Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1, Bắc Âu thuộc môi trường đới lạnh, địa hình băng hà cổ , có dạng Fio và nhiều hồ, đầm, ngoài ra còn có nhiều núi lửa và suối nước nóng
2,
– Các vùng công nghiệp truyền thống đang gặp khó khăn, đòi hỏi phải thay đổi công nghệ … – Nhiều ngành công nghiệp hiện đại đang được phát triển trong các trung tâm công nghệ cao.
công nghiệp mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính xác & tự động hoá, hàng không … nhờ liên kết chặt chẽ với các viện nghiên cứu & các Trường Đại học, có sự hợp tác rộng rãi giữa các nước nên năng suất & chất lượng được nâng cao, thay đổi phù hợp với thị trường
3,Có chí tuyến Nam ( trở xuống phía Nam Bán Cầu là đới lạnh) chạy ngang qua lãnh thổ của lục địa Ô- xtrây –li –a , 1/3 diện tích lãnh thổ ở phía bắc đường chí tuyến Nam và phần còn lại kéo dài đến vĩ độ 390 nên đại bộ phận lãnh thổ lục địa nằm trong khu vực áp cao chí tuyến , khó gây mưa . Phía đông lục địa lại có dãy Trường Sơn đâm sát biển chạy dài từ bắc xuống Nam , chắn gió biển thổi vào lục địa , gây mưa sườn đông Trường Sơn , nhưng hiệu ứng phơn làm cho lượng mưa phía sườn chắn gió giảm dần theo chiều từ đông sang tây làm cho khí hậu của phần lớn lục địa là khô hạn .
Nhớ là đang nói tới phần lớn lục địa Ô – xtrây – li – a , còn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh”
có thể nói ngắn gọn là:
- Do ảnh hưởng của đường chí tuyến nam, khí hậu nóng và khô
- Phía đông ven biển là hệ thống núi cao, ngăn ảnh hưởng của biển
- Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh tây Ô-xtrây-li-a chảy sát bờ
4,
Phía tây do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương & gió Tây ôn đới nên khí hậu ấm & ẩm ướt hơn
Phía đông là sâu trong nội địa có dãy Xcănđinavi ngăn chặn ảnh hưởng của dòng biển nóng & gió Tây ôn đới nên mùa đông khí hậu rất lạnh
5,
* Giống nhau :
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi
6, Tan băng ở Nam Cực đó là do hiện tượng Trái Đất nóng lên và nó sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với con người: mức nước biển dâng cao sẽ khiến cho một số nơi sẽ bị chìm ngập và biến mất trên bản đồ thế giới (ở Thái Lan có một khu vực đã bị như vậy); một số loài động vật ở Nam Cực sẽ không còn nơi sinh sống như gấu trắng,...; gây ra những biến đổi về khí hậu như gió, bão tuyết, ảnh hưởng đến đời sống con người.
Tính đến ngày 30-8-2007, dân số toàn thế giới đã lên đến xấp xỉ 6,615 tỉ người, trong đó số phụ nữ vượt trội nam giới.
*Đặc điểm phân bố dân cư:
-Mật độ dân cư thay đổi theo thời gian
-Dân cư trên thế giới phân bố không đều :Theo thống kê năm 2005, trên Trái Đất có 6477 triệu người, mật độ dân số trung bình là 48 người/km2. Song, phân bố dân cư rất không đồng đều, có những vùng rất đông dân, lại có những vùng thưa dân, thậm chí nhiều vùng không có người sinh sống.
+Dân cư thưa thớt ở: Bắc Á, Trung Á, phía Bắc Bắc Mĩ, Trung Nam Mĩ, Châu Đại Dương.
+Dân cư đông đúc ở: Nam Á, Đông Á, Tây Á, Đông nam Á.
->Dân cự chủ yếu tập trung ở các quốc gia: Trong năm 2006, mười nước đông dân nhất thế giới là Trung Quốc (hơn 1,3 tỉ người), Ấn Độ (gần 1,1 tỉ), Hoa Kỳ (gần 300 triệu), Indonesia (232 triệu), Brazil (188 triệu), Pakistan (162 triệu), Bangladesh (147 triệu), Nga (142 triệu), Nigeria (gần 132 triệu) và Nhật Bản (127,5 triệu). Theo dự báo của Cơ quan Dân cư thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc thì trong vòng 43 năm tới đây, dân số thế giới sẽ tiếp tục tăng thêm khoảng 2,5 tỉ người (từ 6,7 tỉ năm 2007 tới 9,2 tỉ năm 2050) cho dù hiện tượng giảm dân số sẽ xảy ra tại các nước thuộc Liên Xô trước đây, Đông Âu, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc…
*Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố dân cư trên thế giới:
-Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật, do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó mới đến các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư…
-Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự phân bố dân cư không đều và thay đổi theo thời gian: Một số quốc gia thuộc khu vực Châu Âu có nền kinh tế cao nên việc sinh con rất hiếm muộn, còn những quốc gia nghèo thì tỉ lệ sinh con rất cao như châu Phi, ngoài ra do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, vị trí địa lí, nền kinh tế phát triển (Đồng bằng và đồi núi hoặc xa mạc, hoang mạc lạnh ở Bắc cực và Nam cực... ). Những nguyên nhân này làm cho dân cự tập trung không đều trên thế giới và thay đổi theo thời gian.
->Nói chung, tại các nước công nghiệp phát triển (khối OECD), tỷ lệ sinh đẻ đều thấp, trong khi số người già tăng khá rõ: nếu năm 2005 số người ngoài 60 tuổi ở các nước này chỉ có 245 triệu thì đến năm 2050 sẽ lên tới gần 406 triệu. Vào năm 2050, tính chung cả thế giới sẽ có khoảng 2 tỉ người hơn 60 tuổi. Trong giai đoạn 2005 - 2050, một nửa dân số thế giới tập trung ở tám nước là Trung Quốc, Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Congo, Ephiopia, Hoa Kỳ và Bangladesh vì ở những nước này vẫn có xu hướng tăng dân số.
-Cũng trong 20 năm tới, người châu Âu trở nên già hơn, còn bảy quốc gia có dân số trẻ nhất (tức là độ tuổi bình quân của dân cư không cao, chỉ ở mức trên dưới 30) là Afghanistan, Congo, Angola, Burundi, Liberia, Nigeria và Uganda.
-Xét về mức độ sinh đẻ nhiều thì đứng đầu là Nigeria (cứ 1.000 người thì có 50,2 trường hợp sinh con). Kế đó là Mali, Uganda, Afghanistan, Sierra Leone, Chad, Burkina Faso, Somalia, Angola, Liberia, Congo và Yemen (đều có khoảng 42,3 đến 49,7 trường hợp sinh con trong số 1.000 người).
-Ngược lại, nước có tỷ lệ sinh đẻ thấp nhất là Đức (cứ 1.000 người thì chỉ 8,2 trường hợp sinh con). Sau Đức là Andora, Ý, Áo, Bosnia - Herzegovina, Litva, Séc, Slovenia và Monaco (đều chưa tới 9 trường hợp). Nước có nhiều gia đình lớn là Iran (7,7 người trong một gia đình), Guine Xích đạo (7,5 người), Pakistan (6,8 người), Quần đảo Solomon (6,3 người), Jordan (6,2 người), Bahrain (5,9 người), Sudan (5,8 người) và Ấn Độ (5,4 người).
-Theo các tiêu chí về mức độ phát triển con người do Liên Hiệp Quốc công bố hàng năm thì trong năm qua, những nước có điều kiện sống tồi tệ nhất là Nigeria, Sierra Leone, Mali, Burkina - Faso và Guine - Bissau, trong khi mười nước tạo được điều kiện sống tốt nhất cho dân chúng là Na Uy, Island, Úc, Ireland, Thụy Điển, Canada, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ và Hà Lan. Vì vậy, những nước không đạt được tỷ lệ sinh đẻ bình thường đã chấp nhận thêm dân nhập cư từ các nước kém phát triển, nổi bật là Luxemburg (32,6% dân số nước này sinh ra ở quốc gia khác), Úc (23%), Thụy Sĩ (22,4%), New Zealand (19,5%), Áo và Đức (đều 12,5%), Hoa Kỳ (12,3%), Thụy Điển (12%), Bỉ (10,7%)…
-Trong nhiều thế kỉ dân số tăng hết sức chậm chạp
Nguyên nhân :do bệnh dịch, đói nghèo và chiến tranh
-Từ năm đầu thế kỉ 19 đến nay, dân số thế giới tăng nhanh
Nguyên nhân :do những tiến bộ về kinh tế xã hội và y tế
có
làm j z bạn