Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chọn C
Để tay bên trên một hòn gạch đã được nung nóng thấy nóng hơn để tay bên cạnh hòn gạch đó vì sự đối lưu từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn từ hòn gạch tới tay để bên cạnh.
Câu 14. Để tay bên trên một hòn gạch đã được nung nóng thấy nóng hơn để tay bên cạnh hòn gạch đó vì
A. sự dẫn nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn từ hòn gạch tới tay để bên cạnh.
B. sự bức xạ nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn từ hòn gạch tới tay để bên cạnh.
C. sự đối lưu từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn từ hòn gạch tới tay để bên cạnh.
D. cả sự dẫn nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu từ hòn gạch tới tay để bên trên đều tốt hơn từ hòn gạch tới tay để bên cạnh.
Câu 15. Nhiệt năng của một vật
A. chỉ có thể thay đổi bằng truyền nhiệt.
B. chỉ có thể thay đổi bằng thực hiện công.
C. chỉ có thể thay đổi bằng cả thực hiện công và truyền nhiệt.
D. có thể thay đổi bằng thực hiện công hoặc truyền nhiệt, hoặc bằng cả thực hiện công và truyền nhiệt.
Câu 16. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì
A. động năng của vật càng lớn. B. thế năng của vật càng lớn.
C. cơ năng của vật càng lớn. D. nhiệt năng của vật càng lớn.
Câu 17. Nhiệt năng của vật tăng khi
A. vật truyền nhiệt cho vật khác.
B. vật thực hiện công lên vật khác.
C. chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên.
D. chuyển động của vật nhanh lên
Câu 18. Gọi t là nhiệt độ lúc sau, t0 là nhiệt độ lúc đầu của vật. Công thức nào là công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào?
A. Q= m (t - t0) C. Q = m.c B. Q = m.c (t0 – t) D. Q = m.c (t – t0)
Câu 19. Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 3kg đồng và 3kg chì thêm 150C thì:
A. Khối chì cần nhiều nhiệt lượng hơn khối lượng đồng.
B. Khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối lượng chì.
C. Hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau.
D. Không khẳng định được.
Câu 20. Ba chất lỏng A, B, C đang ở nhiệt độ tA, tB, tC với tA < tB < tC được trộn lẫn với nhau. Chất lỏng nào tỏa nhiệt, chất lỏng nào thu nhiệt?
A. A tỏa nhiệt, B và C thu nhiệt.
B. A và B tỏa nhiệt, C thu nhiệt.
C. C tỏa nhiệt, A và B thu nhiệt.
D. Chỉ khẳng định được sau khi tính được nhiệt độ khi cân bằng.
Câu 21: Hỏi phải pha trộn bao nhiêu nước ở nhiệt độ 80oC và nước ở nhiệt độ 20oC để được 90kg nước ở nhiệt độ 600C. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK.
60kg và 30kg B. 90kg và 30kg C. 50kg và 50kg D. 30kg và 15kg
Câu 22. Phải cung cấp cho 8 kg kim loại này ở 400C một nhiệt lượng là 110,4 kJ để nó nóng lên 700C. Đó là kim loại gì?
A. Nhôm. B. Đồng. C. Thép. D. Chì.
Câu 23. Calo là nhiệt lượng cần thiết để làm cho một gam nước nóng thêm 10C. Hãy cho biết 1 calo bằng bao nhiêu jun?
A. 1 calo = 4200J. B. 1 calo = 4,2J C. 1 calo = 42J D. 1 calo = 42kJ
Câu 24. Người ta cung cấp cho 2 kg rượu một nhiệt lượng 175kJ thì nhiệt độ của rượu tăng thêm bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của rượu là 2500J/kg.K.
Tăng thêm 350C. B. Tăng thêm 0,0350C C. Tăng thêm 250C D. Tăng thêm 400C
Câu 25: Một học sinh thả 300g chì ở 100°C vào 250g nước ở nhiệt độ 58,5°C làm cho nước nóng lên tới 60°C. Tính nhiệt độ của chì ngay sau khi cân bằng nhiệt?
A.50°C B. 79,25°C C. 60°C D. 100°C
Chọn C
Vì sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng là sự truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt không phải là bức xạ nhiệt.
Khi thả miếng đồng được nung nóng vào nước thì các phân tử đồng sẽ truyền một phần động năng cho các phân tử nước. Kết quả là động năng của các phân tử đồng giảm còn động năng các phân tử nước tăng. Do đó đồng lạnh đi còn nước nóng lên.
Chọn C
Vì khi để ngăn đá của tủ lạnh ở trên nó sẽ tạo ra các dòng đối lưu truyền nhiệt qua không khí lạnh xuống ngăn đựng thức ăn.
a) Ở vị trí 1 thì được truyền nhiệt bằng đối lưu còn ở vị trí 2 thì truyền nhiệt bằng bức xạ nhiệt
b) Ở vị trí 1 sẽ nóng hơn vì trong không khí thì phương trức truyền nhiệt bằng đối lưu sẽ được tốt hơn còn bức xạ nhiệt chỉ được dùng trong môi trường chân không và không có tác dụng nhiều trong không khí
1/ Dùng cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho đúng ý nghĩa vật lí:
.......... có thể truyền từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
A. Dẫn nhiệt.
B. Bức xạ nhiệt.
C. Đối lưu.
D. Nhiệt năng.
2/ Cho các chất sau: gỗ, nước, thép, thủy tinh, nhôm, bạc. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là
đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật giảm dần?
