K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2016

lên mạng tra nhé bạn , nhiều lắm

14 tháng 12 2016

cho16g một loại oxit sắt hợp chất của sắt và oxi tác dụng hết với khí hiđro thu được 11,2g fe. tìm công thức hóa học của oxit sắt

                          ĐỀ THI KSCL HỌC SINH GIỎI LỚP 6,7,8 (lần 1)                                              Năm học 2020-2021                                               MÔN: HÓA HỌC 8                                         thời gian làm bài: 120 phút.Câu 1: (4điểm)1) Một nguyên tử X có tổng số hạt proton, electron và notron trong nguyên tử là 46. Biết trong hạt nhân nguyên tử số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1...
Đọc tiếp

                          ĐỀ THI KSCL HỌC SINH GIỎI LỚP 6,7,8 (lần 1)

                                              Năm học 2020-2021

                                               MÔN: HÓA HỌC 8

                                         thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1: (4điểm)

1) Một nguyên tử X có tổng số hạt proton, electron và notron trong nguyên tử là 46. Biết trong hạt nhân nguyên tử số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt.

a) Tính số proton, electron và notron trong nguyên tử X.

b) Cho biết X thuộc nguyên tố hóa học nào.

2) Cho hình vẽ biểu diễn thí nghiệm của oxi với Fe như sau, em hãy:

a) Điền đúng tên cho các kí hiệu 1, 2, 3 đã cho.

b) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng.

c) Cho biết tác dụng của lớp nước mỏng hoặc lớp cát mỏng ở đáy bình.

Câu 2: (4 điểm): Lập PTHH cho các phản ứng sau:

1) CH4 + O2 → ...

2) C + O2 → ...

3) ... + O2 → K2O.

4) P + O2 → ...

5) FexOy + HCl → ... + H2O.

6) Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O.

7) FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2.

8) Fe3O4 + Al → Fe + Al2O3.

Câu 3: (4 điểm) 

1) Tính khối lượng của từng nguyên tố có trong 37,6(g) Cu(NO3)2.

2) Để đốt cháy hoàn toàn 0,672(g) kim loại R chỉ cần dùng 80% lượng oxi sinh ra khi phân hủy 5,53(g) KMnO4. Hãy xác định kim loại R.

Câu 4: (4 điểm)

Đốt cháy hoàn toàn 17,2(g) một hợp chất A cần dùng hết 20,16 dm3 khí oxi (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O với tỉ lệ về thể tích VCO2 : VH2O = 4 : 3 (đo cùng nhiệt độ và áp suất).

1) Tìm công thức phân tử của A. Biết 1 < dA/CO2 < 2.

2) Viết phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy chất A.

Câu 5: (4 điểm)

Cho 13,44(l) hỗn hợp khí X gồm hiđro và axetilen(C2H2) có tỉ khối so với nitơ bằng 0,5. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 5,6(g) hỗn hợp X có thành phần như trên trong bình kín chứa 28,8(g) oxi. Phản ứng xong làm lạnh để ngưng tụ hết hơi nước thu được khí Y (thể tích các khí đo ở đktc)

1) Viết phương trình hóa học.

2) Tính thành phần % theo thể tích và theo khối lượng của hỗn hợp Y.

            (Các bạn làm giúp mình bài khảo sát học sinh giỏi này nhé haha )

5
2 tháng 2 2021

Câu 1 : 

(1)

a)

\(\left\{{}\begin{matrix}2p+n=46\\n-p=1\end{matrix}\right.\)⇒ \(\left\{{}\begin{matrix}p=15\\n=16\end{matrix}\right.\). Vậy X có 15 hạt proton,15 hạt electron và 16 hạt notron.

b) X là nguyên tố Photpho.

(2)

a)

(1) : Dây sắt cuốn.

(2) : Khí oxi

(3) : Dải Magie làm mồi cháy.

b) Hiện tượng : Sắt cháy sáng,có chất rắn màu nâu nhạt tạo thành.

\(3Fe + 2O_2 \xrightarrow{t^o} Fe_3O_4\)

c) Vì lượng nhiệt tỏa ra nhiều nên cần một lớp nước hoặc cát mỏng để tránh làm nổ bình.

