Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt đã lập nên bao chiến công hiển hách, viết lên những trang sử vẻ vang.
Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn" và trong cuộc sống ngày hôm nay lời dạy đó càng trở nên sâu sắc.
Nguồn là nơi xuất phát dòng nước. Nói rộng hơn, là nguyên nhân dẫn đến, là con người: cá nhân hay tập thể đã đổ tâm huyết và công sức làm ra thành quả đó. ”Uống nước nhớ nguồn” là lời khuyên nhủ, nhắc nhở của ông cha chúng ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai, đang và sẽ thừa hưởng thành quả được tạo nên do công lao của bao thế hệ người đi trước.
Trong vũ trụ, thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào mà không có xuất xứ hay nguồn gốc của mình.Tương tự như thế, thành quả không phải tự nhiên có mà phải do lao động mà nên. Như để có hạt gạo mà chúng ta ăn hàng ngày là cả một quá trình lao động cực khổ của những người nông dân. Họ đã phài sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng, nhổ mạ cấy lúa, gặt lúa, đập lúa… để có được hạt gạo là khó thế đó. Chính vì thế mà chúng ta nên biết quí trọng, biết ơn người đã cho ta những gì ta đang có. Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm, từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta,đó chính là “nhớ nguồn”, là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có.
Hằng năm cả nước ta làm lễ “Giỗ tổ Hùng Vương” để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước, hay hằng năm, để mừng sinh nhật Bác, cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua, ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà, đó cũng là một hình thức “nhớ nguồn” của chúng ta, thể hiện một tình cảm đẹp, một đạo lý đẹp của dân tộc ta. Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước, sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân, gần gũi hơn với tập thể…và từ đó sẽ tạo nên một xã hột đoàn kết, thân ái hơn giữa mọi người. Điều đó cho ta thấy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống vô cùng cao đẹp.
Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ, không hiểu biết, thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội. Ví dụ một con người không có lòng biết ơn, không nhớ đến cội nguồn, chỉ biết hưởng thụ mà không làm, không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám, ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.
Vậy để thể hiện lòng biết ơn ta phải làm gì? Là một người Việt Nam đặt biệt là một học sinh Việt Nam luôn nhớ đến câu “Uống nước nhớ nguồn”, ghi nhớ và biết ơn thế hệ đi trước đã cho ta có ngày hôm nay ta nên trân trọng và bảo vệ những thành quả của cha ông, phát triển thành những điều tốt đẹp hơn nữa. Cụ thể ta nên tự hào về những truyền thống và nền văn hóa ngàn năm văn hiến.
Ví dụ như loại hình “Nhã nhạc cung đình Huế” đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể, hay văn hóa cồng chiên của dân tộc Tây Nguyên, những truyền thống đẹp như “Tôn sư trọng đạo”, ”Kính trên nhường dưới” và cả “Uống nước nhớ nguồn”…..đều là những truyền thống,văn hóa lâu đời rất đáng tự hào cần được giữ gìn và phát huy của dân tộc.Ta cũng nên tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại dể làm giàu hơn truyền thống và văn hóa của mình,quan trọng là phải giữ được bản sắc văn hóa của quê hương.
Ví dụ cụ thể nhất là tiếp thu nền khoa học - kĩ thuật phát triển của nhân loại để làm giàu, xây dưng đất nước và giới trẻ ngày nay cần tránh ăn theo phong cách ăn mặc của các nước khác vì có những phong cách trái với bản sắc truyền thống của dân tộc.
Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái... Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có... tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trương thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.
Như vậy, trong cuộc sống, không có ,thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Và:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Hoặc:
Không thầy đố mày làm nên.
Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành nhừng lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7. Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn" đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyền Trãi ăn "lộc" vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Ta đã từng bắt gặp tình cảm ấy trong ca dao, tiếng nói tâm tình của dân tộc ta:
Ai ơi ! Bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Khi “bưng bát cơm đầy” ta phải biết trân trọng nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương,muôn phần đắng cay” để làm nên “dẻo thơm một hạt”.Nói cách khác,được thừa hưởng cuộc sống thanh bình,no ấm hiện nay nhất thiết ta phải khắc ghi công lao của các vị anh hùng liệt sĩ đi trước đã hi sinh biết bao xương máy mồ hôi và nước mắt.
