K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tương truyền rằng con người sau khi tạ thế sẽ phải đi qua một con đường tên gọi Hoàng Tuyền để đi tới Quỷ Môn Quan. Cát Hoàng Tuyền đỏ au như máu ,đất Hoàng Tuyền đen tựa màn đêm. Xung quanh trồng đầy giống hoá Bỉ Ngạn bung nở một dáng vẻ yêu kiều như nuốt trọn bi ai của nhân gian. Vậy sau khi bị phu quân phản hội, vua cha chém đầu, hồn Mị Châu sẽ đi về đâu? Không rõ nữa, có lẽ là Hoàng Tuyền.

Truyện xưa kể lại, sau khi Mị Châu qua đời không lâu, Trọng Thủy cũng đột ngột ra đi. Triệu Đà xót thương con trai, ngày đêm mời pháp sư về cúng chiêu hồn, nhưng kì lạ là gọi mãi không thấy hồn chàng hiện lên. Có người nói: hồn Trọng Thủy đã ra thành cát bụi, cũng có người nói, chàng đang đi tìm Mị Châu,... Lời đồn thì vô kể nhưng sự thực thì mấy ai hay?

"Nhân duyên" - cái gọi là nhân duyên xem ra cũng chỉ là món nợ phải trả cho người

Hồng trần như mộng, người tỉnh mộng tan, nhân sinh như kịch, người tan kịch tàn. Chớp mắt đã qua ngàn năm. Hàng năm, số lượng người chết đi qua sông Vong Xuyên lại nhiều vô kể . Lão quỷ sai lái đỏ ở đây đã bao năm, lại luôn trông thấy một năm tử lạ kì ngồi dựa vào đá Tam Sinh, tay ôm chậu hoa Bỉ Ngạn, ngồi thẫn thờ nhìn về phía trước, thi thoảng lại vô lực mỉm cười nói với đóa hoa đỏ rực trong tay: 

- A Châu, lại một mùa hoa nở rộ, khi nào nàng mới trở về bên ta?

Nói đến đây, hẳn các người cũng biết hẳn nam nhân đó là ai rồi chứ?

Hồn Trọng Thủy sau khi lìa khỏi xác đã lang thang dưới âm phủ bốn mươi chín ngày đêm để tìm Mị Châu, nhưng đáp lại hắn là những cái lắc đầu đầy tiếc nuối. Trọng Thủy tìm gặp Mạnh Bà, xin không uống nước sông Vong Xuyên, nguyện không đầu thai, ở lại đây chờ thê tử quay về.

Mạnh Bà là người cai quản Vọng Hương đài, nếu muốn đến thập điện chuyển sinh, phải uống canh từ bảy giọt lệ do bà điều chế để quên đi mọi sự ở nhân gian. Mạnh Bà giao cho Trọng Thủy một bông hoa và nói rằng:

- Tình ái, tới cũng nhanh, đi cũng nhanh, nếu nó úa tàn thì còn có thể cứu chữa. Nhưng nếu nó chết rồi, thì phải làm sao đây? Mị Châu vì không muốn quên đi người mà nguyện hoá thành Bỉ Ngạn. Bỉ Ngạn hoá, vốn dĩ đau thương đến cùng cực, vẫn còn nở rộ dể mê hoặc chúng sinh. Trăm năm ra hoa một lần, diệp sinh vô hoa, hoa khai vô diệp. Lá và hoa mãi mãi không có cơ hội nở chung một lúc. Đợi qua ngàn năm, khi lá và hoa có duyên nở cùng, ngươi sẽ gặp lại thê tử của mình, chỉ trong một canh giờ thôi, nàng ta sẽ đi tới một thế giới khác. Một thế giới mà nàng ước mong. Và rồi, rốt cục đã đến kì hạn một nghìn năm, Trọng Thủy ngồi bên Tam Sinh thạch, chỉ sợ rời đi nửa bước sẽ vụt mất nàng. Hắn đợi một ngày, nhưng không thấy nàng đâu, trời tối đen như mực và hi vọng của hắn. Giữa trời đất này, giữa dòng sông này, thứ còn sót lại chỉ còn là nước mắt.

- A Châu, nàng có thể nhẫn tâm như vậy sao? Nguyện không chuyển sinh ngàn năm, nhưng lại không muốn gặp mặt tướng công của mình. Là nàng lạnh lùng hay vốn không hề có trái tim?

Lời vừa dứt, một giọt lệ lăn xuống phiến lá mỏng, một đạo hồng quang bay quanh đóa Bỉ Ngạn lồ bung nở một dáng vẻ yêu kiều. Sau cái nhoè nhoẹt của nước mắt, thấp thoáng một nhân ảnh gầy mòn. Một nghìn năm, hắn đã chờ nàng một nghìn năm rồi, hắn lo sợ sau khi tỉnh dậy, nàng có chê hắn già không?

Đáp lại sự kích động đến trào nước mắt của Trọng Thủy, Mị Châu bình thản như người xa lạ. Ai đó từng nói với hắn, con người có ba cảnh giới của đau khổ: thấp nhất là gào thét, cao hơn là điên loạn, đau nhất là bình thản. Nàng nhìn xa xăm và trả lời nhẹ bẫng:
- Sao có thể không có trái tim? Ta đã để nó ở chỗ chàng rồi nhưng Trọng Thủy, chàng để nó ở đâu?

Trọng Thủy trân trân nhìn nàng, cổ họng như có một hòn thân nóng rực chèn lại. Chàng đã hi vọng biết bao, có thể ôm nàng vào lòng và nói:
- Đi cùng ta, tới một nơi không ai hay biết. Chúng ta tứ hải, tam san, lưỡng nhân, một đời.

Nhưng thật bi thương biết bao, "chúng ta" của trước đây bây giờ chỉ còn là "ta và nàng."

Trọng Thủy những muốn tiến lên nhưng lại không thể, sợ rằng nàng sẽ ghê sợ mà bỏ hắn đi. Mùi Bỉ Ngạn thơm ngát che đi dáng vẻ của đau thương nhưng lại làm tim cả hai tê tái đến thấm nhuần vào tận cốt tủy. Bao nhiêu năm nay, thứ gặm nhấm chàng không chỉ có cô đơn.
Mãi lúc lâu sau, hắn mới có thể lên tiếng:
- Là ta sai, ta luôn vì Nam Việt, luôn vì con dân, nhưng ta chưa bao giờ vì nàng. Ta không phụ Nam Việt, không phụ con dân, nhưng ta lại phụ nàng. Nhưng A Châu, ta yêu nàng là thật, thương nàng là thật, lúc trước nói muốn ở bên nàng cũng là thật. Nàng rất quan trọng với ta

Khẽ thấy Mị Châu mỉm cười nặng nề, nàng cười, nhưng nước mắt lại rơi:
- Quan trọng, thế nào là quan trọng?

- Là khi trời nổi giông bão, ta không đi tìm nến, ta đi tìm nàng

Trọng Thủy ôm lấy nàng, sợ rằng hai tay sẽ không đủ sức giữ nổi người mình yêu. Nhưng siết chặt thì sợ nàng đau, nới lỏng lại sợ vuột mất, thâm tình khổ, một đời khổ, si tình chỉ vì vô tình mà khổ.

Trái tim như bị đâm thủng, có cái gì trong nàng vừa mới chết. Lòng nàng như gào thét rằng: "Vậy khi bão tới rồi chàng ở đâu?" Thế nhưng vẻ ngoài của nàng lại lãnh đạm hết sức. Bởi trong cuộc sống, có những nỗi đau không nói lên lời, có những nỗi lầm phải trả giá bằng cả kiếp người, nhưng nỗi lầm nàng lại phải trả giá bằng máu của cả dân tộc.

Nàng khoác lên mình lớp áo bình thản mà trong lòng dậy sóng : 
- Trọng Thủy, chàng không sai, ít nhất với con dân Nam Việt. Nhưng ta là công chúa Âu Lạc, chàng và ta vĩnh viễn không thể đi tới vĩnh viễn. Mà hai từ "vĩnh viễn", thực chất chỉ là một loại ảo tưởng được sinh ra từ nỗi cô đơn

Trọng Thủy dùng hai tay ôm trọn khuôn mặt nàng, sau cùng phát hiện ra những giọt lệ của nàng chỉ là ảo giác :
- A Châu, tại sao nàng lại không có nước mắt ?

Mị Châu mỉm cười nhắm mắt lại, từng lời khi xưa An Dương Vương hiện về trong tâm trí nàng : "Mị Châu, ta chém con, không phải vì ta hận, mà vì ta thà để con một đao chết trong vòng tay cha còn hơn là bị kẻ thù giày xéo. Đá không đầu vô tri cô giác, không có đầu lấy đâu lệ mà rơi".

Bao lời muốn thốt ra chung quy lại vẫn chỉ là sự bất lực, một canh giờ sắp hết, nàng cần một lời giải thích từ Trọng Thủy : 
-Hãy cho thiếp một lí do để tiếp tục yêu chàng

Trọng Thủy nhìn người con gái trong tay, hạ giọng thật thấp :
- Vào ngày cuối cùng ta còn ở Âu Lạc, ta nhận được thư của vua cha ở phía Nam. Người nói rằng, ta là một đứa con bất hiếu, vì chuyện nhi nữ tình trường mà quên đi trọng trách quốc gia. Quả thực, ta có ý lừa dối cha để bảo vệ Âu Lạc cho nàng. Ta nghĩ, nàng chỉ đi ngang, gieo vào tim ta một hạt mầm nhỏ bé, ban đầu cứ nghĩ là cỏ dại, đến khi ngoảnh lại thấy một rừng hoa. Thế nhưng ta là một hoàng tử, cha nói, muốn làm kẻ mạnh thì phải giết, bao gồm cả sự thiện lương trong tâm hồn. Nhưng A Châu, Trọng Thủy ta nào đâu muốn làm kẻ mạnh, ta chỉ muốn cùng người ta thương sống bách niên giai lão. Nếu năm đó, ta yêu nàng sớm hơn một chút, ta không phải hoàng tử, nàng không phải công chúa, chúng ta cùng nhau cao bay xa chạy thì tốt biết bao?"

Trọng Thủy ngừng lại, nhìn về phía Mị Châu đang đờ đẫn trong nước mắt
- Nhưng với ta, hạnh phúc và bình yên là hai từ quá xa xỉ. Cha ta uy hiếp ta...

Mị Châu ngước mắt nhìn chàng, âm điệu pha lẫn bi ai :
-Một người mạnh mẽ như chàng cũng có điểm yếu để bị uy hiếp sao ?

Khẽ thấy Trọng Thủy cười khổ : 
- A Châu, cho dù người đời có nói ta mạnh mẽ thế nào. Rốt cuộc ta vẫn có ba điểm yếu. Một : nàng. Hai : yêu nàng. Ba : ta yêu nàng. Đó là những gì ta đánh đổi để giữ lại tính mạng của nàng. Thế nhưng trời xanh cho ta bao năm quên lãng, lại không cho ta được một đời quên. A Châu, nàng có thể tha thứ cho ta không ?

Nhìn vào ánh mắt tràn đầy niềm tin của Trọng Thủy, Mị Châu cứ nắm duỗi bàn tay, cánh hoa bỉ ngạn đã bắt đầu héo úa, bóng nàng thấp thoáng rồi mờ dần. Trọng Thủy vội vã chạy đến giữ chặt nàng, nhưng nàng đã sắp tan thành mây khói, nước mắt chàng rơi chỉ một khắc là vỡ oà, là giải thoát, là một đời cô đơn
- Tướng công, với thân phận là công chúa Âu Lạc, thiếp không thể tha thứ cho chàng, nhưng với thân phận là A Châu, thiếp nguyện ý. Hãy cứ coi đoạn tình này là một giấc mơ. Giấc mơ của chàng là thiên hạ thống nhất, giấc mơ của ta là một gia đình nhỏ. Giấc mơ của chàng không có ta, vì ta không thể giúp chàng bình định thiên hạ, giấc mơ của ta không có chàng, vì chàng chẳng thể cho ta những điều ta ước mong. Giấc mơ của hai ta quá ngắn ngủi, một giấc mơ trưa. Nhưng nếu kiếp sau, nhân sinh nếu như lần đầu gặp gỡ, ta vẫn sẽ yêu chàng như ngày đầu ta yêu".

Dứt lời, nụ cười của nàng cũng tan biến, bỉ ngạn úa tàn, chỉ có Trọng Thủy ngồi giữa đơn côi. Bởi vậy, "yêu" và "đồng hành" là hai chuyện hoàn toàn khác biệt.

Mạnh Bà múc chén canh đi đến cạnh Trọng Thủy nãy giờ vẫn ôm đoá hoa, nhẹ hỏi một câu môt câu : -Người muốn đầu thai hay chờ đợi

Chỉ thấy chàng vân vê cánh hoa nhỏ, mỉm cười nói một chữ "đợi" rồi trông về phương xa. Chàng tin rằng ở một thế giới khác, thế giới của những con người bình thường, chàng sẽ gặp lại Mị Châu. Chàng đợi hết kiếp này, kiếp sau nữa, kiếp sau nữa nữa. Gặp nàng sớm một chút, yêu nàng nhiều một chút, sẽ có ngày Mị Châu đứng trước mặt chàng và mỉm cười nói rằng : "Ta đã về".

Nguồn: Trần Cẩm Anh (Arthur Tố Cẩm)

 Hãy tưởng tượng mình trong vai Mị Nương và gặp gỡ Thủy Tinh sau 20 năm. Kể lại câu chuyện .

Chào các con! Ta là Mị Nương, chắc các con đã biết đến ta qua câu chuyện liên quan đến Sơn Tinh, Thủy Tinh. Từ ngày theo Sơn Tinh về núi, cuộc sống của ta rất hạnh phúc, duy chỉ có điều nàng năm phu quân của ta vẫn phải vất vả đánh trả Thủy Tinh. Đó quả là một câu chuyện dài, hôm nay ta sẽ kể cho các con nghe tường tận về câu chuyện đó.

Vua Hùng thứ mười tám là phụ vương của ta. Vì ta là con út lại rất biết nghe lời phụ vương nên vua cha yêu chiều ta hết mực. đến tuổi lập gia đình, cha muốn kén cho ta một người chồng xứng đáng để làm chổ nương tựa cho người con yêu dấu của Người. Ngay sau khi biết vua cha có ý đó, rất nhiều người đã đến và cầu hôn với ta. Nhưng phần vì ta không ưng, phần vì họ không thật sự tài giỏi nên phụ vương chưa đồng ý một ai. Một hôm, có hai chàng trai cũng đến thi tài. Mới nhìn ta đã biết đây là những người có tài năng phi thường. Một chàng tướng mạo khôi ngô, tuấn tú, mặc một bộ quần áo bằng lông thú, nai nịt gọn gàng. Bước chân của chàng uyển chuyển, nhẹ nhàng, dũng mãnh như bước đi của hổ, báo. Chàng tên gọi là Sơn Tinh, đến từ vùng núi Tản Viên. Chàng cúi lạy cha ta rồi xin được trổ tài. Chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên rừng dãy núi đồi. Tài năng, võ nghệ phi thường của chàng khiến mọi người reo hò, khen ngợi không ngớt. Cha ta có vẻ ưng ý lắm. Chàng thứ hai tên Thủy Tinh, trông có vẻ hơi dữ tợn hơn. Chàng khoác trên mình bộ quần áo lấp lánh được dệt bởi những chiếc vẩy cá rất to, theo sau là những tiếng reo hò của các thần tôm, thần cá. Chàng vung tay gọi gió, hô mưa khiến mọi người được một phen khiếp sợ nhưng cũng rất khâm phục. Vua cha thấy tài năng của hai người ngang nhau, không biết chọn ai bèn hỏi ý kiến ta. Ta vẫn trao quyền kén chồng cho cha nên cũng không bày tỏ ý kiến của mình nhưng thực tâm, ta đã có cảm tình với Sơn Tinh. Vua cha sau khi họp bàn các Lạc hầu, Lạc tướng bèn ra điều kiện:

– Ngày hôm sau, ai mang sính lễ đến trước sẽ được rước Mị Nương về.

Sính lễ người đưa ra thật lạ và quý hiếm, ta cũng chưa từng được thấy bao giờ. Suốt đêm hôm ấy, ta trằn trọc không ngủ được. Không biết ai sẽ là người đến trước? không biết ta sẽ lên rừng hay xuống biển? Càng nghĩ ta càng lo lắng và buồn bã vì sắp phải xa phụ vương của ta.

Đúng như mong ước của ta. Ngày hôm sau, Sơn Tinh mang sính lễ đến trước. Lễ vật bao gồm một trăm ván cơn nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao – mỗi thứ một đôi nhưng xem xét lĩ ta nhận ra một điều đó đều là những sản vật quý hiếm của núi rừng. ta liếc nhìn cha. Phải chăng cha ta ưu ái cho chàng Sơn Tinh nên yêu cầu lễ vật của rừng núi, hay là vì hiểu được tâm tư của con gái? Càng nghỉ ta càng khâm phục và yêu quý cha ta hơn. Sau khi làm lễ xong, ta theo Sơn Tinh về núi. Đoàn rước dâu đi đến đâu, náo nức một vùng đến đấy. đến nữa đường, bỗng nghe một tính thét vang như sóng dậy phía sau. Theo lời bẩm báo của lính hầu, vì đến sau không lấy được ta, Thủy Tinh đã tức giận mà đuổi đánh Sơn Tinh. Khuôn mặt của hắn mới đáng sợ làm sao! Đôi mắt trợn ngược, bộ râu vểnh lên đầy căn giận và liên tục gào thét ra mưa, gió, sấm, chớp làm rung chuyển cả bầu trời, cuốn trôi biết bao nhà cửa. Hắn liên tục thét Sơn Tinh trả lại ta cho hắn. Đoàn người tùy tùng và ta vô cùng khiếp sợ. Giữa lúc ấy Sơn Tinh đã vận dụng hết nội lực của mình dời từng quả núi, bốc từng quả đồi để ngăn cản dòng nước. cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt. Ngồi trong kiệu, ta lo lắng cho số phận của nhân dân, cho tính mạng của chồng ta và cầu khấn thần phật đem lại chiến thắng cho chàng. Quả nhiên, nước của Thủy Tinh dâng đến đâu thì đồi núi của chồng ta dưng lên đến đấy. Cuộc chiến kéo dài mấy ngày thì Thủy Tinh đuối sức, đành rút quân về.

