Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Những câu thơ trên đã nói lên được tình yêu thương và hi sinh vô bờ bến của những người mẹ. Dù cho người đó bao nhiêu tuổi, làm công việc gì, tình cách như thế nào. Thì khi đã là một người mẹ, người đó sẽ mãi luôn là một người mẹ thương yêu con vô điều kiện. Mẹ của em cũng là một người phụ nữ như thế.
Mẹ em là một người phụ nữ miền Tây chân chất, thật thà. Do gia đình nghèo khó, nên từ bé mẹ đã phải làm việc vất vả. Đôi bàn tay mẹ thô ráp, làn da mẹ nâu sạm đi vì nắng và gió. Những khổ cực, vất vả hằn lên đôi mắt mẹ. Em thường nghe trong tiếng bà bỏm bẻm nhai trầu, cái tặc lưỡi, tiếc rẻ: Con này, số nó khổ… Quanh năm, mẹ chẳng có lúc nào ngơi nhàn. Làm ruộng, làm vườn, mò cua bắt ốc, rồi chăn nuôi một đàn lợn nái ở sau nhà. Lại cả dọn dẹp, chăm sóc cho gia đình với hai đứa con thơ nữa.
Vất vả là thế, nhưng mẹ chẳng bao giờ than thở hay buồn chán cả. Mẹ thường bảo: Mẹ đã sướng hơn bao người rồi, vì mẹ có một gia đình hạnh phúc. Niềm hạnh phúc ấy do chính mẹ em xây dựng nên bằng tình yêu thương. Tình yêu thương ấy em cảm nhận rõ ràng qua từng cử chỉ, hành động, dù mẹ không bao giờ nói những lời ngọt ngào như trên phim. Em cảm nhận được tình thương của mẹ qua chiếc áo trắng sạch sẽ, thơm mùi nắng mới. Qua hộp cơm ngon lành, gọn gàng trong túi. Qua những cái vuốt ve nhẹ nhàng, nâng niu của mẹ khi buộc tóc cho em. Và qua cả những ánh mắt, những nụ cười hiền từ. Ánh mặt mẹ khi nhìn em ngọt ấm như những giọt mật ong vậy. Nó khiến em cảm thấy hạnh phúc vì được yêu thương.
Ấy thế nên, chẳng có gì lạ, khi em yêu quý mẹ đến như thế. Em yêu những món ăn bình đạm mẹ nấu, yêu những lời nhắc nhở dài dòng của mẹ, yêu chiếc áo hoa nhiều màu mẹ thường mặc khi ra chợ, yêu nụ cười hằn đầy những vết chân chim. Mỗi ngày, em luôn cố gắng để mẹ được vui, được hạnh phúc. Để một ngày, bà không còn tặc lưỡi những câu vu vơ rằng số nó khổ nữa. Bắt đầu từ những hành động nhỏ như giúp mẹ nhặt rau, quét nhà, gấp áo quần, tâm sự cùng mẹ… Và rồi, chắc chắn một ngày không xa, em sẽ giúp mẹ được những điều lớn lao hơn nữa. Đơn giản bởi vì mẹ là người em yêu quý nhất trên cuộc đời này.
Em tham khảo:
Tình mẹ thiêng liêng và đáng quý, đã có nhiều câu thơ, câu hát nói về người mẹ, nói về những tình cảm thân thiết nhất của mẹ dành cho con. Ôi! Mẹ kính yêu của con. Không có một nhà văn nào, lời bài hát nào có thể sánh được tình cảm của mẹ. Nếu có một ông Tiên hiện ra và ban cho con một điều ước, con sẽ ước rằng: “Mẹ sẽ sống mãi mãi trên cõi đời này, luôn đi với con và sát cánh mãi mãi bên con”. Giá như điều đó trở thành sự thật, dù có phải chờ đợi thật lâu thì con vẫn hy vọng mong ước đổ sẽ trở thành sự thật.
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào”
Con không biết hết được những câu thơ, bài hát nói về mẹ, nhưng con vẫn hiểu rằng, mẹ là tất cả. Tình mẹ được so sánh với biển Thái Bình, nhưng trong tâm trí mỗi người, mẹ còn hơn cả biển Thái Bình rộng lớn, bao la, ngút ngàn ấy. Con yêu mẹ nhiều lắm, nhiều hơn cả chân trời vô tận không biết đâu là bến bờ. Và tình cảm của con sẽ không bao giờ thay đổi.