Do đó,”Uống nước nhớ nguồn” chính là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết đầy đạo lí làm người.Ai chẳng biết là lòng vô ơn,bội bạc,thái độ “ăn cháo đá bát” sẽ làm con người trở nên nhỏ nhen,ích kỉ ăn bám gia đình và xã hội.
Thế nhưng để “nhớ nguồn” chúng ta phải làm gì? Là người Việt Nam,tự hào với lịch sử anh hùng,và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc,chúng ta phải ra sức góp phần bảo vệ đất nước,tích cực học tập và lao động để góp phần xây dựng đất nước trở nên giàu đẹp hơn.
Không những chỉ có ý thức giữ gìn bản sắc,tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình mà chúng ta chứ không phải ai khác – phải ý thức tiếp thu một cách chọn lọc tinh hoa nhân loại để làm giàu thêm nền văn hóa nước nhà.
Ngoài ra, để “nhớ nguồn” chúng ta phải có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người. Có như thế mới xứng đáng trọn nghĩa trọn tình đúng với truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của cha ông.
“Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị, là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa và cho đến mai sau. “Uống nuớc nhớ nguồn” – Sống cho trọn nghĩa trọn tình: nhớ ơn sinh thành,dưỡng dục của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô, công ơn của những thế hệ đi trước … Từ đó phải biết học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lý làm người và truyền thống dân tộc ta.
Tham khảo nhé , chúc pn hok tốt ^ ^
Bổn phận làm con
Không được coi thường
Làm con không dễ
Như trò trẻ con
Phải biết giúp đỡ
Cha mẹ của ta
Để không phụ lòng
Công lao cha mẹ
Bao công vất vả
Bao giọt mồ hôi
Không ngại nắng mưa
Những ngày làm lũ
Nuôi ta ăn học
Lớn khôn trưởng thành
Tóc trắng vài sợi
Chỉ vì lũ con
Để giúp cha mẹ
Thì ta phải ngoan
Chăm làm chăm học
Mới xứng là con
Đang đi trực thăng
Bỗng nhiên hết xăng
Tình hình rất căng
Rơi xuống mặt trăng
Liên quan quá nhỉ
Chẳng liên quan gì
Đến đây là hết
Bai bai mọi người
Cây có cội, nước có nguồn.
Nước có nguồn, cây có gốc.
Mạch trong nước chay ra trong, thế nào đi nữa còn dòng cũng hơn.
Đàn anh có mả, kẻ cả có dòng.
Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn.
1. Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹ Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha.
2. Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.
3. Tảo tần sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn Đưa tấm lưng gầy cha che chở đời con
4. Hiếu:Thành kính tổ tiên ơn gia độ Báo ân phụ mẫu nghĩa sinh thành
5. Tử hiếu song thân lạc Gia hoà vạn sự thành. (Con hiếu thảo cha mẹ vui Nhà hoà thuận muôn việc thành)
6. Vời vợi non cao ơn dưỡng dục Mênh mông biển rộng đức sinh thành.
7. Ơn sinh thành như đại hải Nghĩa dưỡng dục tỷ non cao.
8. Ơn cha dưỡng dục dường non Thái Nghĩa mẹ sinh thành tựa biển Đông.
9. Ân sâu nghĩa mẫu đông hải tựa Sinh thành công phụ thái sơn cao.
10. Có phải cha mẹ hứa nhau từ kiếp trước Tạc lại hình con nguyên vẹn trái tim người.
11. Cầu cho cha được thanh nhàn Chúc cho mẹ được an khang tuổi già.
12. Cha là bắt đầu cho nguồn gốc, lý tưởng và tương lai. Mẹ là bắt đầu cho sự sống, tình yêu và hạnh phúc.
13.
Cha: có nghĩa là chỗ dựa, suốt đời con trọn vẹn yêu thương
Mẹ: có nghĩa là mãi mãi, là cho đi không đòi lại bao giờ
Con: có nghĩa là hơi ấm sưởi lòng cha mẹ lúc quạnh hiu.
