Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thụ phấn là một bước rất quan trọng trong quá trìnhsinh sản ở thực vật có hạt; là quá trình chuyển những hạt phấn (còn gọi là bào tử đực) tới lá noãn, cấu trúc chứa noãn (còn gọi là bào tử cái). Phần tiếp nhận hạt phấn của noãn gọi là núm nhụy đối với hoa của thực vật hạt kín và lỗ noãn đối với thực vật hạt trần.
Thụ tinh là quá trình hợp giữa tinh trùng của con đực và trứng của con cái. Có nhiều loại thụ tinh như thụ tinh trong, thụ tinh ngoài, thụ tinh nhân tạo, thụ tinh tự nhiên. Nói về đại thể, thụ tinh là quá trình hình thành tạo hợp tử từ các giao tử, và thụ tinh là khi hợp tử đã qua lần phân bào thứ nhất để phát triển.Trước tiên tôi muốn hỏi : Bạn hiểu dẫn chứng là gì?
Nếu như luận cứ là cái móng thì dẫn chứng là phần vôi xi gắn chặt các viên gạch và móng nhà.Có thể nói dẫn chứng khiến cho bài của bạn trau truốt hơn, bố cục mạch lạc và tính liên kết các luận điểm trong bài cao hơn.
Trong 1 bài văn nghị luận, dẫn chứng là bắt buộc vì không có dẫn chứng thì bài viết của bạn chỉ là lí thuyết suông. Người ta sẽ không đánh giá cao bài của bạn. Thứ nhất là bạn không có cơ sở thực tiễn chứng minh cho luận điểm của mình.Thứ hai là bạn không có liên hệ mở rộng ra bên ngoài. Tôi có thể lấy ví dụ : bạn nghị luận về lòng yêu nước. Nếu bạn chỉ viết về khái niệm lòng yên nước, nguyên nhân, tác dụng, tác hại ,...mà không có dẫn chứng thì bài viết của bạn sẽ thành cộc lốc. Bạn lấy dẫn chứng nghĩa là bạn đã và đang hiểu chuyên sâu và cặn kẽ vấn đề nghị luận, bởi hiểu rõ thì mới có thể làm tốt được. Viết dẫn chứng cũng là cách bạn thể hiện sự tự tin của mình. Bạn hiểu và bạn làm bài - đó là cái tiêu chí đầu tiên để chấm điểm 1 bài văn nghị luận. Tuy nhiên dẫn chứng của bạn phải phù hợp với từng trường hợp. Ví dụ trong đề nghị luận về tình cảm gia đình trong chiến tranh, bạn có thể lấy dẫn chứng trong các tác phẩm văn học cũng có thể lấy ở cuộc sống( một hoàn cảnh éo le mà bạn biết ) nhưng không được bịa đặt hay xuyên tạc dẫn chứng. Tất nhiên các thầy cô sẽ không biết đâu là thực giả nhưng chính bạn biết rằng bạn không thực sự hiểu được nó.
Có một lời khuyên để có thể lấy dẫn chững tốt chính là đọc nhiều.Bạn có thể đọc các mẩu truyện ngắn, các bài báo ,..và nếu như không nhớ tên hay một chi tiết nhoe nào đó, bạn có thể viết bằng các đại từ phiếm chỉ. Ví dụ : bạn muốn nghị luận về sự hiếu thảo . Bạn đã đọc câu chuyện có thực của ông Nguyễn Hùng nhưng không nhớ tên ông, bạn có thể viết như sau: " Tôi đã vô cùng cảm động trước những tấm lòng hiếu thảo, đó là một tình cảm cao quý mà ai cũng sẽ tham lam mà giang tay ôm lấy. Tôi đã từng được nghe câu chuyện đặc biệt của người đàn ông nọ. Suốt nhiều năm trời ông luôn chở mẹ đến những nơi mình đến và mỗi lần nhìn thấy phong cảnh đẹp ông sẽ dừng lại cho người mẹ già yếu của mình ngắm nhìn. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng chính ông ấy cũng không hoàn thiện: trí nhớ của ông là những mẩu chuyện rời rạc nhưng ông luôn nhớ : trong nhà có hai mẹ con, mẹ ông già ,yếu , mẹ thích ăn socola và ông rất yêu mẹ ông.thật cảm động phải không nào. Các bạn thấy đấy lòng hiếu thảo .....''
Bạn thấy đấy dẫn chứng rất qua, trọng nhưng quan trọng hơn nữa là phải biết viết là sao cho dẫn chứng thực hiện hết khả năng và mục đích mà bạn viết dẫn chứng. Nếu là được như vậy bạn sẽ có một bài viết tuyệt vời.
