K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2016

Đặc điểm chung giữa người và thú: Có lông mao, đẻ con, có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa mẹ.... 
Khác nhau: 
- Sự phân hóa của bộ xuơng phù hợp với chức năng lao động bằng tay và đi bằng 2 chân. 
- Nhờ lao động có mục đích nên bớt lệ thuộc vào thiên nhiên. 
- Có tiếng nói, chữ viết, có tư duy trừu tượng và hình thành ý thức. 
- Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn. 
- Não phát triển, sọ lớn hơn mặt. 
Còn về đi bằng hai chân thì có kanguru....... 
Phần thân cơ thể có 2 khoanh ngực bụng phân cách bởi cơ hoành thì có thỏ, chuột, báo, hổ... 
Răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm thì ở bộ ăn thịt. 
Ở đây nói về sự khác nhau chứ đâu nói những đặc điểm mà con người có.

Chúc bạn học tốt nhé!hihi

27 tháng 2 2016

Dân gian có câu "Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm". Đây là câu chỉ về thời gian khai thác loài Rươi. Rươi thuộc ngành Giun đốt (Annelida), Lớp Giun nhiều tơ (Polychaeta). 

Rươi thường xuất hiện vào ban đêm trong khoảng từ ngày 20 tháng 9 đến ngày 5 tháng 10 âm lịch. Trứng rươi đẻ từ năm trước, nằm trong đất, ở các chân ruộng vùng cửa sông nước lợ của đồng bằng Bắc bộ. Cuối tháng chín, đầu tháng mười âm lịch, lúc nước thủy triều lên hay sau đêm có mưa, trứng rươi nở ra con, từ dưới lòng đất nứt lỗ chui lên từng đàn bơi ra sông, bước vào mùa sinh sản mới. Người dân thường bơi thuyền ra, dùng các loại dụng cụ như thúng, rổ, giá hay lưới để vớt. Chỉ trong khoảng thời gian đó mới thu hoạch được rươi nhiều nhất.

 

18 tháng 2 2017

Động vật và con người có một mối liên kết chặt chẽ. Chúng ta nuôi một số loài trong nhà để làm thú cưng, nuôi một số khác để lấy thịt, sữa,… Có nhiều loài đã bị con người đưa đến bờ tuyệt chủng và giờ lại chúng ta đang cố gắng cứu chúng. Với những người sống ở các thành phố lớn thì sở thú là một trong những nơi rất thú vị để đi chơi vào các dịp cuối tuần, đây là nơi rất hấp dẫn đối với trẻ em.

2 tháng 4 2016

Giống: bộ xương chia làm 3 phần: đầu, thân, chi 
Khác: 
- Xương thằn lằn : 
+ Cổ dài (8 đốt sống cổ) 
+ Duôi dài 
+ Chi trước và chi sau bằng nhau 
+ Chi trước có 5 ngón 
- Xương ếch: 
+ Cổ ngắn (1 đốt sống cổ) 
+ Đuôi tiêu giảm (đốt sống cùng) 
+ Chi trước ngắn, chi sau dài 
+ Chi trước có 4 ngón

Bộ xương thằn lằn khác với bộ xương của ếch:

- Đốt sống cổ thằn lằn nhiều hơn (thằn lằn 8 đốt ; ếch 1 đốt) nên cổ rất linh hoạt, phạm vi quan sát rộng

- Đốt sống cổ thân mang xương sườn, 1 số kết hợp với xương mỏ ác làm thành lồng ngực bảo vệ nội quan và tham gia vào hô hấp

- Đốt sống đuôi dài; tăng ma sát cho sự di chuyển trên cạn

16 tháng 3 2019

Tiến hóa hóa học làm xuất hiện các đại phân tử hữu cơ 

Đáp án : A

22 tháng 3 2016

Hỏi đáp Sinh học

21 tháng 1 2018

Vai trò của đột biến trong quá trình tiến hóa là cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá

Đáp án : D

8 tháng 12 2017

cai nay mk cug ko ro

19 tháng 2 2017

a) Dưới nước :

+ Cây có lá nổi trên mặt nước : Phiến lá thường to, giúp lá dễ nổi, tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng.

+ Cây có lá chìm trong nước : Phiến lá nhỏ, dài và mảnh giúp lá tránh được các tác động của sóng.

+ Cây sống trôi nổi trên mặt nước : Cuống lá phình to, xốp chứa nhiều không khí giúp cây dễ nổi.

b) Trên cạn :

+ Cây mọc nơi khô hạn có nhiều nắng, gió : Thường có rễ ăn sâu và lan rộng, thân thấp, phân cành nhiều, lá thường có lớp lông hoặc sáp bao phủ.

- Rễ ăn sâu : Giúp cây không bị đỗ và tìm nguồn nước.

- Lan rộng : Hút sương đêm.

- Lá có sáp hoặc có lông : Để hạn chế sự thoát hơi nước

+ Cây mọc nơi râm mát và ẩm nhiều : Thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn do ít ánh sáng nên cây thường vươn cao để nhân được nhiều ánh sáng hơn.

+ Cây mọc nơi khô hạn có nhiểu nắng, gió : Thường có rễ ăn sâu và lan rộng, thân thấp, phân cành nhiều, lá thường có lớp lông hoặc sáp bao phủ.

+ Cây mọc nơi râm mát và ẩm nhiều : Thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn.