K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 4 2017

Câu 1 :

* Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì:
- Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại.
- Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.

15 tháng 4 2021

Về kinh tế:

- Triều đình Huế vẫn tiế tục thực hiện cách chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội VN rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng

Về xã hội:

- Thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta

- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên mục rỗng

- Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn

- Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt thêm

29 tháng 4 2022

tham khảo:

Cùng với sự phát triển của đô thịcác giai cấptầng lớp mới đã xuất hiện như: tư sản, tiểu tư sản thành thị và công nhân.  
29 tháng 4 2022

Tham khảo:

Cùng với sự phát triển của đô thịcác giai cấptầng lớp mới đã xuất hiện như: tư sản, tiểu tư sản thành thị và công nhân.

9 tháng 5 2022

Chính sách khai thác :

- Nông nghiệp : đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền.

- Công nghiệp : khai thác than và kim loại, đầu tư vào một số ngành : xi măng, điện, ...

- Giao thông vận tải : xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt.

- Thương nghiệp : độc chiếm thị trường Việt Nam, đề ra các thứ thuế mới.

Nhận xét : Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.

5 tháng 9 2018

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản được du nhập làm cho cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam có sự chuyển biến. Đặc biệt nhất là sự ra đời của các giai cấp tầng lớp mới. Đây chính là cơ sở bên trong, mảnh đất màu mỡ để tư tưởng dân chủ tư sản có thể du nhập vào và làm bùng lên một phong trào đấu tranh theo khuynh hướng này ở Việt Nam

Đáp án cần chọn là: D

30 tháng 4 2017

Câu 5 hơi dài bạn nhé:

+ Chứng minh câu nói:
- Khi bị thực dân Pháp bắt và đưa ra chém, Nguyễn Trung Trực đã khẳng khái nói "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây".
- Khẳng định ý chí kiên cường, bất khuất và quyết tâm đánh Pháp đến cùng của nhân dân ta. Thực tế lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc ta đã chứng minh điều đó:

* Tại mặt trận Đà Nẵng:
~ Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng (1/9/1858) quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương đã tổ chức kháng chiến, thực hiện "vườn không nhà trống" ngăn cản quân Pháp tiến vào đất liền ... Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Pháp thất bại trong kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh", buộc phải thay đổi kế hoạch.

* Tại mặt trận Gia Định:
~ Tháng 2/1859 khi Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân ta càng sôi nổi. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ (12/1861).
~ Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo (1862 - 1864) khiến cho giặc thất điên bát đảo ...

* Kháng chiến lan rộng khắp Nam Kì:
~ Sau khi thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ.
~ Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh ... với nhiều lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân ... Dùng văn thơ để chiến đấu: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị ...

* Mặt trận Bắc Kì:
~ Tháng 11/1873 thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 1, nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã kiên quyết đứng lên kháng chiến. Đêm đêm các toán nghĩa binh quấy rối địch, đốt kho đạn của giặc ... Đội nghĩa binh dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ đã chiến đấu anh dũng và hi sinh đến người cuối cùng.
~ Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và con trai anh dũng hi sinh ... Ngày 21/12/1873 quân ta giành thắng lợi lớn tại Cầu Giấy lần thứ nhất. Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan binh lính bị giết tại trận.
~ Khi quân Pháp đánh Bắc Kì lần 2 (4/1882) nhân dân tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến.
~ Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giăc. Tại các địa phương khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè ...
~ Ngày 19/5/1883 quân ta giàng thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần 2. Ri-vi-e bị giết tại trận. Quân Pháp hoang mang, toan bỏ chạy ...

=> Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu bất khuất của nhân dân ta.

Mình chứng minh rõ ràng ra còn nếu muốn ngắn lại thì bạn tự tóm tắt các ý chính rồi ghi lại nha

12 tháng 2 2020

mik thấy hơi ngắn