K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2023

Tham Khảo

Lưu Quang Vũ là một trong các nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Một trong những vở kịch tiêu biểu nhất trong con đường sự nghiệp của ông là Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn trong lòng độc giả đồng thời gửi gắm rất nhiều bài học, tư tưởng nhân văn ý nghĩa và sâu sắc.

       Trương Ba có tài đánh cờ rất giỏi nhưng bị chết oan do trong lúc làm việc không chú ý, Nam Tào đã nhầm lẫn và gây ra sự việc ngoài ý muốn làm cho Trương Ba phải chết. Vì muốn sửa sai, chuộc lại lỗi lầm nên Nam Tào và Đế Thích đã bàn nhau cho hồn Trương Ba sống lại và nhập vào thân xác của anh hàng thịt mới chết không lâu. Tưởng chừng như mọi việc đã êm xuôi, nhưng không. Trong thời gian trú nhờ xác anh hàng thịt, Trương Ba đã không ít lần gặp phải nhiều việc phiền toái như lí trưởng sách nhiễu, vợ anh hàng thịt đòi chồng, hay ngay đến cả gia đình– những người thương yêu và quý trọng nhất giờ đây cũng làm cho ông cảm thấy thật xa lạ... Bản thân Trương Ba cũng dằn vặt và đau khổ rất nhiều vì phải sống trái với quy luật tự nhiên. Đặc biệt là khi mà xác anh hàng thịt đã gây ảnh hưởng, làm cho hồn Trương Ba nhiễm một vài thói quen xấu. Đoạn trích trong sách giáo khao kể về cuộc đối thoại giữa Trương Ba cùng với các nhân vật.

       Đầu tiên là cuộc đối thoại gay gắt, nảy lửa giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt. Bản thân Trương Ba, ông cho rằng từ trước tới giờ, kể cả khi đã chết thì bản thân mình vẫn có một đời sống trong sạch, nguyên vẹn, thẳng thắn. Ông coi thường và cho rằng xác anh hàng thịt chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài với sự âm u, đui mù, “không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc” nếu có thì cũng chỉ là “những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: Thèm ăn ngon, thèm rượu thút”. Nhưng xác hàng thịt thì lại khác, cái xác cho rằng hồn Trương Ba sẽ không thể tách khỏi xác anh hàng thịt, đồng nghĩa với mọi việc làm, mọi hành động của hồn Trương Ba sẽ đều chịu sự chi phối của cái xác anh hàng thịt. Đây chính là một cuộc đấu tranh khốc liệt giữa phần con và phần người cũng giống như giữa khát vọng và dục vọng, giữa đạo đức và tội lỗi. Qua cuộc đối thoại này, nhà văn đã gửi gắm tới độc giả thông điệp: Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người chúng ta được sống một cách tự nhiên với sự hài hòa giữa phần xác và phần hồn.

Tiếp đến, hồn Trương Ba đã có cuộc trò chuyện và giãi bày những tâm sự cùng với người thân trong gia đình. Trước tình cảnh éo le mà Trương Ba gặp phải, mỗi một thành viên lại có một thái độ khác nhau. Trước sự thay đổi đột ngột của chồng mình, vợ Trương Ba đau đớn mà thốt lên : “Ông đâu còn là ông”, bà cho rằng ông một mực muốn rời khỏi gia đình này để đi cày thuê làm mướn để được tự do với vợ anh hàng thịt. Còn cái Gái, đứa cháu thương ông nhất nhưng giờ đây nó cũng chẳng chịu nhận ông, và cho rằng ông nội của mình đã chết thay vào đó là một người vô cùng thô lỗ, vụng về “Từ nay ông không được động vào cây cối trong vườn của ông tôi nữa!... chân ông to bè như cái xẻng, giẫm nát lên cả cây sâm quý mới ươm”. Duy nhất trong nhà chỉ có chị con dâu là cảm thông, chia sẻ và yêu thương với người ba chồng đáng thương này Trương Ba, nhưng dù vậy chị ấy vẫn không nhận ra ông Trương Ba của ngày. Ở một vị trí khác nhau, một thái độ, cảm nhận khác nhau nhưng họ đều có một điểm chung là thấy sự thay đổi rõ rệt của Trương Ba, ông đã chẳng còn nguyên vẹn, trong sạch hay thẳng thắn. Để rồi, từ đó Trương Ba mới vỡ lẽ, mới nhận ra sự thay đổi của bản thân đồng thời cũng là sự lấn át của phần xác đối đối với phần hồn trong ông. Vậy nên ông đã đươc ra quyết định, Trương Ba sẽ trả lại xác cho anh hàng thịt.

