K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2021

tham khảo

Giải thích các bước giải:Chất béo tốt và chất béo có hại

Khoa học đã chứng minh, không phải tất cả chất béo đều có hại như chúng ta thường nghĩ. Trên thực tế, cơ thể chúng ta cần một số loại chất béo để kháng viêm và giữ cho da khỏe mạnh. Vì vậy, việc phân biệt chất béo tốt với chất béo có hại rất quan trọng.

Omega-3: Omega-3 là những chất béo rất tốt cho cơ thể bạn từ tim mạch cho đến não bộ. Đối với da, Omega-3 giúp giảm viêm, giảm tình trạng nghiêm trọng của da mụn và các dạng viêm ngoài da khác và còn có khả năng làm giảm các dấu hiệu sớm của lão hóa da.

Các món ăn giàu Omega-3: Các loại hạt (hạt chia, hạt dầu, hạt óc chó), quả bơ, rong biển, tảo biển, hải sản (đặc biệt là các loại cá nước lạnh), các loại đậu (đậu nành Nhật, đậu thận đỏ), trứng và thịt bò.

Omega-6: Trái ngược với Omega-3, Omega-6 có thể gây viêm, mụn và lão hóa da. Một xu hướng đáng lo ngại ở Việt Nam, đó là chúng ta đang tiêu thụ Omega-6 rất nhiều nhưng lại sử dụng rất ít Omega-3. Điều này rất đáng lo ngại đối với sức khỏe nói chung và làn da nói riêng.

Cách tốt nhất để đảm bảo bạn không tiêu thụ quá nhiều Omega-6 là hạn chế dùng một số loại dầu thực vật, đặc biệt là dầu đậu nành, dầu hạt bông vải, dầu hướng dương, dầu bắp. Các loại dầu này chứa lượng Omega-6 nhiều hơn so với Omega-3.

 

Cà phê và thức uống chứa cồn – các tác nhân gây khô da

Cà phê và rượu bia có thể là những món đồ uống khoái khẩu của bạn, song chúng lại gây khô da. Đặc biệt, thức uống có cồn và sữa đặc có đường trong cà phê sữa đều chứa nhiều đường, tức là chúng làm hại da bạn gấp đôi đấy! Với một lượng vừa phải, cà phê có thể rất tốt với sức khỏe, nhưng chú ý đừng lạm dụng chúng!

Khi da được dưỡng ẩm đầy đủ, các tế bào da sẽ thực hiện các chu trình tế bào và trao đổi chất tốt hơn. Độ ẩm còn tăng cường sức khỏe cho làn da, giúp da bạn trông tươi trẻ và rạng rỡ cũng như bảo vệ da khỏi các vấn đề trong tương lai. Ở những nơi nắng nóng như TP. HCM, bạn cần uống thật nhiều nước để giữ ẩm cho cơ thể và làn da. Và nên nhớ bia rượu không được tính vào nước đâu nhé!

Bạn nhớ bù đắp nước cho cơ thể mỗi khi tiêu thụ cà phê hoặc rượu bia. Nếu bạn cho rằng việc uống cà phê, rượu, bia có thể là tác nhân gây mụn, sạm da, kém đàn hồi,… bạn hãy thử giảm lượng tiêu thụ và theo dõi các thay đổi trên da.

Các chất chống oxy hóa và làn da

Các chất chống oxy hóa giúp tiêu diệt các gốc tự do, làm giảm mức độ gây hại của chúng đối với da bạn. Vì vậy, các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có vai trò vô cùng to lớn giúp cho làn da khỏe mạnh. Khi bạn bổ sung nhiều chất chống oxy hóa cho cơ thể, da bạn sẽ trông tươi trẻ và khỏe hơn, đồng thời hạn chế các tổn thương trên da.