Từ đó, ấm ức chuyện cũ dẫn đến oán nặng, thù sâu, Thủy Tinh hằng năm vẫn dâng nước đánh chồng ta. Nhân dân còn mãi lưu truyền câu ca:

Núi cao, sông hãy còn đi,

Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen.

Sơn Tinh là một người tốt bụng, cứ đến thời điểm này trong năm, chàng lại vắng nhà. Chàng cũng quân lính đánh trả Thủy Tinh để bảo vệ cuộc sống cho nhân dân, mang lại bình yên cho mọi người. Mong cho chàng sẽ chiến thắng Thủy Tinh để cuộc sống luôn được thanh bình, no ấm.

14 tháng 10 2018

https://h.vn/hoi-dap/question/59488.html

https://olm.vn/hoi-dap/question/1070646.html

Tham khảo nha

đề 1:

"Sao anh lại đánh em thế này... đừng đánh em nữa anh ơi!"

Mới chiều hôm qua đây thôi, trên đường đi học về tôi gặp một cảnh tượng thật đau lòng, một người đàn ông đánh tới tấp vào mặt, lưng một người phụ nữ. Vừa cố chống chọi với cơn khát bạo hành của chồng, chị vừa khóc lóc van xin: "Sao anh lại đánh em thế này... đừng đánh em nữa anh ơi!". Tôi hơi sững người, nhưng cũng không lấy làm lạ vì đã từng chứng kiến cảnh như thế này nhiều lần. Ấy thế mà lâu nay tôi lại nghe người ta nói rằng: "Gia đình là nơi để yêu thương".

Đã trôi qua một khoảng thời gian khá dài tôi đã sống, đã làm, đã ra đi... và tìm tòi những minh chứng cho điều mình nghe thấy. Thế rồi, lại đắng lòng biết mấy, khi tôi chợt nhận ra thời gian càng quay nhanh thì tình người cũng dần tan biến. Cuộc sống vô tâm làm nguội lạnh tình cảm trong trái tim mỗi người. Xã hội đổi thay và lòng người cũng dần thay đổi, mọi tính toán thiệt hơn trong cuộc sống làm mất đi những vẻ đẹp tự nhiên vốn có, hạnh phúc thì ít nhưng đắng cay lại nhiều, bao nhiêu mảnh đời bất hạnh vì cuộc sống gia đình không hòa thuận, thậm chí tan vỡ, và những hiểm nguy luôn rình rập... Tôi cười gượng: “Đấy! Một thảm họa hay nghịch cảnh trần gian?” Quá xót xa, tôi căm ghét và lên án những hành động tàn ác này - bạo lực gia đình.

Ở cõi vô thường này mấy ai còn lạ lẫm với khái niệm “bạo lực gia đình”, nó đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong chính cuộc sống của mỗi người chúng ta. Bạo lực gia đình, một cụm từ ngắn gọn, chỉ cho những hành động độc ác, vô nhân tính, vô đạo đức, không còn nhân phẩm của một số người trong xã hội, hành vi đó xảy ra trong phạm vi gia đình, giữa các thành viên với nhau. Không những ở Việt Nam nói riêng mà nó bao gồm cả toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia thuộc Châu Phi. Hằng năm trên thế giới, số người chết và bị thương vì loại tệ nạn này không ngừng tăng lên. Thật đau đớn biết bao cho những điều chúng ta đã thấy. Và tôi nghĩ, có hay không? Ở đâu? Cho tôi xin hai chữ công bằng.

Gần đây, nổi cộm trên các sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng là các vụ thương tâm về bạo hành trẻ nhỏ khiến người xem không ngừng suy nghĩ. Cách đây vài ngày, dư luận người Việt không khỏi xôn xao và cảm thương cho cháu bé 15 tháng tuổi ở TP.HCM bị chính cha mẹ mình đánh chấn thương sọ não. Một sự thật ngỡ ngàng khiến người xem bất bình khi thủ phạm lại quá thản nhiên cho rằng đó là “chuyện bình thường”. Tôi như nghẹn ứ lồng ngực khi nghe người mẹ trả lời câu hỏi của phóng viên nhà báo: “Nó bị té xe mà!”. Một lời nói lạnh lùng tới tận xương tủy, tôi tê buốt thân mình, đấy cũng gọi là mẹ sao? - người mang nặng chín tháng mười ngày, tôi tự hỏi. Hình như là tôi đang khóc, nhưng nước mắt tôi không rơi... là vì tôi đang lo cho số phận, cho tương lai mịt mù của đứa trẻ này.

Cùng trên tuyến đường chạy dọc vào miền Nam yêu quý, quanh năm ruộng đất tốt tươi, cò bay thẳng cánh, vẫn còn hiện lên trên nét mặt của mỗi người dân Hậu Giang thôn quê nghèo một nỗi bang hoàng như cắn xé tâm can khi được ai đó hỏi về chuyện cậu học sinh cấp 1, N.V.T bị cha và mẹ kế đánh gãy xương sườn, nhốt vào chuồng chó 3 ngày không cho ăn. Nói đến đây tôi không còn kìm lòng mình được nữa, sự chua chát phủ lên trong từng hơi thở của mình. Tôi tự hỏi tại sao lại thế? Những người làm cha mẹ đó liệu họ có cảm thấy đớn đau khi hành hạ con cái mình không? Hay vì do em lỡ mang số kiếp con riêng để “đến đây” làm người?

Chuyện của những thiên thần nhỏ chỉ là một nốt trầm trong bản nhạc bạo lực bay bổng, còn những nốt cao luôn vút lên với biết bao bi kịch. Hạnh phúc gia đình vỡ tan, con cái gặp nhiều bất hạnh... Sinh ra với thân phận phụ nữ ai không mong gặp được người chồng yêu thương mình. Cảnh cuộc sống hạnh phúc viên mãn luôn là niềm ước ao của bao cô gái trẻ. Khi tình yêu thăng hoa, niềm vui ấy sẽ dần lớn theo năm tháng nhưng có ngờ đâu nó lại trở thành địa ngục. Tình yêu trên đời vốn là ích kỉ, nhưng sự độc đoán, cổ hủ lại khiến con người ta trở nên vô cảm, một khi sự ghen tuông nổi dậy thì tình yêu đẹp đó dù được xây dựng trong bao nhiêu năm cũng trôi vào tro bụi. Đấy là tình cảnh chung của bao chị em phụ nữ đang phải gánh chịu.

