K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong nhà trường, thầy, cô giáo nào em cũng kính yêu nhưng cô Hạnh là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng đẹp đẽ nhất.

Dáng người cô cân đối, làn da ngăm ngăm trông gợi lên ở cô một sự khỏe mạnh, chất phác. Khuôn mặt tròn, phúc hậu. Nhìn mái tóc điểm bạc và những vết nhăn trên khuôn mặt ấy em đoán cô đã ngoàì bốn mươi tuổi. Cô rất thích mặc những bộ trang phục sẫm màu. Tuy giản dị nhưng cũng thật đep, thật trang nhã. Cô thường đeo kính trắng. Ẩn trong đôi mắt kính trong suốt ấy là cặp mắt sâu và sáng của cô. Đôi mắt thật hiền từ, thường nhìn chúng em bằng cái nhìn trìu mên. Khi cô mỉm cười hàm răng trắng nõn lộ ra ánh mát long lanh và dịu hiền khó tả. Em thích nhất là đôi bàn tay cô. Tuy bàn tay xương xương nhưng cô chấm bài nhanh thoăn thoắt. Mỗi con điểm mười trên trang vở của chúng em là liều thuốc hiệu nghiệm giúp cô quên hêt nhọc nhằn. Mỗi khi cô viêt bài trên bảng lớp, những đường gân rắn rỏi nổi lên. Nhìn đôi bàn tay cỏ em hình dung cô là một kiến trúc sư đang vẽ nên những nền móng của những tòa nhà vững chắc. Nói cho đúng hơn, cô là một kĩ sư tâm hồn đã dìu dắt rất nhiểu thế hệ.

Cô rất yêu chúng em và quan tâm đặc biệt đến các bạn học yếu, các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Cô đã không ngần ngại mua cho chúng em những bút, những vở để học tập. Những lúc ấy em hình dung cô như người mẹ thứ hai của mình. Tuy bây giờ em không còn học cô nữa nhưng em luôn nhớ về hình ảnh của cô, luôn biêt ơn cô đã dìu dắt chúng em khôn lớn nên người.

18 tháng 5 2021

Trong nhà trường, thầy, cô giáo nào em cũng kính yêu. Nhưng cô Hạnh là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng đẹp đẽ nhất.

Dáng người cô cân đối, làn da ngăm ngăm trông gợi lên ở cô một sự khỏe mạnh, chất phác. Khuôn mặt tròn, phúc hậu. Nhìn mái tóc điểm bạc và những vết nhăn trên khuôn mặt ấy em đoán cô đã ngoài bốn mươi tuổi. Cô rất thích mặc những bộ trang phục sẫm màu. Tuy giản dị nhưng cũng thật đẹp, thật trang nhã. Cô thường đeo kính trắng. Ẩn trong đôi mắt kính trong suốt ấy là cặp mắt sâu và sáng của cô. Đôi mắt thật hiền từ, thường nhìn chúng em bằng cái nhìn trìu mến. Khi cô mỉm cười hàm răng trắng nõn lộ ra ánh mắt long lanh và dịu hiền khó tả. Em thích nhất là đôi bàn tay cô. Tuy bàn tay xương xương nhưng cô chấm bài nhanh thoăn thoắt. Mỗi con điểm mười trên trang vở của chúng em là liều thuốc hiệu nghiệm giúp cô quên hết nhọc nhằn. Mỗi khi cô viết bài trên bảng lớp, những đường gân rắn rỏi nổi lên. Nhìn đôi bàn tay cỏ em hình dung cô là một kiến trúc sư đang vẽ nên những nền móng của những tòa nhà vững chắc. Nói cho đúng hơn, cô là một kĩ sư tâm hồn đã dìu dắt rất nhiều thế hệ.

Cô rất yêu chúng em và quan tâm đặc biệt đến các bạn học yếu, các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Cô đã không ngần ngại mua cho chúng em những bút, những vở để học tập. Những lúc ấy em hình dung cô như người mẹ thứ hai của mình. Tuy bây giờ em không còn học cô nữa nhưng em luôn nhớ về hình ảnh của cô, luôn biết ơn cô đã dìu dắt chúng em khôn lớn nên người.

21 tháng 12 2017

Thầy cô dạy em rất nhiều nhưng thầy Hoàng là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Thầy đã dạy em vào năm học vừa qua. Dáng thầy cao cao, nước da ngăm đen gợi lên ở thầy một sự khỏe mạnh, chất phác. Mái tóc thầy điểm bạc. Nhìn khuôn mặt và mái tóc “hoa râm” ấy em đoán tuổi thầy đã ngoài bốn mươi. Thầy thường mặc bộ đồ veston màu nâu sẫm mỗi khi đến lớp. Nhìn trang phục và dáng đi của thầy, ai cũng biết rằng thầy là người đứng đắn, tác phong mẫu mực. Thầy thường đeo kính trắng. Ẩn trong cái kính trắng ấy là đôi mắt sâu và hiền từ. Ánh mắt của thầy đã thể hiện một tấm lòng nhân hậu, bao dung. Hợp với đôi mắt thể hiện lòng nhân ái của thầy là cái miệng hay tươi cười với chúng em, nhất là lúc cả lớp chúng em học tập tốt. Mỗi khi thầy cười, hàm răng trắng và đều đặn được lộ ra, ánh mắt của thầy thể hiện một niềm vui khó tả. Thế nhưng khuôn mặt thầy vẫn không khỏi có những nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt thầy là một chuỗi ngày dài vất vả với nghề, với trẻ thơ. Thầy luôn khắc phục mọi khó khăn để giữ vững tay chèo đưa chúng em cập bến bờ tri thức. Mỗi khi viết bài trên bảng lớp, bàn tay xương xương của thầy nổi lên những đường gân rắn rỏi. Bàn tay ấy đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò. Nhìn dáng thầy trên bục giảng, em tưởng tượng thầy là một người lính đang gánh trên vai một trọng trách nặng nề. Em lại hình dung thầy là một kiến trúc sư đang vẽ nên những nền móng của những tòa nhà vững chắc. Nói đúng hơn, thầy là một kĩ sư tâm hồn đang thêu dệt những ước mơ cho chúng em, một kĩ sư đang điều hành những tâm hồn hướng tới tương lai… Thầy không những quan tâm đến chúng em mà thầy quan tâm đến tất cả mọi người, giúp đỡ đồng nghiệp. Thầy rất yêu nghề dạy học, tận tụy với trẻ thơ. Thầy mong tất cả chúng em học giỏi, thành tài. Thầy mong từng thế hệ học trò khôn lớn nên người, thành đạt trong tương lai. Nhiều người học trò của thầy nay đã là bác sĩ, kĩ sư, doanh nhân thương mại. Không biết rằng những người ấy có còn nhớ đến thầy không? Riêng em, em kính yêu thầy vô hạn. Em tự hiểu rằng: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” Dù cho thầy không còn dạy em nữa, nhưng kí ức em không phai mờ hình ảnh của thầy. Em xem thầy như người cha thứ hai đã hết lòng lo lắng cho con. Lúc nghĩ về thầy em thường hát thầm lời hát mà ngày bế giảng cuối năm em đã hát tặng thầy: “Khi tóc thầy bạc, tóc em vẫn còn xanh Khi tóc thầy bạc trắng, chúng em đã khôn lớn rồi Thời gian trôi mau, cầu kiều thầy đưa qua sông Tuổi ấu thơ như hoa nở dưới mái trường…” Ngày tháng trôi qua, em mỗi ngày một lớn, được học nhiều điều hay, điều mới, được học thầy giáo mới, nhưng hình ảnh của thầy giáo cũ vẫn mãi mãi trong em. Em nguyện ra sức học tập để không phụ lòng thầy.

