K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 7 2018

Hiện nay, ở miền Trung đang có lũ lụt rất lớn đã cướp mất của cải và đất hoa màu. Để chia sẻ với những người dân miền Trung, sau đây, em xin kể một câu chuyện nói về điều đó. Câu chuyện như sau:

Một buổi tối, khi hai mẹ con đang xem ti vi thì cái Hoa thốt lên:

- Mẹ ơi, miền Trung khổ thật, mẹ nhỉ!

- Ừ, con có biết rằng bây giờ, miền Trung đang chịu đựng một thiệt thòi rất lớn không?

- Con biết chứ. À, mẹ ơi! Ngày mai, mẹ cho con ăn cơm rang nhé, con không ăn phở nữa đâu. Con dành tiền cho người dân miền Trung cơ!

- Thôi, con thích ăn phở thì cứ ăn đi, còn con thích ủng hộ bao nhiêu thì mẹ cho.

Nhưng cái Hoa vẫn một mực không chịu:

- Con thích tự mình ủng hộ chứ không phải mẹ cho tiền như thế đâu!

Hình như câu nói đó đã làm mẹ nó phải động lòng.

Bỗng mẹ ôm chầm lấy cái Hoa, nói:

- Ôi,con gái của mẹ có trái tim nhân hậu quá! Thôi, được rồi, con muốn thế nào thì mẹ sẽ chiều.

Cái Hoa tươi cười:

- Con cảm ơn mẹ ạ!

Câu chuyện nhỏ ở trên có làm trái tim bạn,suy nghĩ của bạn ngân rung lên không, dẫu là rất khẽ thôi?

Khi xem ti vi, đọc báo, khi nhìn thấy cảnh miền Trung phải chống chọi với lũ, hẳn ai cũng quặn lòng đau xót. Nhưng sao ở chỗ này, chỗ kia vẫn có những đồng tiền bị tiêu xài phung phí. Hãy một lần lắng nghe trái tim ta để chia sẻ thêm một chút nữa, để ta được trong sáng, đẹp đẽ với tuổi thơ, cái tuổi thơ mà ai cũng đáng có được.

6 tháng 7 2018

Nhà chị Hương chỉ cách nhà em một khu vườn đẹp. Hàng ngày, em thường sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Hôm ấy chị đến rủ em sang nhà bà Tư chơi, thấy việc làm của chị đối với bà Tư, em lại càng yêu thương và quý trọng chị hơn.
Bà Tư năm nay đã ngoài bảy mươi, sức khỏe yếu đi nhiều so với mây năm trước. Chị Hương bảo:

– Bà có năm người con đều hi sinh trong kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng".

Bà không có cháu chắt gì cả, sống thui thủi một mình nên chị Hương thương bà lắm. Thường ngày, chị sang giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, đấm lưng, bóp chân... cho bà những lúc trời trở gió. Không ruột rà máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu quý bà Tự như bà ruột của mình.

Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân chị gọi hai, ba tiếng, không thây bà trả lời. Chị bảo em: "Mình đẩy cửa vào đi!". Vừa bước vào nhà, chị Hương đã la to: "Bà làm sao thế hở bà? Bà bị bệnh ư? Chị vội giở chiếc chăn bông lên, lay gọi bà. Mãi sau mới thấy bà mở mắt, trở mình nhìn chị Hương và em rồi thều thào nói trong hơi thở: "Hai cháu đến với bà đó à! Bà thấy chóng mặt từ tối hôm qua, sáng nay muốn dậy mà không dậy được".

– Suốt mấy ngày nay, bà chưa ăn gì, hở bà! Cháu tệ quá, không biết sang giúp bà!

Chị quay sang em, nói vội: "Em ngồi đây bóp chân bóp tay và xoa dầu cho bà, chị ra tìm mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay.
Nhìn theo bóng chị vội vã khuất sau hàng rào râm bụt, em cảm thấy lòng mình dâng lên một tình thương và một sự cảm phục. Đời chị cũng quá ư vất vả và bất hạnh. Mồ côi mẹ từ tấm bé, chị thiếu đi tình thương bao la của một người mẹ. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sông trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn, bóng chiếc của người đời mà chị đem tình thương của mình sưởi ấm cho bà Tư và cho bao nhiêu người khác cùng cảnh ngộ. Cả xóm em, ai cũng khen chị, quý chị. Giờ đây nghĩ lại những lời ca tụng của mọi người về đức hạnh của chị, em lại càng hiểu chị hơn. Đang miên man suy nghĩ thì đã thấy chị trên tay cầm tô cháo đang bốc hơi nghi ngút, nhanh nhẹn bước vào. Đặt tô cháo lên bàn, chị đến bên giường nhỏ nhẹ:

– Để cháu đỡ bà dậy, bà ăn cháo cho khỏe, bà nhé!

Nhìn chị đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây, mẹ em cũng chăm sóc ngoại em như chị Hương bây giờ. Chao ôi! Chị Hương thật là tuyệt! Chị là tấm gương, là biểu tượng đẹp về lòng nhân ái, về tình yêu thương và đức hạnh cho em và các bạn noi theo.

Trên đường trở về nhà cùng em, chị dặn:

– Những lúc học bài xong, rỗi rãi, cưng ráng qua lại thăm bà, động viên bà nghe cưng. Tội nghiệp bà lắm Trúc Ly ạ.

– Vâng! Em sẽ làm như lời chị dặn.

20 tháng 7 2018

Chuyện kể về thời niên thiếu của Lý Bạch là cậu bé không chịu khó học hành, ham chơi như bao đứa trẻ bình thường khác. Một hôm, cậu bé chán học, lẻn sang chơi ở chân núi phía Đông. Kỳ lạ quá ! Trước mặt cậu bé là một bà lão đang cắm cúi mài một thanh sắt bên một tảng đá lớn.

"Bà già tóc bạc đến dường kia mà lại chăm chắm mài một thanh sắt làm gì nhỉ ?" Cậu bé hết sức phân vân, bèn rón rén đến bên cạnh cụ già rồi cất tiếng hỏi :

- Cụ ơi ! Cụ mài sắt để làm gì vậy ?

Bà lão ngoảnh mặt lên, hiền từ trả lời :

- Để làm kim khâu, cháu ạ.

- Làm kim khâu ư ? Thanh sắt thì làm thế nào mà trở thành cái kim khâu được ? Cậu bé chất vấn bà lão.

- Mài mãi cũng phải được. Nếu đã có công mài sắt thì ắt có ngày nên kim chứ ! - Bà lão lại từ tốn trả lời một cách tin tưởng như vậy.

Lý Bạch nửa tin nửa ngờ hỏi lại. “Liệu hôm nay có xong được không hở cụ ?” Bà lão thong thả trả lời hòa nhịp với động tác mài kim : "Hôm nay không xong thì mai lại làm tiếp vậy, năm nay không xong thì sang năm tiếp tục mài, ngày lại ngày, già nhất định sẽ mài xong".

Nghe đến đây, Lý Bạch chợt hiểu ra và im lặng. Về nhà, Lý Bạch thường ngẫm nghĩ về những lời của bà lão mà càng chuyên tâm học tập. Chẳng bao lâu, Lý Bạch trở thành nhà thơ lỗi lạc với những áng thơ Đường tuyệt diệu, có một không hai trong nền văn học Trung Quốc. Cũng từ đó, trong dân gian lưu truyền câu tục ngữ "Chỉ yếu công phu thâm, thiết chữ ma thành châm" với nghĩa là "Có công mài sắt, có ngày nên kim".

Giai thoại trên như là một lời nhận xét về cuộc đời, văn nghiệp của Lý Bạch : từ chỗ lười học không có sự cầu tiến bản thân nhưng nhờ sự tỉnh ngộ qua cuộc gặp gỡ với cụ già mà Lý Bạch đã biết thay đổi về cách sống và nhận thức của mình.

Nhưng dần dần thành ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" được lưu truyền rộng rãi, vượt qua phạm vi của một cuộc đời, một sự nghiệp để trở thành một lời dạy, lời giáo huấn cho mọi người về ý chí bền bỉ trong công việc nói riêng, trong cuộc sống nói chung.

