Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
STT | Các yếu tố | Đặc điểm |
1 | Chủ đề | Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc, xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con người, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm bài học đạo lí, cách sống lương thiện, hướng tới những điều tốt đẹp, tránh xa cái ác, cái xấu xa, thể hiện ước mơ , khát vọng,...của tác giả nhân dân |
2 | Nhân vật | Nhân vật bất hạnh (người mồ côi, con riêng, em út, có hình dạng xấu xí,...), Nhân vật dũng sĩ và có tài năng kì lạ, Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, có tính cách như con người). Nhìn chung, nhân vật cổ tích chưa được cá thể hóa, tâm lí hóa. |
3 | Cốt truyện | Mang tính chất tưởng tượng, "tính khác thường" của sự việc và hành động, được xây dựng theo một vài sơ đồ chung như: dũng sĩ giết quái vật cứu người đẹp, người xấu xí nhưng tốt bụng, tài giỏi,... |
4 | Lời kể | Thường bắt đầu với câu kể "ngày xửa ngày xưa' ở thời gian và không gian không xác định, kết thúc bằng câu "và rồi họ sống mãi mãi hạnh phúc về sau". |
5 | Yếu tố kì ảo | Yếu tố huyền ảo, thơ mộng, thế giới kì ảo thường xâm nhập lẫn nhau với thế giới trần tục. Thường gồm các con vật kì ảo, đồ vật kì ảo,....có tác dụng thể hiện mục đích của tác giả nhân dân trong việc truyền tải chủ đề của câu chuyện. |
- Ý kiến 1: Học từ thầy là quan trọng
+ Lí lẽ: mõi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề chạm khắc, hoặc nghiên cứu khoa học.
+ Bằng chứng: danh họa Lê-ô-rơ-đô Đa Vin-chi nếu không có sự dẫn dắt của thầy Ve-rốc-chi-ô thì dù có tài năng thiêm bẩm cũng khó mà thành công.
- Ý kiến 2: Học từ bạn cũng rất cần thiết.
+ Lí lẽ: Thói thường người ta chỉ nhận những đấng bề trên là thầy mà không nhận ra những người thầy trong những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp của mình.
+ Bằng chứng: đưa ra những lợi ích của việc học từ những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa: cùng hứng thú, cùng tâm lí.
- Giống nhau: Thầy Phu và cụ Bơ-mơn đều là những người trầm lặng, làm những việc cho người khác một cách âm thầm mà không cần sự đền đáp nào cả.
- Khác nhau: Thầy Phu đã đi đến đam tang của chú dế với một hình ảnh trang trọng, trang nghiêm. Còn cụ Bơ-mơn đã im lặng làm và cuối cùng trở nên im lặng mãi mãi vì cụ đã ra đi.
Tham khảo:
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.
- Trình bày cảm xúc về một bài thơ.
- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
- Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn.
- Cấu trúc gồm có 3 phần:
+ Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề).
+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ chữ được trích từ bài thơ.
+ Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.
Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ:
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn gồm ba phần.
- Trình bày cảm xúc về một bài thơ và sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
- Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc.