Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Võ Thị Sáu,Hùng Vương, Hai Bà Trưng,Lý nam Đế, Ngô Quyền,Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành,Lý Thái Tổ,Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông,Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi,Quang Trung,Hồ Chí Minh,...
phần b Mèo có ít thời gian nên ko làm đc
ANH HÙNG VÕ NHƯ HƯNG
Võ Như Hưng (tức Võ Như Trích) sinh ngày 5 tháng 5 năm 1929, dân tộc Kinh quê ở xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ ngày 5 tháng 5 năm 1952. Khi hy sinh đồng chí là trung đội trưởng bộ đội đặc công tỉnh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, lên 10 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ, gia đình lại là cơ sở tốt của ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, được cách mạng giáo dục, Võ Như Hưng sớm giác ngộ, nhiều lần đã tình nguyện tòng quân, nhưng vì vóc người nhỏ bé nên không trúng tuyển. Mãi tới năm 1952, đồng chí mới được nhận vào bộ đội, làm chiến sĩ của trung đoàn 303, đã cùng đồng đội chiến đấu trên các chiến trường Quảng Nam, Tây Nguyên... và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sau ngày hòa bình lập lại, đồng chí tập kết ra Bắc, đến năm 1960, lại tình nguyện trở về miền Nam chiến đấu. Võ Như Hưng là một trong những dũng sĩ xuất sầc nhất trong 7 dũng sĩ Điện Ngọc.
Cuối năm 1960, trong trận đánh bốt 6 (vùng Điện Bàn), trước giờ xuất phát mặc dù vừa mới qua cơn sốt nặng, được cấp trên cho nghỉ, nhưng Võ Như Hưng vẫn kiên quyết xin đi bằng được. Giữa lúc tình hình chiến đấu đang diễn biến khẩn trương, đồng chí bị một mảnh pháo phạt ngang làm gãy xương tay trái, nhưng vẫn nén đau cùng đồng đội anh dũng tiêu diệt địch cho tới lúc ta làm chủ hoàn toàn trận địa.
Năm 1961, trong trận đánh Nam Thành - một trung tâm huấn luyện biệt kích của địch ở Hòa Cam, cách sân bay Đà Nẵng chừng 500 mét, địch bố phòng rất cẩn mật - đồng chí được giao nhiệm vụ phụ trách mũi tiến công chủ yếu.Vừa bước vào chiến đấu, vì nghe nhầm lệnh, đại bộ phận quân ta đều rút ra, riêng mũi của Võ Như Hưng do nhận lệnh đúng, vẫn xông thẳng vào trung tâm, diệt sở chỉ huy bọn cố vấn Mỹ. Giải quyết xong mục tiêu, biết tin cả đơn vị đã lui quân, đồng chí bình tĩnh xử trí, tổ chức cho anh em yểm hộ nhau rút từng bộ phận, dù ít người, vẫn thu 12 súng và dẫn 9 tù binh về đơn vị an toàn.
Ngày 26 tháng 4 năm 1962, tiểu đội của Võ Như Hưng nhận nhiệm vụ thọc sâu vào lòng địch quấy phá, hỗ trợ cho đợt “phá ấp chiến lược, giải phóng thêm dân, thêm đất” do tỉnh phát động. Tiểu đội đã đi suốt từ vùng Ông Nổi, qua đồn Gò Đá, tới Quảng Lăng, Quảng Hậu, thôn 4 Điện Bàn, về đến Cẩm Sa thì bị 1 tiểu đoàn địch bao vây; và trận đánh nổi tiếng của “Bảy dũng sĩ Điện Ngọc" quanh chiếc giếng cạn đã diễn ra ở đây. Các chiến sĩ thề với nhau: “Quyết chiến đấu tiêu diệt nhiều địch, không chịu để rơi vào tay giặc". Suốt một ngày trời, cả tiểu đoàn địch mở hàng chục đợt xung phong, nhưng lần nào cũng bị đánh bật ra. Cuộc chiến đấu rất không cân sức này càng về chiều càng hết sức gay go quvết liệt. Nhiều lần địch liều chết ùa tới gần, tung lựu đạn xuống lòng giếng; anh em liền chộp lấy, ném trả lại. Tuy nhiên, cũng có quả nổ ngay trong giếng, làm một số hy sinh và hầu hết cả tiểu đội đều đã bị thương.
