Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề 1:
Khi nhìn lại quá khứ, chúng ta thường nhớ đến những kỷ niệm đáng nhớ với người thân. Một trong những kỷ niệm đó đã để lại trong tôi một bài học quan trọng về giá trị của kỷ niệm. Đó là một ngày hè ấm áp, khi tôi cùng gia đình đi dạo ven biển.
Trong kỷ niệm đó, tôi nhớ rõ như in về cảm giác của mình khi chân tôi chạm vào cát mịn và nước biển mát lạnh. Tôi cùng người thân của mình tạo hình các lâu đài cát, chơi với những con sóng nhỏ và tận hưởng không khí trong lành của biển. Mỗi khoảnh khắc đều tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
Tuy nhiên, không lâu sau đó, một cơn mưa bất ngờ kéo đến. Chúng tôi phải chạy về xe và tìm nơi trú mưa. Trong lúc chờ đợi, tôi nhìn thấy một cặp vợ chồng già đang cùng nhau đi dạo trên bãi biển. Họ cười đùa và ôm nhau thật chặt, không quan tâm đến cơn mưa. Tôi nhìn thấy trong đôi mắt của họ sự hạnh phúc và tình yêu thương chân thành.
Từ cảnh tượng đó, tôi nhận ra rằng kỷ niệm không chỉ đơn giản là những khoảnh khắc vui vẻ, mà còn là những trải nghiệm và cảm xúc mà chúng ta chia sẻ với nhau. Kỷ niệm là những dấu ấn trong cuộc sống, những điều quan trọng mà chúng ta không nên để lãng phí.
Từ đó, tôi đã học được rằng chúng ta cần trân trọng mỗi kỷ niệm và tận hưởng từng khoảnh khắc bên người thân. Dù là những khoảnh khắc nhỏ bé nhưng chúng có thể tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ suốt đời. Chúng ta không biết trước được những gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng chúng ta có thể tạo ra những kỷ niệm tốt đẹp ngay từ bây giờ.
Với bài học về giá trị của kỷ niệm này, tôi đã học được cách trân trọng mỗi khoảnh khắc và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ với người thân. Tôi hiểu rằng kỷ niệm là một phần quan trọng trong cuộc sống và chúng ta nên dành thời gian để tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ, để sau này có thể nhìn lại với niềm vui và hạnh phúc.
Với bài học này, tôi hy vọng mọi người cũng có thể trân trọng giá trị của kỷ niệm và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc sống của mình. Hãy tận hưởng từng khoảnh khắc bên người thân và để lại những dấu ấn đáng nhớ trong trái tim của nhau.
Đề 2
Khi nhìn lại quá khứ, chúng ta thường nhớ đến những kỷ niệm đáng nhớ với người thân. Một trong những kỷ niệm đó đã để lại trong tôi một bài học quan trọng về giá trị của kỷ niệm. Đó là một kỷ niệm đáng nhớ với ông ngoại của tôi, người đã truyền cho tôi những giá trị quý báu trong cuộc sống.
Vào một ngày hè năm xưa, tôi cùng ông ngoại đi câu cá ở một con suối nhỏ gần nhà. Suối nhỏ ấy nằm giữa những cánh đồng xanh mướt, với những cánh đồng lúa chín vàng rực rỡ. Cảnh sắc tuyệt đẹp ấy đã làm cho kỷ niệm này trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết.
Trong lúc câu cá, ông ngoại đã chia sẻ với tôi những câu chuyện về tuổi thơ của ông, về những ngày ông cùng bà ngoại đi câu cá và chơi đùa ở suối nhỏ này. Ông ngoại kể về những kỷ niệm đáng nhớ của ông, những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình. Tôi nghe mỗi câu chuyện của ông ngoại như một món quà quý giá, như một kho báu vô giá.
Trong những giây phút ấy, tôi nhận ra rằng kỷ niệm là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng là những khoảnh khắc đáng trân trọng, những dấu ấn không thể nào quên được. Kỷ niệm giúp chúng ta nhìn lại quá khứ, nhớ về những người thân yêu đã đi qua cuộc đời chúng ta và những giá trị mà họ đã truyền cho chúng ta.
Từ kỷ niệm đáng nhớ với ông ngoại, tôi đã rút ra bài học quan trọng về giá trị của kỷ niệm. Chúng ta nên trân trọng những kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc sống, không để chúng trôi qua như những hạt cát trong lòng bàn tay. Chúng ta nên dành thời gian để tạo ra những kỷ niệm mới, để chia sẻ những câu chuyện và những khoảnh khắc hạnh phúc với những người thân yêu của mình.
