Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn văn tham khảo
Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc dành cho thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã viết nên Truyện Kiều và Độc Tiểu Thanh kí, mà ở đó, người đọc thấy được rất nhiều điểm chung, đặc biệt là hai câu “Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” trong Truyện Kiều và “Cổ kim hận sự thiên an vấn,/Phong vận kì oan ngã tự cư” trong Độc Tiểu Thanh kí. Trong Truyện Kiều, hai câu thơ trên là lời cảm thán của Kiều (cũng chính là Nguyễn Du) về kiếp người hồng nhan bạc mệnh của Đạm Tiên - một kỹ nữ trong tác phẩm. Còn ở Độc Tiểu Thanh kí, toàn bài là lời cảm than, thương xót của Nguyễn Du gửi đến nàng Tiểu Thanh - một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng cũng chịu chung số phận mệnh bạc. Điểm chung của hai câu thơ của hai bài đều là lời than thở, cảm thông, thương xót cho số phận bất hạnh như một định mệnh của những người phụ nữ tài hoa nhưng chung số phận của xã hội thời xưa. Họ đều đa tài, giỏi giang, xinh đẹp. Những người toàn vẹn như vậy xứng đáng có được cuộc sống hoàn hào, hạnh phúc. Nhưng dường như những điều bất hạnh luôn tìm đến họ, cướp mất hạnh phúc nhân gian của họ. Thánh thần hay ông Trời - những đấng tạo hóa luôn đẩy họ đến nghiệt ngã, khiến họ chỉ có thể than thân trách phận và chấp nhận số phận. Nguyễn Du tìm thấy ở họ những đau khổ chung, để cảm nhận và thương xót, và cũng để soi chiếu chính mình. Phải chăng số phận của mình cũng sẽ là như vậy? Chịu những khổ đau và ra đi, và bị quên lãng? Đó là nỗi niềm, trăn trở của Nguyễn Du về thời thế và cuộc đời, với những con người “tri âm tri kỉ”, đồng bệnh tương liên, dù chẳng bao giờ có thể gặp được nhau.
Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.
Thời đại:
Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực
Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, cuộc sống của nhân dân cơ cực, lầm tham.
Phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, tiêu biểu nhất chính là khởi nghĩa Tây Sơn do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo.
Nghĩa quân Tây Sơn đã đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân xâm lược nhà Thanh sang xâm lược.
A. Soạn bài Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu) (ngắn nhất)
đề đơn giản thế thôi
cơ h cho chú c k s p
TL:
Câu 1 (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Những đời vua mà ông Quán ghét:
+ Đời Kiệt, Trụ mê dâm
+ Đời U, Lệ đa đoan
+ Đời Ngũ bá phân vân
+ Đời thúc quý
- Điểm chung giữa các triều đại: có chung bản chất là sự suy tàn, vua chúa thì luôn đắm say tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân.
=> Cơ sở của lẽ ghét: thái độ của ông Quán vì dân. Luôn đứng về phía nhân dân.
- Những con người mà ông Quán thương: Nhan Tử, Gia Cát, Đồng Tử,...
- Điểm chung: Họ đêu là những bậc tiên hiền, thánh nhân, ngời sáng về tài năng và đạo đức, có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân, nhưng đều không đạt sở nguyện.
=> Cơ sở của lẽ thương : Xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu nặng, mong muốn cho dân được sống yên bình, hạnh phúc, người tài đức sẽ thực hiện được lí tưởng.
=> Tóm lại lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn cho dân được sống yên bình hạnh phúc, những người có tài có đức có điều kiện thể hiện chí nguyện của mình.