18 tháng 7 2018

Có chí thì nên:

Trong cuộc sống chúng ta luôn luôn phải phấn đấu để đạt được mục tiêu, cùng trong một môi trường giáo dục nhưng có người thì thành công lập nghiệp có người thì lại dang dở trên con đường của mình, đó phải chăng là một vấn đề trong câu có chí thì nên đang muốn đề cập tới.
Câu tục ngữ trên có ý nghĩa mong muốn con người sống cần có chí hướng điều đó vô cùng quan trọng nó tạo nên một ý nghĩa sâu sắc cho con người, có chí đó là những dự định và có niềm đam mê và đam mê với chính công việc mà mình sẽ theo đuổi, thì nên đây là biểu tượng nói về sự thành công, có chí hướng biết vươn lên và có những động hướng trong tương lai sẽ giúp cho con người thành đạt trong cuộc sống và công việc những điều đó đã tạo nên cho con người nền tảng để có thể phát triển ý tưởng và những dự đinh ước mơ của chính mình, những người như vậy đã tạo nên những niềm tin tươi sáng cho con người.

Trong câu tục ngữ trên ý muốn nói đến những chí hướng và ý chí của con người trong quá trình the đuổi ước mơ, sống và học tập trong một môi trường nhưng có người rất thành công do họ có chí hướng và muốn phát triển bản thân, những điều đó đã tạo nên những điều cực kì quan trọng đó là nền tảng để con người có thể phát triển chính khả năng của mình. Khi gặp khó khăn sẽ không nản bước, vẫn luôn cố gắng vươn lên đó là những điều quan trọng của mỗi người, chúng ta cần coi câu tục ngữ này là một bí kíp quan trọng trên con đường lập thân lập nghiệp của mình. Những ai có chí hướng chắc chắn sẽ nên người và thành công, những sự tiến thủ trong cuộc sống biết vươn lên và phát triển chính khả năng của mình bằng những hiểu biết thực sự sẽ giúp cho con người phát triển được khả năng của chính mình những điều đó đã giúp cho chúng ta có những bước tiến quan trọng trong cuộc sống này.

Những câu tục ngữ này có ý nghĩa sâu sắc hơn khi con người biết vận dụng câu này vào trong cuộc sống của chính mình, bởi trong cuộc sống có rất nhiều những người đã vận dụng những câu này và họ thực sự đã trở thành một người rất thành công và nó góp phần quan trọng cho con người, một trong những điều đó đã làm nên những điều diệu kì nó như một liều thuốc tinh thần thúc đẩy con người biết vươn lên tự làm chủ cuộc sống của mình, trong cuộc sống những ai đã thành công đều xuất phát từ việc họ là những con người có chí hướng và biết phấn đấu vì mục tiêu trong cuộc sống, những mục tiêu đó là niềm tin và những sự chí hướng trong hướng của sự phát triển bản thân nó làm nền những thành tựu đáng kể cho con người.

Mỗi người chúng ta đã biết vận dụng hiệu quả câu tục ngữ này chưa? Đó là một câu hỏi luôn được sử dụng để thức tỉnh con người khi họ đang đi sai lệch hướng, chúng ta mỗi người luôn mong muốn những điều tốt lành sẽ đến nhưng không thể thấy khó khăn mà vấp ngã hay bỏ cuộc, chúng ta ngày càng phát triển bản thân bằng những điều đó, mỗi người khi có lòng quyết tâm bền bỉ thì chắc chắn chúng ta sẽ thành công trên con đường chúng ta đã chọn.

Những con người có chí dù họ gập khó khăn hay trên con dường đến với tri thức của họ có gặp khó khăn thì những điều đó chỉ là những điều nhỏ và tiếp thêm động lực cho họ, mỗi người chúng ta đều có thể phát triển chúng theo những điều tuyệt diệu và chính những điều này đã tạo nên cho chúng ta sự bền bỉ kiên trì và sẵn sàng vượt qua tất cả mọi điều trong cuộc sống này, những điều đó không chỉ tác động đến con người một cách mạnh mẽ mà nó tác động đến niềm tin của mỗi người, câu tục ngữ này đã thức tỉnh rất nhiều người khi họ đi lệch hướng, họ tìm lại được chính con đường của mình, trong những điều đó, họ là những người tự làm chủ được bản thân của mình, họ vươn lên bằng chính sức lực của mình.

Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều những người có chí hướng như những bạn học sinh học lớp 12 họ luôn có những kế hoạch và dự định tương lai phía trước, chính vì vậy họ đặt ra mục tiêu và cố gắng hoàn thành được mục tiêu đó, mục tiêu đó làm nền tảng tinh thần và là mục tiêu cho họ phấn đấu và phát triển bản thân, mỗi chúng ta đều có khả năng phát triển chính bản thân mình bằng những điều đó, những điều đó làm nên nhiều ý nghĩa mang những tính chất thúc đẩy lòng quyết tâm của mỗi người điều đó tạo nên những mục tiêu phấn đấu họ có thể phát triển bản thân mình bằng những hình ảnh mang tính chất tạo thêm động lực cho mỗi người, những điều đó tạo nên một con người có lòng quyết tâm và ý chí kiên cường để vượt qua mọi khó khăn gian nan vất vả để vươn tới mục tiêu và đã được thành công.     

Câu tục ngữ trên có ý nghĩa giáo dục con người sâu sắc, mỗi người sẽ lấy nó làm mục tiêu phấn đấu trên con đường theo đuổi mục tiêu của mình, những ai có lòng quyết tâm và ý chí kiên cường thì những người đó sẽ đạt được những thành công đáng kể trong cuộc sống này.

Có công mài sắt, có ngày nên kim:

Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt - nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.
Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một cây kim như vậy thì thật là khó.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền thống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm. Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang... với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta.
Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng. Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó.
Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập toẹ đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.
Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà văn nổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.
Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.
Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, bao hàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làm nên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trở ngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước nhé!!!

Chúc bạn học tốt!hihi

18 tháng 7 2018

Con người ta ai cũng muốn thành đạt .Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai .Để động viên con người vững chí , bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi ,cha ông ta dặn dò con cháu qua câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào . Thân kim bằng sắt tròn, mảnh, nhỏ xíu. Đầu kim nhọn sắt. Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua. Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời. Còn sắt là vật liệu làm nên kim. Chỉ có điều ,làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu bền bỉ. Nhưng có đi có lại. Ai có công mài sắt bền bỉ ,kiên trì sẽ có ngày nên kim .Đức kiên trì, chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta , chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến ,nhất định thắng lợi .Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp ,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua ,tát cả đều thử thách ý chí kiên trì ,bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi ,đã giành được độc lập cho dân tộc ,tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến ,nhân dân ta thành công.

Trong đời sống lao động sản xuất ,nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục .Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu , sông Hồng ,sông Đáy ,sông Thương ,chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì ,bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ ,bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ .Chỉ với đôi bàn tay cầm mai, đôi vai vác đất ,hoàn toàn là sức lao động thủ công ,không có máy xúc ,máy ủi ,máy gạt ,máy đầm như ngày nay ,cha ông ta đã kiên trì ,quyết tâm lao động và thành công .

 

Trong học tập ,đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công .Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một ,bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc ,biết viết ,biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp ,phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông .Trong quá trình lâu dài ấy ,nếu không có lòng kiên trì luyện tập ,cố gắng học hành ,làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp .Người bình thường đã vậy ,với những người như Nguyẽn Ngọc Kí ,lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn .Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ ,anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông ,học xong đại học và trở thành thầy giáo ,một nhà giáo ưu tú .

Thế mới biết ý chí ,nghị lực ,lòng kiên nhẫn ,sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung .Có mục đích ban đầu dung đắn – chưa đủ ; phải có lòng kiên trì ,nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.

Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật bé nhỏ là một cây kim để nói ,ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc ,gửi gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí : có công mài sắt có ngày nên kim. Câu tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình : hãy lạc quan, tin tưởng .

Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha ,với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Việc tu dưỡng ,rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên, liên tuc. Kinh nghiện của thế hệ trước là lời khuyên quí báu ,lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp.

5

I. Mở bài

- Vua Hùng Vương thứ 18 có con gái là Mỵ Nương.

- Vua muốn kén rể xứng đáng.