Cuộc sống trôi qua nhanh chóng, nhưng kỷ niệm sẽ mãi mãi ở trong trái tim chúng ta. Hãy sống mỗi ngày với lòng biết ơn và trân trọng những kỷ niệm đáng nhớ với người thân. Hãy tạo ra những kỷ niệm mới, để khi nhìn lại quá khứ, chúng ta có thể cười vui và nhớ mãi những khoảnh khắc đáng nhớ ấy.
1. Phần Mở bài
- Tuổi thơ của mỗi người có bao kỉ niệm buồn vui.
- Với em cũng vậy, em có rất nhiều kĩ niệm vui, buồn.
- Trong những kĩ niệm đó, em nhớ nhất một kĩ niệm buồn xảy ra năm em chuẩn bị vào lớp Một.
2. Phần Thân hài
a). Giới thiệu sự việc
- Vào nhừng ngày hè, quê hương em rất vui và náo nhiệt.
- Tuối thơ chúng em vui chơi thỏa thích trong những chiều hè. Các anh lớn tuổi tập trung chơi bóng đá trên bãi cỏ. Một số anh chị lại chơi thả diều. Các chị chơi đá cầu hoặc kéo co. Tiếng cười đùa vang lên thật vui.
- Em theo các anh chị đi bắt chuồn chuồn, châu chấu về cho mấy con ngan, con vịt ăn. Rồi một sự việc bất ngờ đã xảy ra.
b). Diễn biến sự việc
- Em đang cố với tay bắt một con chuồn chuồn đậu trên cành cây bên cạnh bờ ao thì dưới chân em, đất bờ ao bỗng nhiên bị sụt lỡ. Em không kịp lùi lại nên rơi tùm xuống nước.
- Em không biết bơi. Hai tay em chới với. Một chút thôi mà em uống tới mấy ngụm nước.
- Em loáng thoáng nghe tiếng ai đó trên bờ kêu cứu.
- Khi em vùng vẫy sắp chìm xuống thì có ai đó nắm tóc em kéo lên.
- Thế rồi em chẳng còn hay biết gì nữa.
- Khi tỉnh dậy, em thấy mình đang nằm trong căn phòng với bốn bức tường sơn màu trắng. Xung quanh em là bác sĩ và cô y tá. Mẹ em đứng xa hơn một chút và nước mắt ngắn dài. Ba em đang đứng cạnh mẹ em.
- Suốt ngày hôm đó, mẹ luôn ở bên em. Lúc này, em mới cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho em.
3. Phần Kết bài
Sau khi về nhà, mẹ dặn em không nên chơi gần bờ sông, bờ ao vì chơi ở những nơi đó sẽ rất nguy hiểm.
- Em sẽ nghe lời dạy bảo của mẹ. Em tránh xa những nơi nguy hiểm.
- Đã nhiều năm rồi mà em vẫn không quên được kĩ niệm buồn thời thơ ấu của em.
MB: Hom chu nhat vua qua em da pham sai lam, khien me vo cung buon ba. Qua su viec do em cang them yeu quy me hon.
TB: Hom ay, em cung may ban hang xom ru nhau di no dua. Ca dam chia lam hai phe.Em dang choi hang hai bong nhien lam nga Linh.Chieu hom do em dang hoc bai me goi vao, giong tuc gian. Em nghi me da biet chuyen. Dung vay, me la em mot tran nho doi. Em cam thay me ko con thuong em nua. Toi hom do, sau khi an com xong,em len ra ngoai choi. Khi ve, em dung nep ben cua r re ko dam vao. Qua khe cua, em thay me dang ngoi net mat thoang buon. Thinh thoang me nhin ra ngoai xem em da ve chua. Chot em thay guong mat cua me day lo lang. Me da lo lang cho em.Em cam thay minh da lam mot dieu gi do rat sai trai.Ko phai la me ko thuong em, me mang la giup do minh nen nguoi.Xung quanh mu mit chi toan tieng con trung.Em day nhe canh cua buoc vao nha.Biet me co giau ve mat lo lang cua minh.Con da biet loi cua minh, con xin me tha loi cho con.Noi xong, em oa khoc nuc no.Me au yem em vao long va tha tu cho em.