       Chính cái quyết định đó đã dẫn đến cuộc đối thoại của Trương Ba với Đế Thích. Trương Ba đã chỉ rõ ràng cái sai mà Đế Thích đã gây ra: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”. Trương Ba bày tỏ mong ước của mình: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” và “Không thể sống với bất cứ giá nào được. Có những cái giá quá đắt, không thể trả được tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa”. Nhưng Đế Thích lại chẳng cho là vậy mà đáp: “Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi dây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!” Và mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi nghe tin cu Tị chết, Đế Thích đã đề nghị cho hồn Trương Ba được nhập vào cu Tị, nhưng trải qua bao sự việc, Trương Ba đã thẳng thừng từ chối. Ông đã nhận ra sẽ có một loạt những rắc rối tồi tệ đằng sau việc này: phải giải thích cho chị Lụa và những người thân trong gia đình mình biết đầu đuôi câu chuyện và đặc biệt là cái Gái – dù là cháu gái của mình nhưng với nó, cu Tị là người bạn thân nhất. Hoặc có khi sẽ phải sang nhà chị Lụa ở, tạo ra cơ hội để bọn lý trưởng sách nhiễu, thu lợi về mình… Cuối cùng, Trương Ba đã từ chối ý tốt ấy và yêu cầu Đế Thích để cho cu Tị được sống lại còn bản thân mình sẽ chết cùng phần xác. Đây quả thật là một cái kết rất hợp lí và có hậu,  nếu ta xét theo ý nghĩa đó thì đó chính kết quả của cuộc đấu tranh giữa khát khao được sống, nhưng lại không chấp nhận một cuộc sống giả tạo, không được là chính mình.

          Qua tác phẩm Tôi muốn được là tôi toàn vẹn, Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm tới độc giả thông điệp: Được sống được là người là một điều thật quý giá nhưng chỉ khi ta được là chính mình, sống một cách trọn vẹn với theo đuổi và phát huy những giá trị tốt đẹp của bản thân còn là một điều quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi mà con người được sống đúng với quy luật của tự nhiên với sự hài hòa, đồng điệu giữa thể xác và tâm hồn.

31 tháng 8 2023

Tham Khảo

- Tác giả: 

+ Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), sinh tại Phú Thọ, quê gốc ở Đà Nẵng

+ Tuổi thơ ông gắn liền với mảnh đất Phú Thọ, đến năm 1954 ông và sống và học tập tại Hà.

+ Từ năm 1965 đến 1970 ông vào bộ đội phục vụ trong quân chủng phòng không không quân, một thời gian sau ông xuất ngũ, làm nhiều nghề để mưu sinh.

+ Từ năm 1978 đến khi mất, ông là biên tập viên Tạp chí sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch.

+ Sự nghiệp sáng tác

Các tác phẩm chính: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Si-ta, Tôi và chúng ta, Hồn trương ba da hàng thịt...

Là một tròn những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại.

Là một nghệ sĩ đa tài làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc...

+ Ông được nhân giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000.

31 tháng 8 2023

Ngôn ngữ trong đoạn trích là những lời nói dùng trong giao tiếp hằng ngày, người nói và người nghe được tiếp xúc trực tiếp với nhau, luân phiên nhau trong vai trò nghe và nói. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

Hai câu cuối trong văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ” là lời kể cuối cùng của nhân vật tôi - người đàn ông lớn tuổi đã đi qua cuộc chiến và vẫn luôn khao khát một lần được gặp lại mẹ. Đó là những tâm sự dồn nén, thầm kín đại diện cho những mất mát không thể bù đắp của những người mà “đứa trẻ” trong họ mãi mãi dừng lại nơi bi thương của chiến tranh. Chiến tranh đã qua đi, ông cũng may mắn sống sót và tiếp tục sống một cuộc đời bình lặng như bao người khác. Nhưng chẳng ai thấy được những vỡ nát trong tâm hồn ông. Hai câu cuối đã phản ảnh hậu quả của chiến tranh tàn khốc đến mức nào. Nó không chỉ là vết thương bên ngoài có thể nhìn thấy được mà có là nỗi đau vĩnh viễn kéo dài suốt đời. Trong thân xác của một người lớn trưởng thành, nhân vật “tôi” vẫn đau đáu, khắc khoải được gặp lại mẹ, được thấy khuôn mặt, dáng đi, hít hà mùi thơm của mẹ và nằm trong vòng tay ấm áp đó. Đó mãi mãi là sự khao khát vô vọng của đứa trẻ đã trải qua chiến tranh. Nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng: có những câu chuyện mãi chẳng thể quên dù thời gian có trôi qua thế nào.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô:

- Lúc đầu, ông thà chết chứ nhất định không xây Cửu Trùng Đài cho hôn quân; khi được vua thưởng bạc vàng, lụa là ông đem chia hết cho thợ. Nhưng Vũ Như Tô quá say sưa với mơ ước xây dựng một công trình nghệ thuật lớn cho đất nước, cho đời sau đến mới quên cả thực tế: dân chúng đang đói khổ, càng bị giai cấp thống trị bòn rút mồ hôi, nước mắt để xây Cửu Trùng Đài.

- Khi dân chúng và quân khởi loạn nổi dậy, Vũ Như Tô quyết không chạy trốn, không nhận ra cái sai của mình, nguyện chịu chết và bảo vệ Cửu Trùng Đài.

- Vũ Như Tô vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân. Diễn biến mâu thuẫn trong con người Vũ Như Tô, mâu thuẫn giữa con người dân và con người nghệ sĩ, giữa khát vọng nghệ thuật và thực tế xã hội đã có kết cục nhưng thực ra vẫn chưa được giải quyết triệt để.

- Khi Cửu Trùng Đài bị cháy, Vũ Như Tô cảm thấy đau đớn, xót xa. Vũ Như Tô quá say mê cái đẹp mà quên cả thực tế.

30 tháng 4 2023

Giúp tôi trả lời câu hỏi trên 

3. Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì?a) - Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:- Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ bảo người ta mãi à? Hẳn trợn mắt,...
Đọc tiếp

3. Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì?

a) - Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.

Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:

- Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ bảo người ta mãi à? Hẳn trợn mắt, chỉ vào mặt cự

- Tao không đến đây xin năm hào.

Thấy hắn toan làm dữ, cụ dành dịu giọng:

- Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn. Hẳn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo: – Tạo đã bảo tạo không đòi tiền.

- Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì? Hắn dõng dạc:

- Tao muốn làm người lương thiện.

Bá Kiến cười ha hả:

- Ô tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ. Hắn lắc đầu:

- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách... biết không!... Chỉ còn một cách là... cái này! Biết không!...

(Nam Cao)

b) - Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!

- Ở cũng gần như vậy. Sao thầy lại chặc lưỡi?

- Tôi thấy những người có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm. Dạ bẩm, giả thủ tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc.

(Nguyễn Tuân)

1
19 tháng 7 2023

Tham khảo!

Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì?

a) – Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.

Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:

- Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ bảo người ta mãi à?

Hắn trợn mắt, chỉ vào mặt cụ:

- Tao không đến đây để xin năm hào.

Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng:

- Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.

Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo:

- Tao đã bảo tao không đòi tiền.

- Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì?

Hắn dõng dạc:

- Tao muốn làm người lương thiện.

Bá Kiến cười ha hả:

- Ô tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.

Hắn lắc đầu:

- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không1 Chỉ có một cách…biết không!...Chỉ còn một cách là…cái này! Biết không!...

(Nam Cao)

b) – Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!

- Ờ cũng gần như vậy. Sao thầy lại chặc lưỡi?

- Tôi thấy những người có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm. Dạ bẩm, giả thử tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc.

(Nguyễn Tuân)

Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì?a) – Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:- Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ bảo người ta mãi à?Hắn trợn mắt,...
Đọc tiếp

Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì?

a) – Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.

Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:

- Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ bảo người ta mãi à?

Hắn trợn mắt, chỉ vào mặt cụ:

- Tao không đến đây để xin năm hào.

Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng:

- Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.

Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo:

- Tao đã bảo tao không đòi tiền.

- Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì?

Hắn dõng dạc:

- Tao muốn làm người lương thiện.

Bá Kiến cười ha hả:

- Ô tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.

Hắn lắc đầu:

- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách…biết không!...Chỉ còn một cách là…cái này! Biết không!...

(Nam Cao)

b) – Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!

- Ờ cũng gần như vậy. Sao thầy lại chặc lưỡi?

- Tôi thấy những người có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm. Dạ bẩm, giả thử tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc.

(Nguyễn Tuân)

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

a) - Tình huống giao tiếp ở đây là cuộc nói chuyện giữa Bá Kiến và Chí Phèo. Bá Kiến nghĩ rằng Chí đến nhà ăn vạ và đòi tiền nên cách nói chuyện đầy khinh miệt, mỉa mai Chí.

- Cách sử dụng từ ngữ mang tính ngôn ngữ đời thường, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.

- Cách xưng hô: Chí xưng “tao” với bá Kiến; Bá Kiến xưng “tôi – anh” với Chí. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của 2 nhân vật này cho thấy mối quan hệ chủ - tớ, cuộc đối thoại này cũng chính là lời Chí tự nói với bản thân mình, đó là lời ăn năn, giãi bày, thú tội, khao khát của Chí.

b) – Tình huống giao tiếp ở đây là cuộc đối thoại giữa thầy thơ và viên quản ngục khi nói về Huấn Cao. Quản ngục tỏ ra thán phục, ngưỡng mộ, và tiếc thương trước tài năng của Huấn Cao.

- Cách sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, kèm với từ ngữ biểu cảm.

- Cách xưng hô: Thầy thơ: không xưng, gọi quản ngục là “thầy”; Viên quản ngục: xưng “tôi” – dạ bẩm (2 lần). Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của 2 nhân vật này cho thấy đây là mối quan hệ (quan – lính), thể hiện sự cung kính.

Xác đinh khởi ngữ trong mỗi đoạn trích sau và phân tích đặc điểm của khởi ngữ về các mặt: – Vị trí của khởi ngữ trong câu. – Dấu hiệu về quãng ngắt (dấu phẩy) hoặc hư từ sau khởi ngữ. – Tác dụng của khởi ngữ đối với việc thể hiện đề tài của câu, đối với sự liên kết ý với câu đi trước sự nhấn mạnh ý, sự đối lập ý,… a) Tôi mong đồng bào ai cũng...
Đọc tiếp
Xác đinh khởi ngữ trong mỗi đoạn trích sau và phân tích đặc điểm của khởi ngữ về các mặt: – Vị trí của khởi ngữ trong câu. – Dấu hiệu về quãng ngắt (dấu phẩy) hoặc hư từ sau khởi ngữ. – Tác dụng của khởi ngữ đối với việc thể hiện đề tài của câu, đối với sự liên kết ý với câu đi trước sự nhấn mạnh ý, sự đối lập ý,… a) Tôi mong đồng bào ai cũng tập thế đục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập. (Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục) b) Chỗ đứng chính của vân nghệ là ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội của chúng ta. Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khu chính của văn nghệ. Tôn–xtôi nói vắn tắt: Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. (Nguyễn Đình Thi, Tuyển tập, tập III, NXB Văn học, Hà Nội, 1997)
1
26 tháng 4 2018

a, Khởi ngữ nằm trong câu: Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập

- Khởi ngữ tự tôi.

Vị trí: đầu câu

Tác dụng: nêu lên đề tài có liên quan tới điều nói tới trong câu trước (đồng bào- tôi)

b, Câu có khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khi chính của văn nghệ

- Khởi ngữ: cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc

- Vị trí: đứng đầu câu

- Tác dụng: nêu đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu đi trước (thể hiện thông tin ở câu đã có phía trước)