Trên đây là ý kiến mà tôi đã đúc kết được và chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có sai sót mong các bạn chỉ lỗi để tôi khắc phục. Cảm ơn các bạn rất nhiều!
cô ơi thế trong vắn nghị luận có bắt buộc có dẫn chứng ko cô
Là người nhìn xa trông rộng, là người có mong muốn to lớn vào vận mệnh và lương lai của đất nước, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đã chăm lo giáo dục và đặt niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, những người của tương lai. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên, Bác đã viết:
“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”.
Đất nước chúng ta đã trải qua gần một thế kỉ dưới sự đô hộ của thực dân Pháp. Việc giành chủ quyền, độc lập đã đưa dân tộc ta lên một địa vị mới đầy vẻ vang-địa vị làm chủ đất nước mình trong độc lập, tự do. Tuy thế, một đất nước vẻ vang là phải giữ vững quyền độc lập tự do ấy. Mặt khác, đất nước vẻ vang còn phải hùng mạnh, giàu có, phải có nền quốc phòng hùng hậu đủ sức đánh bại mọi kẻ thù xâm lược để giữ vững chủ quyền, để xây dựng một nền kinh tế phát triển dân giàu nước mạnh. Đất nước như thế sẽ được các dân tộc khác yêu mến, kính trọng. Đất nước như thế là đất nước vẻ vang. “Dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không?”, đấy là một vấn đề khác mà Bác đề ra. Một cường quốc phải là một nước giàu mạnh, hùng cường, đạt trình độ cao về mọi mặt kinh tế, văn hóa, quốc phòng, có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, một nền quốc phòng hùng hậu có thể sánh vai được với những cường quốc trên thế giới, có thể góp phần mình vào sự tiến bộ chung của nhân loại.
Hai vấn đề to lớn trên là mong muốn của Bác Hồ, của toàn dân tộc ta. Mong muốn đó là hoàn toàn cần thiết và chính đáng, là mục tiêu to lớn và khát vọng của dân tộc chúng ta từ bao đời vươn tới tương lai.Nguyện vọng chính đáng đó chỉ có thể thực hiện được phụ thuộc vào phần lớn công lao học tập của thế hệ trẻ.
Chúng ta biết rằng, dân tộc ta đã trải qua tám mươi năm nô lệ. Chúng ta xác định đất nước, giữ gìn độc lập với một gia tài nghèo nàn từ tay chế độ phong kiến lạc hậu hàng ngàn năm và chế độ thực dân khai thác thuộc địa. Muốn làm cho dân tộc ta vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu, có những bước tiến nhảy vọt cách xa chúng ta hàng thế kỉ, không có con đường nào khác là phải học tập để tiếp thu những tiến bộ và kinh nghiệm mà các quốc gia tiên tiến đã làm. Muốn thế, không chỉ dũng cảm và cần cù là đủ mà phải có trình độ học vấn cao để tiếp thu khoa học và những bí quyết thành công. Còn ai hơn tuổi trẻ đảm đương sứ mệnh đó. Thế hệ đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay, ngày mai sẽ là đội ngũ hùng hậu, tài năng xây dựng đất nước. Những kiến thức mà tuổi trẻ học tập được hôm nay sẽ áp dụng vào trong việc làm của nhiều năm sau. Đặt lòng tin và giao trách nhiệm đó cho tuổi trẻ chính là lòng yêu mến, trân trọng và một nhận thức đúng đắn, sáng suốt của một vị lãnh tụ đất nước.
Nửa thế kỉ đã qua, lời nói cua Bác đã và đang trở thành hiện thực. Tuổi trẻ Việt Nam chúng ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã học tập tốt và làm chủ được các phương tiện vũ khí chiến đấu hiện đại như xe tăng, tên lửa, máy bay..., đã góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Trong xây dựng đất nước mấy chục năm qua từ sau ngày thống nhất và trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, tuổi trẻ Việt Nam đã và đang thực hiện được mong ước và niềm tin to lớn của Bác Hồ. Tuy nhiên, những năm đầu của thể kỉ XXI, việc phấn đấu để đưa đất nước ta lên một tầm cao mới, để có thể “vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu”, lại là nhiệm vụ của lớp trẻ chúng ta trong học tập và rèn luyện, làm việc từ trong các nhà trường hôm nay.
Lời dạy của Bác là niềm tin của đất nước, là sứ mệnh lịch sử vẻ vang dân tộc giao phó cho tuổi trẻ chúng ta. Học tập tốt, học tập không ngừng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vươn tới đỉnh cao của khoa học để xây dựng đất nước, sánh vai cùng các cường quốc năm châu là vinh dự, là trách nhiệm to lớn của tuổi trẻ chúng ta.