~HT~
Những điều ông Quán ghét (10 câu):
+ Ghét việc tầm phào, ghét vua Trụ mê dâm, U Vương, Lệ Vương, Ngũ Bá…
+ Điểm chung của vua chúa được nhắc tới: ăn chơi, hoang dâm vô độ, ham quyền lợi, tranh đoạt quyền lợi
+ Căn nguyên của sự ghét do lòng thương dân, vì dân, ghét những kẻ hại dân, làm dân lầm than, khốn khổ
- Lẽ thương của ông Quán (14 câu):
+ Nói tới những bậc hiền tài phải chịu lận đận, không được ước nguyện giúp đời: Khổng Tử, Nhan Uyên, Gia Cát Lượng, Đổng Trọng Thư, Hàn Dũ…
+ Những trí thức nho sĩ có tài, có đức, ngay thẳng nhưng không gặp thời
+ Tác giả tìm thấy bóng dáng mình trong ước mơ lập thân giúp đời
Bài viết trên sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh.
=> Tác dụng: Giúp cho người đọc dễ hình dung hơn về đối tượng và quy trình thực hiện.
Đất nước Việt Nam tự hào về Bác Hồ bởi Bác chính là sự kết tinh những tinh hoa truyền thống của bản sắc dân tộc. Nhân dân ta đã thấy ở Bác Hồ con người Việt Nam đẹp nhất và nhân dân thế giới gắn liền tên nước Việt Nam với tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việt Nam – Hồ Chí Minh.
Với vai trò của một lãnh tụ cách mạng, Bác đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình đối với dân, với nước. Bác là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, cùng Đảng dẫn đường chỉ lối cho dân tộc vùng lên phá bỏ xích xiềng nô lệ thực dân, phong kiến, giành quyền sống tự do. Người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có chủ quyền độc lập thiêng liêng. Nếu so sánh sự nghiệp đấu tranh chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc kéo dài suốt ba mươi năm của dân tộc ta là một con tàu giữa đại dương đầy bão tố thì Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thuyền trưởng tài ba, sáng suốt, đã đưa con tàu vượt qua trùng trùng sóng gió, cập bến vinh quang.
Chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954 và chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã tôn vinh dân tộc Việt Nam anh hùng, bất khuất, tuy nhỏ bé mà đã đánh gục hai tên thực dân, đế quốc “khổng lồ” là Pháp và Mĩ. Việt Nam đã trở thành gương sáng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới noi theo.
Sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ vĩ đại như non cao, biển rộng nhưng Bác lại sống một cuộc sống vô cùng giản dị và tuyệt vời trong sáng. Suốt cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân, Người dành hết cho nhân dân, cho Tổ quốc. Câu nói tâm huyết nếu rõ mục đích phấn đấu và lí tưởng cao cả của Bác Hồ đã làm rung động trái tim bao người: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành… Mục đích ấy, lí tưởng ấy là nguồn sức mạnh vô biên, thôi thúc Bác suy nghĩ, hành động và cống hiến cuộc đời mình cho dân, cho nước.
Nếp sống giản dị của Bác rất gần gũi với cuộc sống của nhân dân. Bữa ăn chỉ vài món cá kho, rau luộc, cà muối… Chỗ ở là căn nhà sàn bằng gỗ đơn sơ, xung quanh là vườn cây, ao cá. Quan niệm sống của Bác là: Mình vì mọi người, cho nên Bác lấy cống hiến làm niềm vui, làm hạnh phúc của bản thân. Kính phục và yêu mến Bác, nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi:
Bác sống như trời đất của ta,
Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa.
Tự do cho mỗi đời nô lệ,
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
Như đỉnh non cao tự giấu hình,
Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh.
Bác mong con cháu mau khôn lớn,
Tiếp bước cha anh, tiến kịp mình.
(Theo chân Bác)
Đức tính khiêm tốn, giản dị của Bác đã trở thành huyền thoại. Sau khi Bác mất, căn nhà sàn Bác ở mở rộng cửa đón đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế đến thăm. Không ai là không xúc động trước những vật dụng gắn bó với Bác gần như suốt cuộc đời: chiếc máy chữ và chiếc đồng hồ cũ kĩ trên bàn làm việc, đôi dép lốp cao su mòn gót…
Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối.
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn…
Bác không bao giờ đòi hỏi điều kiện vật chất tối đa cho riêng mình. Ngược lại, Bác thanh thản, lạc quan trong cuộc sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư nhưng những gì Người để lại cho nhân dân, cho đất nước có thể sánh ngang với núi cao, biển rộng.
