K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                        ĐỀ 12:

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 ĐIỂM)

            Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi

                           NÓI VỚI EM

        Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,

        Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay,

        Tiếng lích chích chim sâu trong lá,

        Con chim chìa vôi vừa hót vừa bay.

   

        Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,

        Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,

        Thấy chú bé đi hài bảy dặm,

        Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.

 

        Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,

        Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,

        Tay bồng bế sớm khuya vất vả,

        Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay.

                                              (Vũ Quần Phương)

 

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ bài thơ trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Các từ “sẽ, đã” trong bài thơ thuộc loại từ gì:

Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong bài thơ ?

Câu 4 (2,0 điểm): Nêu nội dung chính của bài thơ.

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm): Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên (Cụ thể là ở khổ thơ thứ 3) em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) để trả lời câu hỏi: “Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay” khi mở mắt ra em muốn thể hiện tình cảm gì với cha mẹ ?

Câu 2 (10,0 điểm):

      Cho bài thơ sau:

                                     MƯA SÔNG   

                     Gió bỗng thổi ào, mây thắp lối

                     Buồm căng muốn rách, nước trôi nhanh

                     Trên đường cát bụi vùng theo gió

                     Nón mới cô kia lật nửa vành

                     Ếch gọi nhau hoài tựa mấy ao

                     Trên bờ, cây hoảng hốt lao xao

                     Đò ngang vội vã trèo vô bến

                     Lớp lớp tràn sông đợt sóng trào

                     Buồm rơi lại cột tre gầy

                     Loang loáng chân trời chớp xe mây

                     Chim lẻ vội vàng bay nhớt nhát

                     Mưa gieo nặng hột xuống đầy.

                                                  Nguyễn Bính

             Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả

 Các bạn giúp mình nhé, cảm ơn các bạn nhiều!

0
3 tháng 6 2021

"Nói với em" là bài thơ dạt dào tình thương mến của Vũ Quần Phương. Trong mỗi câu thơ mở đầu, ba tiếng "Nếu nhắm mắt..." được điệp lại ba lần, qua đó nhà thơ khẽ nhắc các em thơ gần xa hãy nhắm mắt để lắng nghe, hãy nhắm mắt để hồi tưởng, hãy nhắm mắt để suy nghĩ.

Khổ thơ thứ nhất, tác giả nói với em:

"Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió

Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay

Tiếng lích rích chim sâu trong lá,

Con chìa vôi vừa hót vừa bay. "

Nhắm mắt để lắng nghe và "sẽ được nghe nhiều" tiếng chim trong vườn, tiếng "lích rích" của chim sâu, tiếng hót của con chim chìa vôi. Tiếng chim ở đây cũng là tiếng đời, là âm thanh của thiên nhiên và của sự sống.

Khổ thơ thứ hai, tác giả khuyên em thơ hãy "nhắm mắt nghe” tiếng kể chuyện cổ tích của bà:

"Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện

Sẽ được nhìn thấy các bà tiên

Thấy chú bé đi hài bảy dặm

Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền".

"Có nhắm mắt nghe" thì "sẽ được nhìn thấy", sẽ được sống trong mơ ước thần tiên. Bà sẽ dẫn cháu đi vào thế giới thần kì. Bà sẽ chắp cánh ước mơ cho cháu bay lên cùng các tiên nữ, cùng cô Tấm, cùng chú bé đi hài bảy dặm. Nếu biết "nhắm mắt nghe" thì tuổi thơ sẽ hạnh phúc biết bao. Hình ảnh bà và thế giới cổ tích mãi mãi sống trong tâm hồn tuổi thơ, sẽ là hành trang đẹp để tuổi trẻ bước vào đời.

Khổ thơ cuối, tác giả nhắc tuổi thơ hãy "nhắm mắt nghĩ"... Nghĩ về cha mẹ. Nghĩ về công ơn nuôi dưỡng, bồng bế, dạy báo... con vô cùng vất vả của cha mẹ:

"Nếu nhắm mắt, nghĩ về cha mẹ

Đã nuôi em khôn lớn từng ngày

Tay bồng bế sớm khuya vất vả

Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay".

"Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" sao chúng ta không "nghĩ"? Có biết "nghĩ" về công ơn của cha mẹ thì mới biết cách đền đáp, mới biết báo hiếu mẹ cha.

Câu thơ "Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay" là một câu thơ hay, một lời khuyên đẹp. Nhắm mắt để nghĩ cho sâu, mở mắt để nhìn cho rõ. Có thế mới tròn chữ hiếu của đạo làm con.

Bài thơ "Nói với con" có một lối viết nhẹ nhàng mà thấm thía. Tác giả nhắc nhở tuổi thơ chúng ta phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, nghĩa là phải biết sống đẹp, sống nhân hậu, sống có tình nghĩa thủy chung.