 

21 tháng 12 2017

Năm tháng rồi cũng qua đi, chỉ có thời gian là thước đo chính xác nhất tình cảm của con người. Bây giờ, tuy tôi đã học lớp cuổì của bậc tiểu học, sắp sửa từ biệt mái trường thân yêu này, xa các thầy cô giáo của mình để bước tiếp vào bậc trung học. Nhưng với quãng thời gian năm năm học ở đây, biết bao những kỉ niệm về những thầy cô giáo đã dạy dỗ mình. Mỗi lần nghe ai gọi tên Nhung là tôi khẽ giật mình, bởi một lẽ rất tự nhiên, đó là tên của cô giáo đã dạy tôi trong những ngày đầu chập chừng cắp sách đến trường. Cô giáo tôi có cái tên nghe thật đẹp, thật hay: Hoàng Thị Cẩm Nhung. Cô là người mẹ dịu hiền đáng yêu nhât trong những ngày tháng tôi học lớp Một. Bởi thế mà mỗi lần nghĩ về các thầy cô giáo thì kí ức tôi lại hiện lên hình ảnh cô giáo Nhung với bao kỉ niệm đẹp và đáng yêu nhất. Với dáng người thon thả, mái tóc dài đen mượt, dù mới gặp hay đã quen thân đều phải trầm trồ khen đẹp. Quê tôi, vốn là một vùng quê xa trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh, giáo viên đến lớp không mặc áo dài thướt tha lộng lẫy như bây giờ. Dẫu thế, với chiếc áo bà ba trắng cô mặc đến lớp cũng vẫn duyên dáng, mượt mà đáng yêu làm sao! Ngày đó, khi lần đầu vào lớp Một, tôi sợ hoảng lên không chịu vào, mẹ và cô dỗ mãi tôi mới chịu nghe. Trong đầu óc non nớt của tôi lúc đó chỉ nghĩ rằng: Cô giáo phải là một người dễ sợ lắm, với cái thước trong tay sẽ đánh vào bất cứ đứa nào nghịch ngợm làm trái ý cô. Nhưng không, thời gian dần dà đã làm tan biến mọi ý nghĩ vớ vẩn ấy của tôi, vẫn là cô giáo đấy như buổi đầu hiền lành và phúc hậu. Với khuôn mặt trái xoan, hai má bầu bầu lúc nào cũng hồng lên như được thoa phấn. Cái mũi dọc dừa thanh tú trông đã tây tây, lại cộng thêm đôi mắt to và hơi sâu nữa nhìn chẳng khác nào một cô gái Tây, đẹp và sắc sảo. Đôi mắt ấy trong xanh thăm thẳm, lúc đó tôi không biết gọi là đôi mắt gì. Mãi đến sau này tôi mới biết. Người ta gọi là đôi mắt phượng, bởi nó trong và sáng quá. Hai hàng mi vừa cong vừa dài, cứ ngỡ là mi giả, thỉnh thoảng cứ chớp chớp, trông thật là thích. Nhưng có lẽ thích nhất vẫn là ánh mắt nhìn của cô dành cho tụi nhỏ chúng tôi rất đỗi trìu mến và bao dung. Mỗi lần, một ai đó không thuộc bài hay mắc một lỗi lầm gì đấy, chỉ cần nhìn ánh mắt của cô là chúng tôi không thể dối lòng mình được nữa. Đôi mắt ấy biết nói, biết xoa dịu vỗ về, biết khơi dậy niềm vui, biết hướng chúng tôi đến với những ước mơ hoài bão, đến với cái thiện cái mĩ của cuộc đời. Ẩn dưới vầng trán cao cao thông minh ấy là đôi chân mày vòng nguyệt cân đối, tạo cho khuôn mặt một vẻ đẹp thanh tú. Mỗi lần nhìn cô, tôi ngây thơ nghĩ rằng: Giá như mình chỉ hao hao giống cô dù chỉ một vài nét thôi cũng thích lắm rồi. Cô là thần tượng của tôi lúc đó và bây giờ cũng thế. Nghe cô giảng bài thì thật thích thú. Sức hấp dẫn của bài giảng không chỉ ở độ chính xác của kiến thức mà còn ở châ't giọng trong trẻo mượt mà của cô. Lúc thì cao vút như tiếng họa mi buổi sáng, lúc thì trầm ấm thướt tha như tiếng chuông chùa chiều tối, đưa chúng tôi đến với những bến bờ lạ của cuộc đời. Mỗi lần nghe cô đọc thơ, tôi có cảm giác y như trong bài thơ của Trần Đăng Khoa vậy: Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra. Cô rất tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Sáng nào đến lớp, có khi rất sớm, cũng đã thấy cô đến tự bao giờ, quét dọn lớp học để đón tụi nhỏ chúng tôi. Suốt cả năm học, chưa bao giờ cô tỏ thái độ cáu gắt, giận dồi với bất kì một ai trong mỗi chúng tôi ngay cả những khi không thuộc bài. Tâm hồn cô là cả một khoảng trời chất chứa những yêu thương của người mẹ hiền yêu quí. Những điều hay lẽ phải, những nét đẹp trong tâm hồn của mỗi chúng tôi phần nhiều được khơi nguồn từ những bước đi ban đầu mà cô giáo Cẩm Nhung là người hướng đạo. Có ai đó nói rằng: “Nghề giáo như một nghề chèo đò, mỗi năm là một chuyên đưa khách sang sông. Riêng tôi, tôi không bao giờ quên được người mẹ thứ hai đã cho tôi những gì đẹp đẽ nhất của đạo lí làm người, của tri thức khoa học trong những bước đi đầu tiên ấy. Văng vẳng đâu đây lời ca của một nhạc phẩm “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương. Cô yêu em vô hạn, dạy dỗ em ngày tháng. Ôi, yêu biết bao nhiêu! Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương. Vâng! Đúng thế. Làm sao tôi quên được người mẹ đầu tiên đã mở cửa tâm hồn mình đón ánh hào quang kì diệu của cuộc đời: Cô Hoàng Thị Cẩm Nhung! 

