K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2016

THAM KHẢO NHÉ

Ở sân trường em trồng nhiều cây để lấy bóng mát và làm cảnh như: bàng, đa, bằng lăng,...Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với em là cây phượng già ở giữa sân trường.

Cây phượng được trồng từ lâu nên nó cao và to lắm. Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô xanh khổng lồ bung nở. Ngọn của nó sà vào đến tận tầng ba trường em. Tán nó xòe rộng cả một khoảng sân. Thân cây to, vỏ màu nâu xỉn, có đốm bạc, xù xì lồi lõm, có nhiều vết nứt ngang. Từ thân chẽ thành ba nhánh giống cái chạc. Cành vươn ra tứ phía, uyển chuyển la đà. Rễ phượng nổi lên mặt đất như mấy chú trăn nâu nhoài đi kiếm ăn. Lá phượng giống lá me, mỏng, màu xanh thẫm mọc song song hai bên cuống trông xa như đuôi con chim phượng, chắc vì thế mà cây có tên là Phượng. Phượng không trút lá như cây bàng nhưng đến mùa xuân nó lại ra nhiều lá mới thay cho những chiếc lá già. Lá mới xanh non, mát rượi, ngon lành như lá me. Dáng phượng nghiêng nghiêng duyên dáng. Xuân qua, hè tới, phượng bắt dầu nở hoa. Phượng nở đồng loạt, kết thành từng chùm đỏ rực trông như một mâm xôi gấc. Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh đỏ tươi và một cánh có đốm trắng. Nhuỵ hoa có một túi phấn hình bầu dục, giống râu con bướm. Chúng em thường lấy nhuỵ đó chơi chọi gà. Thế là dưới gốc phượng, tiếng reo hò ầm ĩ. Khi tiếng ve kêu ra rả trên cây phượng là lúc phượng nở nhiều nhất. Một màu đỏ nồng nàn trên cây. Lúc ấy, phượng già trẻ lại, bừng bừng sức sống. Phượng nở thúc giục em một mùa thi cuối cùng của năm học, chuẩn bị nghỉ hè với bao dự định đầy ắp niềm vui.

Qua hè, hoa phượng tàn dần. Mỗi làn gió thổi, cánh phượng rơi lả tả trên sân giống như xác pháo. Sân trường đẹp lắm, giống cái thảm hoa. Chúng em quét sân nhưng luyến tiếc muốn giữ lại cánh phượng thân yêu. Hết hoa, phượng lại để trái non dài, mỏng, xanh, đung đưa nhè nhẹ trên cành. Quả phượng thuộc họ đậu.Hạt phượng mà rang lên, ăn bùi và ngon tuyệt. Cây phượng già lại, trở lại cái dáng vẻ mộc mạc thân quen.

Em yêu cây phượng, cây phượng như người ban lớn thân thiết. Dưới gốc phượng, chúng em tụ họp bạn bè. Mỗi lần phượng nở với tiếng ve kêu đánh dấu một năm học kết thúc, một sự trưởng thành để rồi chúng em lại náo nức bước vào năm học mới với ba

29 tháng 9 2016

                               bài làm

Có nhà thơ đã viết:

                   Thân gầy guộc, lá mong manh

                   Mà sao nên lưỹ nên thành, tre ơi!

Luỹ tre làng em đẹp lắm. Đứng trên rú Chàng, đứng trên cầu Độ mà ngắm, luỹ tre làng em xanh um một màu. Trời dông bão, cây tre ôm chặt lấy nhau, chở che cho mái đình, mái chùa, bảo vệ cho hàng trăm ngôi nhà. Trời nắng hạn, nóng như nung, lũy tre toả bóng mát. Gió thổi, lũy tre phấp phới rung lên, xua đuổi cái nóng, quạt mát cho em nhỏ, cho cụ già. Thời kháng chiến, luỹ tre làng là chiến hào chống càn, là nơi từng phơi đầy xác giặc.

Tre đủ loại. Có tre to để đan lát, làm hàng thủ công, để làm nhà cửa, lều quán. Có tre gai làm cho luỹ làng kiên cố. Mùa xuân, măng tre mập mạp, nhọn hoắt như chông, mọc lên tua tủa. Luỹ tre làng em là nơi trú ngụ của đàn cò, bầy vạc, là nơi trú ngụ của hàng trăm loài chim. Sáng sớm bình minh, chim chóc cất tiếng hót rồi tung cánh bay đi tìm mồi. Trời chập choạng, luỹ tre là tổ ấm cho đàn chim trời hiền lành, đáng yêu kéo về kêu râm ran, tỉ tê trò chuyện.