Một số loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp da khỏe hơn: Các loại rau xanh (nên ăn hai nắm tay đầy rau xanh mỗi ngày), bí đỏ, trái cây, đặc biệt là các loại quả họ cam, chanh, bưởi, các loại quả mọng có màu đỏ và xanh dương, cà chua, củ cải đường, hành tây, chocolate, rau kale, rau bina, atiso,…

Các khoáng chất và Vitamin quyết định sức khỏe của da

Phần lớn chúng ta đều thiếu một số chất dinh dưỡng thiết yếu, điều này làm cho da khó tái tạo và phục hồi. Thực phẩm là nguồn cung vitamin và khoáng chất hiệu quả hơn so với thực phẩm chức năng.

Dưới đây là một số khoáng chất và vitamin giúp da khỏe đẹp và có thể tìm thấy trong thực phẩm:

Magie: Các loại rau xanh, chuối, tàu hủ (đậu phụ), một số loại hạt dinh dưỡng

Selen: Đậu Brazil (ăn khoảng 1 hạt/ngày), cá, thịt đỏ

Vitamin B: Quả bơ, bông cải xanh, đậu gà, trứng

Biotin: Men dinh dưỡng, hạt hạnh nhân, bông cải trắng, khoai lang, rau bina, gan động vật, cá hồi, sữa và sản phẩm từ sữa, trứng

Đồng: Sô-cô-la đen, các loại rau xanh, các loại hạt, nghêu, sò

26 tháng 3 2021

tham khảo

 lọc và thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể tạo ra (CO2, nước tiểu, mồ hôi…) hoặc 1 số chất được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể (các ion, thuốc …).

1 tháng 5 2019

Giải bài 1 trang 99 sgk Sinh 8 | Để học tốt Sinh 8

 

 

Câu 1: Sắp xếp các quá trình sau theo diễn biến của quá trình tiêu hóa xảy ra trong cơ thể:A. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.B. Ăn và uống => tiêu hóa thức ăn => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.C. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh...
Đọc tiếp

Câu 1: Sắp xếp các quá trình sau theo diễn biến của quá trình tiêu hóa xảy ra trong cơ thể:

A. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.

B. Ăn và uống => tiêu hóa thức ăn => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.

C. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => tiêu hóa thức ăn => thải phân.

D. Ăn và uống => hấp thụ các chất dinh dưỡng =>vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => thải phân.

Câu 2: Sự kiện nào dưới đây xảy ra khi chúng ta nuốt thức ăn?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Khẩu cái mềm hạ xuống

C. Nắp thanh quản đóng kín đường tiêu hoá

D. Lưỡi nâng lên

Câu 3: Các hoạt động biến đổi lí học xảy ra trong khoang miệng là

A. Tiết nước bọt

B. Nhai và đảo trộn thức ăn

C. Tạo viên thức ăn

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Loại răng nào có vai trò chính là nghiền nát thức ăn?

A. Răng cửa                             B. Răng hàm 

C. Răng nanh                          D. Tất cả các phương án trên

Câu 5: Vai trò của hoạt động tạo viên thức ăn

A. Làm ướt, mềm thức ăn

B. Cắt nhỏ, làm mềm thức ăn

C. Thấm nước bọt

D. Tạo kích thước vừa phải, dễ nuốt

Câu 6: Tuyến nước bọt lớn nhất của con người nằm ở đâu?

A. Hai bên mang tai

B. Dưới lưỡi

C. Dưới hàm

D. Vòm họng

Câu 7: Mỗi ngày, một người bình thường tiết khoảng bao nhiêu ml nước bọt?

A. 1000 – 1500 ml

B. 800 – 1200 ml

C. 400 – 600 ml

D. 500 – 800 ml

Câu 8: Thức ăn được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của

A. Các cơ ở thực quản

B. Sự co bóp của dạ dày

C. Sụn nắp thanh quản

D. Sự tiết nước bọt

Câu 9: Biến đổi thức ăn ở khoang miệng bao gồm các quá trình.