14. Cha là núi mẹ là sông Các con hiếu thảo nhớ công sinh thành.
15. Ai về tôi gửi buồng cau Buồng trước kính mẹ buồng sau kính thầy.
16. Vạn cổ tình thâm ơn cúc dục Thiên thu nghĩa trọng đức sinh thành.
17. Con đi xa cách muôn nơi Công cha nghĩa mẹ đời đời không quên.
18. Công cha ngàn đời tâm tưởng mãi Nghĩa mẹ muôn thuở nhớ thương hoài.
19. Công cha nghĩa mẹ ơn thầy Ngày sau khôn lớn ơn dày biển sâu.
20. Bàn tay nối tiếp bàn tay Vai cha lưng mẹ cõng đầy ấm no.
21. Đêm đêm con thắp đèn trời Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
22. Ân cha mẹ là đại dương vô tận Con chỉ là con sòng nhỏ lăn tăn.
23. Biển Đông có lúc vơi đầy Chứ lòng cha mẹ biển trời nào dâng.
24. Mẹ cha gánh vác hy sinh Mẹ cha quên cả thân mình vì con.
25. Cha một đời oằn vai gánh nặng Mẹ một đời đôi dép lạc bàn chân.
26. Khi con tát cạn biển đông Thì con mới hiểu tấm lòng mẹ cha.
27. Có tát cạn biển đông mới tỏ tường lòng mẹ Không trèo qua non thái sao thấu hiểu tình cha.
28. Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ cha, ơn dưỡng dục Mùa báo hiếu ngùi ngùi thương mẹ, đức cù lao.
29. Cha là hoa phấn giữa đời Thiên thu tình mẹ rạng ngời tâm con.
30. Ơn dưỡng dục một đời con ghi tạc Nghĩa sinh thành trọn kiếp mãi không quên.
31. Dù đi khắp bốn phương trời Cong cha nghĩa mẹ không ai sánh bằng.
32. Cha là chỗ dựa mẹ là gối êm Nụ cười của con là niềm hạnh phúc.
33. Trăng khuya trăng rụng xuống cầu Vì con cha mẹ dãi dầu nắng mưa.
34. Cha mẹ giàu con thong thả Cha mẹ nghèo con vất vả gian nan.
35. Cổ thụ là bóng mẹ cha Cây non là cả vườn hoa tuổi hồng
36. Cha là núi mẹ là sông Các con hiếu thảo nhớ ơn sinh thành.
37. Nghĩa mẹ như biển rộng Công cha như trời cao Ơn sinh thành dưỡng dục Vời vợi tựa trăng sao.
38. Cha mẹ ơn sâu tựu đất trời Nuôi con lao nhọc chẳng đầy vơi Mở vòng tay lớn ôm con trẻ Dẫn dắt con đi suốt cuộc đời.
39. Ơn cha bóng núi âm thầm Nghĩa mẹ lặng lẽ nước sông đầu nguồn Một đời dãi nắng dầm sương Nuôi con khôn lớn tình thương dạt dào.
40. Thêm một người quả đất sẽ chật thêm Nhưng thiếu mẹ thế giới đầy nước mắt.
41. Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
42. Dẫu con di suốt cuộc đời Vẫn không đi hết những lời mẹ ru. Chế Lan Viên
43. Đưa kim qua nỗi ưu phiền. Mẹ ngồi vá lại cho nguyên sự đời.
44. Mênh mông lòng mẹ thương ta Xin hòa thành bản tình ca dâng đời.
45. Hãy nói rằng con thương mẹ Chỉ thế thôi mẹ mãn nguyện rồi.
46. Mẹ hiển nhiên như trời đất đã thành Như cuộc đời không thể thiếu trong con.
47. Trong tâm tưởng con muộn màng viết Lời cầu mong còn mẹ mãi trên đời.
48. Đôi vai mẹ một gánh đầy huyền thoại Tình yêu thương hào phóng đến khôn cùng.
49. Hình hài con khi còn là hạt bụi Lớn dần lên qua tim mẹ bao dung.
50. Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá Đựng sao đầy hai tiếng: Mẹ ơi!