KB: Me nhu mai nha che cho cho chung em, nuoi em lon khon.Nguoi me nao cung muon con minh tot,gioi, nen phai san day khi con minh lam deu sai trai.Em se co gang la mot dua con ngoan ngoan, tro gioi, de lam vui long cha me va thay co da chi bao va day do minh nen nguoi.
A. Mở bài
Giới thiệu về hoàn cảnh gặp gỡ, nêu về kỉ niệm đáng nhớ giữa bản thân với thầy cô giáo cũ
+ Nhân dịp chào đón ngày 20/11, tôi bồi hồi nhớ về kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô
B. Thân bài : Kể lại câu chuyện
- Nói chung về thầy cô đó
+ Đó là câu chuyện vui, buồn, xảy ra trong hoàn cảnh, thời gian nào?
+ Kỉ niệm liên quan tới thầy cô giáo dạy lớp mấy của em
+ Dáng vẻ, tính tình, công việc hằng ngày của thầy cô
- Diễn biến của kỉ niệm (câu chuyện)
+ Câu chuyện khởi đầu như thế nào, đâu là cao trào của câu chuyện?
+ Tình cảm, cách ứng xử của thầy cô và những người biết/ chứng kiến câu chuyện
+ Kết thúc của câu chuyện đó diễn ra thế nào
+ Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bản thân thông qua kỉ niệm
+ Tấm lòng, vai trò của thầy cô dành cho học trò nói chung và dành cho em nói riêng
C.Kết bài
Kỉ niệm đáng nhớ đó để lại ấn tượng với em thế nào. Tình cảm và sự kính trọng của em dành cho người thầy/ cô ấy
Bài mẫu
Chỉ hai hôm nữa là đến ngày 20 tháng 11, cũng là ngày trường tôi làm lễ kỉ niệm 40 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba – phần thưởng cao quý do Đảng và Nhà nước tặng. Không khí lao động và học tập của trường thật sôi nổi và hào hứng. Nhiều thầy cô giáo cũ đã về hưu hay đang công tác ở xa đã lần lượt trở về thăm trường. Ngôi trường được quét vôi lại mang vẻ đẹp tinh khôi tuyệt đẹp. Cột cờ được thay bằng cột kim loại không gỉ. Sân trường, hội trường, các lớp học, các phòng chức năng ... sáng bừng lên. Thư viện nhà trường được bổ sung nhiều sách mới ... .
Chiều hôm ấy, tôi vừa ra khỏi cổng trường thì gặp thầy Nguyên, thầy chủ nhiệm dạy mẹ tôi thời chống Mỹ, và dạy tôi năm học lớp 6, ba năm về trước. Thầy dạy môn toán và làm chủ nhiệm lớp 6. Thầy đã về hưu, hiện sống ở quê thầy, cách trường trên 40km. Thầy nhận ra tôi trước. Thầy cất tiếng hỏi rất ấm áp:
- Em Vinh đấy à? Trông em lớn quá! Học lớp 9 rồi chứ? Em còn nhớ thầy nữa không ...
Tôi sững người ra, nói ấp úng sau hai tiếng "thưa thầy" rồi nước mắt ứa ra. Hai thầy trò chuyện trò một lát, tôi chào thầy ra về, vì biết thầy đạp xe đường xa mệt. Thầy nắm vai tôi, nhẹ nhàng nói: "Em cho thầy gửi lời hỏi thăm sức khỏe cụ và bố mẹ em ..."
Xã Bình Minh quê hương tôi có ba thôn: thôn Thượng, thôn Trung và thôn Hạ. Ngoài nghề nông, bà con xã tôi còn có nghề làm hương, làm mộc mĩ nghệ nổi tiếng trong vùng. Trường cấp II Bình Minh trước đây là niềm tự hào của bà con làng trên xóm dưới, một vùng quê giỏi làm ăn và hiếu học.
Thầy Nguyên sau mấy năm dạy học ở Bình Minh đã đi bộ đội, đã chiến đáu ở chiến trường biên giới Tây – Nam. Thầy bị thương ở chân và bụng, bị mất cánh tay phải. Năm 1986, thầy trở lại trường. Ông tôi nói: "Việc thầy Nguyên trỏ lại trường Bình Minh xã ta là một việc làm rất tình nghĩa ..." Tôi vừa đi vừa bồi hồi nghĩ về thầy.