Mẹ tần tảo nuôi con từng ngày từng giờ. Nhớ dáng hôm nào mẹ lặng lẽ đưa theo con ra chợ bán rau, rồi đến tối mịt mới đưa con về nhà. Hay cả những lần mẹ chơi với con vui vẻ, sung sướng biết nhường nào, giờ đây chỉ còn là ký ức. Khi con đã lớn khôn, con đã hiểu được trong niềm vui sướng ấy, mẹ có biết bao nhiêu nhọc nhằn, vất vả hằn trên vầng trán cao cao. Và mẹ đã kìm nén nước mắt để cho con được nở nụ cười ngây thơ, tinh nghịch như bao đứa trẻ khác. Mẹ đã che chở cho con đến khi trưởng thành, nuôi con lớn khôn để mong một ngày, con sẽ có ích cho xã hội. Mẹ ơi! Ngày đó không còn xa nữa đâu! Con hứa sẽ không phụ công sinh dưỡng của mẹ.
Con biết mẹ tưởng rằng con đã quên ký ức xa xưa vì con còn bé, nhưng con không hề quên. Người dạy con nói: tiếng đầu tiên là mẹ, người dắt con chập chững bước những bước đi đầu tiên cũng là mẹ. Mẹ sưởi ấm cho con khi gió mùa đông bắc tràn về, quạt mát cho con khi mùa hè nóng nực tràn đến, con đều khắc ghi từng kỷ niệm trong lòng. Lời ru của mẹ êm đềm như dòng suối chảy, thướt tha như gió mùa thu, đưa con đi đến những miền cổ tích xa xưa. Ngay cả đến khi con lớn, mẹ vẫn luôn sát cánh bên con; cùng con đi trên những chặng đường học gian nan.
Mẹ là ánh nắng mặt trời lấp lánh rọi sáng cho con trên con đường đầy khoảng trống phía trước, sưởi ấm cho con qua con đường khó khăn ấy. Con hiểu mỗi bước đi của con đểu khắc ghi những tình cảm thiết tha, êm đềm của mẹ.
Em tham khảo:
Tình mẫu tử(Từ Hán Việt) là tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao quý, bởi nó xuất phát từ chính trái tim của mỗi người, không chút vụ lợi, toan tính. Em yêu mẹ của em, hơn bất kì điều gì trên thế gian này, được ở bên mẹ mỗi ngày là niềm hạnh phúc lớn nhất của em. Mẹ của em là người phụ nữ tảo tần và giàu đức hi sinh. Mẹ dành tất cả để chăm lo cho mái ấm nhỏ của mình. Ngoài giờ làm ở công ty, mẹ lo lắng cho bữa cơm, giấc ngủ của cả nhà. Mỗi khi em cảm thấy lo lắng hay mệt mỏi, mẹ sẽ xuất hiện ngay và giúp đỡ em như một bà tiên. Em thật không tưởng tượng được, nếu một ngày không có mẹ cạnh bên thì sẽ như thế nào. Chỉ nghĩ thôi cũng đã thấy thật đáng sợ. Em luôn cố gắng chăm ngoan và giúp mẹ những công việc nhà, để mẹ có thể vui vẻ, đỡ vất vả hơn một chút. Tất cả đều bởi vì em yêu quý mẹ rất nhiều.
Tuổi thơ của tôi là những năm tháng gắn bó cùng ông nội. Đối với tôi, ông chính là người thân mà tôi yêu thương và kính trọng nhất trong cuộc đời của mình.
Ông nội của tôi năm nay đã bảy mươi tư tuổi. Nhưng ông vẫn còn minh mẫn lắm. Ông có khuôn mặt phúc hậu, hiền từ. Chòm râu dài, bạc phơ. Đôi mắt sáng như vì sao trên bầu trời. Đôi bàn tay của ông đã có nhiều nếp nhăn.
Trước khi nghỉ hưu, ông tôi là một cán bộ nhà nước. Ông rất yêu thương con cháu. Nhưng ông cũng rất nghiêm khắc khi chúng tôi mắc lỗi. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn còn rất khỏe. Mọi người đều rất yêu quý, kính trọng ông.
Khi còn nhỏ, bố mẹ thường bận công việc. Ông nội là đã chăm sóc tôi. Ngày đầu tiên đi học, ông cũng là người đưa tôi đến trường. Có quà bánh, ông đều để dành cho tôi. Tình yêu thương của ông dành cho tôi thật lớn lao.
Những kỉ niệm về ông nội cũng thật đáng trân trọng. Hồi còn bé, tôi được ông chở đi chơi trên chiếc xe đạp cũ. Thỉnh thoảng, tôi lại được nghe ông kể chuyện ngày xưa. Hay cả những lúc theo ông vào vườn cây chăm sóc cây cối. Ông đã dạy cho tôi cách chăm sóc cây cối thật cẩn thận. Nhờ có ông, tôi đã biết sống yêu thương mọi vật xung quanh hơn.
Thời gian trôi qua, sức khỏe của ông ngày càng yếu đi. Bởi vậy mà ông cần có sự quan tâm, chăm sóc của con cháu nhiều hơn. Mỗi khi có thời gian rảnh, tôi sẽ dành thời gian trò chuyện với ông. Có khi, hai ông cháu lại cùng nhau chơi cờ, hay đi câu cá. Những lúc đó, tôi cảm thấy rất vui vẻ, hạnh phúc.
Ông nội chính là điểm tựa tinh thần vững chắc của cả gia đình. Tôi luôn dành cho ông sự kính trọng. Mong rằng ông sẽ luôn khỏe mạnh để sống thật lâu bên con cháu.
Tham Khảo (dựa vào các ý kiến cho sẵn để hoàn thành bài văn theo suy nghĩ của mình nhé !!! )
+ Câu thứ hai: Thương thay thân phận con tằm... có người nào nghe?
- Là một loạt hình ảnh so sánh giữa thân phận thấp kém của người nông dân với những loài vật bé nhỏ, tầm thường như con tằm, con kiến, con chim...
- Từ cảm thán Thương thay lặp lại ở đầu câu tạo âm hưởng ngậm ngùi, chua xót, mang nỗi sầu thân phận hẩm hiu, bất hạnh.
- Điệp ngữ: kiếm ăn được mấy và từ phải nhấn mạnh ý cuộc sống của người nghèo quá lầm than, cơ cực.
- Hình ảnh chim bay mỏi cánh, cuốc kêu ra máu và các câu hỏi tu từ biết ngày nào thôi? Có người nào nghe? Đặc tả thân phận lênh đênh, đầy tủi hờn, oan ức giữa xã hội phong kiến bất công, ngang trái...
Bạn tham khảo ạ:
Cây vĩ cầm đã câm lặng từ lâu, con còn nhớ khi chai sạn chiều hôn lên tay cha. Cây vĩ cầm vẫn ngân nga hằng đêm, bay mãi vào một thời ấu thơ là cây vĩ cầm. Trải bao giông bão, bao tháng năm kiếp người vẫn còn với cha cây vĩ cầm”...
Lời bài hát vang lên da diết làm em chợt nhớ về hình bóng yêu thương của bố - người cha muôn vàn kính yêu, người nghệ sĩ trong gia đình em.
Thấy bóng bố ngồi yên tĩnh bên cây vĩ cầm, câu chuyện về những ngày còn trẻ của bố mà mẹ hay kể lại ùa về. Hơn hai mươi năm trước, bố còn là chàng thanh niên hai mươi tuổi, nhiều ước mơ và hoài bão. Bố từ nhỏ đã kế thừa tình yêu âm nhạc từ bà nội, đặc biệt đam mê với loại hình nghệ thuật này.
Khi em ra đời thì bà nội đã mất, mẹ bảo bà hát dân ca hay lắm, bà còn biết kéo đàn nhị nữa. Nhưng bố không thích đàn nhị như bà nội, lúc bố 13 tuổi, hay sang nhà người hàng xóm từ bên nước ngoài về Việt Nam định cư, nghe người ta kéo đàn vĩ cầm - loại nhạc cụ hiếm có ở Việt Nam rồi theo người ta học kéo đàn.
Nhiều năm sau đổi mới, người hàng xóm kia quay lại quê hương họ tặng cho bố một cây vĩ cầm màu nâu nho nhỏ. Cứ như vậy, cây vĩ cầm ấy theo bố đến hôm nay đã qua hơn hai mươi năm.
Sau này, bố gặp mẹ, bố là chàng trai Hà thành hào hoa, mẹ lại thiếu nữ Sài Gòn sôi nổi, cảm mến chàng thanh niên chơi vĩ cầm giỏi, ít lâu sau thì về chung một nhà. Mẹ bảo sau khi lập gia đình, bố không chơi vĩ cầm thường xuyên như trước nữa, chỉ chăm chú làm ăn lo cho vợ con. Mãi đến khi em lên lớp 2, thấy bố đem cây vĩ cầm đã cũ ra lau chùi, tò mò hỏi mẹ mới biết.