Trời tối dần, 4 chiến sĩ còn lại quyết mở đường máu, vượt vòng vây. Sau một đợt tập trung lực lượng, tổ chức xung phong mãnh liệt, bất ngờ, các đồng chí đã rút ra an toàn. Đi được một đoạn, kiểm tra lại thấy còn thiếu một chiến sĩ bị thương nặng không theo kịp đồng đội, đồng chí quyết định quay lại tìm bằng được và dìu bạn vượt qua những chặng đường đầy gian khổ, hiểm nguy, ngày ẩn nấp, đêm lại tiếp tục đi, đưa đồng đội vượt vành đai giặc về đơn vị an toàn.
Trong trận chống càn ngày 20 tháng 12 năm 1963, khi 2 đại đội địch đã lọt vào trận địa ta, Võ Như Hưng cho nổ súng. Bị đánh bất ngờ, địch hoảng hốt, tán loạn. Quân ta lập tức xung phong, truy kích đến cùng. Trên đường đuổi giặc Võ Như Hưng bị thương nặng ở bụng, đạn xuyên từ phải qua trái, làm đứt nhiều khúc ruột. Mặc dù được đưa đi bệnh viện kịp thời, và đã được tận tình cứu chữa, song vết thương quá nặng, không thể nào cứu nổi. Trên giường bệnh, tới giây phút cuối cùng, đồng chí vẫn kiên trì chịu đựng không hề rên la, luôn luôn lạc quan, tin tưởng vào tiền đồ và thắng lợi của cách mạng.
Ngày 5 tháng 5 năm 1965, đồng chí Võ Như Hưng được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Quân công Giải phóng hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. Bố mất sớm, hai anh em sống cùng mẹ trong một ngôi nhà tranh dột nát, siêu vẹo. Đói quá, không có cái ăn Phan Đình Giót và em trai phải đi ở cho địa chủ từ lúc lên 6, lên 7.
Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cùng với bạn bè cùng trang lứa anh xin tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950 thì anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Những trận đánh có Phan Đình Giót đều lập được chiến công, có lần anh chích máu viết bản quyết tâm thư gửi lên đại đoàn, thể hiện chí khí hiên ngang của một con người đã giác ngộ và đi theo cách mạng. Chí khí đó, lòng dũng cảm đó của Phan Đình Giót đã được ghi nhận.
Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản. Phải xây dựng được đất nước hùng mạnh về mọi mặt mới có điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được nước mới có điều kiện để xây dựng đất nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, truyền thống đó có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng và các thành quả tinh thần và vật chất của nhân dân ta.
Hok tốt nha ^^
Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản. Phải xây dựng được đất nước hùng mạnh về mọi mặt mới có điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được nước mới có điều kiện để xây dựng đất nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, truyền thống đó có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng và các thành quả tinh thần và vật chất của nhân dân ta.
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Đi bất cứ nơi đâu trên đất nước này, bạn cũng gặp hình ảnh của Người trong cuộc sống cũng như trong tâm hồn của mỗi người dân. Bác đã hiến trọn cuộc đời cho dân tộc. Mấy chục năm gian nan thử thách ở nước ngoài, Bác đã tìm cho dân tộc con đường đi cách mạng đế rồi từ đó, nhân dân ta đòi lại được tự do. Hình ảnh Bác đẹp trong lòng của mỗi người dân Việt không phải chỉ vì Bác đã đem đến cho chúng ta cơm áo tự do mà ngay từ trong cách sống, Bác đã là tấm gương cho tất cả mọi người. Bác sống giản dị và giàu tình cảm. Tôi chưa thấy ở nơi đâu, một vị Chủ tịch nước lại giản dị như thế. Người ăn mặc bình dân, Người sống hòa mình. Người bận trăm công ngàn việc mà vẫn dành thì giờ chăm lo từ những cụ già đến các bé nhi đồng nhỏ tuổi. Người sống trọn mình cho dân tộc chẳng vướng bận chút riêng tư. Tôi xem nhiều và đọc nhiều nhưng tôi chưa thấy ở đâu người ta yêu vị lãnh tụ của mình như thế! Thế mới biết ở giữa cái cuộc sống xô bồ và hỗn độn này muôn đế lại một cái gì, con người ta ngoài tài năng còn cần có thêm một nhân cách. Bác của chúng ta đẹp và trường tồn bởi Người có nhân cách đẹp và tài năng sáng chói. Dù mọi thứ đang liên tục đổi thay nhưng tôi tin khi giang sơn đất nước này còn thì người dân Việt sẽ còn nhớ đến Người và nhắc đến Người bằng cả một niềm kính yêu và trân trọng.
Sáng hôm thứ bảy vừa rồi, tôi đang rửa mặt bên hè nhà đế sửa soạn đi học. Bỗng nghe tiếng hỏi của em tôi, lại nghe có tiếng đáp. Tôi không ngoảnh mặt ra, nhưng cũng nhận biết đó là tiếng anh Quang, người bạn thân với tôi. Tôi vội lau tay, thay áo rồi chạy ra, cùng nhau chào hỏi mừng rỡ. Liền đó, tôi cũng sửa soạn sách vở cùng anh đi đến trường học.
Ra đi được một đoạn đường, bạn tôi chợt hỏi, câu hỏi thường nghe trong đám học trò chúng tôi trước giờ vào lớp:
- Hôm nay có bài Quốc sử anh đã thuộc chưa? - Câu hỏi đó, nếu ở một người khác hỏi thì tôi chỉ trả lời một tiếng cho qua là “thuộc” hay là “không” mà thôi, nhưng đối với anh Quang, tôi trả lời có khác. Vỗ vai bạn ra chiều yêu mến tôi nói:
- Anh ơi! Sử là môn học rất cần cho học trò chúng ta thì không học là làm sao? Nếu ta không thuộc sử tức là chúng ta không biết đất nước mở mang thế nào, nòi giống ta sinh trưởng làm sao. Làm người dân một nước mà không biết lịch sử nước mình là người vong tổ, ai còn kể là giống gì nữa!
Bạn tôi lại nói:
- Tôi cũng biết thế và tôi có học lắm, nhưng sử là môn học khó nhớ lắm; thường tôi học mãi mà không thuộc và nhớ bao nhiêu, là tại làm sao thế?
- Ô hay! Đời nào lại có học mà không nhớ! Không thuộc! Ở đời có việc gì là khó đâu. Nếu người ta định chí cho cứng mạnh, thì dẫu có việc khó mà cũng hoá ra dễ vậy.
Bấy giờ gió mát buổi sớm mai thổi nhẹ, hai bên đường lác đác vài cái lá vàng rơi, bạn tôi vừa đi vừa cúi xuống ra dáng ngẫm nghĩ lắm. Một chốc rồi cười lớn ra vẻ đắc ý và nói với tôi rằng: “Lời anh vừa nói, tôi cho là phải và hay lắm, chứ từ trước mỗi khi tôi học thấy khó rồi thôi, thành thử không hiểu gì cả. Từ nay tôi sẽ nghe lời anh mà bền chí học kĩ cho thuộc cho nhớ mới thôi”.
Rồi đó, tôi kể qua các sự tích hay trong lịch sử nước nhà cho bạn nghe. Trong khi nói, có đoạn thì tôi với bạn cùng vui có đoạn thì tôi với bạn cùng buồn...
Được một lát đến cửa trường, hai người chúng tôi bèn dứt câu chuyện mà bước vào. Bây giờ có khi tôi ngồi nghĩ buổi hôm ấy thì lòng lấy làm vui thích lắm vi đã khuyên được một việc phải cho người bạn hiền.
nhưng đấy là bài về môn sử , ko phải về môn toán và tiếng việt . bạn suy nghĩ lại đi nhé
bn PHẠM NGUYỄN THÙY DUNG nói đúng đấy nhưng câu hỏi của bn hơn quá hẹp hòi rồi đấy.
Phải có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
Mỗi lần xong 1 phần thì các xuống dòng lùi vào 1 ô
tham khỏa thui , nếu quá bí từ
Mẹ thường bảo em trời mưa hay nắng đều có ích cho cây cối, mọi sinh vật trên đời. Riêng em, em lại thích những cơn mưa vì lúc đó em có thể ngồi bên cửa sổ để ngắm nhìn cảnh vật. Một buổi trưa nọ, trời đang nắng bỗng có đám mây đen kéo đến che kín bầu trời, tiếng sấm chớp vang lên. Em thích thú reo lên: “A! Mưa rồi!”
Cơn mưa đến bất chợt như một đứa trẻ chơi trò trốn tìm. Bầu trời trước đó rất trong xanh, nắng cũng vàng rực, em đang ngồi làm bài bên cạnh khung cửa sổ. Vậy mà chỉ một lát sau bầu trời đã tối sầm, u ám. Cơn gió mang hơi nước lành lạnh thổi đến khiến cả căn phòng em mát mẻ hơn. Chú mèo mun đang nằm cuộn tròn ngoài gốc cây nghe tiếng sấm hốt hoảng nhảy qua khung cửa sổ, sà vào lòng em. Những chú chim trên cành lúc nãy còn hát véo von giờ đã bay về tổ. Em thấy thương tổ chim sâu nhỏ dưới tán lá me, biết mẹ chúng có về kịp trời mưa không. Gió mỗi lúc một mạnh hơn và lạnh buốt mang theo những hạt mưa rào. Rồi mưa mỗi lúc nặng hạt, mưa trắng xóa khung cảnh phía trước. Ngoài đường những chiếc xe chạy thật nhanh để tìm chỗ trú. Các cô chú đi đường mặc vội áo mưa. Cơn mưa hơn nên con đường chẳng còn bóng xe nào qua lại. Chú gà trống ham chơi nên không tìm chỗ nấp, chú ướt lướt thướt kêu chim chíp tìm mẹ. Em cầm dù chạy ra gốc cây lấy lá che cho chú khỏi ướt. Trong tổ chim sâu, chim mẹ đã về kịp trời mưa để giữ ấm cho con. Em vui sướng như được chính mẹ mình ủ ấm.
Mưa rơi lộp bộp mái nhà, chảy thành dòng xuống máng hứng nước của ba. Những cành cây cam, cây khế xòe rộng ra để hứng những dòng nước mát lành. Luống rau muống của mẹ trồng cười hả hê thích thú. Chỉ có những nụ hoa mười giờ là cụp mặt xuống buồn rầu.
Một lát sau mưa tạnh, mưa tạnh nhanh bất chợt như khi đến. Chỉ còn gió ở lại cuốn những đám mây đen đi mất như người nghệ sĩ vén bức màn sân khấu. Ánh mặt trời dần hiện ra chiếu những tia nắng ấm áp khắp mọi nơi. Mọi người vui vẻ tiếp tục đi trên đường. Chú gà con tìm được mẹ nên kêu chim chíp vui mừng. Cây cối rung rinh theo cơn gió như cảm ơn cơn mưa đến đúng lúc. Sau cơn mưa bầu trời trong xanh trở lại, em ngước mắt nhìn qua khung cửa sổ chợt thấy chiếc cầu vồng thật đẹp. Chiếc cầu vồng bắc ngang bầu trời như chiếc cầu vô tận của thiên nhiên.
Em thích những cơn mưa bất chợt như thế, mưa làm sạch sẽ đường phố, khiến cây tươi tốt hơn. Không chỉ thế mưa còn gợi cho em nhiều kỉ niệm đẹp về tuổi thơ tắm mưa cùng các bạn.
Võ Thị Sáu,Hùng Vương, Hai Bà Trưng,Lý nam Đế, Ngô Quyền,Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành,Lý Thái Tổ,Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông,Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi,Quang Trung,Hồ Chí Minh,...