II. Thân bài

1. Hai người tài cùng đến cầu hôn

a. Sơn Tinh

- Người vùng Tản Viên.

- Có tài lại: Làm nổi lên cồn bãi, núi đồi.

b. Thủy Tinh

- Người ở miền biển.

- Tài năng: Gọi gió, hô mưa.

c. Hùng Vương băn khoăn

- Vua Hùng thấy hai người đều tài giỏi.

- Quyết định: Ai đưa lễ vật đến sớm thì cưới Mỵ Nương làm vợ.

- Lễ Vật: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

2. Cuộc giao tranh dữ dội.

a. Nguyên nhân

- Sơn Tinh đến sớm, đón dâu về núi.

- Thủy Tinh đến trễ, tức giận, quyết cướp lại Mỵ Nương.

b. Diễn biến cuộc giao tranh.

- Thủy Tinh tấn công: Làm dông bão, dâng nước sông.

- Sơn Tinh phản công: Dời núi, dựng thành lũy, nước cao bao nhiêu, thì núi cao bấy nhiêu.

- Đánh nhau mấy tháng. Thủy Tinh đành rút quân.

III. Kết bài

Hàng năm, Thủy Tinh nhớ mối hờn cũ, dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vẫn không thắng nổi, đành phải rút quân.

Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.

Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước kẻ, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".

Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:

-     Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là...

Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.

Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/hay-tuong-tuong-va-ke-lai-cuoc-tro-chuyen-tam-su-giua-cac-do-dung-hoc-tap-sgk-van-6-c33a1984.html#ixzz5Y9VKZ1ch

II. LUYỆN TẬP:

   Kể tóm tắt truyện “Buổi học cuối cùng”

- Câu chuyện kể về một buổi sáng như bao nhiêu ngày khác, Phrăng đến lớp học.

-  Nhưng hôm nay trên đường đi học cậu thấy có những điều lạ thường đến khi cậu vào lớp thì lại càng ngạc nhiên hơn.

- Cậu đến lớp muộn nhưng không bị thầy Ha-men quở trách mà còn nói rất nhẹ nhàng.

- Hơn nữa, hôm nay thầy lại ăn mặc rất chỉnh tề như các ngày lễ trọng đại.

 - Không khí trong lớp thì im lặng

- Hóa ra hôm nay là buổi học tiếng Pháp cuối cùng.

- Thầy Ha-men hôm nay nghẹn ngào, xúc động và kết thúc buổi học thầy đã viết : “Nước Pháp muôn năm”. 

Câu 1: Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh cảnh, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng”.

   Truyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha – men, tại một trường làng trong vùng An – dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo-ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ không được dạy tiếng Pháp nữa. Chính vì vậy, tác giả mới đặt truyện là “Buổi học cuối cùng”.

Câu 2:

* Truyện được kể theo lời nhân vật Phrăng. Kể theo ngôi thứ nhất.

* Truyện còn có những nhân vật khác như là: thầy Ha-men, bác phó rèn Oát-stơ, cụ Hô –de…

* Nhân vật thầy giáo Ha-men gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.

Câu 3:

* Những điều khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học:

- Khi qua trước trụ sở xã: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.

- Quang cảnh ở trường: bình lặng như một buổi sáng chủ nhật.

- Phrăng đến lớp muộn nhưng thầy giáo không quở trách.

- Ở phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học và mặt ai cũng có vẻ buồn rầu.

Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng của chú bé Phrăng diễn biến trong truyện:

* Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:

- Lúc đầu cậu ngạc nhiên, sững sỡ khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học cuối cùng.

- Cậu nuối tiếc và hối hận vì sự lười nhác, ham chơi của mình.

- Cậu xấu hổ và tự giận mình.

- Kinh ngạc khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp sao lại hiểu đến thế “Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế”.

Câu 5:

* Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả:

- Trang phục: mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu.

- Thái độ đối với học sinh: lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách phạt, quở mắng Phrăng khi cậu đến muộn và khi cậu không đọc được bài, nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài.

- Những lời nói về việc học tiếng Pháp: điều mà thầy muốn nói nhất với mọi người trong vùng An dát và cậu bé Phrăng đó là hãy biết yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, tiếng dân tộc (tức là tiếng Pháp),

- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu và thầy dằn mạnh hết sức viết lên bảng “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.

* Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ: Thầy chính là một người con yêu nước và yêu tiếng của dân tộc hết mực: vui sướng khi được nói, dạy tiếng Pháp nhưng đau khổ, nghẹn ngào khi không còn được dạy thứ tiếng quen thuộc nữa.

Câu 6: Tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh:

- Tiếng ồn ào như chợ vỡ.

- Mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.

- Thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy…

Câu 7: Trong truyện, thầy Ha-men nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ…chìa khóa chốn lao tù…”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy.

* Em hiểu về suy nghĩ ấy là: Câu nói của thầy nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói dân tộc được hình thành và vun đắp bắng sự sáng tạo của bao thế hệ. Chính vì vậy, phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để phát huy tiếng nói của dân tộc

  Mới hôm qua, trời hãy còn nắng, thế mà hôm nay, đường mưa lầy lội. Thật là tội nghiệp cho mấy em nhỏ và các cụ đi đường quá vì tôi, chính bản thân tôi- một cô bé tuổi vị thành niên xinh đẹp, khỏe mạnh- còn té lên té xuống.

  Không biết cụ Danh sẽ ra sao, cụ đã lớn tuổi rồi, sức khỏe yếu, đứng còn không nổi nói chi đi. thế mà con cụ ở Sài Gòn lại đổ bệnh. Mấy bữa nay, cụ cứ than mãi với tôi: "Con cụ ở Sài Gòn chưa có vợ, nên ốm đau gì cụ cũng phải lên thăm, giờ cụ không có tiền, cháu có không cho cụ trăm xu lên Sài Gòn!". Bản thân tôi không ghét cụ, ngược lại còn rất mến cụ cơ! Vậy mà tôi không có tiền, tôi không muốn cụ buồn, sáng nay tôi có 25 xu, tôi trích ra 5 xu mua bánh mì để ăn sáng, còn 20 xu tôi biếu cụ, cụ có vẻ hơi buồn nhưng vẫn cảm ơn tôi rối rít. Bụng dạ tôi thầm nghĩ:" Còn cái Thanh, cái Thương nhà giàu, chắc nó sẽ cho cụ mượn.". Tôi vội đến nhà cái Thanh, tôi nói:

-Thanh ơi, mày ra đây cho tao hỏi cái này!

-Có phải cái Sa không?

-Tao đây chứ ai hử?

-Thôi, từ từ, tao ra.

Nó vừa ra, tôi đã hỏi:

-Mày có tiền không?

-Mày hỏi làm chi?

-Tao cho cụ Danh

-Chi vậy? Rảnh quá hử?

-Không đâu, mai cụ lên thăm con ở Sài Gòn, chú ấy bị ốm.

-May thật, sáng nay tao có 100 xu, mà cụ cần bao nhiêu?

-Cụ cần trăm xu, tao đưa cụ 20 xu rồi!

-Vậy tao cho cụ 50 xu nhé! U tao biết tao cho tiền, u tao la!

-Ừ, còn cái Thương.

Thế là còn cái Thương nữa, nhưng tôi chợt lo; nhà nó rõ giàu, nhưng keo lắm. Nhưng cũng mừng vì mẹ nó cho no nhiều tiền. Chắng mấy chốc đã tới nhà nó. Như cái Thanh, tôi lại co

Xin lỗi nha! Mình ấn lộn nút, tiếp tục:

Thế là còn cái Thương nữa, nhưng tôi chợt lo; nhà nó rõ giàu, nhưng keo lắm. Nhưng cũng mừng vì mẹ nó cho no nhiều tiền. Chắng mấy chốc đã tới nhà nó. Như cái Thanh, tôi lại có thêm một cuộc đối thoại tương tự:

-Thương ơi, mày có nhà không?

-Tao ra ngay đây, mày gọi tao cái gì?

Nó không hỏi tên tôi vì cái giọng đanh đanh chua chua của tôi thì nó biết rõ. Nó vừa chạy ra, tôi hỏi ngay:

-Mày có tiền không?

-Có

-Mấy xu?