 

Cô Chức kém tuổi mẹ tôi, trông cô rất trẻ. Dáng người cô hơi thấp nhưng khuôn mặt cô rất xinh. Cô có làn da rám nắng, mái tóc đen nhánh luôn được cặp gọn sau gáy bằng một chiếc cặp tóc nhỏ. Cô có đôi mặt sắc sảo, to và sáng, pha lẫn những ánh mắt ấm áp dịu hiền. Mũi cô cao, thanh tú. Cô luôn nở nụ cười thân thiện với mọi người. Mỗi khi cô cười lại để lộ hàm răng trắng muốt. Cô coi chúng tôi như chính những đứa con cưng của mình. Cô tận tình chăm sóc chúng tôi từng li từng tí. Cô cố gắng rèn luyện cho những bạn học kém, động viên, giúp các bạn ấy vươn lên trong học tập. Đối với chúng tôi học đội tuyển, cô luôn dành sự quan tâm đặc biệt. Nhiều bài toán khó cô luôn tìm ra phương pháp giảng ngắn gọn dễ hiểu nhất để chúng tôi tiếp thu tốt và nhớ lâu. Cô đã làm cho chúng tôi say mê học toán, làm văn. Nhờ vậy, trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố năm ấy, sáu đứa chúng tôi đi thì thì cả sáu đều đạt giải rất cao: ba giải nhất, ba giải nhì. Chúng tôi vui lắm và tôi biết cô đã thỏa lòng với đám học trò chúng tôi.

Cả lớp ai cũng kính trọng cô. Nhờ cô mà chúng tôi mới có được như ngày hôm nay. Tôi thầm hứa lên cấp hai rồi sẽ học tốt để cô vui lòng. Và mái trường thân yêu và thầy cô yêu dấu sẽ luôn ở trong tim tôi.

Năm nay là năm cuối cùng của bậc Tiểu học. Vì hoàn cảnh gia đình nên em phải chuyển trường về Thành phố Hồ Chí Minh. Sống giữa thầy bạn mới với bao ngỡ ngàng, xa lạ, em lại càng nhớ đến cô Mai, cô giáo dạy em năm lớp Bốn vừa rồi tại thị xã Bến Tre.

Cô Mai còn rất trẻ. Cô vừa tốt nghiệp Cao đẳng Tiểu học vài năm nay. Dáng cô thon thả, cao cao nhưng không gầy, mái tóc buông xõa ngang lưng, lại được trời phú cho những gợn sóng tự nhiên càng tôn thêm vẻ mềm mại, duyên dáng của một thiếu nữ trong độ xuân xanh. Trên gương mặt trái xoan trắng hồng nổi bật đôi mắt bồ câu trong và sáng, pha lẫn vẻ hiền dịu, ấm áp và hồn nhiên. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng ươn ướt đỏ tươi như được thoa một lớp son mỏng Mỗi khi cô cười, chiếc răng khểnh bên phải nhú ra tạo cho nụ cười một nét duyên thầm đến dễ thương.

Nhà cô Mai ở ngã ba Tân Thành, cách trường học vài cây số. Cô di dạy bằng chiếc Dream II mà anh cô để lại trước lúc lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Mùa nắng hay mùa mưa, hễ nghe thấy trống điểm báo giờ học thì đã thấy cô trong bộ áo dài màu thiên thanh bước vào lớp với nụ cười tươi trẻ chào đón chúng em. Tiếp xúc với cô, cái cảm giác đầu tiên theo em nghĩ có lẽ là sự thiện cảm và sau đó là sự cảm mến thân thương. Cho nên tụi nhỏ chúng em thường ríu rít xung quanh cô như một bầy chim non sum vầy quanh mẹ. Em thích nhất là giờ Tập đọc, Dù đã được đọc bài thơ, bài văn nhiều lần ở nhà nhưng em vẫn chưa thấy được cái hay cái đẹp của nó. Ấy vậy mà đến lớp nghe cô đọc, cô giảng bài em mới thấy hấp dẫn làm sao. Giọng đọc của cô thật truyền cảm, lúc thì trầm trầm ấm như tiếng mẹ ru con, lúc thì thánh thót ngân vang như tiếng chim họa mi buổi sớm, đưa chúng em vào thế giới huyền ảo của ngôn từ lúc nào không biết. Cô đã biến một giờ Tập đọc thành một giờ đi tìm cái hay, cái đẹp của cuộc sống, đến nỗi trống báo hiệu giờ chơi rồi mà tụi em cứ như muốn nán lại học thêm ít phút nữa.Trong suốt cả năm học, em chưa bao giờ thấy cô trách mắng một học sinh nào. Nếu ai đó không thuộc bài, cô nhẹ nhàng góp ý, khuyên bảo chân tình như một người mẹ, người chị của chúng em. Em còn nhớ có một lần bạn Huy lớp em bị xỉu ở trong lớp khi ngoài trời lại đang mưa tầm tã, cô vội vàng lấy áo mưa của mình mặc vào cho Huy rồi nhờ một cô giáo dạy ở lớp kế bên bế ra xe, còn cô thì chạy lấy xe chở Huy đến bệnh viện tỉnh cấp cứu. Cô thương chúng em như những đứa em ruột của mình: bảo bọc, che chở, bao dung, độ lượng nên cả lớp em, trong ngày tổng kết năm học đứa nào đứa nấy khóc sướt mướt trước lúc chia tay cô về nghỉ hè.

Cô Mai là vậy đó. Em ước có một ngày nào đó trở lại Bến Tre và nơi mà em đến đầu tiên là nhà cô giáo Mai của em.

2

Bệnh viện là nơi em ghét tới nhất! Thế nhưng sau khi nhìn thấy cảnh bác sĩ chăm sóc bệnh nhân em đã thay đổi suy nghĩ đó và có một cái nhìn khách quan hơn về bệnh viện. Vì chủ quan mà em đã bị cảm lạnh. Em được bố mẹ đưa tới bệnh viện gấp vì bệnh tình của em khá nghiêm trọng. tại đây, em đã gặp bác sĩ Hùng, người em mới gặp lần đầu nhưng để lại cho em ấn tượng sâu sắc.

Phòng em nằm có tới tám bệnh nhân, phần lớn đều các bạn trạc tuổi em. Nhưng ba mẹ em rất yên tâm khi biết em sẽ được bác sĩ Mạnh Hùng điều trị. Bác sĩ Mạnh Hùng nổi tiếng là chữa bệnh rất giỏi. Năm nay, bác sĩ đã ngoài năm mươi tuổi, dáng người to lớn nhưng tác phong làm việc rất nhanh nhẹn. Mái tóc của bác đã điểm bạc, đôi mắt bác lấp lánh sau tròng kính trắng.