Sau ba năm gặp lại, thầy vẫn như xưa. Dáng cao gầy, mắt hiền từ tươi sáng. Tóc có bạc thêm vẫn cắt ngắn. Bộ quần áo ka-ki màu thẫm, ống tay phải cài kim băng. Có lẽ là ngày lễ nên thầy đi giày vải còn mới. Vai trái khoác cái túi vải bạc màu, cái túi ngày xưa thầy vẫn đựng sách vở, tài liệu khi đến lớp. Vẫn chiếc xe đạp Phượng Hoàng cũ ấy ... . Thầy vừa dắt xe vừa bước khoan thai.
Thầy chỉ còn lại một tay mà làm gì cũng nhanh và khéo léo. Trước khi về trường, ở trại thương binh, thầy đã khổ luyện viết, vẽ, làm việc bằng tay trái suốt hai năm. Dạy toán, thầy không dùng được thước, chỉ vẽ bằng tay mà đường nét thẳng tắp. Chữ thầy phê vào bài, vào vở học sinh, hay viết lên bảng, trông đều tăm tắp và rất đẹp.
Ở trường Bình Minh lâu nay không có chuyện học thêm. Thầy Nguyên mỗi tuần hai buổi, thầy đến với từng nhóm học sinh, chăm chút cho những em học yếu, những em học giỏi. Các vị phụ huynh coi thầy như người nhà. Các cụ già, các bác cán bộ về hưu rất quý trọng thầy thương binh của xã mình. Thầy vẫn đến thăm ông nội tôi mỗi tháng đôi lần khi thầy còn dạy học.
Sau khi hai đứa con của thầy tốt nghiệp Đại học, ra trường đi làm, số tiền trợ cấp thương tật, thầy dành lại phần thưởng cho những học sinh vượt khó học chăm, học giỏi.
Các thầy cô giáo vẫn ca ngợi tấm gương tự học của thầy Nguyên. Thầy tự học thi được bằng C Tiếng Anh, rồi học tại chức, thầy tốt nghiệp Đại học tiếng Anh.
Thầy dạy giỏi, rất thương học sinh, nhất là những em gặp khó khăn. Thầy vẫn nói với học sinh trong những giờ học Đạo đức: "Thầy mồ côi bố. Nhà nghèo, nhờ mẹ thương mà học hành nên người. Đi dạy học, đi bộ đội mà được giáo dục trưởng thành". Mấy năm liền, thầy là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, nhưng thầy vẫn sống giản dị, khiêm tốn. Ngày tôi thi học sinh giỏi Toán lớp 6 được giải Nhì toàn huyện, thầy tặng tôi quyển sổ tay rất đẹp với lời ghi: "Chúc em Vinh cố gắng, ngoan ngoãn và học giỏi, vươn lên!". Tôi vẫn giữ quyển sổ ấy như một kỉ vật quý báu của một tấm lòng vàng.
Về nhà tối hôm ấy, tôi khoe chuyện gặp thầy Nguyên ở cổng trường và chuyển lời hỏi thăm của thầy với ông nội và bố mẹ. Trong bữa cơm, ông nhắc lại một vài kỉ niệm về thầy, rồi nói: "Sáng mai ông ra trường gặp thầy Nguyên và mời thầy vào nhà chơi". Mẹ thì nói: "Ngày thầy đi bộ đội, cả lớp đều khóc. Thế mà đã 35 năm trôi qua. Chóng thật!" ...
Mở bài:
- Giới thiệu về không khí tưng bừng đón chào ngày 20 - 11 ở trong trường lớp.
- Bản thân mình : nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.
Thân bài:
- Giới thiệu về kỉ niệm.
+ Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?...
+ Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm)
+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào? Đó là người thầy (cô) như thế nào?
+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).
+ Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.
- Diễn biến của câu chuyện:
+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?...
+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.
- Câu chuyện kết thúc ra sao? Suy nghĩ sau đó : Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ : tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).
Kết bài:
Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.
cho dàn ý tham khảo nè , văn bn tham khảo trên GG nhs
1. Mở bài
Giới thiệu vào câu chuyện kỉ niệm với người thân bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào năng lực của học sinh.
(Trong cuộc sống, chúng ta sẽ có những kỉ niệm, những khoảnh khắc không thể nào quên, một trong số đó chính là kỉ niệm của em với người thân…).
2. Thân bài
a. Bối cảnh xảy ra kỉ niệm
Câu chuyện đó xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Không gian và thời gian lúc đó ra sao?