Em cứ nghĩ chắc mình sẽ không được nghe bố đàn vĩ cầm. Cho đến năm ngoái, anh trai đi xa về tặng cho bố một cây vĩ cầm màu nâu bóng, được thiết kế tỉ mỉ, đặt trong hộp gỗ. Em vẫn nhớ như in hình ảnh bố khi ấy, khuôn mặt vuông chữ điền chất phác của người đàn ông đã ngoài bốn mươi với nước da hơi ngăm bỗng bừng sáng hẳn lên.
Đôi mắt hiền từ thường ngày nheo nheo lại, vết nhăn mờ mờ nơi khóe mắt sau nhiều năm gánh vác gia đình thấp thoáng hiện lên. Bố nở nụ cười tươi, đôi tay gầy gầy khẽ vuốt ve cây đàn rồi nhẹ nhàng đặt nó lên, kẹp giữa bờ vai rộng và cần cổ.
Bàn tay bố từ từ đưa qua, kéo nhẹ dây đàn, bản nhạc du dương không biết tên vang lên, dù không được điêu luyện như những nghệ sĩ trên truyền hình nhưng nghe vô cùng ấm áp, xúc động. Hóa ra bố cũng là người nghệ sĩ tài giỏi như vậy.
Kéo đàn xong, bố nâng niu cây vĩ cầm, cẩn thận bỏ lại nó vào hộp rồi đem cất đi. Bóng dáng cao gầy, bước chân vững chắc, bình ổn thường ngày nhanh nhẹn hẳn lên. Sau đó, em cũng không được nghe bố kéo đàn vĩ cầm thêm lần nào nữa.
Bố trở về với cuộc sống thường ngày, vừa lo làm ăn nhỏ, vừa phụ giúp mẹ chăm lo gia đình. Bố là thần tượng của em từ ngày còn bé, luôn ân cần, dịu dàng, thậm chí nhiều món ăn bố nấu còn ngon hơn cả mẹ. Bố không bao giờ khắt khe trong việc học hành của em, thỉnh thoảng sẽ quan tâm con gái học hành có vất vả không, giúp em giảng giải nhiều bài tập khó. Nhiều lần, trời mưa gió mà vẫn phải đến trường, bố đều bỏ công việc, đưa đón em mới yên tâm.
Bố em vốn là người ít nói nhưng rất chu đáo, quan tâm đến mọi người. Những ngày đặc biệt như 20 – 10, 8 – 3, mẹ và em đều sẽ có quà, hai mẹ con lần nào cũng cảm động. Hàng xóm ai cũng yêu mến bố, đặc biệt là các cụ già, lúc nào cũng khen bố còn trẻ mà kiên nhẫn ngồi chơi cờ, tán gẫu với các cụ, các cụ bớt cô đơn hẳn.
Mỗi lần như vậy, em đều tự hào vô cùng. Bố chính là người mà em ngưỡng mộ nhất. Bố không chỉ là chỗ dựa vững chắc cho gia đình em mà còn là người luôn nhẹ nhàng dạy cho em nhiều bài học đạo lý làm người, sống đúng đắn và nhân hậu. Em luôn cảm thấy mình may mắn rất nhiều khi được trưởng thành trong sự bảo vệ yêu thương của bố mẹ.
Tham khảo
Tuổi thơ của tôi là những năm tháng gắn bó cùng ông nội. Đối với tôi, ông chính là người thân mà tôi yêu thương và kính trọng nhất trong cuộc đời của mình.
Ông nội của tôi năm nay đã bảy mươi tư tuổi. Nhưng ông vẫn còn minh mẫn lắm. Ông có khuôn mặt phúc hậu, hiền từ. Chòm râu dài, bạc phơ. Đôi mắt sáng như vì sao trên bầu trời. Đôi bàn tay của ông đã có nhiều nếp nhăn.
Trước khi nghỉ hưu, ông tôi là một cán bộ nhà nước. Ông rất yêu thương con cháu. Nhưng ông cũng rất nghiêm khắc khi chúng tôi mắc lỗi. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn còn rất khỏe. Mọi người đều rất yêu quý, kính trọng ông.