Chuyện chị H. ở Nghệ Tĩnh là một minh chứng nóng lên cho hành vi này. Vì quá ghen tuông theo kiểu mù quáng, người chồng hiền từ đức độ bao nhiêu năm chung sống đã không có cảm giác run sợ khi dùng dao xẻo thịt vợ. Một hành động man rợ đến kẻ điên cũng phải khiếp sợ. Tôi thường nghe mấy anh thi nhân vẫn hay ví von rằng “phụ nữ như đóa phù dung”. Nói đến phụ nữ ai cũng nghĩ ngay đến sự hiền lành, đức độ, mỏng manh và xinh đẹp, đòi hỏi ai có được cũng phải nâng niu và bảo trọng. Nhưng cuộc đời thì nào như tác phẩm văn học, còn lắm những đắng cay, tủi hờn mà biết bao “đóa phù dung” phải chịu.

Hôm qua tôi đọc báo, lang thang trên các dòng tin mạng, tôi thấy tái tê cõi lòng khi đọc tin một chị tên H. ở Nam Định bị chồng đánh đập, hành hạ dã man, dùng kim tiêm đâm vào vùng kín. Người đàn ông vũ phu ấy còn bắt vợ mình ăn phân lợn... bây giờ khuôn mặt chị đã biến dạng qua nhiều đòn tra tấn dã man của chồng. Trước cơ quan chức năng chị chỉ ngậm ngùi khóc trong đớn đau và tức tưởi: “Là vì con, nếu tôi ra đi con tôi ba đứa nheo nhóc làm sao qua cảnh cơ hàn...”. Lại thêm một mảnh đời bất hạnh. Cuộc sống nào cho chị hạnh phúc đây? Con đường nào sẽ mang lại tình yêu và tiếng cười cho chị và các con, vẫn là một ẩn số thật dài...

Tạm gác lại những câu chuyện bạo hành gia đình của nước mình, mới đây trên trang mạng xã hội Facebook có một người đàn ông nickname là Phi Nhi. Người đàn ông này đã đánh đập đứa con 2 tuổi rồi khoe trên trang cá nhân của mình. Sự hận thù người vợ lố lăng đã khiến ông trở nên tàn độc với mọi thứ, kể cả đứa con nhỏ bé. Ông đánh con mọi lúc, mọi nơi có thể. Nhìn cậu bé qua những bức hình với thân mình bầm tím, máu me đầy người... nhưng lại được chính bố mình đăng tải trên mạng mà lòng se xót.

Những vụ việc trên là minh chứng hết sức rõ ràng cho vấn nạn này, nó đem lại quá nhiều tác hại cho cuộc sống. Bạo lực gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người, gây hoang mang và sợ hãi, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến cái chết hoặc gây nhiều thương tích.

Bên cạnh đó nó còn gây tổn hại về mặt kinh tế. Nhiều người vẫn thắc mắc, đặt ra câu hỏi tại sao lại xảy ra điều đó, tôi cũng chưa hiểu hết được những lí do đó, vì nó có quá nhiều và mỗi bản thân chúng ta phải tự rút ra cho mình một nhận xét. Nhưng dù có bao rộng thế nào thì rồi nó cũng xoay trong vòng xoáy của tình yêu, lòng hận thù, sự khốn khó của cuộc sống. Bởi vậy xin những ai đang sống và đang mắc trong vũng bùn lầy tội lỗi thì hãy bước ra khỏi, hãy quay trở lại, hãy xóa hết những lỗi lầm. gạt bỏ hết những đớn đau, hãy sống vị tha bằng tình yêu thương cao cả để xây dựng một cuộc sống mới đầy niềm vui và tiếng cười hạnh phúc.

Trong thâm tâm mình, tôi rất phẫn nộ và muốn lên án vấn nạn bạo lực gia đình. Tôi muốn tìm lại hai tiếng công bằng cho cuộc sống của những người đang bị hành hạ, ngược đãi. Tôi muốn xã hội hãy bắt giữ hết những tên tội phạm này và xét xử thật nghiêm khắc. Tôi muốn mình được là một ai đó, đem tiếng nói sức tài bé mọn của mình để chung tay với cộng đồng ngăn chặn và xóa bỏ tệ nạn này trong cuộc sống. Và điều cuối cùng tôi mong muốn là dù cho những người phạm tội đó đã từng là ai, họ đã từng gây ra tội lỗi gì thì khi quay trở lại với cuộc sống xin mọi người hãy đón nhận, để họ được sống trong tình yêu thương, để hoàn lương làm một người tốt.

Qua mỗi câu chuyện là một bài học kinh nghiệm, là nỗi khát khao cầu mong sự bình yên trong cuộc sống. Qua đây, tôi được trải lòng mình sau những thực hư ẩn trong nhiều bài báo, những chuyện được nghe. Còn bạn thì sao? Bạn đã hiểu và rút ra bài học gì chưa? Tôi chợt nhận ra rằng, từ nay mình cần bỏ đi những thói hư ích kỉ, những hờn giận nhỏ nhen. Hãy yêu thương nhiều hơn nữa để cho cuộc sống lại có thêm một màu sắc mới của tình thương và tình người.

Khép lại nỗi đau còn hằn trên thân xác của những nạn nhân bạo lực gia đình, gạt đi những dĩ vãng ngập những màu buồn của sự sợ hãi. Xin hãy chung tay thắp lên những ngọn lửa tin yêu trong lòng mọi người, để mỗi ngày qua đi là mỗi ngày hoan hỉ trong niềm vui, hạnh phúc, và vấn nạn bạo lực gia đình mãi chỉ còn đọng lại với thời gian, để niềm vui trở về bên bàn cơm nhỏ, để tương lai rực sáng trong đôi mắt trẻ thơ và để đạo lí mà cha ông ta đã dạy mãi được lưu truyền".

30 tháng 5 2018

MB: Giới thiệu về giấc mơ đó (nguyên nhân, thời gian, địa điểm). Đặc biệt là nói sơ qua về nhân vật cổ tích mà em đc học.

** Nhân vật cổ tích đó có thể là một nhân vật là 1 hình mẫu lí tưởng, đại diện cho sự công bằng và tốt đẹp trong xã hội. Đó còn là một nhân vật thể hiện đc những điều mà em đang mong muốn.