A. Bạc - nhôm - thép - thủy tinh - nước - gỗ.
B. Bạc - thủy tinh - nhôm - thép - nước - gỗ.
C. Bạc - nhôm - gỗ - thép - thủy tinh - nước.
D. Bạc - thép - thủy tinh - nhôm - nước - gỗ.
3/ Vì lí do gì mà khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì
nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn? Chọn phương án trả lời đúng.
A. Vì nhôm mỏng hơn.
B. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.
C. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.
D. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
4/ Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại còn bát, đĩa thường làm bằng sành sứ?
Chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Nồi, xoong làm bằng kim loại còn bát, đĩa làm bằng sứ vì đó đều là những chất truyền
nhiệt rất tốt.
B. Một lí do khác.
C. Nồi, xoong làm bằng kim loại còn bát, đĩa làm bằng sứ để dễ rửa.
D. Nồi, xoong dùng để nấu nên làm bằng kim loại để chúng dẫn nhiệt tốt. Bát, đĩa làm
bằng sánh sứ để hạn chế sựu truyền nhiệt từ thức ăn xuống
5/ Chọn câu trả lời chính xác nhất. Ở vùng khí hậu lạnh, người ta hay làm cửa sổ có hai
hay ba lớp kính. Vì sao?
A. Đề phòng một lớp kính bị vỡ còn lớp kính kia.
B. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.
C. Để tăng thêm bề dày của kính.
D. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
6/ Một bàn gỗ và một bàn nhôm cùng một nhiệt độ. Khi ta sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy
mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Giải thích tại sao?
A. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta bị mất nhiệt năng nhiều hơn
khi ta sờ bàn gỗ.
B. Tay ta làm nhiệt độ mặt bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ mặt bàn gỗ tăng lên.
C. Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ.
D. Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn, nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn.
7/ Trong các tính huống sau đây, tính huống nào cốc sẽ bị nứt?
A. Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh có thành dầy.
B. Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh trong đó đã để sẵn một thìa bằng bạc (hoặc
nhôm).
C. Rót nước sôi đột ngột vào một cốc bằng nhôm.
D. Rót nước sôi từ từ vào cốc thủy tinh có thành mỏng.
8/ Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ cho ta được ấm.
A. Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể.
B. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.
C. Khi ta vận động, các sợi bông cọ sát nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông.
D. Vì bông xốp nên bên trong áo bông có chứa không khí, mà không khí dẫn nhiệt kém
nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.
9/ Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không là gì?
A. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: bức xạ nhiệt; Chân không: đối lưu.
B. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: đối lưu; Chân không: bức xạ nhiệt.
C. Chất rắn: bức xạ nhiệt; Chất lỏng: dẫn nhiệt; Chất khí: đối lưu; Chân không: bức xạ
nhiệt.
D. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: dẫn nhiệt; Chân không: bức xạ nhiệt.
10/ Hãy quan sát và cho biết tác dụng của bóng đèn dầu là gì?
A.Để tăng cường độ sáng.
B. Để tăng cường sự truyền nhiệt.
C. Để tăng cường sự đối lưu, duy trì sự cháy và che gió.
D. Để che gió.
11/ Vì sao trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao? Câu
trả lời nào sau đây là đúng nhất.
A. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt.
B. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt.
C. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt.
D. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt.
12/ Đứng gần một ngọn lửa trại hoặc một lò sưởi, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền
từ ngọn lửa đến ta bằng cách nào?
A. Sự bức xạ nhiệt.
B. Sự dẫn nhiệt của không khí.
C. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.
D. Sự đối lưu.
13/Khả năng hấp thụ nhiệt tốt của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật. A.
Vật có bề mặt sần sùim, sáng màu.
B. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.
C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.
D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.
14/ Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ
dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng?
A. Do hiện tượng truyền nhiệt.
B. Do hiện tượng dẫn nhiệt.
C. Do hiện tượng bức xạ nhiệt.
D. Do hiện tượng đối lưu.
15/ Hãy quan sát chiếc đèn lồng mà các em thường chơi trong dịp trung thu và cho biết
chiếc đèn có thể quay được nhờ vào hiện tượng gì về mặt nhiệt học?
A. Bức xạ nhiệt.
B. Đối lưu và sự thực hiện công.
C. Truyền nhiệt.
D. Thực hiện công.
16/ Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu? Chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.
B. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển
thành dòng được.
C. Vì trong chất rắn không có sự chuyển động của các phân tử.
D. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.
~Moon~
A/mùa đôngcanw phòng mất nhiệt chậm hơn màu hè
B/giảm vì nhiệt độ thấp nhiệt năng của vật giảm
C/nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể con người nên con người cảm thấy nóng
/chưa biết nha
Đáp án B
Để tay lên một hòn gạch đã được nung nóng thấy nóng hơn để tay bên cạnh hòn gạch đó vì sự đối lưu từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.