-300 xu, mày cần gì? Nếu muốn, tao cho mày luôn 3 lượng bạc. Dạo này tao có nhiều tiền lắm!

-Thật sao? Vậy cho cụ Danh mượn đi!

-Mày rảnh ruồi thật, tao mà lại cho cái ông già lọm khọm đó làm chi? Ổng cần gì?

-Mày làm ơn đi, cụ cần về thăm con ở Sài Gòn, chú ấy bị bệnh!

-Được, tao cho mày 30 xu, cầm nó rồi cút xéo, tao phải đi đám rồi.

_____________________________________Sẽ_còn_tiếp________________________________________

10 tháng 5 2016

tui đang thắc mắc câu này

10 tháng 5 2016
Nhà chị Hương chỉ cách nhà em một khu vườn đẹp. Hàng ngày, em thường sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Hôm ấy chị đến rủ em sang nhà bà Tư chơi, thấy việc làm của chị đối với bà Tư, em lại càng yêu thương và quý trọng chị hơn.

Bà Tư năm nay đã ngoài bảy mươi, sức khỏe yếu đi nhiều so với mây năm trước. Chị Hương bảo:

–    Bà có năm người con đều hi sinh trong kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.
Bà không có cháu chắt gì cả, sống thui thủi một mình nên chị Hương thương bà lắm. Thường ngày, chị sang giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, đấm lưng, bóp chân… cho bà những lúc trời trở gió. Không ruột rà máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu quý bà Tự như bà ruột của mình.

Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân chị gọi hai, ba tiếng, không thây bà trả lời. Chị bảo em: “Mình đẩy cửa vào đi!”. Vừa bước vào nhà, chị Hương đã la to: “Bà làm sao thế hở bà? Bà bị bệnh ư? Chị vội giở chiếc chăn bông lên, lay gọi bà. Mãi sau mới thấy bà mở mắt, trở mình nhìn chị Hương và em rồi thều thào nói trong hơi thở: “Hai cháu đến với bà đó à! Bà thấy chóng mặt từ tối hôm qua, sáng nay muốn dậy mà không dậy được”.

 
 
–    Suốt mấy ngày nay, bà chưa ăn gì, hở bà! Cháu tệ quá, không biết sang giúp bà!
 
Chị quay sang em, nói vội: “Em ngồi đây bóp chan bóp tay và xoa dầu cho bà, chị ra tìm mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay.
 
Nhìn theo bóng chị vội vã khuất sau hàng rào râm bụt, em cảm thấy lòng mình dâng lên một tình thương và một sự cảm phục. Đời chị cũng quá ư vất vả và bất hạnh. Mồ côi mẹ từ tấm bé, chị thiếu đi tình thương bao la của một người mẹ. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sông trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn, bóng chiếc của người đời mà chị đem tình thương của mình sưởi ấm cho bà Tư và cho bao nhiêu người khác cùng cảnh ngộ. Cả xóm em, ai cũng khen chị, quý chị. Giờ đây nghĩ lại những lời ca tụng của mọi người về đức hạnh của chị, em lại càng hiểu chị hơn. Đang miên man suy nghĩ thì đã thấy chị trên tay cầm tô cháo đang bốc hơi nghi ngút, nhanh nhẹn bước vào. Đặt tô cháo lên bàn, chị đến bên giường nhỏ nhẹ:
 
–    Để cháu đỡ bà dậy, bà ăn cháo cho khỏe, bà nhé!
 
Nhìn chị đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây, mẹ em cũng chăm sóc ngoại em như chị Hương bây giờ. Chao ôi! Chị Hương thật là tuyệt! Chị là tấm gương, là biểu tượng đẹp về lòng nhân ái, về tình yêu thương và đức hạnh cho em và các bạn noi theo.
 
Trên đường trở về nhà cùng em, chị dặn:
 
– Những lúc học bài xong, rỗi rãi, cưng ráng qua lại thăm bà, động viên bà nghe cưng. Tội nghiệp bà lắm Trúc Ly ạ.
 
– Vâng! Em sẽ làm như lời chị dặn.
29 tháng 10 2016

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ. Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người, đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu. làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng. Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa. Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp. Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau. Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cảnh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc

 

15 tháng 5 2017

trên mạng ak bn