** Hoặc có thể đó là 1 con người địa diện cho tầng lớp xấu xa trong truyện.
TB:
- Tâm trạng của em trc khi có đc giấc mơ.
- Thơi gian? địa điểm? <nói cụ thể hơn>
- Nhân vật mà em được gặp:
+ Hình dáng bên ngoài: là một nhân vật như trong truyện cổ tích nên em có thể nói là nhân vật đó có hình dáng bên ngoài giống như trong truyện và chính yếu tố hình dáng tương tự như trong truyện làm em biết đó là nhân vật ở trong câu chuyện nào.
+ Giọng nói, nụ cười, ... <hiền hay ác, ...>
+ Đó là nhân vật đại diện cho mong ước hiền lành hay là một người xấu xa trong truyện.
- Em lúc đó ntn?
+ Tâm trạng của em: buồn, vui hay sợ hãi?
+ Em đã làm gì: đứng yên, ôm chầm lấy nhân vật đó, hay ...?
- Những việc sau đó diễn ra, giữa em với nhân vật đó.
+ Nếu là 1 nhân vật địa diện cho cái thiện thì 2 người có thể ngồi nói chuyện,tâm sự với nhau, em bày tỏ những ước mơ của mình và nhân vật đó thì khuyên bảo em nhiều điều.
+ Nếu là 1 nhân vật đại diện cho cái xấu xa, tàn bạo trong truyện thì em có thể đấu tranh mãnh liệt với người đó, có thể là bằng lời nói hoặc trực tiếp bằng hành động.
- Kết hợp với miêu tả khung cảnh xung quanh, có thể là mờ ảo hay có nhiều ánh sáng?
- Kết thúc giấc mơ:
+ Hình ảnh cuối cùng của nhân vật.
+ Em tỉnh dậy và tâm trạng lúc đó.

Kb: Suy nghĩ của em sau giấc mơ đó.

12 tháng 12 2016

Đề 1:

MB: Giới thiệu về giấc mơ đó (nguyên nhân, thời gian, địa điểm). Đặc biệt là nói sơ qua về nhân vật cổ tích mà em đc học.

** Nhân vật cổ tích đó có thể là một nhân vật là 1 hình mẫu lí tưởng, đại diện cho sự công bằng và tốt đẹp trong xã hội. Đó còn là một nhân vật thể hiện đc những điều mà em đang mong muốn.

** Hoặc có thể đó là 1 con người địa diện cho tầng lớp xấu xa trong truyện.
TB:
- Tâm trạng của em trc khi có đc giấc mơ.
- Thơi gian? địa điểm? <nói cụ thể hơn>
- Nhân vật mà em được gặp:
+ Hình dáng bên ngoài: là một nhân vật như trong truyện cổ tích nên em có thể nói là nhân vật đó có hình dáng bên ngoài giống như trong truyện và chính yếu tố hình dáng tương tự như trong truyện làm em biết đó là nhân vật ở trong câu chuyện nào.
+ Giọng nói, nụ cười, ... <hiền hay ác, ...>
+ Đó là nhân vật đại diện cho mong ước hiền lành hay là một người xấu xa trong truyện.
- Em lúc đó ntn?
+ Tâm trạng của em: buồn, vui hay sợ hãi?
+ Em đã làm gì: đứng yên, ôm chầm lấy nhân vật đó, hay ...?
- Những việc sau đó diễn ra, giữa em với nhân vật đó.
+ Nếu là 1 nhân vật địa diện cho cái thiện thì 2 người có thể ngồi nói chuyện,tâm sự với nhau, em bày tỏ những ước mơ của mình và nhân vật đó thì khuyên bảo em nhiều điều.
+ Nếu là 1 nhân vật đại diện cho cái xấu xa, tàn bạo trong truyện thì em có thể đấu tranh mãnh liệt với người đó, có thể là bằng lời nói hoặc trực tiếp bằng hành động.
- Kết hợp với miêu tả khung cảnh xung quanh, có thể là mờ ảo hay có nhiều ánh sáng?
- Kết thúc giấc mơ:
+ Hình ảnh cuối cùng của nhân vật.
+ Em tỉnh dậy và tâm trạng lúc đó.

Kb: Suy nghĩ của em sau giấc mơ đó.

20 tháng 12 2016

ĐỀ 3

 

Một đêm, đang mơ màng ngủ bỗng tôi nghe thấy tiếng động từ phía nhà xe. Tiếng động mỗi lúc một lớn dần. Tò mò không hiểu chuyện gì đang xảy rạ, tôi lặng lẽ bước xuống giường. Đứng ngoài cửa, tôi ngạc nhiên khi thấy ba anh xe đạp, xe máy, ô tô đang cãi nhau, so bì hơn thua rất kịch liệt.

Khu nhà nỏ bé phía sau là nơi cư trú của mấy chiếc xe nhà tôi, xe máy cũ của bố, xe đạp đi học của tôi. Đã mấy năm nay chúng luôn sống với nhau rất hoà thuận. Niềm vui hay nỗi buồn đều chia sẻ và giúp đỡ nhau. Nhưng từ khi chiếc ô tô mới về ở chung thì giữa các xe xuất hiện mâu thuẫn. Chúng ngấm ngầm chê bai nhau, so bì thiệt hơn qua từng việc nhỏ. Tôi biết điều đó nhưng không nghĩ rằng chúng lại cãi nhau kịch liệt đến vậy. Dường như bao nhiêu khó chịu trong lòng được chúng bộc bạch hết. Đêm nay, tôi mới tận mắt chứng kiến chúng cãi nhaụ. Ba xe, xe nào cũng cho ý kiến của mình đúng, đang cố tranh luận phản bác ý kiến nhau.

