K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 7 2016

Nhân dân ta có thói quen vận dụng tục ngữ vào lời nói và việc làm trong cuộc sống để làm cho lời nói thêm hay, thêm sinh động. Sau đây là một số câu tục ngữ đúc kết những nhận xét về các hiện tượng thiên nhiên và nêu lên kinh nghiệm quý giá trong lao động sản xuất:

1.    Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

2.    Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
3.    Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
4.    Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
5.    Tấc đất, tấc vàng.
6.    Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
7.    Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
8.    Nhất thì, nhì thục.
Đây chỉ là một số câu được lựa chọn từ kho tàng tục ngữ vô tận. Qua những câu tục ngữ này, chúng ta bước đầu làm quen với kinh nghiệm phong phú, đồng thời học cách nói ngắn gọn, có vần có điệu, dễ nhớ dễ thuộc của người xưa.
Tám câu tục ngữ nêu trên thuộc hai nhóm với hai nội dung có quan hệ chặt chẽ với nhau. Các hiện tượng thiên nhiên như mưa, nắng, bão, lụt… chi phối trực tiếp đến việc trồng trọt, chăn nuôi của nhà nông. Bốn câu đầu nói về thiên nhiên, bốn câu sau nói về lao động sản xuất.
Câu 1: Đây là kinh nghiệm về đặc điểm thời tiết các mua trong năm:
     Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
      Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Nghĩa đen của câu tục ngữ này là: tháng năm (Âm lịch), thì đêm ngắn, ngày dài, tháng mười thì đêm dài, ngày ngắn. Cách nói cường điệu có tác dụng nhấn mạnh đặc điểm ấy: chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối. Phép đối xứng giữa hai vế câu làm nổi bật sự trái ngược trong tính chất của đêm mùa hạ và ngày mùa đông.
Câu 2: Là nhận xét và kinh nghiệm phán đoán nắng mưa:
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
 
Câu này có hai vế đối xứng, nhấn mạnh ý: Sự khác biệt về mật độ sao trên bầu trời đêm trước sẽ dẫn đến sự khác biệt về hiện tượng mưa, nắng trong những ngày sau đó.
 
Vế Mau sao thì nắng : Mau có nghĩa là dày, nhiều. Đêm nhiều sao thì hôm sau trời nắng.
 
Về vắng sao thì mưa: vắng có nghĩa là ít, thưa… Đêm ít sao thì ngày hôm sau trời sẽ mưa.
 
Nghĩa cả câu: Đêm trước nhiều sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ nắng. Đêm trước ít sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ mưa.
 
Kinh nghiệm này được đúc kết từ hiện tượng trông sao đoán thời tiết đã có từ lâu của nông dân ta và nó được áp dụng thường xuyên trong sản xuất nông nghiệp và trong sinh hoạt. Nắm được thời tiết (mưa, nắng) để chủ động sắp xếp công việc. Vì các phán đoán về hiện tượng thiên nhiên phần lớn dựa trên kinh nghiệm cho nên không phải lúc nào cũng đúng.
 
Câu 3: Là kinh nghiệm về hiện tượng thời tiết trước khi có bão:
 
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
 
Ráng là màu vàng xuộm của mây do mặt trời chiếu vào. Ráng mỡ gà thường xuất hiện ở phía chân trời trước khi có giông bão. Nó như điềm báo trước để con người biết mà lo chống giữ nhà cửa cho chắc chắn nhằm giảm bớt tác hại ghê gớm do bão gây ra.
 
Câu tục ngữ này đã lược bỏ một số thành phần để thành câu rút gọn, nhấn mạnh vào nội dung chính để mọi người dễ nhớ.
 
Dân gian không chỉ dựa vào hiện tượng ráng mỡ gà mà còn dựa vào hiện tượng chuồn chuồn bay để đoán bão. Câu tục ngữ : Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão cũng đúc kết kinh nghiệm này.
 
Hiện nay, ngành khí tượng đã có nhiều phương tiện khoa học hiện đại để dự báo bão khá chính xác nhưng những kinh nghiệm dân gian vẫn còn tác dụng.
 
Câu 4: Là kinh nghiệm về hiện tượng thời tiết trước khi có lụt:
 
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
 
Cứ đến tháng bảy (Âm lịch) mà kiến rời khỏi tổ từng đàn lớn, kéo nhau từ chỗ đất thấp lên chỗ đất cao thì nhất định thế nào cũng xảy ra lụt lội.
 