Nêu cảm xúc của bản thân mình lúc đó và thái độ của người thân.
b. Kể diễn biến câu chuyện
Câu chuyện diễn ra như thế nào? Thái độ của mọi người lúc đó ra sao? Em đã có những suy nghĩ và hành động gì?
Lưu ý: kể chuyện theo một trình tự nhất định (thường là trình tự thời gian) để tránh bỏ sót những chi tiết hoặc làm cho câu chuyện lủng củng, thiếu logic.
Câu chuyện có kết quả như thế nào? Em rút ra được bài học gì sau câu chuyện.
c. Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm đó
Bản thân em cảm thấy như thế nào qua câu chuyện, kỉ niệm đó? Nó để lại bài học sâu sắc hay những niềm vui không thể nào quên?
Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì? Tình cảm của em với người thân đó qua câu chuyện như thế nào?
Đưa ra lời khuyên của em dành cho những bạn đã và đang rơi vào câu chuyện, hoàn cảnh tương tự như của em.
3. Kết bài
Khái quát lại câu chuyện đồng thời nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm với người thân đó.
Tham khảo:
Trong suốt những năm tháng học dưới mái trường mến yêu, người mà em kính mến nhất đó là cô Thanh. Đó là người đã mang lại cho em những tình cảm cao quý của một người cô giáo đối với học sinh.
Em còn nhớ rõ, năm em học lớp hai, ngày đầu tiên cô Thanh bước vào lớp với dáng vẻ rất hiền hậu. Cô còn trẻ lắm, dáng cô thanh mảnh, nhỏ nhắn và rất dễ thương. Cô rất thương yêu học sinh. Ngày nắng cũng như ngày mưa, cô chưa bao giờ đi dạy trễ hoặc nghỉ dạy ngày nào. Cô luôn dịu dàng với học sinh nhưng rất nghiêm túc trong giảng dạy. Những giờ ra chơi, nếu có bạn nào không hiểu bài, cô ân cần ở lại lớp giảng cho từng bạn. Những bạn nam hay đùa nghịch, phá phách cô nhẹ nhàng nhắc nhở. Cô thường lấy những mẩu chuyện vui, có ích để giáo dục chúng em. Bạn nào có lỗi cô chỉ khuyên răn chứ không hề la mắng. Còn bạn nào học yếu cô luôn quan tâm đặc biệt để bạn ấy tiến bộ hơn. Vì thế chúng em ai cũng yêu quý cô, xem cô như người mẹ thứ hai của mình.
Em còn nhớ có một hôm, khi học xong tiết cuối bỗng nhiên em bị sốt, người nóng ran. Cô đã không ngại đường xa chở em về nhà, báo cho mẹ em biết bệnh tình của em. Sau đó em nghỉ học mấy ngày để bình phục do bị sốt siêu vi. Dù không đi học những bữa nào cô cũng đến thăm em và phân công các bạn thay phiên chép bài cho em. Chỗ nào em không hiểu cô sẽ giảng lại tường tận. Bạn nào có hoàn cảnh gia đình khó khăn cô cũng giúp đỡ, có khi còn đóng tiền học phí dùm cho một bạn trong lớp có hoàn cảnh mồ côi ba mẹ ở với bà ngoại. Trong lớp ai cũng quý mến cô, ngày Nhà giáo Việt Nam chúng em tặng quà cho cô cô chỉ cười bảo: "Món quà quý nhất với cô đó là kết quả học tập thật giỏi của các em đó!" Ngoài việc dạy kiến thức ở trường, cô còn dạy cho chúng em kĩ năng múa hát.
Giờ đây, tuy đã xa cô nhưng em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. Cô đã truyền cho em một tấm lòng nhân hậu, dạy em biết cách yêu thương và quan tâm đến mọi người, tin yêu cuộc đời. Em tự hứa với lòng sẽ học thật giỏi để cho cô vui lòng, trở thành con ngoan, trò giỏi và một người có ích cho xã hội. Cô là tấm gương sáng để học sinh chúng em noi theo.