Đêm đêm nằm ngủ, em nghe luỹ tre thầm thì.

Bước ra khỏi nhà, khỏi làng, trên đường đi học, em ngoái cổ lại nhìn luỹ tre làng, lòng xôn xao tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu. Luỹ tre làng là bến quê của em.


 


 

28 tháng 9 2016

Mở bài:. Giới thiệu cây phượng + quang cảnh sân trường
- Sân trường em có rộng không? trồng những cây gì?
- Cây phượng nằm ở đâu? Nó ở đó bao lâu rồi?
Thân bài:

  1. Miêu tả bao quát cây phượng
    - Cao cao bao nhiều, tán lá có rộng không?
    - Thân cây có sần sùi không?
    b. Miêu tả cây phượng trong 4 mùa
    + Mùa hè
    - phượng lặng lẽ, khoe những chiếc tán to tròn, đợi chờ HS đến, đỏ rực 
    + Mùa thu
    - Lá dần chuyển dần màu đỏ, học trò thích nhặt những là phượng, .... lá bay theo gió
    + Mùa đông
    - lá phượng rụng, chỉ còn trơ lại thân cây, cành gầy guộc
    + Mùa xuân
    - Nhưng chồi non mới mọc xinh xinh, lá xanh nõn,...lá me non
     Kết bài: Kỉ niệm với cây phượng
28 tháng 9 2016

  1. Mở bài: Giới thiệu cây tre và tình cảm của em với loài cây này 

2. Thân bài: 

- Miêu tả đặc điểm của cây tre: hình dáng, màu sắc, các bộ phận, môi trường sống … 

- Vai trò của tre trong cuộc sống (chú ý nêu tình cảm của mình với các ý được nêu ra) 

+ Vai trò của tre trong đời sống sinh hoạt hàng ngày 

+ Vai trò của tre trong lịch sử dựng nước, giữ nước 

- Tình cảm của mọi người dành cho tre 

+ Tre đã là nguồn cảm hứng và trở thành đề tài, hình ảnh xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật 

+ Tre là người bạn thân thiết của người dân VN, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của con người VN, dân tộc VN. 

+ Mối quan hệ, tình cảm, kỉ niệm của cá nhân em với cây tre 

3. Kết bài 

Khái quát tình cảm của em với cây tre. 

Bạn có thế tham khảo. Chúc may mắnvui

8 tháng 10 2016

DÀN BÀI

A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.

B. Thân bài:

1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

  • Em thích màu của lá cây...
  • Cây đơm hoa vào tháng... và hoa đẹp như...
  • Những trái cây lúc nhỏ... lúc lớn... và khi chín... gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?
  • Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.
  • Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
  • Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó...).

C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

8 tháng 10 2016

"Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu..."

Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: "nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp". Phượng không đỏ thẫm nghư những như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay.

Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành. Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giác hồi hồi xao xuyến ấy.

Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. Tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành.

Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nnhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5. Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy cảm xúc.

20 tháng 10 2016

Mở bài :
- Trong thế giới loài hoa , mỗi loài có một vẻ đẹp và sắc thái riêng như hoa hồng thì ..... . hoa sen thì .......
- Thế mà tôi lại xao động trước một loài hoa dại bình thường - hoa xuyến chi 
Thân bài 
Tả bao quát :
- Là loài hoa dại . Nơi đâu nó cũng sống đc ( có thể thêm )
- Tả chung chung hoa
Tả chi tiết :
- Tả cánh hoa : tròn , màu trắng m*****n .
- Nh***** hoa : vàng ( bạn có thể xen thêm ong bướm ) thường có từ 3 5 cánh hoa
- thân hoa : nhỏ , gầy nhàu xanh
( bạn có thể tả thêm )
Kết bài :
- Nhiều ng` ko thích hoa vì vẻ ngoài của nó
- Hoa là 1 tấm gướng sáng cho chúng ta nói theo : sống dản d***** và thích nghi với mọi điều kiện sông
- Bạn có thể nêu thêm tình cảm của mình nha

Chúc bạn học tốt!

