Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý cho em dàn ý chung:
MB: Giới thiệu về lễ hội đó (Tên lễ hội)
Địa điểm diễn ra
TB: Thời điểm diễn ra lễ hội
Giới thiệu về những hoạt động diễn ra trong lễ hội:
Phần lễ:
+ Bài phát biểu của các lãnh đạo
+ Đánh trống khai hội
+ Ý nghĩa của lễ hội?
...
Phần hội:
+ Gồm các hoạt động giải trí nào?
+ Ý nghĩa của mỗi hoạt động đó?
+ Cảm xúc của mọi người?
=> Đánh giá của em về toàn lễ hội?
KB: Tình cảm của em dành cho lễ hội
Dàn bài cho bạn nhé.
Mở bài:
- Giới thiệu Lễ hội Đền Hùng.
+ Nguồn gốc của Lễ hội này là gì?
Thân bài:
+ Đó là ngày trọng đại gì hàng năm?
+ Lễ hội này diễn ra vào ngày nào?
-> 10/3 hàng năm.
+ Lễ hội Đền Hùng có ý nghĩa gì?
-> Tưởng nhớ công lao của những vua Hùng có công lập ra đất nước.
-> Thể hiện lòng biết ơn, giữ gìn truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt.
+ Vào ngày này, mọi người có những hoạt động gì?
-> Đầu tiên là đi đến đền làm lễ dâng hương, nhiều nơi có rước thần và cuối cùng là tế lễ.
-> Mọi người nghiêm túc làm lễ với lòng tưởng nhớ chân thành.
-> ...
Kết bài:
+ Cảm nhận của em về ngày Lễ này.
tham khảo
đề 1
Thơ Lục Bát Về Thầy Cô, Mái Trường Hay ❤️️ Ý Nghĩa Nhất
Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có những đêm trăng đẹp. Thế nhưng em vẫn thích nhất là đêm trăng rằm vào mùa hạ.
Ông mặt trời đỏ ối như một quả cầu lửa khổng lồ đã từ từ khuất hẳn phía xa. Trong xóm, mọi nhà đã lên đèn từ lúc nào. Bầu trời trong vắt, đen thẫm lại như khoác tấm áo nhung đen trên có đính những ngôi sao lấp lánh Sau luỹ tre làng, mặt trăng tròn vành vạnh nhô lên, toả ánh sáng vàng dịu lên những ngọn tre. Hàng trăm ngôi sao sáng long lanh, lúc ẩn lúc hiện tạo cho bầu trời một vẻ đẹp huyền ảo. Một lúc sau, trăng đã gối đầu lên rặng cây phía xa để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Lúc này trăng đã lên cao, toả ánh sáng êm dịu len lỏi vào khắp các đường làng, ngõ xóm. Ánh trăng phết nhẹ lên các mái nhà, chiếu những tia sáng li ti qua các kẽ lá, soi xuống mặt đường như muôn vàn hạt ngọc nhỏ. Em và các bạn rủ nhau ra sông hóng mát, ngắm trăng. Chúng em đi đến đâu, trăng đi theo đến đó như muốn cùng đi chơi với chúng em. Ngoài bờ sông, gió lồng lộng thổi vào mát rượi. Dòng sông ven làng được ánh trăng soi sáng gợn sóng lăn tăn, mặt sông óng ánh lung linh như dát vàng.
Mọi người trong xóm em đều tụ tập ở sân nhà để ngắm trăng. Trẻ em nô đùa chạy nhảy cười nói vui vẻ. Những chú chó cũng ra sân hóng mát, thỉnh thoảng lại ngó ra đường, cất tiếng sủa vu vơ. Ngoài đồng quang cảnh thật vắng lặng. Nước chảy róc rách trong các rãnh, mương nước. Hàng trăm anh đom đóm với những chiếc đèn lồng bé xíu toả ánh sáng nhấp nháy thật đẹp. Đó đây có tiếng côn trùng kêu ra rả. Cỏ cây thì thầm trò chuyện với nhau. Trời càng về khuya, quang cảnh càng yên ắng, tĩnh mịch hơn. Vạn vật say sưa chìm vào trong giấc ngủ êm đềm. Ánh trăng dìu dịu cùng hơi sương như đang ru ngủ muôn loài. Chỉ còn côn trùng vẫn cất tiếng ra rả cho khúc nhạc muôn thuở về đêm. Cảnh đêm trăng rằm mùa hạ thật đẹp.