51. Nhìn lên vách con bước cùng với bóng Mẹ bây giờ mới hiểu mẹ ngày xưa.
52. Người con yêu quý nhất đời Chính là mẹ đó tuyệt vời tình sâu.
53. Ngày nào con đau khổ không biết ngỏ cùng ai, Thì con ơi! Hãy gọi mẹ đến bên con.
54. Mẹ là hoa cỏ mùa xuân Con như chim nhỏ hát mừng vang ca.
55. Mẹ đi gánh nước ban mai Gánh hai ngọn núi với hai mặt trời.
56. Con về nhặt ánh hoàng hôn Thắp lên nhớ mẹ bồn chồn mẹ ơi!
57. Còn mẹ đời càng thêm tươi Con yêu mẹ quá nụ cười bao dung.
58. Mẹ nằm chỗ ướt canh sương Chỗ khô lót tiếng ru nhường con thơ
59. Con về đây quỳ bên gối mẹ Chợt thấy mình nhỏ bé biết bao nhiêu
60. Nuôi con thân mẹ héo gầy Vì con mà mẹ lệ đầy viền mi.
61. Mẹ là ngọn gió đưa êm Mẹ là dòng suối mơ huyền bao la.
62. Con mang thơ đi gieo khắp nẻo Quên môi hồng mắt biếc mẹ thôi son
63. Mênh mông bát ngát đại dương Cũng không sánh được tình thương mẹ hiền
64. Ngàn năm tóc mẹ còn bay Ngàn năm tình mẹ sống đầy trong con.
65. Bao la bóng nước biển đông Không bằng một nửa tấm lòng mẹ tôi
66. Nửa đời phiêu bạc tha hương Bóng quê dáng mẹ trĩu vương tấm lòng
67. Giơ đây trong cõi rộn ràng Lòng con vẫn nhớ lời vàng mẹ ru.
68. Dấu chân mẹ dãi dầm thân cát bụi Gánh tình thương rong ruổi giữa chợ đời.
69. Dù đi trăm suối nghìn sông Cũng không ra khỏi tấm lòng mẹ tôi
70. Ngàn năm hồ dễ ai thương mẹ Như mẹ thương con giữa cuộc đời
71. Kiếp sau xin được làm người Để nghe non nước vọng lời mẹ ru.
72. Mẹ: Trọn một niềm thương, cả đời dầm sương, qua bao ngày vô thường. Chẩm Hồng giang
73. Phải đâu mẹ của riêng anh Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi!
74. Mẹ là nguồn suối yêu thương Mẹ là quê hương con đó.
75. Mẹ là biển cả bao la Mẹ là câu hát chan hòa mến thương.
76. Mẹ hiền mang nặng đẻ đau Chỉ mong con lớn con mau nên người.
77. Mẹ hiền như thể trăng sao Một khi trăng lặn đất trời lung lay.
78. Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không.
nhìu lắm k mk nha bn
Vào đầu buổi học 5, cô giáo cho chúng em làm một bài kiểm tra 15 phút. Cái tin ấy gây nên sự xôn xao khe khẽ. Những bạn học bài thì vui mừng, mong có cơ hội tìm kiếm được những điểm cao, bổ sung cho bảng điểm đang còn nghèo nàn. Còn những kẻ chưa học bài thì lo lắng và sợ sệt. Chúng em sột soạt lấy giấy ra làm bài. Mười lăm phút kiểm tra khiên lớp học trở nên im lìm, không tiếng đọng, chỉ có tiếng ngòi bút đưa trên giấy. Hết giờ, cô thu bài, lớp học lại rộ lên bàn tán, hỏi han vì bài kiểm tra. Cô phải giữ trật tự. Cô bảo chúng em mở vở ra ghi bài. Cô nắn nót ghi tên bài Đêm nay Bác không ngủ thật to và đậm bằng phấn màu. Sau đó, cô cho chúng em xem ảnh Bác trong chiến dịch Biên giới - là thời điểm khi tác giả viết bài thơ này. Cả lớp ồ lên thích thú.Sau đó cô đọc mẫu cho chúng em một đoạn của bài thơ. Cô dừng lại, hướng dẫn chúng em đọc đúng và diễn cảm. Cô gọi Mai đứng lên đọc cho cả lớp nghe. Giọng Mai trầm, ấm cả lớp im lặng lắng nghe. Bài thơ qua giọng đọc của Mai đã truyền vào trong mỗi chúng em tình cảm kính yêu Bác Hồ - vị lãnh tụ của dân tộc. Cô lần lượt dẫn dắt, gợi ý cho chúng em tìm hiểu bài thơ.Những câu hỏi gợi ý và cách dẫn dắt của cô giúp chúng em hiểu bài rất nhanh. Cả lớp hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Những câu hỏi khó thì cô gợi ý, chia ra làm nhiều nhóm cho chúng em thảo luận. Những câu hỏi đơn giản như tìm từ ngữ, miêu tả hình dáng qua đó bộc lộ được phẩm chất của Bác thì ai cũng xung phong, ai cũng muốn được trả lời, để được cô khen. Sau mỗi ý, bao giờ cô cũng chốt lại nội dung cơ bản cho chúng em ghi. Giờ học trôi qua thật nhanh, chẳng ai mong hết tiết mà chỉ muốn kèo dài thêm giờ học. Không khí học tập của lớp sôi nổi hẳn lên. Cách ghi bảng của cô khiến chúng em nắm ngay được những ý cơ bản.
Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.
Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước", cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yêu nhà, yêu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.
Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Em mong sao lớp em có được nhiều giờ học hay như thế.
k nha
theo mk về mẹ mk k hề chép mạng đấy
TÌNH MẸ
Tình mẹ bao la
Vượt trên biển cả
Năm tháng vất vả
Nuôi con lớn khôn
thấy thế nào k mk nha
cây bàng lớp em
tại sao nó thấp
tại vì chúng em
không chăm sóc nó
chúng em tự nhủ
sẽ chăm sóc nó
cho đến bao giờ
xa ngôi trường này
1, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa
2, Tầm sư học đạo
3, Ở đây gần bạn, gần thầy.
Có công mài sắc có ngày nên kim
4, Uống nước nhớ nguồn.
5, Tiên học lễ hậu học văn
6, Yêu trẻ, trẻ đến nhà
Kính già, già để tuổi cho.
7, Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
học tốt
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
2.
Tôn sư trọng đạo
3.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
4.
Trọng thầy mới được làm thầy
5.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh
6.
Ở đây gần bạn, gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim
7.
Tầm sư học đạo
8.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa
9.
Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui
10.
Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
11.
Uống nước nhớ nguồn
12.
Đi thưa về trình
13.
Gọi dạ, bảo vâng
14.
Tiên học lễ hậu học học văn
15.
Lời chào cao hơn mâm cổ.
16.
Yêu trẻ trẻ đến nhà
Kính già già để tuổi cho.
17.
Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói không thầy sao nên
18.
Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu
19.
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên
20.
Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy
danh từ làm chủ ngữ: Cây gỗ lim rất cao.
Cái bàn màu hồng rất đẹp.
Cái tủ của em rất dễ thương.
danh từ làm vị ngữ. Em là học sinh
Bên kia là cái tủ
Đây là quyển vở
cái thứ 2 bạn lên mạng đi vì.... mai mình cũng có đề đó huhu (đồng cam cộng khổ)
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
@Cua
#kalac
TL
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
@kobietdoiten
#kobietdoiten
ht
Bố hỏi con trai:
-Lớn lên con muốn làm j?
-Bác sĩ ạ
-Tuyệt,điều j làm con tự tin như thế
-Cô giáo luôn bảo con viết chữ giống bác sĩ ạ
mk lấy trog báo tài hoa trẻ đúng thì tk ko thì thui
Tiên học lễ, hậu học văn
Bán tự vi sư, nhất tự vi sư
Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy
Không thầy đố mày làm nên
Học thầy không tày học bạn
Một kho vàng không bằng một nang chữ
Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
Ăn vóc học hay
Ông bảy mươi học ông bảy mốt
Dốt đến đâu học lâu cũng biết
Người không học như ngọc không mài
Trọng thầy mới được làm thầy
Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi
Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc
Nhất quý nhì sư
Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây