)

Chế độ gió

Trong năm có 2 loại gió chính:

+ Mùa đông: gió mùa Đông Bắc

+ Mùa hạ: gió mùa Tây Nam

Không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bác mà chịu ảnh hưởng của gió TÍn phong đông bắc trong mùa đông

Bão

Số cơn bão đổ bộ vào nhiều. Tần suất ở vùng KH Bắc Trung Bộ: 1,3-1,7 cơn bão/tháng. Mùa bão có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam

Ít chịu ảnh hưởng của bão. Tần suất bão của vùng KH Nam Trung Bộ: 1- 1,3 cơn bão/tháng, khu vực Nam Bộ hầu như không chịu ảnh hưởng của bão

 

2.

Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại

Thuận lợi:

Sinh vặt nhiệt đới phát triển quanh năm

Cây cối quanh năm ra hoa kết quả

Tạo điều kiện tăng vụ, xen canh, đa canh cho cây trồng

Ngoài sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, còn có sản phẩm của ôn đới á nhiệt đới.

Khó khăn: Thiên tai, bất trắc, khí hậu diễn biến thất thường và phức tạp...

Những nông sản nhiệt đới của nước ta có giá trị xuất khẩu với số lượng lớn trên thị trường thế giới:

Các sản phẩm từ cây công nghiệp: cà phê, điều, cao su, hồ tiêu...

Các loại cây ăn quả nhiệt đới: Sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, mít, xoài...

13 tháng 7 2017

1) a) SS sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của miền khí hậu phía bắc và phía nam của nước ta

* Miền khí hậu phía Bắc:

- Có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt.

- Mùa hè nóng và nhiều mưa. * Miền khí hậu phái Nam: Có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao. - Được chia làm hai mùa rõ rệt, tương phản sâu sắc : Mùa mưa và mùa khô. b) Nêu những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất ở việt nam * Thuận lợi :
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là kiểu khí hậu rất thuận lợi cho sinh vật phát triển, cây cối quanh năm đơm hoa kết trái => nền công nghiệp vươn lên mạnh mẽ theo hướng sản xuất lớn, chuyên canh và đa canh.
- Lượng mưa quanh năm cao => cung cấp đủ nguồn nước cho nông nghiệp và đời sống+cung cấp đủ nhiệt cho ngành năng lượng mặt trời và đủ sức sưởi ẩm cho ngành chăn nuôi.
* Khó khăn :
- Có nhiều thiên tai: bão, lũ, hạn hán, ... ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất và đời sống con người.
- Đất dễ bị xói mòn vào mùa mưa.
- Mưa kéo dài, khí hậu nóng - ẩm, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. 2) Cho bảng số liệu về diện tích rừng ở việt nam qua 1 số năm hãy: nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng việt nam là học sinh chúng ta cần phải làm j để bảo vệ rừng nhằm hạn chế sự suy giảm tài nguyên rừng hiện nay. Diện tích rừng việt nam ( đơn vị triệu ha)
Năm 1943 1993 2001
S rừng 14,3 8,6

11,8

- Tuyên truyền cho mọi người.

- Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.

- Bảo vệ rừng phòng hộ, các vườn quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên

- Khai thác hợp lý rừng sản xuất, hạn chế khai hoang chuyển rừng thành đất nông nghiệp, hạn chế di dân tự do.

Hơi muộn nha <3! Có chút thiếu sót bạn thông cảm nha !

bucminhleuleuleuleuleuleuleuleubucminh