Đầu tiên là chiếc ô tô: “Các anh làm sao so bì được với tôi. Tôi hiện đại nhất, đẹp nhất và có nhiều tác dụng nhất. Tôi có đầy đủ tiện nghi trong người như một căn nhà di động, nào ti vi, đài phát thanh, máy điều hoà... Gia đình ông chủ lại có bốn người, đi đâu chơi mà dùng tôi thì tiện lợi quá rồi. Các anh liệu có làm được như thế không?”. Ô tô nói với giọng đầy kiêu hãnh, tự hào. Nghe vậy, xe máy liền lên tiếng: Dù anh có hiện đại đến đâu thì cũng không thể tiện lợi bằng tôi được. Tôi tuy không sang trọng như anh nhưng tôi chạy rất nhanh, những chỗ đông người hay ùn tắc anh chịu chết nhưng tôi vẫn có thể vượt qua dễ dàng. Anh cồng kềnh đi đâu cũng chiếm nhiều diện tích. Còn tôi, khiêm tốn và giản dị nên được mọi người sử dụng nhiều hơn. Mà bây giờ họ hàng nhà tôi được sản xuất ngày càng đa dạng, chất lượng cũng tốt hơn với nhiều kiểu dáng, màu sắc, không thua kém gì anh đâu nhé. Quan trọng, tôi đã gắn bó với ông chủ nhà suốt bao năm nay. Trải qua bao vất vả của những ngày nắng gắt, mưa giông tôi đều tận tình phục vụ ông chủ. Từ ngày chưa có anh, gia đình nhà chủ đều rất quí tôi, coi tôi là số một. Đã nhiều năm rồi nên tôi mới cũ đi và xấu xí như thế này đây. Chắc ông chủ không còn yêu tôi nữa...”. Nói đến đây, xe máy bật khóc nức nở. Có lẽ nó đang xúc động lắm khi nhớ về một thời đã xa. Không biết lúc này ô tô suy nghĩ gì. Im lặng một lát, cuối cùng, chiếc xe đạp cũ của tôi mới nhỏ nhẹ lên tiếng: “Các anh ai cũng cho mình đúng,mình tiện lợi nhất, tốt nhất nhưng không ai biết rằng trong chúng ta xe đạp tôi là người có mặt sớm nhất. Từ lâu lắm rồi, tôi được con người sáng tạo ra thay thế cho nhiều phương tiện khác. Lúc đó, ai có một chiếc xe đạp để đi thì thật hạnh phuc. Tôi gọn nhẹ nhất, đi lại dễ dàng, còn giúp con người tập thể dục khi sử dụng tôi nữa. Mà các anh ai cũng cần phải có “thức ăn” mới chịu chạy, nếu không thì đành đứng xó. Còn tôi, chẳng cần xăng dầu vẫn bon bon. Tôi cũng là người gắn bó lâu nhất với gia đình chủ, từ ngày họ còn khó khăn. Tôi cùng ông chủ đi làm, cùng ông đưa đón cậu chủ mỗi ngày, cùng bà chủ đi chợ hay đi đâu xa.... Cứ thế đã bao năm rồi...” Mỗi xe, xe nào cũng đưa ra những lí lẽ rất thuyết phục. Nhưng cả ba xe không ai chịu ai vẫn khăng khăng cho rằng mình tốt nhất, được gia đình chủ yêu nhất và xứng đáng là người được sử dụng nhều nhất

Chúng mải mê cãi cọ mà không biết tôi đứng nghe từ bao giờ. Tôi bước vào khi chúng vẫn còn tranh luận. Nhìn thấy tôi, chúng ngạc nhiên, sửng sốt. Nhìn một lượt những chiếc xe trong gia đình, tôi thấy những điều chúng nói đều có lí. Nhũng chiếc xe này đã giúp gia đình tôi thật nhiều. Không chỉ vậy, chúng còn gắn bó cùng gia đình tôi với bao kỉ niệm từ thuở còn khó khăn. Tôi lại gần từng chiếc xe, vỗ về và âu yếm chúng. Chúng nằm yên ngoan ngoãn dõi theo tôi. “Các bạn xe ạ! Tôi đã nghe hết những điều các bạn nói. Ai cũng có ý kiến của mình và đều đúng cả. Các anh đều có ích với gia đình tôi. Thử hỏi, nếu thiếu các bạn thì không chỉ gia đình tôi mà bao nhiêu gia đình khác sẽ thế nào. Vì thế, các anh hãy bình tĩnh lại và lắng nghe nhau nói xem sao. Các anh sẽ hiểu nhau và thông cảm với nhau hơn đấy. Từ nay, gia đình tôi sẽ sử dụng đều tất cả các anh. Khi có dịp đi đâu xa, cả nhà tôi nhờ anh ô tô nhé. Còn anh xe máy, anh vẫn ngày ngày giúp bố đến cơ quan, anh xe đạp giúp tôi đến trường. Như thế ai cũng có việc riêng và vẫn phát huy được những chức năng của mình. Các anh hãy nhớ, không ai là người thừa cả và cũng không ai hơn thua ai vì mỗi người đều có sức mạnh riêng của mình... Những chiếc xe im lặng gật gù vẻ tán đồng. Chúng nhìn nhau thân thiện như để giảng hoà...

Cuộc cãi vã giữa những chiếc xe kết thúc từ đó. Ai cũng chăm chỉ làm công việc của mình. Chúng lại sống vui vẻ, hoà thuận bên nhau. Và cũng từ đó, để thể hiện lòng biết ơn với những người bạn nhỏ, gia đình tôi luôn chú ý giữ gìn và chăm sóc chúng tốt hơn.


 

14 tháng 11 2016

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc – Nam.

 

Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

– Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc – Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước… Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

 

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.

Bạn tham khảo nha! Chúc bn hc tốt

14 tháng 11 2016

 

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc – Nam.

 

Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

– Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc – Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước… Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

 

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.


 

25 tháng 5 2018

Sau khi học xong văn bản Tôi đi học của nhà văn Nguyên Tịnh trong sách giáo khoa ngữ văn lớp tám, tập một thì hẳn trong chúng ta, ai cũng sẽ nhớ lại những kỉ niệm đẹp đẽ khi bắt đầu bước chân vào lớp Một, đó là một cảm giác vừa bồi hồi, mong chờ nhưng lại có chút lo lắng, sợ hãi. Chính hình ảnh của nhân vật “tôi” trong văn bản khiến cho chúng ta nhớ về chính mình, theo bước chân “tôi” vào trường học, chúng ta cũng nhớ lại những bước chân rụt rè của mình khi theo sau lưng mẹ, đến một môi trường mới, hoàn toàn xa lạ. Sau khi học xong văn bản này, đã có rất nhiều bạn nói rằng, dù đã trải qua rất nhiều ngày khai trường rồi, nhưng ngày khai trường vào lớp Một lại là ngày khai trường ấn tượng nhất trong tâm hồn cũng như trong kí ức của những người học sinh.