Bộ áo khoác dài màu trắng tuy đã cũ nhưng rất sạch sẽ. Bàn tay của bác tuy to nhưng lại rất mềm và mát. Mỗi lần nghe giọng bác nóichuyện với bệnh nhân, em cảm tưởng như giọng nói của một người cha vừa dịu dàng, vừa ấm áp. Bác luôn đến từng giường khám và theo dõi sức khỏe cho từng bệnh nhân. Bác đặt tay lên trán em, để một lúc rồi ân cần nói: "Hôm nay, cháu đỡ sốt nhiều rồi đấy. Chịu khó uống thuốc cho mau khỏi. Vài hôm nữa cháu có thể xuất viện, trở lại đi học nhanh thôi. Đừng lo lắng gì cháu nhé!".

Rồi bác quay sang giường kế bên hỏi bạn Long bị sốt xuất huyết: "Tối qua cháu ngủ có ngon không? Có còn đắng miệng nữa không?". Bác lật áo Long lên, áp ống nghe vào tai, vẻ mặt đăm chiêu suy nghĩ. Rồi bác ấn nhẹ tay lên vùng bụng, bắt mạch cho Long... Một hồi sau, thấy gương mặt bác vui vẻ hẳn lên. Bác bảo Long: "Cháu uống nhiều nước cam vào, chỉ độ vài ngày nữa là khỏi thôi .

Cứ thế, bác sĩ Mạnh Hùng ân cần, tận tụy với tất cả mọi người, bệnh nhân hết thảy đều tin tưởng vào bác sĩ. Ai cũng nói bác sĩ xứng đáng với danh hiệu thầy thuốc như mẹ hiền. Em cảm thấy bác sĩ Hùng thật là tốt bụng! Nhờ có bác tận tình chăm sóc mà em mới mau chóng hồi phục. Em thấy quý mến bác ấy rất nhiều!

Cô giáo của em là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền. Cô thường dạy minh hoạ cho các giáo viên trường bạn dự giờ. Cô dạy các môn đều rất hay nhưng với em, tiết học cô dạy mà em nhớ nhất là tiết Lịch sử hồi đầu năm học, bài đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, bài “Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định”.

Cô giáo của em hơi đứng tuổi, áng chừng cô đã ba mươi tư, ba mươi lăm tuổi. Dáng cô dong dỏng cao và hơi gầy. Cô có bờ vai tròn nhỏ nhắn xinh xinh và cái eo “thắt đáy lưng ong” nên cô mặc áo dài rất đẹp. Khuôn mặt trái xoan của cô tươi tắn nhờ bờ môi hồng thắm tự nhiên. Với đôi mắt bồ câu to và sáng, long lanh tia nhìn ấm áp, trông cô thật dịu hiền.

Hôm ấy là thứ hai. Cô mặc áo dài màu thiên thanh vẽ hoa hồng trắng rất đẹp. Tóc cô kẹp gọn gàng trong cái kẹp nơ màu xám bạc.

Sau giờ ra chơi là tiết Lịch sử. Cô ghi tên môn học lên bảng rồi hỏi chúng em: “Các em đã đọc bài nào trong sách Lịch sử chưa?”. Chúng em đồng thanh đáp: “Thưa cô chưa ạ.”. Cô cười nhẹ:

- Vậy thì hôm nay cô dạy các em tiết đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, Bài học về một vị quan triều Nguyễn trở thành người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp: Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định.

Cô kể câu chuyện lịch sử về tướng quân Trương Định. Giọng cô to, dõng dạc rõ ràng đưa chúng em đến thăm ba tỉnh miền Đông Nam kì lúc các tỉnh này bị thực dân Pháp chiếm. Bằng lời kể truyền cảm, sôi nổi, cô giáo em vẽ lại bối cảnh đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các tỉnh Nam kì do tướng quân Trương Định làm chỉ huy lực lượng khởi nghĩa. Chúng em như trông thấy quang cảnh hào hùng, hừng hực ý chí chiến đấu của nghĩa quân khi suy tôn tướng quân Trương Định lên làm nguyên soái. Chúng em cảm nhận được trái tim và ý chí của tướng quân trước lệnh vua và ý dân. Lớp học im phăng phắc. Dường như cả thảy chúng em đều nín thở để theo dõi lời kể của cô giáo. Cô giáo em đưa mắt nhìn khắp lớp, đôi má hồng lên vì xúc động. Mắt cô sáng long lanh như say sưa, để hết tâm hồn vào lời giảng. Cô vẽ lại buổi lễ nghĩa quân tôn tướng quân Trương Định là Bình Tây Đại Nguyên Soái bằng lời giảng nhiệt huyết, rành mạch, dễ hiểu. Kết thúc chuyện kể cô đặt câu hỏi cho chúng em kể lại. Khuôn mặt cô giáo em trở nên dí dỏm, khích lệ. Đôi mắt cô lấp lánh vẻ hóm hỉnh của nụ cười động viên học sinh. Cô gọi chúng em đọc ghi nhớ của bài rồi hỏi: “Em nào có thể kể lại câu chuyện và thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp?”. Một vài cánh tay học sinh đưa lên. Cô mời bạn Sang kể lại câu chuyện, sau đó cho chúng em ghi bài. Tiết học đầy xúc cảm của môn Lịch sử kết thúc trong không khí vui vẻ, sôi nổi của lớp học.

Lịch sử là một trong những môn học mà em yêu thích. Cô em vẫn dạy chúng em: “Là người Việt, chúng ta phải nắm vững lịch sử nước Việt Nam. Không thể tha thứ cho một học sinh Việt Nam không biết gì về lịch sử hiển hách của dân tộc.”. Cô giáo đã dạy cho em không chỉ bằng chuyên môn sư phạm mà còn bằng tình yêu đất nước nồng này, bằng lòng tự hào của một công dân nước Việt.

  “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương” Kể từ khi được học cô Oanh, em đã thực sự hiểu được câu hát này. Cô giống như người mẹ thứ hai, người mẹ ở ngôi trường tiểu học này. Cô Oanh đã dạy em từ hồi lớp 3 cho đến giờ, những bài học cô dạy chúng em đều ghi sâu trong lòng. Trong đó tiết học khiến em khó quên được nhất lại chính là tiết học cô dạy về bài “Nghĩa thầy trò”.              Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.    Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Gần hết giờ cô dành 5 phút lắng lại kể cho chúng em về người thầy của cô, em nhìn thấy sự xúc động không che giấu được từ trong ánh mắt của cô.     Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, ngay cả mỗi người chúng em cũng không giấu được sự xúc động và bồi hồi trong lòng về một giờ học quá ý nghĩa.    Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo Oanh, cô không chỉ dạy dỗ em nhiều bài học đáng quý trong sách vở mà cả trong cuộc sống nữa. Mai này dù có đi đâu bao xa thì em mãi cũng không thể quên được người mẹ thứ hai này của em

30 tháng 4 2018

Đề 1 : Tả cô giáo hoặc thấy giáo đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp .

                                           Bài làm :

 Dưới mái trường Tiểu học , em được học rất nhiều thấy , cô giáo nhưng người mà  để lại cho em nhiều ấn tượng nhất đó chình là cô Oanh . Cô ấy là cô giáo chủ nhiệm lớp 3 của em .

 Năm nay cô bốn mươi lăm tuổi . Thân hình cô thon gọn , cao ráo . Cô ấy sở hữu một gương mặt hình trái xoan với mái tóc dài , đen mượt . Cô ấy có đôi mắt long lanh và đôi môi đỏ thắm , vì vậy cô luôn luôn nhìn rất quyến rũ và thân thiện . Với tính dịu dàng và tốt bụng với mọi người , cô rất được các giáo viên khác và chúng em yêu mến . Những buổi học của cô rất thú vị và không kém phần hài hước . Cô dạy chùng em nhiều môn học khác nhau : toán , tiếng việt , khoa học , lịch sử , địa lý , đâọ đức và kĩ thuật . Vào giờ ra chơi , em đều thấy cô ngồi trên bàn giáo viên , đọc sách . Chắc cô đang tìm hiểu những kiến thức và bài học mới cho những học sinh như chúng tôi . Trong những thời gian rỗi , cô ấy thích nấu ăn và nói chuyện . Khi nào nấu món gì ngon , mới cô đều mời chúng em đến nhà chơi và thưởng thức nhừng mòn ăn hấp dẫn đó . Cô cũng dành nhiều thời gian để nói chuyện với bạn bè . Điều tôi thích nhất ở cô là cách cô phát biểu điều gì đó . Lúc đó , cô ấy như có một sức quyến rũ rất lớn từ mọi người . 

 Trong ngắn gọn , cô ấy không chỉ là một giáo viên tốt mà còn là một người bạn thân thiện . Em luôn xem cô ấy là người mẹ thứ hai của mình . Em rất yêu cô.

 Bài này mình tự làm đó . k nha !

10 tháng 5 2018

Cả nhà em ai cũng quý bà. Riêng em, em lại càng quý bà hơn. Bà đã chăm sóc em từ lúc mới lọt lòng, đã ru em bằng những lời ru êm dịu.

Bà em năm nay đã ngoài tám mươi tuổi. Dáng bà hơi nhỏ nhưng khỏe mạnh. Nước da đã chuyển sang màu hơi nâu, có điểm những chấm đồi mồi. Mái tóc trắng như cước. Tóc bà rụng nhiều không còn dày nặng như xưa nhưng em vẫn thấy bà vấn tóc trong một vành khăn nhung đen rất gọn gàng. Bàn tay, bàn chân nổi rõ những đường gân xanh dưới lớp da mỏng. Khuôn mặt rất nhiều nếp nhăn. Mỗi khi bà cười, những nếp nhăn đó lại hằn lên thành nếp rất rõ. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước. Khách quen đến nhà, bà nhận ra tiếng trước lúc nhìn rõ người. Tuy thế, hàm răng bà vẫn còn chắc, bà vẫn ăn trầu như xưa.

Tính bà hiền từ, bà thường nói chậm rãi. Tuy tuổi đã cao, bà vẫn còn đỡ đần những công việc vặt trong gia đình. Bố mẹ em thường dặn chúng em, không được để cho bà một việc gì dù nhỏ, bà làm nhiều rồi, để cho bà nghỉ. Tuy vậy, bà vẫn hay quét nhà, nhặt rau và có khi còn thổi cơm. Mỗi khi bà làm, bà thường bảo chúng em: “Còn làm được, bà làm cho vui, ở không bà không chịu được”.

Bà luôn luôn chăm sóc chúng em. Thấy chúng em làm sai, nói chưa đúng, bà bảo ban, khuyên nhủ. Tối tối, bà thường nhắc chúng em rửa chân tay sạch rồi mới lên giường ngủ. Bà khuyên bảo kĩ từng điều, nhắc nhở chúng em phải ngoan ngoãn, chăm học để làm vui lòng bố mẹ và thầy cô. Thỉnh thoảng, chúng em lại vòi bà kể chuyện ngày xưa. Bà kể chẳng bao giờ hết chuyện. Ngồi bên bà, chúng em lắng nghe bà kể chuyện rành rọt từng lời…

Em yêu bà lắm. Em mong bà sống lâu để dạy bảo con cháu nhiều điều hay và kể cho chúng em nghe hết cái kho chuyện “ngày xửa ngày xưa”.



 

10 tháng 5 2018

Phần 1 : Đối với em, tình bà cháu là không thể thiếu được. Bà – dù chỉ là một tiếng đơn sơ ấy thôi, nhưng rất thân thương gần gũi với em ngay từ khi em bắt dầu tập nói. Hình ảnh bà luôn in sâu vào trong trí nhớ của cháu, trong tim của cháu. Một người bà hiền từ, nhân hậu.

Bà năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn hơi gầy với mái tóc pha sương nay đã bạc màu tiều tụy. Lưng bà hơi còng xuống, nước da bà bị nắng cháy xạm màu và đã trổ đồi mồi có lẽ vì bà phải bươn chải tảo tần buôn bán để nuôi mẹ, các cậu các dì của em. Mắt bà không còn tinh tường, con ngươi hơi đùng đục nhưng cái nhìn của bà hiền hậu đầy yêu thương tnu mến. Hai gò má của bà nhô lên, rám nắng, đôi môi của bà khô lại theo năm tháng. Khuôn mặt của bà xuất hiện nhiều nếp nhàn ở đuôi mắt, khóe môi. Trên vầng trán của bà dường như mỗi nếp nhăn thể hiện cho một nỗi đau khổ, cho những khó khăn bà đã trải qua. Mỗi khi bà cười, những nếp nhân ấy lại hằn lên sâu hơn, đôi mắt của bà như cũng cười theo rất hiền từ. Những lúc buồn, đôi mắt của bà đăm chiêu, nó như phản chiếu được những ngày bà vất vả lặn lội kiếm tiền, lo cho con, cho cháu.                                                      

Những ngày thơ ấu, em được sống trong vòng tay yêu thương của bà. Bà bao giờ cũng quý cũng yêu và hết lòng săn sóc cho em. Những bài hát ru êm dịu của bà đã đưa em vào những giấc ngủ say nồng. Bằng chất giọng trầm ấm, bà kể chuyện rất hấp dẫn làm cho em đã bao lần lạc vào xử sở cổ tỉch với nàng tiên, cô Tấm dịu hiền với cây đa, giếng nưức, xóm làng đơn sơ.

Những lúc em dồi hờn, khóc lóc bà dỗ dành, chiều ý cháu. Khi lớn hơn, bà đã cho em những lời khuyên qua những bài ca dao, những câu tục ngữ mà em vẫn nhớ… Bà vẫn thường dành những thức ăn ngon cho em: khi thì bánh, kẹo, khi thì trái cây… Những dịp đi đâu xa, bà không quên mang về bao nhiêu là những món ngon thức lạ.