20 tháng 10 2016

1. Mở bài:

Giới thiệu cây tre và tình cảm của em với loài cây này 2. Thân bài:

- Miêu tả đặc điểm của cây tre: hình dáng, màu sắc, các bộ phận, môi trường sống …

- Vai trò của tre trong cuộc sống (chú ý nêu tình cảm của mình với các ý được nêu ra)

+ Vai trò của tre trong đời sống sinh hoạt hàng ngày

+ Vai trò của tre trong lịch sử dựng nước, giữ nước

- Tình cảm của mọi người dành cho tre

+ Tre đã là nguồn cảm hứng và trở thành đề tài, hình ảnh xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật

+ Tre là người bạn thân thiết của người dân VN, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của con người VN, dân tộc VN.

+ Mối quan hệ, tình cảm, kỉ niệm của cá nhân em với cây tre

3. Kết bài

Khái quát tình cảm của em với cây tre.

Bạn có thế tham khảo. Chúc may mắn
18 tháng 12 2021

nhà em có rất nhiều cây nhưng em thích nhất đó là cây soài.

cây soài nhà em cao có võ cây rất giày . cây soài có lá dài và xanh  , nó có tác dụng là che bóng mát cho em , mỗi khi ra hoai thì khi nó rụng xuốn thì nó có máy cái nhót moiõ lần đụng vô là hư tay phải rửa tay đến khi có trái trồ ôi nó đã luôn da nó có màu xanh bên trong thì mầu vàng nò mà chính là da nó màu vàng bên trông màu cam ăn là đã.

em rất yêu cay soài nhà em em sẽ câm tốt cho nó mộc trái

20 tháng 10 2017

  Có một loài cây từ lâu đã trở thành sự sống của người dân và trở thành hình tượng bất tử của nhiều vùng quê Việt Nam. Loài cây ấy cũng là nỗi nhớ mong trong lòng của tôi về tuổi thơ êm đềm nơi quê ngoại. Cây dừa ơi! Tôi mãi gọi tên dừa như gọi tên quê hương mình.

  Quê ngoại tôi là xứ sở của dừa. Ở đây không chỉ có vài cây, vài rặng dừa mà là cả liếp dừa nối tiếp nhau nhìn xa xa như một cánh rừng. Cây dừa thân to tròn như một chiếc cột lớn giữa nhà. Lá dừa như những ngọn gươm khua xào xạc có lúc lại mềm mại như bàn tay cầm quạt của cô gái đang múa hát. Tôi yêu cái dáng đứng thẳng của dừa và cái ngẩng đầu thách thức dù mưa giông, bão tố. Hứng chịu bao cơ cực của cuộc đời, dừa lại chắt lọc những gì tinh túy nhất vào quả của mình. Có lần tôi đã nghĩ quả dừa giống như những hũ rượu ngàn năm của Tề thiên đại thánh bỏ quên nơi trần gian. Chỉ khác một điều chắc gì rượu quý kia lại thơm ngon bằng nước dừa. Tôi thích thú với những chiếc rễ dừa to to vươn lên mặt đất. Ngày đó, tôi chưa học dừa là loại cây rễ chùm, chỉ biết rằng bộ rễ đồ sộ kia lại có sự sống bền bỉ và bám chặt vào đất giành lấy sự sống của mình.

  Làm sao có thể kể hết những lợi ích mà loài cây này mang đến cho con người. Ở quê ngoại tôi, dừa chính là nguồn lợi lớn nhất giúp người dân thoát nghèo, có cuộc sống đầy đủ hơn. Nước dừa vừa ngọt vừa thanh lại là thức uống bổ, rẻ nên được hầu hết mọi người ưa chuộng. Thân dừa già làm gỗ, lá dừa, cọng dừa khô làm củi, chiếc chổi bà tôi quét nhà cũng được làm từ những sóng lá nhỏ….Hình như người dân chúng tôi không bỏ đi thứ gì kể cả vỏ trái dừa. Hiếm có loài cây nào lại hữu ích đến thế và cũng hiếm loài cây nào được người dân chúng tôi trân quý đến thế. Hễ thấy một trái dừa khô nào ra mọng là bà tôi lại chọn một nơi tốt nhất để trồng.

Đối với chúng tôi, dừa là cả một miền thơ mộng. Dưới gốc dừa mát rượi, chúng tôi chơi trốn tìm, chơi nhảy dây, chơi nhà chòi. Có khi lại thích thú cuộn những chiếc lá dừa thành kèn rồi thổi tí te vui tai. Tôi yêu dừa như yêu những đứa bạn thân cùng xóm, yêu người dì tốt bụng gần nhà. Ai biết một ngày có cô bé nhớ mẹ ngồi khóc dưới gốc cây, mẹ đi chợ về mua ít bột, lấy nải chuối chín cây, bẻ thêm trái dừa khô làm bánh. Cô quên làm sao được cái hương vị thơm béo của nước cốt dừa hòa vào từng miếng bánh ngọt lịm ăn mãi vẫn không biết ngán. Ôi, cái hương vị của tuổi thơ là những ngọt, bùi của dừa mang lại khiến bao năm tháng trôi qua vẫn không thể nào quên.