Sự phát triển của một con người là một quá trình dài, từ lúc thai nghén trong bụng mẹ, đến thuở ấu thơ hồn nhiên, ngây thơ. Và khi đã trải qua thời hồn nhiên ấy chúng ta ai cũng phải trải qua những trải nghiệm đầu đời hoàn toàn mới. Đó là khi chúng ta đặt chân tới trường học, với những đứa trẻ mà nói thì đó chính là một môi trường hoàn toàn mới lạ, chúng chưa hề biết đến, mà có biết thì cũng qua những lời kể của người lớn, của những anh chị đi trước, đây là một môi trường học tập, giáo dục mà ai cũng sẽ đến, cũng trải qua. Đây là thời điểm khá quan trọng đối với mỗi bạn nhỏ, bởi đây là bước ngoặt đầu tiên trên hành trình của cuộc đời, khi đó ngoài vòng tay bảo vệ, yêu thương của cha mẹ, gia đình thì các em sẽ bước vào một “gia đình” mới lớn hơn, ở đây các em vừa được yêu thương, chăm sóc, vừa lĩnh hội, tiếp thu được những tri thức vô cùng hữu ích. Cũng có lẽ đó mà rất nhiều người dù trải qua rất nhiều ngày khai trường rồi nhưng đối với những người học sinh nói riêng, những người từng trải qua quãng thời học sinh nói chung đều có ấn tượng sâu sắc nhất về ngày tựu trường đầu tiên của mình, đó là khi bước chân vào cánh cửa của lớp Một. Và mỗi khi nhớ lại thì những cảm xúc bồi hồi lo lắng vẫn y chang như ngày đầu tiên đi học. Và tôi cũng vậy, dù trải qua nhiều ngày khai trường nhưng những ấn tượng sâu sắc của ngày khai trường đầu tiên vẫn đọng lại trong tôi những cảm xúc da diết nhất Ngày khai trường đầu tiên của tôi cách đây nhiều năm nhưng mỗi khi nhìn những em học sinh lần đầu đến lớp, mà đặc biệt là sau khi học xong văn bản Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh thì tôi như sống dậy với những năm tháng đầy hồn nhiên, ngây thơ ấy. Đó là khi tôi sáu tuổi, và như bao bạn bè cùng trang lứa khác, tôi sẽ bước vào lớp Một. Lúc bấy giờ, trong suy nghĩ đầy non nớt của mình thì trường học là nơi vô cùng thú vị, bởi ở đó tôi có những người bạn mới, sẽ có nhiều niềm vui, nhiều bất ngờ. Bởi chị và mẹ của tôi thường nói về trường học như vậy nên tôi vô cùng hào hứng cho ngày khai trường đầu tiên này.

Lúc bấy giờ tôi vẫn chưa hiểu ngày khai trường là gì, lúc đó tôi có tò mò và hỏi mẹ thì được mẹ đáp lại rằng: “ Con muốn đi học, muốn được đến trường thì phải trải qua lễ khai trường, sau lễ khai trường con sẽ chính thức là cô học sinh nhỏ rồi”. Để chuẩn bị cho ngày khai trường, mẹ đã mua cho tôi một bộ váy áo rất xinh đẹp, đó là một chiếc áo trắng cột tay, một chiếc khăn quàng đỏ và một chiếc váy. Hôm khai trường tôi đã dậy từ rất sớm, vì tôi rất hồi hộp và mong chờ. Sau khi ăn xong bữa sáng, mẹ tôi đã vô cùng tỉ mỉ tết lại hai bím tóc, mặc quần áo và đặc biệt mẹ thắt cho tôi chiếc khăn quàng vào cổ rất đẹp.

Tôi vui mừng và phấn khởi lắm, lúc bấy giờ tôi chỉ mong mẹ đưa mình thật nhanh đến trường, tuy nhiên lúc đến trường thì em lại có những cảm xúc hoàn toàn khác hẳn. Vẫn là những mong chờ, hồi hộp, nhưng cùng với đó tôi lại thoáng những cảm giác lo lắng, sợ hãi. VÌ trước mặt em xuất hiện rất nhiều người, nhiều bạn nhỏ giống tôi, theo bố mẹ đến trường, nhưng cũng rất nhiều anh chị lớn hơn, khung cảnh vô cùng nhộn nhịp, huyên náo. Tôi sợ hãi nép sát vào lòng mẹ, bàn tay nắm chặt tay mẹ không dám buông vì em sợ chỉ buông ra một chút thôi thì sẽ lạc mất mẹ.

Bước vào cổng trường, không gian trường học hiện ra trước mặt tôi vô cùng lạ lẫm, mà trước đó tôi chưa từng được nhìn thấy, đó là những dãy nhà lớn, trên dãy nhà có treo ảnh Bác Hồ thật lớn, trong hình, Bác thắt lại khăn quàng cho một bạn học sinh. Dưới sân trường thì có rất nhiều người ai nấy đều ăn mặt chỉnh tề khiến em rất căng thẳng. Đến trường chưa được bao lâu thì một giọng nói phát ra từ chiếc loa gần đó, yêu cầu các bậc phụ huynh dẫn các em nhỏ vào tập trung trước sân trường. Mẹ tôi đã dẫn đến vị trí dành cho học sinh lớp một dịu dàng xoa đầu tôi và nói tôi đi vào. Lúc ấy tôi đã sợ hãi đến gần bật khóc, vì tự nhiên phải xa mẹ, ở kia toàn là những người hoàn toàn xa lạ tôi không hề quen biết. Nhưng trước sự an ủi của mẹ tôi đã ngoan ngoãn đứng vào hàng.
Sau khi tập trung thì nhà trường bắt đầu làm lễ khai giảng, sau nhiều tiết mục văn nghệ thì thầy cô đã phân lớp và dẫn học sinh lớp một chúng tôi vào nhận lớp. Mọi việc không quá khó như tôi nghĩ vì cô giáo rất thân thiện, lúc nào cũng mỉm cười với chúng tôi và tôi cũng biết mẹ vẫn ở kia đợi mình nên vô cùng yên tâm đi nhận lớp, làm quen với bạn bè mới. Đó là lần khai giảng đầu tiên và cũng là lần khai giảng đọng lại nhiều kí ức nhất của tôi.