Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đảng ta phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám 1945 vì thời cơ đã chín muồi :
- Từ tháng 8/1945, quân Đồng Minh tiến công mạnh mẽ vào các vị trí của phát xít Nhật ở Châu Á – Thái Bình Dương. Ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật, ngày 9/8/1945, Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật, mở đầu cho quá trình đầu hàng của Nhật.
- Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh không điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, bọn tay sai của chúng hoang mang lo sợ. Thời cơ thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến.
- Trong khi đó, qua 15 năm chuẩn bị, lực lượng cách mạng Việt Nam đã được chuẩn bị chu đáo và sẵn sàng cho cuộc tổng khởi nghĩa.
- Ngày 13/8/1945, TW Đảng và tổng bộ Việt Minh đã thành lập Uûy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra quân lệnh số 1 chính thức phát lệnh tổng khởi nghĩa.
- Ngày 14, 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước.
- Ngày 16,17/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào, tán thành lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịc
Câu 8. Em có nhận xét gì về sự ra đời của Mặt trận Việt Minh ?
A.Phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa.
B.Phong trào khởi nghĩa lên cao chuẩn bị cho sự ra đời của lực lượng vũ trang.
C. Làm nên cao trào đấu tranh trong cả nước để tiến tới Tổng khởi nghĩa.
D. Làm cho cao trào đấu tranh vũ trang trong cả nước phát triển mạnh mẽ.
- Năm 1920, sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc- con đường đi theo chủ nghĩa Mác- Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục học tập và tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin vào trong nước, chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các nước thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa với mục đích đoàn kết lực lượng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin đến các dân tộc thuộc địa.
- Người viết báo “Người cùng khổ”, viết bài cho các báo “Đời sống công nhân” của Tổng liên đoàn lao động Pháp, báo “Nhân đạo” của ĐCS Pháp và cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Những sách báo này được bí mật truyền về Việt Nam.
- Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân. Sau đó Người tiếp tục nghiên cứu, học tập
- Năm 1924 Người đọc bản tham luận tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Người nêu bật vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân…
- Những quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lê-nin về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản được giới thiệu trong tác phẩm “Đường cách mệnh” của Người và được bí mật chuyển về nước. Vì vậy đây là một bước chuẩn bị quan trọng về tư tưởng chính trị cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Cuối năm 1924 Nguyễn Ái Quốc rời Pháp về Quảng Châu (Trung Quốc). Người có điều kiện tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam, các thanh niên mới từ trong nước sang để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925), lấy tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.
- Hoạt động của hội: Mở các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng. Sau đó đưa cán bộ về hoạt động trong nước; xuất bản báo “Thanh niên”; Năm 1927 xuất bản sách “Đườn cách mệnh”. Tất cả các sách báo trên được bí mật truyền về trong nước.
- Năm 1928, Hội chủ trương “Vô sản hóa”, đưa hội viên vào hoạt động trong các nhà máy, hầm mỏ. Việc làm này góp phần thực hiện kết hợp chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự ra đời của ĐCS Việt Nam.
=> Sự ra đời của Hội VNCMTN là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng nước ta. Hội VNCMTN là một tổ chức trung gian để tiến tới thành lập ĐCS Việt Nam. Chính vì vậy, có thể khẳng định, Nguyễn Ái Quốc không chỉ trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị mà cả về tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam:
- Năm 1920, sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc- con đường đi theo chủ nghĩa Mác- Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục học tập và tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin vào trong nước, chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các nước thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa với mục đích đoàn kết lực lượng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin đến các dân tộc thuộc địa.
- Người viết báo “Người cùng khổ”, viết bài cho các báo “Đời sống công nhân” của Tổng liên đoàn lao động Pháp, báo “Nhân đạo” của ĐCS Pháp và cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Những sách báo này được bí mật truyền về Việt Nam.
- Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quôc tế nông dân. Sau đó Người tiếp tục nghiên cứu, học tập
- Năm 1924 Người đọc bản tham luận tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Người nêu bật vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân…
- Những quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lê-nin về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản được giới thiệu trong tác phẩm “Đường cách mệnh” của Người và được bí mật chuyển về nước. Vì vậy đây là một bước chuẩn bị quan trọng về tư tưởng chính trị cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Cuối năm 1924 Nguyễn Ái Quốc rời Pháp về Quảng Châu (Trung Quốc). Người có điều kiện tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam, các thanh niên mới từ trong nước sang để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925), lấy tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.
- Hoạt động của hội: Mở các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng. Sau đó đưa cán bộ về hoạt động trong nước; xuất bản báo “Thanh niên”; Năm 1927 xuất bản sách “Đườn cách mệnh”. Tất cả các sách báo trên được bí mật truyền về trong nước.
- Năm 1928, Hội chủ trương “Vô sản hóa”, đưa hội viên vào hoạt động trong các nhà máy, hầm mỏ. Việc làm này góp phần thực hiện kết hợp chủ nghĩa Mác- Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự ra đời của ĐCS Việt Nam.
- Sự ra đời của Hội VNCMTN là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng nước ta. Hội VNCMTN là một tổ chức trung gian để tiến tới thành lập ĐCS Việt Nam. Chính vì vậy, có thể khẳng định, Nguyễn Ái Quốc không chỉ trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị mà cả về tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
tk:
Năm 1920, sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc - con đường đi theo chủ nghĩa Mác- Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục học tập và tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin vào trong nước, chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
1. Về tư tưởng:
- Người viết báo “Người cùng khổ”, viết bài cho các báo “Đời sống công nhân” của Tổng liên đoàn lao động Pháp, báo “Nhân đạo” của Đảng Cộng sản Pháp và cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Những sách báo này được bí mật truyền về Việt Nam.
- Các hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên như: Mở các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng. Sau đó đưa cán bộ về hoạt động trong nước, xuất bản báo “Thanh niên”. Năm 1927 xuất bản sách “Đường cách mệnh”. Tất cả các sách báo trên được bí mật truyền về trong nước.
- Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chủ trương “Vô sản hóa”, đưa hội viên vào hoạt động trong các nhà máy, hầm mỏ. Việc làm này góp phần thực hiện kết hợp chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
2. Về tổ chức:
- Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các nước thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa với mục đích đoàn kết lực lượng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin đến các dân tộc thuộc địa.
- Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925), lấy tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.
⟹ Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng nước ta. Đây là một tổ chức trung gian để tiến tới thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Câu 1. Sau cách mạng tháng 8/1945 ,Đảng và chính phủ đã tiến hành những biện pháp gì để giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính? Ý nghĩa ?
- Các biện pháp Đảng và chính phủ đã tiến hành:
*Nạn đói: Đề ra những biện pháp trước mắt và các biện pháp lâu dài.
+ Trong đó trước mắt chính phủ tổ chức quyên góp,chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân "Nhường cơm sẻ áo".Hưởng ứng lời kêu gọi ấy,nhân dân ta đã lập"Hũ gạo cứu đói",tổ chức "Ngày đồng tâm".Ngoài ra chính phủ còn cấm đầu cơ tích trữ lương thực,không dùng gạo,ngô,khoai,sắn nấu rượu,điều hòa thóc gạo giữa các địa phương trên cả nước...
+ Về các biện pháp lâu dài,tăng gia sản xuất là biện pháp mang tính hàng đầu,khôi phục sản xuất,giảm tô thuế,bồi đắp đê điều,chia lại ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng,dân chủ,...
\(\rightarrow\) Sản xuất nhanh chóng được phục hồi,nạn đói dần bị đẩy lùi
*Nạn dốt:
+ Ngày 8/9/1945,chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ và kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xóa nạn mù chữ
+ Nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ
*Tài chính:
+ Kêu gọi đồng bào hưởng ứng xây dựng "Qũy độc lập",phong trào "Tuần lễ vàng" do Chính phủ phát động.
+ Ngày 23/11/1946,Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước,thay cho tiền Đông Dương của Pháp trước đây.
- Ý nghĩa: Các biện pháp trên đã giúp nhân dân ta từng bước vượt qua khó khăn,thử thành,xây dựng nền móng chế độ mới dân chủ nhân dân,tạo tiền đề để kháng chiến chống thù trong giặc ngoài bảo vệ nền độc lập vừa giành được từ cuộc Cách mạng tháng Tám (1945)
Câu 2. Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)? Nguyên nhân nào là quan trọng nhất có tính chất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến?
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Chính phủ.Đây là nguyên nhân quan trọng nhất có tính chất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến
+ Lòng yêu nước nồng nàn, của nhân dân với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh",tình đoàn kết một lòng của toàn dân,toàn quân đóng vai trò quan trọng dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
+ Lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh,hậu phương vững chắc
+ Tình đoàn kết giữa ba nước Đông Dương,nhờ sự ủng hộ giúp đỡ của thế giới trong đó có Liên Xô,Trung Quốc,...
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược,đồng thời chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta
+ Miền Bắc được giải phóng tạo cơ sở,tiền đề để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất non sông,Tổ quốc.
+ Bảo vệ vững chắc thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám (1945)
+ Đặt một dấu mốc trong những trang Lịch Sử vẻ vang của dân tộc,góp phần tô thắm thêm truyền thống hào hùng,bất khuất của nhân dân ta
+ Tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Pháp ở Campuchia và Lào kết thúc
+ Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược,âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai,góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng,cổ vũ các phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á,Phi,Mĩ Latinh