Ai dám bảo mình chưa bao giờ thử uống một ngụm nước dừa thanh mát? Ai dám bảo mình sẽ quên hình bóng một loài cây của quê hương? Tôi có cố nhớ đâu sao cái dáng dừa soi bóng nước những trưa hè vẫn in hằn trong trí nhớ. Phải chăng đó sẽ mãi là kí ức, là kỉ niệm tươi đẹp trong đời. Cảm ơn dừa đã cho tôi bóng mát giữa đời thường và cho tôi những ngày tháng tuyệt vời của tuổi thơ.

20 tháng 10 2017

Đất nước Việt Nam trải dài hơn 2000 cây số, phong cảnh nơi nào cũng đẹp đẽ, cuốn hút lòng người. Nếu du khách làm một cuộc hành trình xuyên Việt bằng tàu hoả từ Bắc vào Nam thì khi qua vùng duyên hải miền Trung, ắt hẳn sẽ ngạc nhiên và thích thú trước rừng dừa bạt ngàn chạy dài ven biển.

Ở dải đất miền Trung quê em, dừa là chủ yếu. Không biết cây dừa mọc trên đất này từ bao giờ và tại sao lại chọn vùng cát trắng, biển xanh là nơi sinh sôi phát triển? Cây dừa thân màu nâu sẫm. Trên thân có nhiều lớp bẹ dừa già đã rụng in thành dấu chi chít. Phía ngọn cây lá mọc thành vòng tròn, xoè đều. Những lá nhỏ màu xanh thẫm mọc nối tiếp nhau xuôi theo hai bên cuốn. Tàu dừa rộng cả mét và dài đến ba, bốn mét. Hoa dừa mọc thành từng chùm lớn, gồm nhiều hoa nhỏ như hạt lúa, màu trắng ngà, có mùi thơm diu nhẹ.

Dừa ra trái quanh năm. Trái kết thành từng quày. Bốn năm quày lớn, nhỏ chen xít nhau thành ngọn. Trái dừa tròn, phía đuôi hơi thon lại, màu xanh thẫm. Ngoài cùng là lớp vỏ dày, sơ bao bọc gáo cứng. Tiếp đó là lớp cùi trắng tinh, béo ngậy và trong cùng là nước dừa mát ngọt lành.

Rừng dừa quê em có nhiều loại khác nhau: Dừa xiêm thấp lè tè, trái tròn, nước ngọt; dừa nếp lơ lửng giữa trời, trái vàng xanh mơn mởn; dừa lửa trái to, vỏ xanh hồng…

Cây dừa mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Thân dừa làm máng nước, làm cầu bắt qua kênh mương, làm vật liệu chắn sóng và cát biển. Lá dừa được dùng để gói bánh, làm tranh lợp nhà, làm vật liệu trang trí trong những dịp lễ, Tết; cọng lá làm chổi, chẻ nhỏ làm vách. Xơ dừa làm thảm, bện dây rất tốt nhất là đối với người đánh cá vì dây dừa mềm, nhưng chắc, chịu mưa chịu nắng. Ngày nay, người ta lấy thân dừa và xơ dừa phơi khô, xay nhuyễn ra làm phân bón cây xanh rất tốt. Gáo dừa làm gáo, làm muôi, làm đồ thủ công trang trí mỹ nghệ đẹp tuyệt vời. Cùi dừa non làm bánh kẹo, làm mứt; cùi dừa già ép lấy dầu, sử dụng trong nhiều sản phẩm công nghiệp. Đặc biệt nước dừa ngọt mát là thứ nước giải khát tinh khiết thượng hạng, giàu chất bổ dưỡng, nhất là trong những ngày hè.

Trong rừng dừa xanh tốt bao thế hệ cây nối tiếp nhau. Bên cạnh gốc dừa lão bạc phếch màu thời gian là những gốc dừa tơ đang vươn lên mạnh mẽ. Cả không gian tràn ngập một màu xanh mát mắt. Trời xanh, nước xanh và dừa xanh kết hợp hài hoà tạo nên một khung cảnh êm đềm thơ mộng hiếm có. Gió thổi lồng lộng, những hàng dừa xào xạc vi vu ngân lên một bản đàn bất tận.