Khi còn nhỏ, bố mẹ thường bận công việc. Ông nội là đã chăm sóc tôi. Ngày đầu tiên đi học, ông cũng là người đưa tôi đến trường. Có quà bánh, ông đều để dành cho tôi. Tình yêu thương của ông dành cho tôi thật lớn lao.
Những kỉ niệm về ông nội cũng thật đáng trân trọng. Hồi còn bé, tôi được ông chở đi chơi trên chiếc xe đạp cũ. Thỉnh thoảng, tôi lại được nghe ông kể chuyện ngày xưa. Hay cả những lúc theo ông vào vườn cây chăm sóc cây cối. Ông đã dạy cho tôi cách chăm sóc cây cối thật cẩn thận. Nhờ có ông, tôi đã biết sống yêu thương mọi vật xung quanh hơn.
Thời gian trôi qua, sức khỏe của ông ngày càng yếu đi. Bởi vậy mà ông cần có sự quan tâm, chăm sóc của con cháu nhiều hơn. Mỗi khi có thời gian rảnh, tôi sẽ dành thời gian trò chuyện với ông. Có khi, hai ông cháu lại cùng nhau chơi cờ, hay đi câu cá. Những lúc đó, tôi cảm thấy rất vui vẻ, hạnh phúc.
Ông nội chính là điểm tựa tinh thần vững chắc của cả gia đình. Tôi luôn dành cho ông sự kính trọng. Mong rằng ông sẽ luôn khỏe mạnh để sống thật lâu bên con cháu.
Đề miêu tả là đề 1.
Vì yêu cầu đề là "tả" loài cây em yêu, cần dùng nhiều tính từ để gợi được hình dáng vẻ đẹp của loài cây mình tả.
Ai trong chúng ta cũng đều có mẹ- người sinh ra ta, người nuôi nấng và chăm sóc ta vô điều kiện, yêu thương chúng ta với tình yêu bao la, rộng lớn vô ngần, với sự hi sinh thầm lặng và cao cả. Tôi cũng có một người mẹ như vậy.
Mẹ tôi năm nay đã gần bốn năm. Cái tuổi tuy không còn trẻ nữa nhưng cũng không hẳn là đã già nhưng mẹ tôi có mái tóc đen và thẳng mà mọi người thường khen là “thẳng như đôi đũa”. Mẹ tôi nhỏ bé lắm, khoảng một mét rưỡi thôi nhưng dáng người mẹ mảnh dẻ. Bề ngoài ai nhìn cũng nghĩ mẹ tôi nhỏ bé như vậy thì chắc làm việc cũng không được nhiều. Nhưng chính điều đó lại tạo nên trong con người của mẹ sự phi thường. Sáng sớm, mẹ dậy chuẩn bị đồ ăn sáng cho anh em tôi đi học, cho bố tôi đi làm và cho cả ông bà nội nữa. Mẹ còn phải nấu cám cho lợn nữa, ch gà vịt uống nữa… Tiếp theo đấy lại công việc đồng áng rồi đi chợ. Đôi khi tôi hỏi mẹ: “Sao mẹ không nghỉ ngơi đi, làm nhiều lại mệt”. Mẹ tôi lại cười rồi bảo câu quen thuộc: “Lao động là vinh quang mà con, ngồi một chỗ chắc mẹ đau lưng mất”.
Quả đúng như thế, tôi thấy mẹ hoạt động liên hồi, nhưng chẳng bao giờ kêu than gì cả. Có thể mẹ của chúng ta sẽ chẳng bao giờ kêu than để làm việc, chăm sóc con cái. Ngày con bé, mẹ dạy tôi tập viết, tập tính. Lớn lên một tí nữa, mẹ dạy cách cầm chổi, rứa ấm chén. Thiếu nữ, mẹ dạy tôi cách nấu ăn, ứng xử… Mẹ tôi dạy rằng, dù sống trong giàu sang hay nghèo khổ thì ai cũng phải biết làm, biết lao động, biết tự phục vụ cho mình, không được ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
Mẹ nấu ăn rất ngon, đây chính là bí quyết để giữ chân bố tôi và là “thuốc giải” rất hữu hiệu mỗi khi tôi chán ăn. Các món mẹ nấu đều rất đậm đà: sườn xào chua ngọt, canh rau ngót, cá kho, thịt kho tàu,… và sau này tôi lại được kế thừa sự khéo léo và cẩn thận của mẹ tôi.