Tham khảo
Sinh ra trong gia đình có bố là giáo viên dạy tiếng Anh, mẹ là giáo viên dạy văn là trải nghiệm như thế nào? Với tôi, đó là một điều vô cùng hạnh phúc nhưng đồng thời cũng mang đến áp lực không nhỏ. Bởi lẽ, nhiều người vẫn mặc định rằng: con giáo viên thì phải học giỏi, phải ngoan ngoãn hơn các bạn khác. Thế nhưng, không ít lần, tôi đã làm bố mẹ phải buồn lòng vì bản thân. Một trong số đó phải kể đến lần tôi khiến bố thất vọng vì điểm số của mình.
Bố tôi là giáo viên dạy tiếng Anh có tiếng ở một trường cấp 3 trong huyện. Ai cũng nghĩ tôi là con của ông thì phải rất giỏi tiếng Anh. Tuy nhiên, mọi chuyện hoàn toàn ngược lại. Tôi không thích học tiếng Anh. Có lẽ vì, tôi ghét việc bố tôi dành quá nhiều thời gian cho hoc sinh của ông, cũng có thể là tôi ghét việc ông hay so sánh tôi với bạn học khác. Năm tôi vào cấp 2, bố tôi chuyển trường về quê dạy để tiện chăm sóc ông bà. Một tuần bố về được có đôi lần, tôi buông thả việc học tiếng Anh. Tôi lấy cớ học đội tuyển để trốn tránh đề xuất dạy tôi học của bố. Cứ thế, điểm tiếng Anh của tôi thấp dần. Cuối kì 1 năm lớp sáu, tiếng Anh của tôi được có 4 điểm. Bố tôi đã rất sốc khi nhìn thấy điểm số này. Ông chẳng thể tin điểm con gái mình sẽ thấp như vậy. Mẹ tôi thì quay ra trách bố vì không để tâm việc học của tôi. Tôi thì chẳng dám nhìn mặt ông.
Ông không mắng tôi, cũng chẳng đánh tôi như mọi lần tôi mắc lỗi. Thế nhưng tôi biết, ông buồn. Ông dạy học bao năm, có học sinh kém thế nào mà không dạy được. Vậy mà, ông chẳng thể dạy con mình. Mấy ngày sau, ông ít cười hẳn, đôi mắt buồn rầu. Tôi nghĩ, thà rằng ông đánh tôi, mắng tôi còn hơn nhìn tôi như vậy. Cảm giác tội lỗi bao chùm lòng tôi. Lúc đó, tôi hối hận lắm. Tôi muốn quay ngược thời gian đánh cho mình một cái thật đau. Đáng lẽ ra, tôi nên chăm chỉ học tiếng Anh, đáng lẽ ra, tôi không lên làm ông buồn. Từ ấy, tôi không còn trốn tránh việc học cùng ông nữa. Tôi bắt đầu chăm chỉ học tiếng Anh hơn, tôi thấy ông lại cười. Đó là nụ cười vô cùng ấm áp mà tôi sẽ chẳng bao giờ quên được. Cuối kỳ năm đó, tôi đạt 9 điểm tiếng Anh. Bố tôi đã rất vui, mẹ tôi cũng vậy và lòng tôi tự nhiên cũng nhẹ đi rất nhiều.
Tôi nhớ có một câu nói thế này: “Trên đời này có bao nhiêu chiếc lá thì bằng vậy lần người cha yêu con.”. Thật vậy, bố là người luôn bên cạnh đồng hành cùng ta trên con đường trưởng thành. Là người yêu thương ta hết mực. Bố đôi lúc sẽ mạnh mẽ, nghiêm khắc nhưng sâu trong đó là tình thương, là sự quan tâm mong mỏi con trưởng thành. Trong kí ức của tôi về bố, ông luôn là người bố tuyệt vời nhất, luôn yêu thương và che chở cho tôi.
Giờ bố tôi đã mất, nhưng những kỉ niệm về bố là những điều tôi trân trọng nhất. Đó là không chỉ là kỉ niệm mà còn là hành trang theo tôi suốt cuộc đời còn lại. Cho những ai đang còn bố, hãy luôn trân trọng những giây phút được ở bên người.
THAM KHẢO:
An và em vốn gần nhà nha, đứa ở đầu thôn, đứa ở cuối thôn. Từ nhỏ, suốt lớp mẫu giáo đến bây giờ, chúng em đã chung lớp, chung trường. Thân nhau là vậy nhưng khó trách có lúc xích mích.