Dừa mọc khắp nơi, từ ven biển cho đến trong làng, mọc cả ngoài đồng, ngoài bãi. Dưới bóng dừa râm mát, người dân quê em vui sống một cuộc sống lao động, tuy vất vả nhưng yên bình biết mấy! Bởi vậy mà qua bao thế kỉ, cây dừa gắn bó thân thiết với cuộc sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân quê em. Cây dừa mãi mãi song hành cùng với con người.

“Dừa xanh sừng sững giữa trời

Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung

Mỗi loài cây đều có tiếng nói riêng, có hương vị riêng. Nhưng cây dừa quê em với vẻ đẹp của nó đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ. Đối với những người con xa xứ, hình ảnh rừng dừa bát ngát tượng trưng cho linh hồn của quê hương nên mỗi khi nghĩ đến một nỗi xúc động, bâng khuâng khó tả lại trào dâng.

Bài tham khảo 2

Quê em có hàng dừa rất xanh mát, tuổi thơ của em gắn bó rất nhiều với những cây dừa mang lại bóng mát và những trái quả ngọt.

Từ xa xa cây dừa cao, to, thân cây dừa được bao bọc bên ngoài bằng một lớp vỏ cứng, bên ngoài sần sùi màu nâu đen. Dáng cây đứng thẳng như chiếc cột điện cao chót vót nhưng cũng có những cây dáng hơi nghiêng. Rễ dừa bò lên mặt đất nhìn như những chú rắn. Vào những buổi trưa hè, em thường ngồi dưới đây để hóng mát, những trái dừa rất mát và ngọt, nước uống giải khát rất thích hợp trong mùa hè.

Tàu dừa có lá non lẫn lá già, khi là già rụng lá non sẽ phát triển. Khi làn gió thoảng qua, lá dừa xôn xao đung đưa xào xạc. Vào mùa, dừa ra hoa, từ nách của các tàu dừa, những bẹ non bắt đầu lộ ra. Hoa mọc thành chùm trên một cái cuống dài và có nhiều nhánh phụ. Hoa dừa màu vàng nhạt, hoa li ti rụng trắng cả góc vườn, có mùi thơm dịu nhẹ. Nước dừa non uống thật ngon, đây là nước uống vừa sạch vừa rẻ mà ai cũng yêu thích.

Trong cuộc sống dừa là loại cây có nhiều công dụng, mỗi bộ phận của cây đều có những tác dụng riêng với con người, từ lá cho đến quả đều mang lại những lợi ích kinh tế như thân dừa làm cột, vỏ dừa phơi khô làm củi đun nấu hàng ngày, làm dây thừng để cột… Dừa là loài cây rất hữu ích với con người cũng như có nhiều công dụng quan trọng mà mọi người đều yêu thích.

Cây dừa quê em như một kỷ niệm tuổi thơ, những buổi trưa hè nóng nực mà có những trái dừa giải khát rất tuyệt vời. Cây dừa cũng tượng trưng cho nét đẹp của làng quê xanh tươi, em mãi yêu và giữ gìn những cây dừa này mãi xanh tươi.

Bài tham khảo 3

Có một loài cây từ lâu đã trở thành sự sống của người dân và trử thành hình tượng bất tử của nhiều vùng quê Việt Nam. Loài cây ấy cũng là nỗi nhớ mong trong lòng của tôi về tuổi thơ êm đềm nơi quê ngoại. Cây dừa ơi! Tôi mãi gọi tên dừa như gọi tên quê hương mình.

Quê ngoại tôi là xứ sở của dừa. Ở đây không chỉ có vài cây, vài rặng dừa mà là cả liếp dừa nối tiếp nhau nhìn xa xa như một cánh rừng. Cây dừa thân to tròn như một chiếc cột lớn giữa nhà. Lá dừa như những ngọn gươm khua xào xạc có lúc lại mềm mại như bàn tay cầm quạt của cô gái đang múa hát. Tôi yêu cái dáng đứng thẳng của dừa và cái ngẩng đầu thách thức dù mưa giông, bão tố. Hứng chịu bao cơ cực của cuộc đời, dừa lại chắt lọc những gì tinh túy nhất vào quả của mình. Có lần tôi đã nghĩ quả dừa giống như những hũ rượu ngàn năm của Tề thiên đại thánh bỏ quên nơi trần gian. Chỉ khác một điều chắc gì rượu quý kia lại thơm ngon bằng nước dừa. Tôi thích thú với những chiếc rễ dừa to to vươn lên mặt đất. Ngày đó, tôi chưa học dừa là loại cây rễ chùm, chỉ biết rằng bộ rễ đồ sộ kia lại có sự sống bền bỉ và bám chặt vào đất giành lấy sự sống của mình.

Làm sao có thể kể hết những lợi ích mà loài cây này mang đến cho con người. Ở quê ngoại tôi, dừa chính là nguồn lợi lớn nhất giúp người dân thoát nghèo, có cuộc sống đầy đủ hơn. Nước dừa vừa ngọt vừa thanh lại là thức uống bổ, rẻ nên được hầu hết mọi người ưa chuộng. Thân dừa già làm gỗ, lá dừa, cọng dừa khô làm củi, chiếc chổi bà tôi quét nhà cũng được làm từ những sóng lá nhỏ….Hình như người dân chúng tôi không bỏ đi thứ gì kể cả vỏ trái dừa. Hiếm có loài cây nào lại hữu ích đến thế và cũng hiếm loài cây nào được người dân chúng tôi trân quý đến thế. Hễ thấy một trái dừa khô nào ra mọng là bà tôi lại chọn một nơi tốt nhất để trồng.

Đối với chúng tôi, dừa là cả một miền thơ mộng. Dưới gốc dừa mát rượi, chúng tôi chơi trốn tìm, chơi nhảy dây, chơi nhà chòi. Có khi lại thích thú cuộn những chiếc lá dừa thành kèn rồi thổi tí te vui tai. Tôi yêu dừa như yêu những đứa bạn thân cùng xóm, yêu người dì tốt bụng gần nhà. Ai biết một ngày có cô bé nhớ mẹ ngồi khóc dưới gốc cây, mẹ đi chợ về mua ít bột, lấy nải chuối chín cây, bẻ thêm trái dừa khô làm bánh. Cô quên làm sao được cái hương vị thơm béo của nước cốt dừa hòa vào từng miếng bánh ngọt lịm ăn mãi vẫn không biết ngán. Ôi, cái hương vị của tuổi thơ là những ngọt, bùi của dừa mang lại khiến bao năm tháng trôi qua vẫn không thể nào quên.

Ai dám bảo mình chưa bao giờ thử uống một ngụm nước dừa thanh mát? Ai dám bảo mình sẽ quên hình bóng một loài cây của quê hương? Tôi có cố nhớ đâu sao cái dáng dừa soi bóng nước những trưa hè vẫn in hằn trong trí nhớ. Phải chăng đó sẽ mãi là kí ức, là kỉ niệm tươi đẹp trong đời. Cảm ơn dừa đã cho tôi bóng mát giữa đời thường và cho tôi những ngày tháng tuyệt vời của tuổi thơ.

24 tháng 12 2020

vcl mở bài 10 11 dòng

24 tháng 12 2020

Ta sinh ra,gắn bó với mẹ thiên nhiên từ lúc thở hơi thở đầu tiên của cuộc sống và sẽ hòa mình với thiên nhiên đến hơi thở cuối cùng.Cuộc sống của ta phụ thuộc vào từng ngọn cây,hoa cỏ mà mãi mãi ta không thể quên.Chính vì lẽ đó,ta càng yêu thương cây cối,bảo vệ chúng thì chúng mang sự sống cho ta,nó như là một vòng tuần hoàn giao thoa giữa con người và thế giới thiên nhiên.Ta không thể bỏ qua những ngọn cây,cỏ hằng ngày ta yêu mến,ta chăm sóc và giữ gìn.Có thể mọi người ai cũng có loài cây yêu thích của mình,coi là một ý nghĩa riêng,lý do riêng để yêu thích.Tôi cũng vậy,tôi cũng yêu lắm những cái cây mà rất đỗi thân thương với mình,và trong số đó,loài mà tôi yêu quý nhất chắc chắn là cây bàng-loài cây gắn bó với học sinh qua bao năm tháng thăng trầm trên ghế nhà trường.

30 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Trong các loài cây, em thích nhất là cây phượng vĩ. Bởi đó là loài cây của tuổi học trò. Dưới hàng phượng, chúng em đã cùng nhau trải qua thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ.