Mẹ dạy tôi cách gấp quần áo, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, cách là quần áo sao cho phẳng phiu, mẹ dạy tôi thật bình tĩnh để giải quyết vấn đề, nóng vội chỉ làm hỏng tất cả, rước phần thiệt về mình. Là con gái, vẻ hình thức là quan trọng, nhưng hãy chú ý đến vẻ đẹp tâm hồn, hãy chăm sóc nó thật hoàn thiện, mẹ dạy điều hay lẽ phải, chỉ ra cái đúng cái sai, việc nên hay không nên, giải đáp mọi thắc mắc cho tôi… Mẹ giống như cuốn từ điển mà khi tôi cần gì có thể hỏi và biết được đáp án. Mẹ rất yêu thương anh em tôi, gia đình tôi thật sự hạnh phúc bởi bàn tay “xây tổ ấm” của mẹ.
Không biết mẹ có đọc được những lời này nhưng tôi luôn muốn nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm”. Chúng ta- những người con ngoan hay nghịch ngợm hay đừng làm mẹ phiền lòng, bởi “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ”.
Mẹ tôi người đã dạy cho tôi rất nhiều điều, đi khắp thế gian này tôi cũng không bao giờ tìm được ai tốt như mẹ của mình. Mẹ chăm lo cho tôi từng ly, từng tý một, cả cuộc đời của mẹ luôn vất vả vì tôi, chăm lo cho tôi, không lúc nào, mẹ kêu ca lời nào, mẹ là người dành cho tôi nhiều tình cảm nhất, luôn dạy tôi những điều hay lẽ phải, dạy cho tôi cách làm những người có ích cho xã hội. Mẹ của tôi người phụ nữ của gia đình, mẹ luôn tần tảo và quan tâm chăm sóc cho tất cả các thành viên của gia đình, mẹ luôn dạy tôi những điều cần thiết trong cuộc sống, mẹ tần tảo trong cách dạy dỗ và chăm lo cho các thành viên trong gia đình.
Tình cảm của cha mẹ cao như núi thái sơn, nghĩa mẹ cao lớn và đi khắp thế gian này tôi cũng không bao giờ quên được công lao và đền đáp được tình cảm mà mẹ đã dành cho tôi. Mẹ là người mà tôi yêu mến nhất.
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ:. Người yêu thương ta nhất chỉ có mẹ, người vị tha với ta nhất cũng chỉ có mẹ mà thôi. Đúng như vậy, mỗi chúng ta ai cũng có một người mẹ. Đó là chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai ai cũng phải quý trọng. Mẹ em cũng vậy, mẹ luôn luôn là người dành tình yêu thương lớn nhất cho chúng em
Khi em lên 4 tuổi, bố thường xuyên phải đi công tác xa nhà. Rất lâu bố mới lại về thăm gia đình một lần. Những ngày đó mẹ là người phải chịu nhiều vất vả, khổ cực để chăm lo và dạy dỗ chúng em. Tuy thân hình mẹ hơi gầy nhưng luôn tràn đầy tình yêu thương đối với chúng em. Mái tóc mẹ uốn quăn với khuôn mạt phúc hậu. Đôi mắt mẹ giống như chiếc cửa sổ tâm hồn để mỗi khi em nhìn vào là như nhìn thầy những tin yêu từ mẹ. Mẹ làm kế toán nên nhiều hôm phải mang tài liệu về nhà để làm thêm nhưng mẹ lại luôn thức dậy sớm để kịp chẩn bị mọi thứ cho chúng em trước khi tới trường. Nhiều hôm mẹ ko có cả thời gian để ăn sáng, như ng mẹ lại chưa bao giừo hỏi em thích ăn gì để mẹ làm. mỗi buổi chiều khi tan học ở trường, mẹ luôn đến đúng giờ để đón chúng em trở về nhà. Một mình mẹ lại vội vàng tắm gội cho chúng em và chuẩn bị bữa tối. Rồi mẹ lại cùng chúng em ngồi vào bàn học, giảng giải cho em những bài toán khó, những câu văn hay. Mẹ rất nghiêm khắc khi em và em trai làm sai chuyện gì.
Em vô cùng khâm phục mẹ. Em phải phấn đấu học thật giỏi, trở thành người con ngoan để mẹ khỏi buồn lòng. Để đền đáp công lao sinh dưỡng của mẹ. Em yêu mẹ nhiều lắm, và em hiểu hơn ai hết mẹ là người yêu thương chúng em nhất trên đời.