Hình ảnh của bà thật thiêng liêng, cao quý. Bà già nua, ốm yếu nhưng tình cảm bao la, nhân hậu. Em rất hạnh phúc khi có được người bà như thế. Suốt đời em sẽ ghi nhớ những tháng năm được sống gần bà, được bà yêu mến. Bà ơi! Cháu sẽ khắc ghi những lời khuyên mà bà cho cháu, khắc ghi mãi bóng hình bà trong tim. Cháu sẽ luôn cố gắng phấn đấu tốt để xứng đáng làm cháu của bà

9 tháng 11 2020

                                                                                     Bài làm:

Thời gian cứ thế trôi qua như thoi đưa, vậy là thấm thoắt đã năm năm học sắp trôi qua. Đứa trẻ ngày nào còn khóc lóc, đứng sau lưng mẹ trong ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Giờ đây đã sắp phải nói lời chia tay với mái trường, với thầy cô, bạn bè.Vậy đấy, thời gian trôi qua có bao giờ trở lại, suốt những năm tháng qua gắn bó với "thầy cô và mái trường" nơi đã để lại cho tôi biết bao nhiêu kỉ niệm của một thời không thể nào quên. Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến ngày 20/11- ngày Nhà Giáo Việt Nam, cũng là ngày cuối cùng "tôi" của thời học sinh được bên mái trường, thầy cô và bạn bè nơi đây tại mái trường mang tên Trường Tiêu học chuyên Hoàng Văn Thụ - ngôi nhà thứ hai nơi tôi đã gắn bó.Bất chợt những kỉ niệm trong tôi chợt ùa về một cách rõ nét hơn bao giờ hết đưa tôi trở về những ngày tháng còn là một đứa học sinh lớp 5. Nhớ ngày nào ngôi trường mang tên chuyên Hoàng Văn Thụ còn quá xa lạ với tôi, ngôi trường mơ ước của biết bao lứa học sinh như tôi. Có lẽ ấn tượng đầu tiên về ngôi trường chuyên hoàng Văn Thụ này phải kể đến "con dốc" vừa dài, vừa cao vời vợi hiện ra trước mắt. Biết bao lần đứng dưới chân dốc trường nhìn lên, nơi một chân trời mới sắp mở ra trước mắt tôi. Leo lên hết con dốc ấy, lần đầu tiên đứng ở cổng trường học nhìn vào trường, tôi đã hét thật to như để thỏa mãn sự sung sướng, thích thú xen lẫn tò mò của bản thân mình về trường. Em rất yêu quý mái trường Hoàng Văn Thụ của em.

24 tháng 11 2018

Mái trường - Ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những kỉ niệm khó phai. Suốt những năm tháng cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một thầy cô giáo nào đó. Những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời hay vực ta đứng dạy từng những nơi tối tăm, hay đơn giản là cách giảng bài sâu sắc mà không sao quên được. Tôi cũng vậy, suốt ba năm phổ thông cô Hưng dạy văn là người tôi nhớ nhất. Viết về hình tượng cô giáo ngay từ bé chúng tôi đã được nhào nặn trong trí tưởng tượng đó là cô giáo với mái tóc đen dài bóng mượt, cặp gọn gàng bằng một chiếc kẹp giản dị, da trắng môi đỏ, luôn mặc áo dài thướt tha và dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Với tôi, chắc chắn đó là cô giáo bước ra từ giấc mơ. Ngày đầu ngỡ ngàng bước vào lớp mười, buổi đầu tiên gặp gỡ, cô bước vào lớp với cặp kính râm to đen, chúng tôi có chút nhốn nháo và bất ngờ, cô hóm hỉnh giải thích: "Buổi đầu chào cả lớp mà cô giống mafia quá, cô xin lỗi các em nhưng nếu bây giờ cô bỏ kính ra thì cả lớp chắc không ai học được vì sợ vừa vì cười đấy. Cô bị ngã xe, lớp thông cảm cho cô nhé!" và kèm theo đó là nụ cười rạng rỡ. Tôi cũng phát hiện ra rằng không phải cô giáo dạy văn nào cũng có giọng nói ngọt như mía lùi hay lanh lảnh như chim hót. Cô Hưng giọng khá trầm và khàn nhưng chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy ngao ngán với tiết văn của cô. Ngày đầu tiên ấy, cô còn giới thiệu và kể thêm vài câu chuyện vui về "cái tên giông tên con trai" của cô. Vậy là giờ dạy mở màn, cô đã đốn tim trọn vẹn bốn mươi lăm thành viên 10A3, đặc biệt là tôi, cảm nhận được một tâm hồn đồng điệu. Nhắc đến cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhè nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Cô Hưng cũng không phải ngoại lệ. Nhưng điều đặc biệt hơn cả, cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo chúng tôi không thể dời khỏi lời giảng của cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng cô cũng không quên bỏ vào đó một chút cái tôi cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về cô mãi. Ông nội tôi trước đây là một nhà Nho dạy chữ Hán vì vậy ông rất thích con cháu nối nghiệp ông. Mỗi lần về thăm quê, ông lại thủ thỉ với tôi: "Làm giáo viên con nhé! Tôi chỉ biết mỉm cười và lẳng lặng gật đầu". Tôi yêu trẻ nhưng nóng tính mà ngành giáo luôn cần sự kiên nhẫn và tôi đã tự nhủ rằng "không bao giờ mình thi sư phạm". Nhưng rỗi mỗi tiết văn của cô lại truyền thêm cho tôi cảm hứng. Tôi sẽ đứng trên bục giảng, thổi hồn vào từng câu chữ và học sinh sẽ quý mến tôi như chứng tôi kính trọng, yêu quý cô bây giờ. Tôi sẽ niềm nở, hài hước và thân thiện giống cô. Tôi sẽ dạy cho những đứa con thứ hai của tôi không chỉ tri thức mà còn cả cách làm người, cách yêu thương cuộc sống, cách gieo lòng nhân hậu với những con người ra chưa từng biết, chưa từng gặp qua mỗi trang sách giống như cô dạy chúng tôi trong mỗi tiết học. Cô Hưng mang dáng dấp của người phụ nữ hiện đại nhưng cũng không quên đi nét truyền thống trong mình. Không phải phóng đại, nhưng cô là người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việt nhà. Cô luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn trường, nhiều năm đạt danh hiệu Giáo viên xuất sắc. Năm học 2012-2013, lần đầu tiên cô bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 mang lại thành tích rực rỡ như thế: Ba giải nhì, một giải ba và một giải khuyến khích, đứng nhất tỉnh năm đó. Ở nhà, hai con của cô luôn là những con ngoan trò giỏi. Hai em luôn dạt danh hiệu học sinh giỏi qua từng năm học. Niềm vinh dự hơn cả là con trai cô từng đạt giải học sinh tỉnh lớp 5. Cô là người giữ lửa và ngọn lửa ấy luôn bùng cháy trong gia đình nhỏ hạnh phúc của cô.Tôi đang cảm nhận từng ngày trọn vẹn khi còn là học sinh, khi còn được ngồi trên ghế nhà trường. Và tôi không thể nào quên những kỉ niệm thời áo trắng bên bạn bè, trang sức cùng hình ảnh người cô miệt mài bên giáo án. Người đã truyền dạy cho tôi bao tri thức, bao ước mơ và hi vọng - Cô Hưng.


* Hok tốt !

# Queen

24 tháng 11 2018

Thời gian cứ thế trôi qua như thoi đưa, vậy là thấm thoắt đã mười hai năm học sắp trôi qua. Đứa trẻ ngày nào còn khóc lóc, đứng sau lưng mẹ trong ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Giờ đây đã sắp phải nói lời chia tay với mái trường, với thầy cô, bạn bè và cũng chia tay luôn cả hai chữ “học sinh” của bản thân mình.

Vậy đấy, thời gian trôi qua có bao giờ trở lại, suốt những năm tháng qua gắn bó với “thầy cô và mái trường” nơi đã để lại cho tôi biết bao nhiêu kỉ niệm của một thời không thể nào quên. Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến ngày 20/11- ngày Nhà Giáo Việt Nam, cũng là ngày cuối cùng “tôi” của thời học sinh được bên mái trường, thầy cô và bạn bè nơi đây tại mái trường mang tên THPT chuyên Lê Quý Đôn – ngôi nhà thứ hai nơi tôi đã gắn bó.

Bất chợt những kỉ niệm trong tôi chợt ùa về một cách rõ nét hơn bao giờ hết đưa tôi trở về những ngày tháng còn là một đứa học sinh lớp 9. Nhớ ngày nào ngôi trường mang tên chuyên Lê Quý Đôn còn quá xa lạ với tôi, ngôi trường mơ ước của biết bao lứa học sinh như tôi. Có lẽ ấn tượng đầu tiên về ngôi trường chuyên Lê Quý Đôn này phải kể đến “con dốc” vừa dài, vừa cao vời vợi hiện ra trước mắt. Biết bao lần đứng dưới chân dốc trường nhìn lên, nơi một chân trời mới sắp mở ra trước mắt tôi. Leo lên hết con dốc ấy, lần đầu tiên đứng ở cổng trường học nhìn vào trường, tôi đã hét thật to như để thỏa mãn sự sung sướng, thích thú xen lẫn tò mò của bản thân mình về trường,… Thật sự, trước khi trở thành một thành viên trong ngôi nhà chung chuyên Lê Quý Đôn, tôi đã dành một tình yêu trọn vẹn cho ngôi trường này. Để rồi cảm xúc như vỡ òa khi biết mình đã trở thành một thành viên bé nhỏ trong ngôi nhà chung. Có thể tôi quá lan man nhưng có lẽ những kỉ niệm đầu tiên về ngôi trường luôn là những kí ức theo ta đi suốt cuộc đời. Kỉ niệm với ngôi trường này nhiều lắm kể làm sao cho hết, thời gian gắn bó với ngôi trường trong suốt quãng thời tuổi thanh xuân cấp ba của tôi còn nhiều hơn là khoảng thời gian ở nhà. Ngôi trường gắn bó với tôi cả lúc vui lẫn lúc buồn. Nào là những ngày học thêm sớm tối cùng bạn bè ăn ở căng tin của trường. Nào là những ngày lao động, trực tuần mệt nhoài. Nào là những ngày trời lạnh rét run người vẫn đến trường học thêm ca lỡ đến tám giờ tối mới về. Nào là những ngày trời mưa… Đâu đây trong tôi những ngày lang thang khắp các ngõ ngách của trường không khác gì những nhà thám hiểm mở rộng tầm mắt đến những vùng đất mới. Thật nhiều, thật nhiều những kỉ niệm nơi đây.

“Một đời người - một dòng sông...

Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,

"Muốn qua sông phải lụy đò"

Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa ... “

(Người lái đò)

Nếu cha mẹ là người đã sinh ra ta, đưa ta đến với cuộc đời này thì thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai đã dạy cho ta kiến thức, truyền đạt cho ta biết bao điều hay lẽ phải về kĩ năng sống, giúp ta nên người. Quả đúng như lời thơ, có mấy ai đi suốt cuộc đời mình mà không có người thầy, người cô dẫn lối. Có mấy ai trưởng thành mà không phải trải qua những ngày tháng học sinh, ngồi trên ghế nhà trường nghe thầy cô giảng bài. Thầy cô - những người lái đò tận tụy hết lòng với nghề, với mỗi lứa học sinh của mình. Làm sao có thể lớn lên, có thể trưởng thành mà không có thầy cô ở bên dạy dỗ, dẫn đưa. Thầy cô giống như những cây chỉ nam, những ngọn hải đăng giúp ta định vị, tìm thấy hướng khi đi lầm đường, lạc lối. Thầy cô giống như ngọn lửa ấm áp, dìu dắt chúng em trước những vấp ngã của cuộc đời. Tiếng thầy cô giảng bài hăng say trên lớp vẫn văng vẳng đâu đây. Rồi là những nụ cười khi thấy những đứa học sinh của mình đạt điểm cao, đạt nhiều thành tích cao trong học tập, đang dần trưởng thành theo năm tháng. Rồi là những giọt nước mắt đượm buồn khi thấy học sinh của mình bị điểm kém, không nghe lời, lười học, …” Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa. Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi. Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa, ngày ngày giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy.” Mặc cho người ta ngập chìm trong những lo toan, tính toán chuyện cơm áo lợi danh, chuyện bán mua cả tình cảm, cả trí tuệ. “Thầy vẫn đứng bên bờ ước mơ. Dù năm tháng sông dài gió mưa còn ai nhớ ai quên con đò xưa… Dù năm tháng vô tình trôi mãi, tóc xanh bây giờ đã phai, Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy, dõi theo bước em trong cuộc đời, vẫn những khi trời mưa rơi, vẫn chiếc áo xưa sờn vai, thầy vẫn đi buồn vui lặng lẽ. Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, có hay bao mùa lá rơi, Thầy đến như muôn ngàn tia nắng, sáng soi bước em trong cuộc đời. dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người Thầy.” Những lời bài hát đã nói lên hết những gì cần nói, … Thầy cô với những ước mơ, những yêu nghề cháy bỏng luôn thực hiện thiên trách của mình là dạy dỗ học sinh nên người. Mỗi lần nghe thầy cô giảng bài, thỉnh thoảng nhìn lên gương mặt ấy tôi lại thấy mỗi ngày trôi qua trên gương mặt ấy lại hằn lên những nếp nhăn, những cái tóc bạc theo năm tháng, tôi lại thấy buồn đến lạ. Có lẽ, chỉ có sự cố gắng nỗ lực, chăm chỉ, lấy kết quả học tập của mình để bù đắp cho công ơn thầy cô, cho những gì mà thầy cô đã dành trọn vẹn nửa đời người cho nghề giáo. Ngày 20/11 đang đến gần, có thể nhiều người sẽ đem tặng thầy cô của mình những bó hoa to, lộng lẫy. Những món quà đắt tiền. Hay những món đồ mua vội vã trong các cửa tiệm. Nhưng với tôi, không có gì có thể thay thế bằng những lời chúc, ngồi bên thầy cô trò chuyện về những kỉ niệm một thời gắn bó, bởi chỉ có tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim mới đến được trái tim. Một lần nữa tôi xin chúc thầy cô- những người lái đò tận tụy của mình sức khỏe dồi dào, công tác tốt,… để dẫn đưa những lứa học sinh của mình qua sông.