Phượng vĩ vốn thường được trồng nhiều trong các trường học. Cây đứng giang rộng cánh tay che chở cho chúng em dưới bóng mát của mình. Dưới gốc phượng, một cái rễ lớn, ngoằn ngoèo uốn lượn trông như con rắn đang trườn. Lớp da phong sương bạc phếch như màu đất ải. Quanh các gốc phượng được bao bọc bởi các bồn cây hình vuông. Thân cây phượng sần sùi, cằn cỗi. Phần dưới gốc tròn vo làm ta ngỡ nó sẽ cao vút lên nhưng không, chỉ khoảng hơn hai mét là nó phân ra làm hai. Rồi từ hai phần thân ấy các cành đua nhau mọc ra xiên chéo lên, đâm xòe về các phía.

Cây phượng giống như một người bạn đã của lũ học trò chúng em. Dưới những tán phượng là những chiếc ghế đá để chúng em ngồi nghỉ ngơi vào mỗi giờ ra chơi. Từ những cành nhánh, lá phượng xòe ra với một bộ xương lá đều đặn đối xứng nhau. Trên các xương lá đó các phiến lá lại xòe ra đối xứng. Giữa vùng trời mênh mông, giữa đám lá xanh um, những đóa phượng nổi bật lên, rực lửa kiêu sa dưới ánh nắng hạ; tươi mát dịu dàng vào những buổi chiều tắt nắng; xinh xắn dễ thương vào những buổi sáng trong mát.
Hàng phượng vĩ cùng với tiếng ve râm ran. Mùa hè đến, mùa chia tay cũng đến. Chúng em chia tay mái trường trong sự lưu luyến. Hàng phượng vĩ vấn đứng đó cùng với chiếc trống trường, những phòng học… chờ đợi chúng em ngày tựu trường.

Hoa phượng rực rỡ, vui tươi. Em yêu biết bao loài cây đẹp đẽ. Phượng đã trở thành một người bạn tri kỉ của những học trò chúng em.

30 tháng 11 2021

Cậu tham khảo:
 

Biểu cảm về cây phượng 

Mùa hè là mùa chia tay mái trường thân yêu. Và mỗi độ hè về, hàng phượng vĩ trên sân trường lại rực rỡ. Hoa phượng - loài hoa của tuổi học trò.

Những cây phượng trên sân trường được trồng từ rất lâu rồi. Thân cây to lớn phải mấy người ôm mới hết. Gốc phượng to lớn, xù xì là dấu vết của thời gian. Những cành cây giống như những cánh tay sải dài đến hàng mét. Rễ phượng to lớn, nổi cả lên mặt đất. Thân cây lớn là vậy nhưng lá phượng lại rất nhỏ bé, mong manh. Lá phượng chỉ to bằng nửa đầu ngón tay, đan lại với nhau thành nhiều tầng. Lá phượng trở nên xanh tươi để nâng đỡ những chùm hoa.

Cứ vào khoảng tháng năm, hoa phượng đã nở đỏ rực cả một vùng trời. Hoa phượng thường có năm cánh. Hoa không mọc riêng rẽ mà thành từng chùm. Khi nở, hoa phượng xòe ra như bướm, bốn cánh màu đỏ, cánh kia trắng ngà điểm nhiều chấm đỏ dày và cứng hơn. Nhị hoa thì vươn dài, đầu to, mang túi phấn hơi cong . Những tia nắng mùa hè rọi ánh vàng rực rỡ khiến sắc đỏ của hoa phượng thêm sáng, thêm tươi. Hàng phượng vĩ như một nhóm nhạc thỉnh thoảng lại cất cao giọng hát. Một âm thành du dương, khi trầm khi bỗng nhưng rất đều. Màu hoa phượng rực rỡ khiến cho lũ học trò lưu luyến mái trường thân thương.

Có thể nói, cây phượng đã gắn bó với học trò chúng em từ rất lâu. Vào mỗi giờ ra chơi, chúng em lại rủ nhau ngồi dưới gốc phượng trò chuyện, tâm sự, từng tốp học sinh đứng đá cầu, nhảy dây dưới gốc cây. Trên những hàng phượng vĩ, những chú ve kêu râm ran. Tiếng ve như gọi những nụ hoa phượng còn e thẹn náu mình trong chiếc vỏ non xanh thức dậy, thưởng thức tiếng nhạc và khoe sắc. Biết bao kỉ niệm tươi đẹp đều ở dưới bóng cây này. Không chỉ vậy, cứ mỗi khi hoa phượng nở là những cô cậu học trò như chúng em lại cảm thấy háo hức vô cùng. Bởi một mùa hè sôi động với nhiều hoạt động đã đến. Nhưng với các anh chị học sinh cuối cấp, hoa phượng lại gắn liền với tuổi học trò, với sự chia ly. Cây phượng đã đứng đó, chứng kiến biết bao lứa học trò trưởng thành, bao cuộc chia ly của những em học sinh tốt nghiệp, bao nụ cười, bao giọt nước mắt. Em yêu biết bao loài cây của tuổi học trò.

Hoa phượng đã trở thành một biểu tượng của mùa hè. Hoa phượng nở có nghĩa là hè đã về. Em cảm thấy yêu biết bao loài cây của tuổi học trò.

 

I. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu loài cây mà em yêu thích (cây bằng lăng)

Nhắc đến mùa hè, không ai là không nhắc đến tiếng ve rả rích trong vòm lá xanh, sắc đỏ tươi như mâm xôi gấc của phượng nơi sân trường, gắn bó với những kỉ niệm học trò. Nhưng thật thiếu sót biết bao nếu không nhắc đến bằng lăng với sắc hoa tím biếc thủy chung của nó.

II. Thân bài

1.Miêu tả đặc điểm của cây

  • Rễ cây không to lắm, bám sâu vào lòng đất hút chất dinh dưỡng cần thiết để cho cây phát triển khỏe mạnh, tươi tốt.
  • Thân cây màu nâu thẫm, nổi lên những vết sần nhuốm màu năm tháng. Thân cây không to, một vòng tay người ôm cũng xuể.
  • Từ thân tỏa ra nhiều nhánh to và từ những nhánh to lại phát triển nhiều nhánh nhỏ, có nhánh chỉ bằng ngón tay người.
  • Những chiếc nhánh vươn mình ra tứ phía để đón ánh nắng mặt tròi, nhìn từ xa như chiếc ô khổng lồ.
  • Lá cây hình bầu dục tròn ở gốc và nhọn ngắn ở chóp, rất nhẵn
  • Lá to thì bằng bàn tay người lớn, lá nhỏ nhìn giống như lá vối trồng trong vườn.
  • Mùa đông, cây khẳng khiu trụi lá. Nhưng khi mùa xuân sang, những chồi non lộc biếc mọc ra xanh mơn mởn. Đến khi hè về, lá cây thay đổi mình, chuyển sang màu xanh thẫm, dày dặn.
  • Hè về, bằng lăng nở hoa tím biếc, màu tím thủy chung như tình nghĩa của cây.
  • Ban đầu chỉ là những nụ hoa bé xíu, lấp ló sau những tán lá xanh như chơi trò trốn tìm.
  • Bất ngờ xuất hiện rồi khoe sắc lung linh như một cô gái dịu hiền, cuối mùa lại chóng bạc màu nhường không gian cho hoa phượng.
  • Người ta vẫn bảo hoa bằng lăng có vẻ gì yếu đuối, có tính nhường nhịn chứ không mạnh mẽ loài cây "học trò".
  • Hoa bằng lăng có sáu cánh, xoăn xoăn ở rìa, cánh mỏng như hoa lục bình vươn mình khoe sắc trong nắng.
  • Hoa bằng lăng thường nở từng chùm, kết thành nhiều bó trên cành như tô một nét vẽ vào bức tranh thiên về màu vàng, màu đỏ rực rỡ.
  • Lấp ló sau những cánh hoa là nhụy hoa màu vàng óng, có mùi thơm thoang thoảng, thu hút ong bướm đến vui đùa.
  • Hoa bằng lăng tàn rất nhanh. Khi hoa tàn hết thì cây bắt đầu ra quả. Quả có nhiều múi, trong mỗi múi là những cái hạt nhỏ li ti.

2.Ý nghĩa của cây

  • Hoa bằng lăng mang màu tím có nét gì đó buồn nhẹ, man mác như chia cách, vì vậy những cô cậu học trò cuối cấp thường yêu biết bao sắc tím biếc ấy.
  • Học trò thường rủ nhau lấy cánh hoa ép vào trang vở như cánh bướm để lưu giữ kỉ niệm học trò.
  • Giờ ra chơi, học sinh lại ngồi dưới gốc bằng lăng, trò chuyện đọc sách, để bằng lăng giương cao tán lá, che mát cho sân trường.

III. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ về loài cây mà em yêu thích

Đã ai đi xa mà không thấy nhớ, thấy yêu sắc tím biếc bằng lăng. Dù chóng đến, chóng tàn nhưng bằng lăng vẫn là loài cây gợi nhiều kỉ niệm mơn man về tuổi học trò hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch.

Chúc cậu học tốt !!!