27 tháng 9 2023

bn viết hay quáyeu

21 tháng 4 2019

"Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" sao chúng ta không "nghĩ"? Có biết "nghĩ" về công ơn của cha mẹ thì mới biết cách đền đáp, mới biết báo hiếu mẹ cha.

Câu thơ "Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay" là một câu thơ hay, một lời khuyên đẹp. Nhắm mắt để nghĩ cho sâu, mở mắt để nhìn cho rõ. Có thế mới tròn chữ hiếu của đạo làm con.

Bài thơ "Nói với con" có một lối viết nhẹ nhàng mà thấm thía. Tác giả nhắc nhở tuổi thơ chúng ta phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, nghĩa là phải biết sống đẹp, sống nhân hậu, sống có tình nghĩa thủy chung.



 

21 tháng 4 2019

Tham khảo bạn nhé ! 

https://h.vn/hoi-dap/question/235373.html

> <

22 tháng 2 2018

Khổ thơ cuối, tác giả nhắc tuổi thơ hãy "nhắm mắt nghĩ"... Nghĩ về cha mẹ. Nghĩ về công ơn nuôi dưỡng, bồng bế, dạy báo... con vô cùng vất vả của cha mẹ:

"Nếu nhắm mắt, nghĩ về cha mẹ

Đã nuôi em khôn lớn từng ngày

Tay bồng bế sớm khuya vất vả

Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay".

"Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" sao chúng ta không "nghĩ"? Có biết "nghĩ" về công ơn của cha mẹ thì mới biết cách đền đáp, mới biết báo hiếu mẹ cha.

Câu thơ "Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay" là một câu thơ hay, một lời khuyên đẹp. Nhắm mắt để nghĩ cho sâu, mở mắt để nhìn cho rõ. Có thế mới tròn chữ hiếu của đạo làm con.

Bài thơ "Nói với con" có một lối viết nhẹ nhàng mà thấm thía. Tác giả nhắc nhở tuổi thơ chúng ta phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, nghĩa là phải biết sống đẹp, sống nhân hậu, sống có tình nghĩa thủy chung.

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏiCả nhà đi họcĐưa con đến lớp mỗi ngàyNhư con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"Chiều qua bố đón tình cờCon nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...Cả nhà đi học, vui thay!Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhàHèn chi mười điểm hôm quaNhà mình như thể được... ba điểm mười.(Cao Xuân Sơn)Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi

Cả nhà đi học

Đưa con đến lớp mỗi ngày
Như con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"
Chiều qua bố đón tình cờ
Con nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...

Cả nhà đi học, vui thay!
Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà
Hèn chi mười điểm hôm qua
Nhà mình như thể được... ba điểm mười.

(Cao Xuân Sơn)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Em bé trong bài thơ reo lên: “Cả nhà đi học, vui thay!” vì phát hiện ra điều gì?

Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ đầu bài thơ.

Câu 4 (2,0 điểm):Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà như thế nào?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm):

Từ việc hiểu nội dung bài thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) miêu tả hình ảnh mẹ hoặc bố khi em được điểm tốt.

Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau:

Đàn chim se sẻ
Hót trên cánh đồng
Bạn ơi biết không
Hè về rồi đó

Chiều nay bạn gió
Mang nồm về đây
Ôi mới đẹp thay!
Phượng hồng mở mắt

Dòng sông trong vắt
Trườn lên bãi xa
Một chuyến đò qua
Mang theo lũ bướm


Cánh diều bay lượn
Thênh thang lúa đồng
Bạn ơi thích không?
Hè về rồi đó

(Nguyễn Lãm Thắng, Hè về)

Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả.

0
9 tháng 4 2022

Bạn tham khảo nhé!

1.PTBĐ:biểu cảm

2.Nội dung:nói lên mẹ rất quan trọng với chúng ta

3.Điệp ngữ:

  Bàn tay mẹ Bế chúng con Bàn tay mẹ Chăm chúng con Cơm con ăn Tay mẹ nấu Nước con uống Tay mẹ đun Gió từ tay mẹ Con ngủ ngon Trời giá rét Cũng từ tay mẹ Ủ ấm con Bàn tay mẹ Vì chúng con Từ tay mẹ Con lớn khôn

4.Từ Tay trong đoạn văn dược dùng theo nghĩ gốc

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏiCả nhà đi họcĐưa con đến lớp mỗi ngàyNhư con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"Chiều qua bố đón tình cờCon nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...Cả nhà đi học, vui thay!Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhàHèn chi mười điểm hôm quaNhà mình như thể được... ba điểm mười.( Cao Xuân Sơn )Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.Câu 2(1,0...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi

Cả nhà đi học

Đưa con đến lớp mỗi ngày
Như con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"
Chiều qua bố đón tình cờ
Con nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...

Cả nhà đi học, vui thay!
Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà
Hèn chi mười điểm hôm qua
Nhà mình như thể được... ba điểm mười.

