Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số chi tiết miêu tả:
– Ngoại hình của Đa-ni: khuôn mặt trắng xanh nghiêm nghị và hai bím tóc dài lấp lánh màu vàng.
– Hành động, cảm xúc của Đa-ni trong quá trình lắng nghe bản nhạc mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric viết tặng cô: Đa-ni thở một hơi dài, ngực hơi đau, cúi xuống và áp mặt vào hai bàn tay, trong lòng ào ạt cơn bão, Đa-ni khóc không cần giấu ai nữa.
– Hành động, ý nghĩ, tâm trạng Đa-ni sau khi nghe bản nhạc: Đa-ni đứng dậy và bước nhanh ra khỏi công viên và nghĩ nếu bác ở đây cô sẽ ôm bác thật chặt, cô đi ra bờ biển và cảm giác về cái đẹp của thế giới đã xâm chiếm cơ thể cô.
Một số chi tiết miêu tả:
- Ngoại hình của Đa-ni: khuôn mặt trắng xanh nghiêm nghị và hai bím tóc dài lấp lánh màu vàng.
- Hành động, cảm xúc của Đa-ni trong quá trình lắng nghe bản nhạc mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric viết tặng cô: Đa-ni thở một hơi dài, ngực hơi đau, cúi xuống và áp mặt vào hai bàn tay, trong lòng ào ạt cơn bão, Đa-ni khóc không cần giấu ai nữa.
- Hành động, ý nghĩ, tâm trạng Đa-ni sau khi nghe bản nhạc: Đa-ni đứng dậy và bước nhanh ra khỏi công viên và nghĩ nếu bác ở đây cô sẽ ôm bác thật chặt, cô đi ra bờ biển và cảm giác về cái đẹp của thế giới đã xâm chiếm cơ thể cô.
Nếu Nicola chấp nhận viết bài tập làm văn theo sự giúp đỡ của bố hoặc ông Ble đúc cậu sẽ không thể nhận ra nét độc đáo riêng biệt của những người bạn thân của mình và chính bản thân mình nữa.
Tham khảo:
Sau khi tỉnh dậy, tôi ngơ ngác nhìn cảnh vật xung quanh. Một cảm giác rất thân thuộc, bất chợt, tôi nhận ra, đây đúng là căn nhà cũ xinh xắn của mình. Bên khung cửa sổ, tôi thấy bà nội hiền từ đang ngồi đan len. Mừng quá, tôi chạy vội đến bên, ôm chầm lấy bà. Bà nhẹ nhàng vuốt mái tóc tôi, hỏi:
– Cháu yêu quý, sao cháu lại muốn lên đây với bà?
Tôi từ từ kể lại cho bà nghe mọi chuyện :
– Bà ơi, ở dưới trần gian, cháu khổ lắm, bà ạ!…
“Từ khi bà và mẹ cháu lần lượt bỏ cháu mà đi, hai cha con cháu phải xa rời ngôi nhà xinh xắn hồi trước để đến chui rúc trong một xó tối tăm. Cha cháu trở nên nghiện ngập, suốt ngày chửi mắng cháu. Cháu phải đi bán diêm kiếm sống nuôi thân và nuôi cha. Đêm hôm ấy là đêm giao thừa, trời rét mướt, đôi giày của cháu, một chiếc bị con chó cắn rách, một chiếc bị chiếc xe lăn qua đường kẹp mất. Cháu đành đầu trần, chân đất, dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày, cháu không bán được một que diêm nào. Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Lúc đó, cháu lại nhớ đến bà, đến hồi bà còn ở bên cháu, bà cháu ta cùng được đón giao thừa ở nhà. Lang thang trong đêm mưa rét, cháu kiệt sức và ngồi nép vào trong một góc tường giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít. Cháu thu đôi chân vào, nhưng mỗi lúc cháu càng thấy rét buốt hơn. Tuy nhiên, cháu không thể về nhà nếu không bán được ít bao diêm, không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về, nhất định cha sẽ đánh cháu. Vả lại, ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con cháu ở góc sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các khe hở, gió vẫn rít vào trong nhà. Lúc này đôi bàn tay cháu đã cứng đờ ra. Cháu thầm ước có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ tay cho ấm. Cuối cùng, cháu đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, sau đó biến đi, trắng ra, rực hồng quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt. Cháu hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! Ánh sáng kì dị làm sao. Cháu tưởng chừng như đang được ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng. Thật là dễ chịu! Đôi bàn tay cháu hơ trên ngọn lửa, bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên. Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi thì khoái biết bao. Cháu vừa ngồi duỗi chân ra thì lửa vụt tắt. Cháu ngồi bần thần và chợt nhớ ra mình đang đi bán diêm. Đêm nay về nhà, thế nào cha cũng mắng cháu. Cháu quẹt tiếp que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên. Bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải. Cháu nhìn thấu vào tận trong nhà. Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kì lạ nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía cháu. Rồi que diêm vụt tắt, trước mặt cháu chỉ còn là bức tường dày đặc và lạnh lẽo. Thực tế đã thay thế cho mộng tưởng, chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả mà chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu và mấy người qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với hoàn cảnh của cháu, không ai quan tâm, hỏi han, giúp đỡ và mua cho cháu ít bao diêm nào. Cháu quẹt tiếp que diêm thứ ba. Chao ôi! Cây thông Nô-en to lớn và lộng lẫy biết bao. Chính mắt cháu đã trông thấy, hàng nghìn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ. Cháu với tay về phía cây… nhưng diêm tắt. Tất cả những ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành các ngôi sao trên trời. “Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay về trời với Thượng đế”. Bà thường nói vậy và cháu cũng tự nhủ như thế, chắc có ai vừa chết. Cháu quẹt que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh toả ra xung quanh và …bà xuất hiện. Bà ơi! Bà có biết rằng gặp được bà cháu vui lắm không? Cháu biết lúc đó, bà xuất hiện như bao ảo ảnh khác, rồi cũng sẽ mất đi. Nhưng xin bà đừng bỏ lại cháu, bà ơi! Bà hãy xin Thượng đế cho cháu được về trời với bà, chắc Người không từ chối đâu. Cháu quẹt tiếp tất cả các que diêm còn lại trong bao, mong sao níu được bà ở lại. Chưa bao giờ cháu thấy bà to lớn đến thế. Rồi bà nắm tay chau, hai bà cháu ta cùng bay lên…”.
– Giờ cháu đã ở đây, với bà rồi. Sẽ chẳng còn đói rét, buồn đau nào đe doạ cháu nữa đâu.
Thế là từ giờ, tôi sẽ được sống cùng bà hạnh phúc như xưa. Tôi cảm nhận được sự yêu thương qua từng cử chỉ của bà với tôi. Ôi! Thật hạnh phúc biết bao! Nhưng… tôi chợt nghĩ đến cha. Không biết tôi đi rồi cha sẽ sống sao đây? Cha ơi, cha hãy thay đổi để sống tốt và hạnh phúc hơn nhé! Con sẽ cầu nguyện cho cha…
- Chim sẽ báo đáp lại vợ chồng người em vì họ đã cho chim ăn khế chín.
- Lý Thông kết nghĩa anh em với Thạch Sanh thực chất là lợi dụng Thạch Sanh có sức khỏe để về làm việc cho hắn.
Khi Đa-ni đi nghe buổi hòa nhạc thì dàn giao hưởng đã chơi ca khúc mà nhà soạn nhạc viết tặng cô khi cô mười tám tuổi