Giữa đồng quê, ngắm cảnh một đêm trăng đẹp như vậy, em cảm thấy yêu thiên nhiên, cảnh vật quê quê hương hơn. Em sẽ cố gắng học giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Bài văn tả cảnh bình minh quê em (hơi ngắn nhá, mong bạn thứ lỗi)
Bài làm: Mới sáng tinh mơ, khi ông mặt trời còn đang nằm trong giấc ngủ ngon lành, con đường như bao phủ cả một làn sương trắng ảo huyền bí. Đâu đó quanh đây, tiếng gà gáy vang lên kêu gọi cả mọi thứ tỉnh giấc. Ông mặt trời còn đang mơ mộng bỗng nhiên phải thức dậy chưa kịp đánh răng đã phải đạp xe lên đỉnh núi chiều những tia nắng ấm áp đầu tiên xuống trần gian. Sương bây giờ đang dần nhạt phai. Lũ chim sẻ, chim bông, chích chòe từ đâu đó trong những cành cây ríu rít bay ra, chúng đùa giỡn, chọc ghẹo, cui đùa cùng nhau làm bầu không khí nơi đây như tươi hẳn lên.Loáng thoáng trên những cành lá, cộng cỏ vẫn còn đọng vài giọt sương long lanh như những viên ngọc trai đang tỏa sáng. Vài bác nông dân đã phải dậy sớm chăm lo cho cánh đồng lúa đang sắp trĩu bông kia. Rồi cứ thế mà trời cứ nắng dần lên. Trên con đường giờ đây đã ngập vang tiếng nói, tiếng xe cộ qua lại của mọi người đi đường. Cảnh bình minh quê em là như thế đó!
Chúc cậu hok tốt nhá
Vào mỗi dịp tết đến, xuân về, trên khắp mọi miền Tổ quốc thân thương của em lại có dịp được làm và thưởng thức những loại bánh cổ truyền rất thơm ngon. Đó chính là bánh chưng và bánh giầy. Có thể nói, mỗi khi nhắc đến hai loại bánh ấy ta lại nhớ đến câu truyện truyền thuyết bánh Trưng bánh Giầy được nhân dân lưu truyền đến tận ngày nay. Đặc biệt, Lang Liêu – một nhân vật chính tiêu biểu trong truyện là người đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Trong tác phẩm, Lang Liêu được nói đến là một người “chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai …”. Đó là một người giàu nhân đức, rất cần cù, chăm chỉ, sống gần dân, biết coi trọng nghề nông là nghề truyền thống của dân tộc từ ngàn đời. Chàng mồ côi mẹ, là một chàng hoàng tử bị “lép vế”, chịu nhiều thiệt thòi nhất trong hoàng tộc. Một hôm nhà vua , vua muốn truyền ngôi nên vua đã gọi các con đến và nói sẽ truyền ngôi cho người nào làm vừa ý ta.Nhưng bời bấy lâu nay vốn là người quanh năm chỉ gắn bó với đồng ruộng, cỏ cây, nên chàng không thể có những loại báu vật quý giá như ngà voi, ngọc ngà châu báu để dâng vua. Càng gần tới ngày dâng lễ vật chàng càng lo lắng tới mức quên ăn quên ngủ. Một hôm do mệt quá nên Lang Liêu chợt thiếp đi. Trong giấc mơ, Lang Liêu gặp một vị thần tiên và người đóđã nói với chàng “Trong trời đất không có gì quý bằng gạo, chỉ có gạo mới nươi sống con người. Khi tỉnh dậy, nghĩ lại lời thần nói nói trong giấc mơ vô cùng đúng đắn nên chàng đã gói những chiếc bánh như trong giấc mơ. Chàng chọn gạo nếp trắng tinh thơm lừng , vo thật sạch, lấy đậu xanh ,thịt lợn làm nhân lấy lá rong gói bánh. Trong ngày dâng lễ vật cúng tiên vương, chỉ duy nhất hai loại bánh của Lang Liêu là giản dị và ít có giá trị vật chất nhất. Vua đi qua một lượt ,nhưng khi ăn tới món ăn của Lang Liêu nhà vua cảm thấy ngạc nhiên bởi món ăn đó có mùi vị thơm ngon, Vua chầm ngâm suy nghĩ rồi chọn thứ bánh ấy làm lễ cúng Tiên vương Nhà vua nói Chiếc bánh hình vuông tượng trưng cho trái đất gọi là bánh trưng còn chiếc bánh hình tròn tượng trưng cho bầu trời bao la rộng lớn gọi là bánh nói rồi vua liền truyền ngôi cho Lang Liêu vì trong 20 người con của vua thi chỉ có Lang Liêu là hiểu được ý vua cha.Chính từ lúc đó, nhà vua quyết định lấy loại bánh này để cúng giỗ tổ tiên trong những ngày Tết, những ngày giỗ tổ tiên. Phong tục này vẫn còn được gìn giữ và lưu truyền đến tận ngày nay. Lang Liêu không chỉ là một nhân vật biểu tượng cho truyền thống cần cù, nhân nghĩa, sáng tạo của dân tộc mà còn hiện lên như một người anh hùng văn hóa của đất nước. Chàng đã biết tiếp thu, chắt chiu, tìm tòi, sáng tạo từ những thành quả của nhân dân trong suốt quá trình xây dựng nền văn hóa dân tộc. Việc Lang Liêu được thừa kế ngôi vua là một kết quả xứng đáng cho một người con hiền lành, chịu khó, một con người tài năng, sáng tạo và một tấm lòng nhân đức, lương thiện. Không chỉ vậy, nhân vật Lang Liêu trong câu chuyện còn thể hiện một chân lý: những con người ở hiền thì sẽ được trời thương giúp đỡ.
Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật … đã tạo nên yếu tố hoang đường, yếu tố kì diệu. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, trừng phạt bọn xấu xa, gian ác trong cuộc đời. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy cũng có nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo cho Lang Liêu mới được nối ngôi Vua “tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Chưa thật đầy đủ ở điểm nào? Vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, van trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.
Lang Liêu là một ông hoàng “chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai …”. Đó là một ông hoàng giàu nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Anh mồ côi mẹ, là một ông hoàng bị “lép vế” trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Việc Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng có ý nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ “thần bảo như dân bảo”.
Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ về cách thức cụ thể làm bánh ra sao. Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đõ xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng nguyên liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xú sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phân thưởng cao quý.
Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giầy tượng trung cho Trời, bánh chưng tượng trưng cho Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hòa hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật. Lá dong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá dong mà nêu cao bài học thương yêu đòan kết. Nhà vua ngẫm nhắc các hoàng tử và quân thần bài học giữ nước. Bánh chưng, bánh giầy với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, xứng đáng được vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên vương chứng giám.
Truyền thuyết này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện bộc lộ niềm tự hào về một nét đẹp truyền thống của đất nước ta với hương vị Tết cổ truyền rất đậm đà. Và đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hóa, nền văn hóa Việt Nam.
Sâu xa hơn nữa, truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.
chúc bạn học thật tốt nha>.<
Mã Lương :Ngày xưa, có một đứa trẻ thông minh, tên là Mã Lương. Em rất thích vẽ, nhưng nghèo quá, chẳng mua nổi cây bút vẽ. Em côi cút, một mình kiếm củi, sống qua ngày.
Lang Liêu :người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ.
Lê thận : Lê Thận quê ở làng Mục Sơn, làm nghề quăng chài, làm bạn keo sơn với Lê Lợi. Lê Thận làm nghề quăng chài
Lê lợi : Lê Lợi xuất thân trong một gia đình quân trưởng ở Thanh Hóa, trưởng thành trong thời kỳ Nhà Minh đô hộ nước Việt. Năm 1418, Lê Lợi tổ chức cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân đội chiếm đóng. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân Lam Sơn sau 10 năm chiến đấu gian khổ đã đánh bại quân Minh và giành lại độc lập cho người Việt. Mùa xuân năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, sáng lập Nhà Lê sơ và khôi phục quốc hiệu Đại Việt. Nhà vua đã xây dựng lại khoa cử, luật lệ, kinh tế, chế tác lễ nhạc, đồng thời thu thập lại sách vở, mở mang trường học... làm cho nước Đại Việt được thịnh trị.
Rùa vàng : Rùa vàng có kích thước khá lớn, đầu tương đối nhỏ và rộng, mõmngắn, tròn, vòi rất ngắn, lưng màu vàng lục có những đốm vàng, yếm bụngmàu trắng nhạt. Mai rùa mềm chứ không cứng như loài rùa thông thường.
Thạch sanh : cậu là Thạch Sanh. Chẳng được bao lâu sau, thì bà cũng bệnh nặng mà qua đời,từ đó Thạch Sanh sống một mình côi cút trong túp lều nhỏ dưới gốc đa, tài sản chỉ có một chiếc khố che thân và một chiếc rìu để đốn củi kiếm cơm.