( Cao Xuân Sơn )

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2(1,0 điểm): Em bé trong bài thơ  reo lên: “Cả nhà đi học, vui thay!” vì phát hiện ra điều gì ?

Câu 3(2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ đầu bài thơ.

Câu 4(2,0 điểm):Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà như thế nào?

1
12 tháng 12 2021

Câu 1: Thể thơ: lục bát

Câu 2: Em bé trong bài thơ reo lên: "Cả nhà đi học, vui thay!" vì phát hiện ra: Cả nhà ai cũng đi học, ai cũng cắp sách tới trường, đều chào cô thưa thầy giống mình

Câu 3:

- Biện pháp tu từ: 

+ Biện pháp so sánh: so sánh mẹ chào giáo viên giống con.

+ Điệp cấu trúc câu: "hèn chi"

- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ

+ Nhấn mạnh nội dung tác giả cần diễn đạt: niềm vui của nhân vật khi biết cả nhà đều đến trường.

Câu 4:

- Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em đã cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà. Đó là một sự hân hoan, hạnh phúc với những kỉ niệm khi được cắp sách tới trường ùa về, gia đình cùng ở bên con, ấm áp lạ thường đầy tình thương và trìu mến

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢNBài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng...
Đọc tiếp

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.” 
(Trích SGK Ngữ văn 6, tập II, trang 3) 
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 
2. Nội dung của đoạn văn là gì? 
3. Hãy chỉ ra câu văn có  hình ảnh  so sánh và nêu tác dụng của phép so sánh ây? 
4. Để có sức khoẻ tốt không bị lây nhiễm COVID- 19, em phải làm gì? 
Bài tập 2: Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Chú bé loắt choắt..."
Câu 1. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học ?
Câu 2. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?
Câu 3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên?
Câu 4. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ ấy?
 

2
16 tháng 4 2020

em ko biết

16 tháng 4 2020

Bài tập 1:
1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên : Miêu tả
2. Nội dung của đoạn văn : Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn
3. Câu có sử dụng biện pháp so sánh : Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
Tác dụng : Nhấn mạnh rõ vẻ đẹp của Dế Mèn
4.Để có sức khỏe tốt không bị lây nhiễm COVID - 19 , em sẽ :
- Rửa tay thường xyên bằng xà phòng
- Ra đường nhớ đeo khẩu trang
- Ăn chín uống sôi
- Không khạc nhổ bừa bãi
- Không tập trung nơi đông người...
Bài tập 2:
Câu 1:
"Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt 
 Cái đầu nghênh nghênh

 Ca lô đội lệch
 Mồm huýt sáo vang
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng..."
Câu 2:
Hai khổ thơ trên trích trong bài "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu
Câu 3 :
Nội dung chính : Miêu tả chú bé Lượm
Câu 4 : 
Từ láy : loắt choắt , xinh xinh , thoăn thoắt , nghênh nghênh
*Tự làm tiếp nha!


 

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả...
Đọc tiếp

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả lời hệ thống câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản SGK trang 55, 67, 76. - Nhận biết được các câu hỏi dạng đọc hiểu đơn giản trong văn bản. - Rút ra bài học về nội dung và nghệ thuật ở mỗi văn bản. II. PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Nội dung: Các biện pháp tu từ: Nhân hóa; Ẩn dụ; Hoán dụ. 2. Yêu cầu: Đọc kĩ, hiểu và nhận diện được các biện pháp tu từ trên, soạn bài và vận dụng vào trong cách nói/ viết có ý nghĩa. 3. Bài tập vận dụng: - Học sinh trả lời các câu hỏi ở trang 56, 57; 68, 69; 82, 83. - Học sinh hoàn thành các bài tập ở phần luyện tập và học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa của các bài học trên. III. PHẦN LÀM VĂN 1. Thể loại: Văn miêu tả người. 2. Yêu cầu: - Đọc kĩ, trả lời câu hỏi và học thuộc ghi nhớ SGK các bài: Phương pháp tả người; Luyện nói về văn miêu tả. 
- Hiểu đặc điểm của văn miêu tả, đề văn và cách làm văn miêu tả để vận dụng vào làm một bài văn tả người. - Nắm vững các bước của quá trình tạo lập văn bản và các yếu tố quan trọng để tạo lập một văn bản thống nhất, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. 3. Vận dụng Các dạng đề kham khảo: Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong lúc em ốm. Đề 3: Hãy viết một bài văn miêu tả về một người bạn mà em yêu quý.

1
27 tháng 3 2020

sông nước cà mau : miêu tả+ kể

vượt thác : tự sự+ miêu tả

buổi học cuối cùng:tự sự+ miêu tả

Lượm: tự sự+ miêu tả+biểu cảm

Đêm nay Bác không ngủ: giữa tự sự+ biểu cảm + trữ tình