Ở nước ta, mùa lũ thường xảy ra vào tháng tám nhưng có năm kéo dài sang cả tháng chín, tháng mười. Từ thực tế quan sát được nhiều lần, nhân dân tổng kết thành quy luật. Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi của khí hậu, thời tiết. Khi trời sắp có những đợt mưa to kéo dài, các loại kiến từ trong tổ kéo ra đàn đàn lũ lũ, di chuyển chỗ ờ lên cao để tránh bị ngập nước và để bảo tồn nòi giống.
 
Câu tục ngữ này chứng tỏ người xưa quan sát tỉ mỉ những biểu hiện nhỏ nhất trong thế giới tự nhiên, từ đó rút ra những nhận xét chính xác, lâu dần thành kinh nghiệm. Kinh nghiệm này nhắc nhở mọi người phải chuẩn bị phòng chống lũ lụt sau tháng bảy Âm lịch.
 
Câu 5 : Là nhận xét của nông dân về giá trị của đất đai:
 
Tấc đất, tấc vàng.
 
Hình thức câu tục ngữ này được rút gọn tối đa chỉ còn bốn tiếng chia thành hai vế đối xứng rất dễ hiểu, dễ nhớ. Nội dung của nó nêu bật giá trị của đất đai canh tác.
 
Tấc là đơn vị đo lường cũ trong dân gian bằng 1/10 thước. Đất là đất đai trồng trọt chăn nuôi. Tấc đất: mảnh đất rất ,nhỏ. Vàng là kim loại quý thường được cân đo bằng cân tiểu li, hiếm khi đo bằng tấc thước. Tấc vàng chỉ lượng vàng lớn, quý giá vô cùng. Câu tục ngữ đã lấy cái có giá trị rất nhỏ (tấc đất) để so sánh với cái có giá trị rất lớn (tấc vàng) để khẳng định giá trị của đất đai đối với nhà nông. Nghĩa của cả câu là: một mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn. Đất cũng quý giá như vàng, có khi còn quý hơn vàng.
 
Đất quý giá vì đất nuôi sống con người/ Con người phải đổ bao mồ hôi, xương máu mới có được đất đai. Đất là một loại vàng có khả năng sinh sôi vô tận. Vàng nhiều đến đâu nhưng ngồi không ăn mãi cũng hết (Miệng ăn núi lở), còn chất vàng của đất đai khai thác hết thế hệ này sang thế hệ khác, mãi mãi không bao giờ vơi cạn.
 
Vì thê con người cần sử dụng đất đai sao cho có hiệu quả cao nhất.
 
Người ta có thể sử dụng câu tục ngữ này trong nhiều trường hợp. Chẳng hạn như: để phê phán hiện tượng lãng phí đất; để đề cao giá trị của đất và thể hiện sự gắn bó yêu quý đất đai của người nông dân.
 
Câu 6 : Là nhận xét và kinh nghiệm về hiệu quả của các hình thức chăn nuôi, trồng trọt:
 
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
 
Chuyển câu tục ngữ này từ tiếng Hán Việt sang tiếng Việt thì nó có nghĩa là : thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng. Thứ tự nhất, nhị, tam cũng là thứ tự lợi ích của các nghề nuôi cá, làm vườn, trồng lúa mang lại cho người nông dân.
 
Trong các nghề kể trên, đem lại nhiều lợi ích nhất là nuôi cá (canh trì), tiếp theo làm nghề làm vườn (canh viên), sau đó là làm ruộng (canh điền).
 
Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là : Muốn làm giàu, cần phải phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong thực tế, bài học này đã được áp dụng triệt để. Nghề nuôi tôm, cá ở nước ta ngày càng được đầu tư phát triển, thu lợi nhuận lớn gấp nhiều lần trồng lúa.
 
Nhưng không phải thứ tự trong câu tục ngữ áp dụng nơi nào cũng đúng mà chúng phụ thuộc vào đặc điểm địa lí tự nhiên của từng vùng. Ở vùng nào có đặc điểm địa lí phong phú thì cách sắp xếp theo trật tự đó là hợp lí nhưng đối với những nơi chỉ thuận lợi cho một nghề phát triển, chẳng hạn nghề làm vườn hay làm ruộng, thì vấn đề lại không như vậy. Nói tóm lại, con người phải linh hoạt, sáng tạo trong công việc để tạo ra nhiều của cải vật chất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
 
Câu 7 : Nội dung câu này khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố cần thiết của nghề trồng lúa:
 
Nhất nước, nhị phân, tam cần, tứ giống.
 
Phép liệt kê có tác dụng vừa nêu rõ thứ tự, vừa nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố. Các chữ nhất, nhị, tam tứ có nghĩa là: thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư. Nghĩa cả câu là: Thứ nhất là nước, thứ hai là phân, thứ ba là chuyên cần, thứ tư là giống. Kinh nghiệm này được đúc kết từ nghề trồng lúa nước là phải bảo đảm đủ bốn yếu tố : nước, phân, cần, giống, trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là nước. Nước có đủ thì lúa mới tốt, mùa màng mới bội thu.
 
Câu tục ngữ trên giúp người nông dân thấy được tầm quan trọng của từng yếu tố cũng như mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố đối với nhau. Bài học kinh nghiệm này rất có ích đối với một đất nước phần lớn dân số sống bằng nghề nông. Nông dân ta còn nhấn mạnh : Một lượt tát! một bát cơm. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn…
 
Câu 8: Là kinh nghiệm trong việc trồng lúa nói riêng và trồng trọt các lại cây khác nói chung:
 
Nhất thì, nhị thục.
 
Hình thức câu tục ngữ này đặc biệt ở chỗ nó được rút gọn tối đa và chia làm 2 vế đối xứng. Nội dung nhấn mạnh hai yếu tố thì và thục. Thì: là thời vụ. Thục : là đất canh tác phù hợp với từng loại cây. Nội dung câu tục ngữ này khẳng định trong trồng trọt, quan trọng nhất là thời vụ (thời tiết), thứ hai là đất canh tác.
 
Kinh nghiệm này đã đi sâu vào thực tế sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Nghề trồng lúa nhất thiết phải gieo cấy đứng thời vụ và sau mỗi vụ thu hoạch phải tập trung cải tạo đất để chuẩn bị tốt cho vụ sau. Có như vậy thì công sức lao động vất vả của người nông dân mới được đền bù xứng đáng bằng những mùa lúa bội thu.
 
Qua các câu tục ngữ trên, ta có thể rút ra đặc điểm chung về mặt hình thức của chúng là ngắn gọn, thường dùng phép đối, có vần điệu nhịp nhàng nên dễ đọc dễ nhớ. Có những câu không thể thu gọn hơn được nữa (Ví dụ: Tấc đất, tấc vàng). Tuy hình thức tục ngữ ngắn gọn nhưng nội dung của nó cô đọng và hàm súc.
 
Các hình ảnh trong tục ngữ thường cụ thể và sinh động. Người xưa hay sử dụng cách nói thậm xưng để khẳng định nội dung cần thể hiện: Ví dụ: Chưa nằm đã sáng ! chưa cười đã tối ! tấc đất; tấc vàng… Do vậy mà sức thuyết phục của tục ngữ cao hơn.
 
Những kinh nghiệm đúc kết từ các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất cho thấy từ xưa nông dân nước ta có khả năng trồng trọt và chăn nuôi giỏi. Dựa trên cơ sở thực tế, họ đã đưa ra những nhận xét chính xác về một số hiện tượng thiên nhiên có liên quan trực tiếp đến lao động sản xuất. Từ đó, chủ động trong sắp xếp công việc của mình. Những kinh nghiệm quý báu nêu trên có ý nghĩa thực tiễn lâu dài trong nghề nông. Ngày nay, kinh nghiệm thực tế kết hợp với những thành quả khoa học, kì thuật tiên tiến đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nông dân và góp phần đưa nước ta vào danh sách một trong những nước hàng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới.
13 tháng 7 2016
Mở bài 
- Tục ngữ là kho tàng trí tuệ, kinh nghiệm của nhân dân lao động.
-  Đó thường là những kinh nghiệm quý báu của cha ông ta đúc kết từ công việc lao động.
Thân bài
- Những câu tục ngữ nói lên kinh nghiệm xem thời tiết : Trong sản xuất nông nghiệp ,thời tiết là yếu tố rất quan trọng chi phối nhiều hoạt động khác do đó người nông dân luôn phải quan tâm nhiều đến thời tiết. Họ ghi lại trong tục ngữ kinh nghiệm xem thời tiết bằng việc quan sát  thiên nhiên ( nêu dẫn chứngvà lập luận về dẫn chứng) - Những câu tục ngữ truyền kinh nghiệm về thời vụ : Đó là những kinh nghiệm tận dụng ưu điểm của thời tiết làm cho cây trồng năng suất cao ( dẫn chứng chứng  và lập luận về dẫn chứng)
- Những câu tục ngữ là những kinh nghiệm quý báu về kĩ thuật sản xuất.
+ Về trồng trọt : ( dẫn chứng chứng  và lập luận về dẫn chứng)
+Về chăn nuôi : ( dẫn chứng chứng  và lập luận về dẫn chứng)
- Những câu tục ngữ giáo dục người ta thái độ đối với lao động.
+ Thái độ đối với đất đai (dẫn chứng chứng  và lập luận về dẫn chứng)
+ Tinh thần lao động (dẫn chứng chứng  và lập luận về dẫn chứng)
- Liên hệ đến ngày nay :
Kết bài 
- Nhiều kinh nghiệm lao động rút ra từ câu tục ngữ vẫn có giá trị cho đến ngày nay.
- Càng tìm hiểu tục ngữ, chúng ta càng khâm phục và quý trọng người lao động xưa.
12 tháng 11 2016
1. Sống trong xã hội của phong kiến, nhân dân ta bị áp bóc tàn bạo. (thừa QHT)
=> bỏ từ của đi
2. - Nếu em không đi chơi thì đã không bị mẹ mắng.
- Sở dĩ bạn Lan học giỏi là vì bạn ấy rất siêng năng.
 
 
Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi ở dưới đây:Bà già đi chợ Cầu Đông,Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?Thầy bói xem quẻ nói rằng:Lợi thì có lợi nhưng răng không còn(Ca dao)Sánh với Na-va “ranh tướng” PhápTiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.( Tú Mỡ)Mênh mông muôn mẫu một màu mưaMỏi mắt miên man mãi mịt mờ( Tú Mỡ)Con cá đối bỏ trong cối đá,Con mèo cái nằm trên mái...
Đọc tiếp

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi ở dưới đây:

Bà già đi chợ Cầu Đông,

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn

(Ca dao)

Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
( Tú Mỡ)
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
( Tú Mỡ)
Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)
a) Cách sử dụng từ ngữ trong mỗi ví dụ trên có gì đặc điểm ?

b) Cách sử dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì ?

c) Cách sử dụng từ ngữ trên được gọi là chơi chữ, theo em, thế nào là chơi chữ?

d) Trong tiếng Việt, các lối chơi chữ thường gặp là : dùng từ ngữ động âm ; dùng lối nói trại âm (gần âm) ; dùng cách điệp âm ; dùng lối nói lái ; dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa... Theo em, mỗi ví dụ trên thuộc lối chơi chữ nào?

3
27 tháng 11 2016

a + b + d)

- Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần

=> Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

- Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’,

Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’,

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(Ca dao)

Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái : + Cá đối nói lái thành cối đá

+ Mèo cái nói lái thành mái kèo Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)

Lối chơi chữ của đoạn thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+ Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+ Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

c) Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

25 tháng 11 2016
d) Các kiểu chơi chữ:
- Dựa vào hiện tượng gần âm;
- Mượn cách nói điệp âm;
- Nói lái;
- Dựa vào hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
c) Lên Google í
23 tháng 10 2016

A các từ trái nghĩa là:

Tĩnh dạ tứ: ngẩng/cúi

Hồi hương ngẫu thư: trẻ/già

Chúc bạn học tốt !banhqua


 

23 tháng 10 2016

b Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa nhằm tạo các hình tượng tương phản ,gây ấn tượng mạnh, làm cho lời thơ thêm sinh động

c VD : xấu - đẹp

4 tháng 12 2016

Một dân tộc đã gan góc(dân tộc đó):nhấn mạnh sự kiên cường,dũng mãnh của dân tộc ta

Trông:Nói lên sự vất vả,xem trước coi sau của người nông dân

 

 

4 tháng 12 2016
- Tác dụng của điệp ngữ:
+ Trong đoạn văn của Hồ Chí Minh, các điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của dân tộc và sự xứng đáng được hưởng quyền tự do độc lập của dân tộc ấy.
+ Trong bài ca dao, các điệp ngữ có tác dụng khắc hoạ sự vất vả gian nan của người nông dân.
Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi ở dưới đây:Bà già đi chợ Cầu Đông,Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?Thầy bói xem quẻ nói rằng:Lợi thì có lợi nhưng răng không còn(Ca dao)Sánh với Na-va “ranh tướng” PhápTiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.( Tú Mỡ)Mênh mông muôn mẫu một màu mưaMỏi mắt miên man mãi mịt mờ( Tú Mỡ)Con cá đối bỏ trong cối đá,Con mèo cái nằm trên mái...
Đọc tiếp

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi ở dưới đây:

Bà già đi chợ Cầu Đông,

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn

(Ca dao)

Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
( Tú Mỡ)
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
( Tú Mỡ)
Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)

a) Cách sử dụng từ ngữ trong mỗi ví dụ trên có gì đặc điểm ?

b) Cách sử dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì ?

c) Cách sử dụng từ ngữ trên được gọi là chơi chữ, theo em, thế nào là chơi chữ ?

5
27 tháng 11 2016

a + b + d)

- Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?

Thầy bói xem quẻ nói rằng :

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn .

(Ca dao)

+ Từ lợi thứ nhất (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, lợi lộc.

+ Từ lợi thứ hai + ba (lợi thì có lợi) có nghĩa là : phần thịt bao quanh chân răng => răng lợi.

+ Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.

+ Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng tạo ra sự hài hước dí dỏm.

- Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần

=> Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

- Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’,

Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’,

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(Ca dao)

Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái : + Cá đối nói lái thành cối đá

+ Mèo cái nói lái thành mái kèo Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)

Lối chơi chữ của đoạn thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+ Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+ Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

c) Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

27 tháng 11 2016

a)

VD1: +) Từ lợi thứ nhất nghĩa là lợi ích, lợi lộc
+) Từ lợi tứ hai có nghĩa là răng lợi.

Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.

VD2: Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói gần âm : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma.

Ý mỉa mai, chế giễu.
VD3: Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần.

→​ Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.
VD4: Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái :

+) Cá đối nói lái thành cối đá

+) Mèo cái nói lái thành mái kèo sự trái khoáy.

→ Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.
VD5: Lối chơi chữ của đọa thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+) Sầu riêng - danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+) Sầu riêng - tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.
c)

→ Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,... làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.

d)

VD1: Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa,...

VD2: Dùng lối nói trại âm.

VD3: Dùng cách điệp âm.

VD4: Dùng lối nói lái.

VD5: Dùng từ ngữ đồng âm

→ Hết rối đó bạn nha!banhqua




 

4 tháng 12 2016
a) Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều
[...]
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy.
(Phạm Tiến Duật)
b) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Đoàn Thị Điểm)
- Điệp ngữ trong đoạn thơ
a) là dạng điệp nối tiếp
Ttrong đoạn thơ
b) là dạng điệp vòng tròn.
4 tháng 12 2016
a) Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều
[...]
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy.
(Phạm Tiến Duật)
b) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Đoàn Thị Điểm)
TRẢ LỜI:
a)Điệp ngữ nối tiếp
b)Điệp ngữ vòng tròn
4 tháng 10 2016

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca là những câu hát thấm đẫm tình cảm gia đình”.

Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

4 tháng 10 2016

bạn chép mạng nhabanhqua

10 tháng 12 2016

- Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?

Thầy bói xem quẻ nói rằng :

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn .

(Ca dao)

+ Từ lợi thứ nhất (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, lợi lộc.

+ Từ lợi thứ hai + ba (lợi thì có lợi) có nghĩa là : phần thịt bao quanh chân răng => răng lợi.

+ Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.

+ Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng tạo ra sự hài hước dí dỏm.

- Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần

=> Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

- Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’,

Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’,

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(Ca dao)

Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái : + Cá đối nói lái thành cối đá

+ Mèo cái nói lái thành mái kèo Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)

Lối chơi chữ của đoạn thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+ Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+ Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

c) Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

 
 
 
7 tháng 12 2016
hoc24.vn/hoi-dap/question/131862.html
16 tháng 8 2016

Không copy chỉ tham khảo :
Các từ " hoa hồng , áo dài , cà chua , cá váng " chỉ tên một loại sự vật chứ không phải chỉ loại hoa màu hông mà dùng từ này để gọi 1 loại hoa ; áo dài không phải là áo nó dài mà là tên 1 loại áo truyền thống ở VN ; cà chua không phải chỉ loại cà chua mà là chỉ tên một loại cà ; cá vàng không phải chỉ cá màu vàng vv.

16 tháng 8 2016

Mình không biết có đúng hay không, bạn tham khảo thôi nha !

a) Không phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng vì hoa hồng là tên của một loài hoa và nó có nhiều màu.

b) Nói như vậy là đúng vì áo dài là một loại trang phục chứ không phải là kích thước.

c) Nói như vậy là được vì cà chua là một loại cà (có những loại cà chua ngọt).

d) Không phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng. Và cá vàng là một loài cá cảnh nuôi trong nhà.