Tôi phải cảm ơn, cảm ơn thật nhiều tới ngôi nhà chung chuyên Lê Quý Đôn và những người thầy, người cô hết lòng vì học sinh của mình bằng một tình cảm trọn vẹn nhất. Có lẽ, mái trường và thầy cô nơi đây là một mảnh ghép trong cuộc đời tôi mà có đi đến đâu, dù thời gian có trôi qua nhiều biết mấy, phủ bụi và xóa nhòa đi tất cả thì tình cảm dành cho mái trường và thầy cô nơi đây vẫn luôn đong đầy và trọn vẹn.

24 tháng 11 2018

Mái trường - Ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những kỉ niệm khó phai. Suốt những năm tháng cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một thầy cô giáo nào đó. Những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời hay vực ta đứng dạy từng những nơi tối tăm, hay đơn giản là cách giảng bài sâu sắc mà không sao quên được. Tôi cũng vậy, suốt ba năm phổ thông cô Hưng dạy văn là người tôi nhớ nhất. Viết về hình tượng cô giáo ngay từ bé chúng tôi đã được nhào nặn trong trí tưởng tượng đó là cô giáo với mái tóc đen dài bóng mượt, cặp gọn gàng bằng một chiếc kẹp giản dị, da trắng môi đỏ, luôn mặc áo dài thướt tha và dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Với tôi, chắc chắn đó là cô giáo bước ra từ giấc mơ. Ngày đầu ngỡ ngàng bước vào lớp mười, buổi đầu tiên gặp gỡ, cô bước vào lớp với cặp kính râm to đen, chúng tôi có chút nhốn nháo và bất ngờ, cô hóm hỉnh giải thích: “Buổi đầu chào cả lớp mà cô giống mafia quá, cô xin lỗi các em nhưng nếu bây giờ cô bỏ kính ra thì cả lớp chắc không ai học được vì sợ vừa vì cười đấy. Cô bị ngã xe, lớp thông cảm cho cô nhé!” và kèm theo đó là nụ cười rạng rỡ. Tôi cũng phát hiện ra rằng không phải cô giáo dạy văn nào cũng có giọng nói ngọt như mía lùi hay lanh lảnh như chim hót. Cô Hưng giọng khá trầm và khàn nhưng chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy ngao ngán với tiết văn của cô. Ngày đầu tiên ấy, cô còn giới thiệu và kể thêm vài câu chuyện vui về “cái tên giông tên con trai” của cô. Vậy là giờ dạy mở màn, cô đã đốn tim trọn vẹn bốn mươi lăm thành viên 10A3, đặc biệt là tôi, cảm nhận được một tâm hồn đồng điệu. Nhắc đến cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhè nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Cô Hưng cũng không phải ngoại lệ. Nhưng điều đặc biệt hơn cả, cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo chúng tôi không thể dời khỏi lời giảng của cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng cô cũng không quên bỏ vào đó một chút cái tôi cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về cô mãi. Ông nội tôi trước đây là một nhà Nho dạy chữ Hán vì vậy ông rất thích con cháu nối nghiệp ông. Mỗi lần về thăm quê, ông lại thủ thỉ với tôi: “Làm giáo viên con nhé! Tôi chỉ biết mỉm cười và lẳng lặng gật đầu”. Tôi yêu trẻ nhưng nóng tính mà ngành giáo luôn cần sự kiên nhẫn và tôi đã tự nhủ rằng “không bao giờ mình thi sư phạm”. Nhưng rỗi mỗi tiết văn của cô lại truyền thêm cho tôi cảm hứng. Tôi sẽ đứng trên bục giảng, thổi hồn vào từng câu chữ và học sinh sẽ quý mến tôi như chứng tôi kính trọng, yêu quý cô bây giờ. Tôi sẽ niềm nở, hài hước và thân thiện giống cô. Tôi sẽ dạy cho những đứa con thứ hai của tôi không chỉ tri thức mà còn cả cách làm người, cách yêu thương cuộc sống, cách gieo lòng nhân hậu với những con người ra chưa từng biết, chưa từng gặp qua mỗi trang sách giống như cô dạy chúng tôi trong mỗi tiết học. Cô Hưng mang dáng dấp của người phụ nữ hiện đại nhưng cũng không quên đi nét truyền thống trong mình. Không phải phóng đại, nhưng cô là người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việt nhà. Cô luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn trường, nhiều năm đạt danh hiệu Giáo viên xuất sắc. Năm học 2012-2013, lần đầu tiên cô bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 mang lại thành tích rực rỡ như thế: Ba giải nhì, một giải ba và một giải khuyến khích, đứng nhất tỉnh năm đó. Ở nhà, hai con của cô luôn là những con ngoan trò giỏi. Hai em luôn dạt danh hiệu học sinh giỏi qua từng năm học. Niềm vinh dự hơn cả là con trai cô từng đạt giải học sinh tỉnh lớp 5. Cô là người giữ lửa và ngọn lửa ấy luôn bùng cháy trong gia đình nhỏ hạnh phúc của cô.Tôi đang cảm nhận từng ngày trọn vẹn khi còn là học sinh, khi còn được ngồi trên ghế nhà trường. Và tôi không thể nào quên những kỉ niệm thời áo trắng bên bạn bè, trang sức cùng hình ảnh người cô miệt mài bên giáo án. Người đã truyền dạy cho tôi bao tri thức, bao ước mơ và hi vọng - Cô Hưng.

9 tháng 6 2019

đoạn văn ấy của bn hay lắm nên mk nghĩ là bn viết thư này tặng thầy cô thì chắc họ sẽ vui lắm bn ạ

Trả lời nekkk

Câu hỏi hơi linh tinh đấy vì đây ko phải câu hỏi.ok

với lại bài j mà nghe ngắn, ít cảm xúc vậy phải viết chi tiết hơn, hay hơn

Mà bạn nghĩ cứ cảm ơn suông vậy thầy cô nào mà vui...Động não tí đi.