2 tháng 2 2021

Câu 2 : 

\(CH_4 + 2O_2 \xrightarrow{t^o} CO_2 + 2H_2O\\ C + O_2 \xrightarrow{t^o} CO_2\\ 4K + O_2 \xrightarrow{t^o} 2K_2O\\ 4P + 5O_2 \xrightarrow{t^o} 2P_2O_5\\ Fe_xO_y + 2yHCl \to xFeCl_{\dfrac{2y}{x}} + yH_2O\\ Fe + 6HNO_3 \to Fe(NO_3)_3 + 3NO_2 + 3H_2O\\ 4FeS_2 + 11O_2 \xrightarrow{t^o} 2Fe_2O_3 +8SO_2\\ 3Fe_3O_4 + 8Al \xrightarrow{t^o} 9Fe + 4Al_2O_3 \)

14 tháng 11 2016

1. Khái niệm nguyên tử, phân tử, nguyên tử khối, phân tử khối.

  • Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm:
  • Hạt nhân tạo bởi proton (p) và nơtron
  • Trong mỗi nguyên tử: p(+) = e (-)
  • Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.
  • Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
  • Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.

Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.

  • Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
  • Phân tử là hạt hợp thành của hầy hết các chất,các đơn chất kim loại... có hạt hợp thành là nguyên tử.
  • Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.

2. Thế nào là đơn chất, hợp chất. Cho ví dụ?

  • Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Ví dụ: khí hiđro, lưu huỳnh, kẽm, natri,...
  • Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Ví dụ: Nước tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là H và O.

3. Công thức hóa học dùng biểu diễn chất:

  • Đơn chất: A (đơn chất kim loại và một vài phi kim như: S,C )
  • Đơn chất: Ax (phần lớn đơn chất phi kim, thường x = 2)
  • Hợp chất: AxBy, AxByCz...

Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất (trừ đơn chất A) và cho biết:

  • Nguyên tố tạo ra chất.
  • Số nguyên tử của mỗi nguyên tố và phân tử khối.

4. Phát biểu quy tắc hóa trị. Viết biểu thức.

Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H chọn làm một đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị

Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Biểu thức: x × a = y × b. B có thể là nhóm nguyên tử, ví dụ: Ca(OH)2, ta có 1 × II = 2 × 1
 Vận dụng:

Tính hóa trị chưa biết: biết x, y và a (hoặc b) tính được b (hoặc a)

Lập công thức hóa học khi biết a và b:

  • Viết công thức dạng chung
  • Viết biểu thức quy tắc hóa trị, chuyển tỉ lệ:

Lấy x = b hoặc b' và y = a hay a' (Nếu a', b' là những số nguyên đơn giản hơn so với a, b)

5. Sự biến đổi của chất:

  • Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lý.
  • Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học.

6. Phản ứng hóa học:

  • Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất k=hác.
  • Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
  • Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác.
  • Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành: Có tính chất khác như màu sắc, trạng thái. Hoặc sự tỏa nhiệt và phát sáng.

7. Định luật bảo toàn khối lượng: A + B → C + D

  • Định luật: Trong một phản ứng hóa hoc, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
  • Biếu thức: mA + mB = mC + mD

8. Phương trình hóa học: biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.

  • Ba bước lấp phương trình hóa học: Viết sơ đồ phản ứng, Cân bằng phương trình, Viết phương trình hóa học
  • Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
14 tháng 11 2016

Cảm ơn bn rất nhiều!!!!

 

26 tháng 10 2016

Sợt gg đi bạn :v

Đề trên đó hiếm cha gì

26 tháng 10 2016

Băng Di ứ giống 1 bài + dạng luôn á

13 tháng 5 2017

mk thi rồi nek bn, bn có cần đề hk!!!

14 tháng 5 2017

Mình cần lắm bạn... Bạn có thể cho mình xin đề được không? Bạn có chơi facebook không? https://www.facebook.com/ đây là link fb của mình... Bạn gửi đề cho mình với nhé

6 tháng 5 2019

1. Phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau:

H2O, HCl, MgCl2, Mg(NO3)2, KOH

6 tháng 5 2019

google - sama

7 tháng 2 2018

Rất bổ ích thưa cô ! E cám ơn cô ạ !