A. Chỉ có biến đổi lí học

B. Chỉ có biến đổi hóa học

C. Bao gồm biến đổi lí học và hóa học

D. Chỉ có biến đổi cơ học

Câu 10: Hoạt động đảo trộn thức ăn được thực hiện bởi các cơ quan

A. Răng, lưỡi, cơ má.

B. Răng và lưỡi

C. Răng, lưỡi, cơ môi, cơ má

D. Răng, lưỡi, cơ môi.

Câu 11. Đặc điểm nào của ruột non giúp chúng tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng ?

A. Hệ thống mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột.

B. Lớp niêm mạc gấp nếp, trên đó là các mào với lông ruột dày đặc giúp làm tăng diện tích bề mặt ruột non lên.

C. Kích thước rất dài (2,8 – 3 mét).

D. Tất cả các phương án còn lại.

Câu 12. Tại ruột già xảy ra hoạt động nào dưới đây ?

A. Hấp thụ lại nước.                                       B. Tiêu hoá thức ăn.

C. Hấp thụ chất dinh dưỡng.                          D. Nghiền nát thức ăn.

Câu 13. Loại vitamin nào dưới đây được vận chuyển theo con đường bạch huyết về tim ?

A. Vitamin B1                                                B. Vitamin B6, B12

C. Vitamin C                                                  D. Vitamin A,E,D,K.

Câu 14. Biện pháp nào dưới đây giúp cải thiện tình trạng táo bón?

1. Ăn nhiều rau xanh.

2. Hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột và prôtêin.

3. Uống đủ nước.

4. Uống chè đặc.

A. 2, 3                                  B. 1, 3                       C. 1, 2                       D. 1, 2, 3.

Câu 15. Biện pháp nào dưới đây giúp làm tăng hiệu quả tiêu hoá và hấp thụ thức ăn ?

A. Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ khi ăn.   B. Ăn đúng giờ, đúng bữa và hợp khẩu vị.

C. Tất cả các phương án còn lại.                    D. Ăn chậm, nhai kĩ

1
21 tháng 12 2021

câu 1: A
câu 2: A 
câu 3: D
câu 4: B
câu 5: D
câu 6: B
câu 7: A hoặc B mik ko chắc :v
câu 8: A
câu 9: C
câu 10: C
câu 11: ko biết :))
câu 12: A
câu 13: no biết :)
câu 14: D
câu 15: C


 


 

21 tháng 12 2021

7a,11d,13d

TL
8 tháng 1 2022

C nhé bạn

8 tháng 1 2022

c. Ăn và uống, đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ các chất, thải phân.

19 tháng 4 2018

Đáp án : A.

HN
Hương Nguyễn
Giáo viên
3 tháng 3 2022

a.

(1) Lúa -> sâu -> chim sâu -> vi khuẩn

(2) Lúa -> ốc bươu -> cò -> vi khuẩn

(3) Lúa -> Bọ xít -> Ếch -> vi khuẩn

(4) lúa -> sâu -> ếch -> vi khuẩn

b. thành phần sinh vật: sinh vật sản xuất (lúa) sinh vật tiêu thụ (ốc bươu, ếch, chim sâu, sâu, cò, bọ xít) và sinh vật phân giải (vi khuẩn

Tất cả!

19 tháng 12 2020

Các bệnh về gan : viêm gan B, viem gan C, xơ gan, ung thư gan,...

Vai trò: tiết dịch mật và tích trữ ở túi mật. Hòa vào thức ăn cùng các enzim giúp chuyển hóa các chất phức tạp thành chát dinh dưỡng đơn giản cho cơ thể hấp thụ.

19 tháng 12 2020

Nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống là vì:

-Mọi hoạt động sống của cơ thể đều gắn với hoạt động sống của các tế bào và đều cần năng lượng.

-Tế bào thực hiện chuyển hóa vật chất và năng lượng giúp cơ thể tồn tại và phát triển.