Lạc long quân : có người tên Lộc Tục, lấy hiệu là Kinh Dương Vương, là thủ lĩnh ở vùng Lĩnh Nam. Kinh Dương Vương có sức khỏe hơn người, còn có biệt tài là đi lại ở dưới nước giống như là đi lại trên cạn vậy.
Mã lương là cậu bé có cây bút thần và tốt bụng biết giúp đỡ mọi người xung quanh .
Lang liêu là con của vua hùng , cậu luôn bị thiệt thòi vs những người anh khác . Nhưng nhờ sự chăm chỉ , tốt tính cậu đã được vua truyền lại ngôi báu từ những chiếc bánh trưng , bánh giầy .
Lê lợi là vị vua an minh và có tài đối vs những người dân .
Rùa vàng là con vật trong tưởng tưởng của xưa nhưng nó cũng đã góp 1 phần cho cuộc chiến và lê lợi .
Thạch Sanh là 1 ng khôi ngô tuấn tú , khỏe mạnh , tốt bụng đến nỗi bị Lí Thông lừa nhưng cuối cùng Thạch Sanh đã cưới được công chúa nhờ sự tốt tính và thật thà của mình .
Lạc Long Quân là 1 ng có tài có đứa đã lấy Âu cơ làm vợ sau này sinh bọc trứng đó là những đứa con , những dân tộc ngày này .
.................
Thach Sanh la nguoi nhan hau ,co long vi tha tuy nhieu lan LI Thong da ham hai Thach Sanh . Da nhieu lan lap cong lon nhu giet chan tinh ,cuu cong chua ,...nhieu lan lap cong to lon nhu vay nhung Thach Sanh vi nhe da,ca tin nen nhieu lan mac bay cua Li Thong ,ma Thach Sanh van tha thu .Mot nguoi anh em tot nhu vay ma Li Thong khong biet giu gin thi se bi qua bao. cung co lan Thach Sanh da cuu Thai Tu con vua thuy te va dc lay cong chua .Voi duc tinh nhu vay ma Thach Sanh lay cong chua va len lam vua.
Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý:Chàng là Thái Tử con của Ngọc Hoàng được sai xuống đầu thai.Và được sinh ra trong 1 gia đình nông dân nghèo đã cao tuổi mà chưa có con.Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chàng đã chém chằn tinh giúp dân và lấy được bộ cung tên vàng ở chỗ nó.Chàng còn bắn đại bàng cứu được công chúa cho nhà Vua,chàng còn cứu Thái Tử con vua Thủy Tề ở dưới nước và được tặng 1 cây đàn kì diệu để đánh đuổi quân của 18 nước chư hầu.Vì những chiến công đó nên Thạch Sanh được cưới công chúa làm phò mã và được vua truyền ngôi.
Hát lên một khúc tâm tình
Chỉ mong em nhớ bóng hình khi xưa
Hòa cùng khúc nhạc đêm mưa
Lệ vương khóe mắt, ướt nhòa đôi mi.
Lang Liêu là một ông hoàng "chỉ chăm lo việc đồng úng trồng lúa, trồng khoai…"
Chúc bạn học tốt
Chúc bạn học tốt
Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật … đã tạo nên yếu tố hoang đường, yếu tố kì diệu. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, trừng phạt bọn xấu xa, gian ác trong cuộc đời. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy cũng có nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo cho Lang Liêu mới được nối ngôi Vua “tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Chưa thật đầy đủ ở điểm nào? Vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, van trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.
Lang Liêu là một ông hoàng “chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai …”. Đó là một ông hoàng giàu nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Anh mồ côi mẹ, là một ông hoàng bị “lép vế” trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Việc Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng có ý nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ “thần bảo như dân bảo”.
Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ về cách thức cụ thể làm bánh ra sao. Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đõ xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng nguyên liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xú sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phân thưởng cao quý.
Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giầy tượng trung cho Trời, bánh chưng tượng trưng cho Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hòa hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật. Lá dong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá dong mà nêu cao bài học thương yêu đòan kết. Nhà vua ngẫm nhắc các hoàng tử và quân thần bài học giữ nước. Bánh chưng, bánh giầy với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, xứng đáng được vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên vương chứng giám.
Truyền thuyết này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện bộc lộ niềm tự hào về một nét đẹp truyền thống của đất nước ta với hương vị Tết cổ truyền rất đậm đà. Và đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hóa, nền văn hóa Việt Nam.
Sâu xa hơn nữa, truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.