Nhận xét về Bác Hồ, nhà phê bình nghiên cứu văn học Quách Mạt Nhược của Trung Quốc viết: Hồ Chí Minh là một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Với trí tuệ kiệt xuất, Bác đã: Hai tay xây dựng một cơ đồ. Đó là sự nghiệp cách mạng vẻ vang, ghi dấu son trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vì yêu nước, thương dân cơ cực, lầm than trong vòng nô lệ của thực dân, phong kiến nên Bác đã rời Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước.
Tình nhân ái bao la là cội nguồn tư tưởng, là sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Bác trên con đường cách mạng:
Bác ơi tim Bác mênh mông thế,
Ôm cả non sông, mọi kiếp người
(Theo chân Bác – Tố Hữu).
Từ trong sâu thẳm tâm hồn, mỗi công dân Việt Nam đều nhận thấy rằng:
Người là Cha, là Bác, là Anh.
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
(Tố Hữu).
Trước lúc đi xa vào cõi vĩnh hằng, Bác viết trong Di chúc: Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng… Sự ra đi của Bác là một tổn thất lớn lao không gì bù đắp được. Bác đã hóa thân vào sông núi, biển trời… của đất nước Việt Nam mà Người hằng yêu dấu.
Nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân thế giới yêu mến và khâm phục, còn kẻ thù cũng phải nghiêng mình kính nể bởi Bác Hồ là hiện thân sinh động nhất của truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm. Căm thù chiến tranh, yêu mến hòa bình, nỗ lực cống hiến cho một nền hòa bình, thịnh vượng của toàn nhân loại, những điều đó đã tạo nên sức cảm hóa, thuyết phục lớn lao của Bác. Bác Hồ đã được Hội đồng hòa bình thế giới phong cho danh hiệu cao quý là Chiến sĩ hòa bình, là Danh nhân văn hóa của nhân loại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại vinh quang cho đất nước Việt Nam dân tộc Việt Nam. Các thế hệ tiếp nối đã đi theo con đường cách mạng đúng đắn mà Bác đã dẫn đường chỉ lối, biến khát khao cháy bỏng của Người thành hiện thực: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh để sánh vai với các cường quốc khắp năm châu.
Cảm nhận suy nghĩ của em về chủ tịch Hồ Chí Minh – Bài làm 3
“Bác Hồ, Người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Suốt đời, Bác hi sinh cho độc lập, tự do…”.
Trên đây là câu hát tiêu biểu trong muôn ngàn câu hát, bài thơ ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
Đất nước Việt Nam tự hào về Bác Hồ bởi Bác chính là sự kết tinh những tinh hoa truyền thống của bản sắc dân tộc. Nhân dân ta đã thấy ở Bác Hồ con người Việt Nam đẹp nhất và nhân dân thế giới gắn liền tên nước Việt Nam với tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việt Nam – Hồ Chí Minh.
Với vai trò của một lãnh tụ cách mạng, Bác đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình đối với dân, với nước. Bác là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, cùng Đảng dẫn đường chỉ lối cho dân tộc vùng lên phá bỏ xích xiềng nô lệ thực dân, phong kiến, giành quyền sống tự do. Người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có chủ quyền độc lập thiêng liêng. Nếu so sánh sự nghiệp đấu tranh chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc kéo dài suốt ba mươi năm của dân tộc ta là một con tàu giữa đại dương đầy bão tố thì Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thuyền trưởng tài ba, sáng suốt, đã đưa con tàu vượt qua trùng trùng sóng gió, cập bến vinh quang.
Chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954 và chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã tôn vinh dân tộc Việt Nam anh hùng, bất khuất, tuy nhỏ bé mà đã đánh gục hai tên thực dân, đế quốc “khổng lồ” là Pháp và Mĩ. Việt Nam đã trở thành gương sáng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới noi theo.
Sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ vĩ đại như non cao, biển rộng nhưng Bác lại sống một cuộc sống vô cùng giản dị và tuyệt vời trong sáng. Suốt cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân, Người dành hết cho nhân dân, cho Tổ quốc. Câu nói tâm huyết nếu rõ mục đích phấn đấu và lí tưởng cao cả của Bác Hồ đã làm rung động trái tim bao người: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành… Mục đích ấy, lí tưởng ấy là nguồn sức mạnh vô biên, thôi thúc Bác suy nghĩ, hành động và cống hiến cuộc đời mình cho dân, cho nước.
Nếp sống giản dị của Bác rất gần gũi với cuộc sống của nhân dân. Bữa ăn chỉ vài món cá kho, rau luộc, cà muối… Chỗ ở là căn nhà sàn bằng gỗ đơn sơ, xung quanh là vườn cây, ao cá. Quan niệm sống của Bác là: Mình vì mọi người, cho nên Bác lấy cống hiến làm niềm vui, làm hạnh phúc của bản thân. Kính phục và yêu mến Bác, nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi: .
Bác sống như trời đất của ta,
Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa.
Tự do cho mỗi đời nô lệ,
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
Như đỉnh non cao tự giấu hình,
Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh.
Bác mong con cháu mau khôn lớn,
Tiếp bước cha anh, tiến kịp mình.
(Theo chân Bác)
Đức tính khiêm tốn, giản dị của Bác đã trở thành huyền thoại. Sau khi Bác mất, căn nhà sàn Bác ở mở rộng cửa đón đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế đến thăm. Không ai là không xúc động trước những vật dụng gắn bó với Bác gần như suốt cuộc đời: chiếc máy chữ và chiếc đồng hồ cũ kĩ trên bàn làm việc, đôi dép lốp cao su mòn gót…
Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối.
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn…
Bác không bao giờ đòi hỏi điều kiện vật chất tối đa cho riêng mình. Ngược lại, Bác thanh thản, lạc quan trong cuộc sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư nhưng những gì Người để lại cho nhân dân, cho đất nước có thể sánh ngang với núi cao, biển rộng.
Nhận xét về Bác Hồ, nhà phê bình nghiên cứu văn học Quách Mạt Nhược của Trung Quốc viết: Hồ Chí Minh là một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Với trí tuệ kiệt xuất, Bác đã: Hai tay xây dựng một cơ đồ. Đó là sự nghiệp cách mạng vẻ vang, ghi dấu son trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vì yêu nước, thương dân cơ cực, lầm than trong vòng nô lệ của thực dân, phong kiến nên Bác đã rời Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước.
Tình nhân ái bao la là cội nguồn tư tưởng, là sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Bác trên con đường cách mạng:
Bác ơi tim Bác mênh mông thế,
Ôm cả non sông, mọi kiếp người
(Theo chân Bác – Tố Hữu).
Từ trong sâu thẳm tâm hồn, mỗi công dân Việt Nam đều nhận thấy rằng:
Người là Cha, là Bác, là Anh.
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
(Tố Hữu)
Trước lúc đi xa vào cõi vĩnh hằng, Bác viết trong Di chúc: Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng… Sự ra đi của Bác là một tổn thất lớn lao không gì bù đắp được. Bác đã hóa thân vào sông núi, biển trời… của đất nước Việt Nam mà Người hằng yêu dấu.
Nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân thế giới yêu mến và khâm phục, còn kẻ thù cũng phải nghiêng mình kính nể bởi Bác Hồ là hiện thân sinh động nhất của truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm. Căm thù chiến tranh, yêu mến hòa bình, nỗ lực cống hiến cho một nền hòa bình, thịnh vượng của toàn nhân loại, những điều đó đã tạo nên sức cảm hóa, thuyết phục lớn lao của Bác. Bác Hồ đã được Hội đồng hòa bình thế giới phong cho danh hiệu cao quý là Chiến sĩ hòa bình, là Danh nhân văn hóa của nhân loại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại vinh quang cho đất nước Việt Nam dân tộc Việt Nam. Các thế hệ tiếp nối đã đi theo con đường cách mạng đúng đắn mà Bác đã dẫn đường chỉ lối, biến khát khao cháy bỏng của Người thành hiện thực: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh để sánh vai với các cường quốc khắp năm châu