Đầu năm học trước, lớp em bỗng dưng có một bạn gái xinh xắn chuyển vào tên là Thu. Thu rất điệu, lúc cười trông rất đáng yêu. Các bạn trong lớp vô cùng yêu thích Thu, ai cũng muốn học và chơi với bạn ấy. Thu cũng rất dễ mến, hoà đồng. Hơn nữa, cô còn xếp cho em và bạn ngồi cạnh nhau, càng có cơ hội tiếp xúc. An ngồi dưới em cũng muốn được nói chuyện cùng. Ban đầu, Thu đến lớp lúc nào cũng cho em đồ ăn, cho em xem những tập nhãn vở, chiếc bút đắt tiền. Giờ ra chơi, còn hay kéo em xuống sân trường trò chuyện. Em thích lắm có thể kết bạn cùng Thu.
Trước khi Thu đến, em với An vốn là bạn như hình với bóng, nhưng từ khi Thu và em chơi với nhau. An như bị tách biệt, bạn không còn hay cười đùa, mỗi giờ ra chơi đều ngồi trong lớp học. Mới đầu, em rất áy náy nhưng vì mải vui mà em quên béng mất chúng em đã chúng em đã từng thân thiết với nhau thế nào. Tình hình cứ tiếp diễn vậy cho đến hai tuần sau, giữa em và Thu cứ như có một bức tường xa lạ đang lớn dần, không còn cuộc trò chuyện vui đùa, không cùng đường về, không cùng hăng hái phát biểu. Trong tiết học Toán hôm đó,, cô giáo dường như cảm nhận thấy không khí khác lạ giữa hai người, cô vui vẻ nói đùa :”Dạo này không thấy Lan và An cùng nhau tranh luận nhỉ?”. Em gượng cười, vì ngồi đằng trước nên không thể thấy được vẻ mặt của An lúc đó. Thu cũng có nhiều bạn hơn, hay tụ tập chung cả đám đi chơi, nhưng những lúc ngồi như vậy, em lại thấy lạc long, bơ vơ, không còn vui tươi như trước. Em về nhà vừa đi vừa suy nghĩ, rốt cuộc nhận ra con đường đi một mình chẳng có gì vui nếu thiếu An.
Ngay tối hôm đó, em đến nhà An, nói với bạn rằng em đã rất nhớ bạn và xin lỗi An vì tất cả những hành động vô trách nhiệm với tình bạn, An không hề giận và cũng rất nhớ em. Em đã rất mừng, hai đứa lại càng gắn bó hơn, cả hai đều phấn đấu học tốt để thi vào cùng một trường để có thể gần nhau.
7 tháng qua là khoảng thời gian gần như vô tận đối với em.Vì không được gặp bạn bè cùng trang lứa , không được đi học nữa , nhưng thay vào đó là người bạn "điện thoại" dùng em học qua màn ảnh nhỏ .Cái gì cũng có lần đầu nhỉ ?Quả thật những ngày ngồi học như thế khá là mỏi mắt và cũng có phần khó hiểu bài vì em không dễ tập chung và bài . Tuy mang đến đến sự mới mẻ , và những tiện ích khác để giúp các bạn học ra thì (ý kiến riêng) nó mang đến sự uể oải và sự không thoải mái nhất là với các bạn đang trong lứa tuổi dậy thì .Nhưng cũng nhờ học trực tuyến mà em cũng có thể tương tác chút ít phần nào với các bạn và thầy cô.
Lớp học giờ đây đã hoàn toàn khác, không phải bảng xanh, bàn ghế kê san sát nhau như trước đây. Thay vào đó là không gian quanh nhà, với bảng chính là chiếc màn hình máy tính. Lớp học của em vẫn bắt đầu như thường lệ, các tiết học vẫn được thầy cô giáo sắp xếp thật đầy đủ và cố định cho học sinh.
Giờ học trực tuyến của em bắt đầu thông qua phần mềm vô cùng hữu ích, đó chính là zoom. Vào gần giờ học, tất cả mọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng như việc mở máy tính lên, chuẩn bị sách vở,... Cô giáo là người đầu tiên vào lớp rồi sẽ thêm các bạn học sinh vào. Giờ học diễn ra vẫn như bình thường, đảm bảo chất lượng như các giờ học trên lớp tại trường. Giaó viên vẫn hết sức quan tâm đến học sinh. Không khí lớp học thật náo nhiệt, sôi nổi. Các bạn trong lớp vẫn hăng hái tham gia phát biểu, xây dựng bài.
Kỉ niệm về những buổi học trực tuyến chẳng thể nào phai mờ trong tâm trí em.